Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Nuôi Chim Cảnh mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nuôi chim con
Chim con vốn dĩ rất non nớt, nếu thiếu sự chăm sóc chúng rất dễ chết. Tuy nhiên, nếu nuôi được đến khi chim lớn chúng sẽ gần gũi hơn với người, tuổi thọ lâu hơn, thậm chí hơn 15 năm. Vậy nên, nếu chọn nuôi chim con bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
– Chim con đem về phải đút mồi cho chúng ăn thường xuyên. Hễ chim đói và há rộng mỏ thì hãy đút mồi cho chúng ăn no thì sẽ khép miệng lại và lim dim ngủ. Càng siêng đút mồi bao nhiêu chim càng mau lớn bấy nhiêu, cũng nhanh khôn ngoan hơn.
– Ngoài việc đút mồi cho chim ăn bạn cũng phải lót chỗ nằm ấm áp cho chim. Nên dùng rơm rạ khô, cỏ khô hay mớ vải vụn để ủ. Ngoài ra, bạn cũng nên đặt chim vào nơi khuất gió để chim khỏi bị lạnh.
– Chọn thức ăn và chế biến thức ăn cũng rất quan trọng. Với thức ăn hằng ngày cào cào non là lựa chọn không thể bỏ qua. Nếu không có cào cào bạn có thể dùng tôm ép hoặc ít thịt vụn cho chúng. Còn chế biến thức ăn bạn có thể dùng máy ép cám cho chim để thực hiện nhưng nên nhớ với tôm tép cần bóc vỏ cẩn thận. Ngoài ra, cần phải cho chim uống nước đầy đủ vì nếu không chúng sẽ gầy guộc, chậm lớn.
– Khi chim biết bay, tự mổ được thức ăn được thì hãy ngừng đút mồi. Tuy nhiên, thi thoảng bạn cũng có thể đút mồi cho chim để chúng dạn dĩ với người nuôi hơn.
Nuôi chim thời kỳ thay lông
Chim thời kỳ thay lông cũng như người ở thời kỳ bị ốm vậy, chỉ muốn được tịnh dưỡng, sợ ồn ào náo nhiệt, chẳng muốn hoạt động gì. Vì vậy, bạn nên trùm kín áo lồng suốt ngày và đêm rồi treo lồng ở nơi yên tĩnh nhất để chim được tịnh dưỡng. Bên cạnh đó, cần bổ sung thức ăn cho bổ dưỡng cho chim nhiều hơn, tăng cường thức ăn có chất mát hơn là chất nóng.
– Cho chim ăn cào cào, sâu tươi.
– Không cho ăn sâu khô
– Đối với gạo, đậu phộng không được rang quá vàng mà chỉ rang vừa chín tới.
– Thi thoảng cần tắm cho chim một lần.
Khi áp dụng được chế độ chăm sóc cẩn thận như vậy, thời gian thay lông của chim sẽ nhanh hơn và bộ lông cũng sẽ đẹp hơn. Ngược lại, nếu không chăm sóc kỹ, không trùm áo lồng và treo chim ở nơi ồn ào thời kỳ thay lông thì bộ lông chim sẽ chẳng mướt mát lại tốn rất nhiều thời gian thay lông.
Kỹ Thuật Nuôi Chim Yến Phụng Làm Cảnh
Loài chim Yến Phụng thuộc bộ vẹt, xuất xứ từ châu Úc, tên khoa học là Melopsittacus undulatus, nó được xếp vào nhóm vẹt nhỏ đuôi dài. Ngoài thiên nhiên chim Yến Phụng là loài chim nhỏ không có khả năng chiến đấu tự vệ. Cách để chúng tự bảo vệ mình chính là nhờ vào sự nhanh nhẹn, tốc độ bay và khả năng ngụy trang cực đỉnh của mình. Để làm được như vậy là do nhờ vào bộ lông màu xanh và viền nâu đen cho giống với môi trường xung quanh nó để dễ dàng lẩn vào các tán lá.
Ngoài ra, những cá thể có màu vàng đôi khi cũng xuất hiện ngoài thiên nhiên, là một sự đột biến gen sắc tố, nhưng nó nhanh chóng bị tiêu diệt vì bộ lông sặc sỡ quá lộ liễu so với đồng loại.
Lồng nuôi
Nên lựa chọn lồng rộng rãi thoáng đãng để chim có thể tự do bay nhảy. Nếu nuôi theo cặp cần càng phải có chiếc lồng đủ rộng cho chúng tha hồ hoạt động. Kích thước phù hợp nhất cho lồng nuôi chim Yến Phụng là khoảng 80cm x 40cm x 40cm. Khi đem chim về nuôi nên nhẹ nhàng thả vào lồng tránh làm chim hốt hoảng. Để tạo không gian để chim có thể hòa nhập nhanh thì cần trang bị sẵn các trò chơi cho chim thư giản như: đánh đu, nhánh cây…Vị trí treo lồng không được quá nắng hay bị hắt mưa. Tránh tầm với của mèo, chuột.
Kỹ thuật nuôi chim Yến Phụng
Chim Yến Phụng hiện nay rất được ưa chuộng để nuôi bởi vẻ ngoài bắt mắt với màu sắc sặc sỡ của nó. Đặc biệt, kỹ thuật nuôi chim Yến Phụng không khó khăn như nhiều loài chim cảnh khác bởi chúng có thể sống theo bầy đàn.
Để nuôi được những con chim Yến Phụng tốt đó là quan tâm đến nơi ở của chúng. Chuồng trại của chim Yến Phụng được chia làm 2 nơi rõ ràng đó là phần ở riêng và phần sinh sản riêng. Riêng phần đẻ trứng và nuôi con cần làm tỉ mỉ, chu đáo. Cửa cần làm rộng, đủ để có thể cho thức ăn vào trong mùa chim Yến Phụng sinh sản. Vì chim sống theo đàn được nên khi làm chuồng có thể làm thật to, sau đó ngăn cách các tổ với nhau. Phần nhà được ngăn bằng các vách, sạch sẽ, có máng ăn, máng nước cho chim, khoảng cách các tổ nên đều nhau.
Dinh dưỡng nuôi chim Yến Phụng
Chúng thích ăn rau quả như xà lách, rau cải, rau muống, bắp cải, táo ngọt, thậm chí cả một lát cam vàng cũng đủ cho chúng vui tươi. Ngoài ra chim Yến Phụng thích ăn thóc kết hợp với kê theo tỉ lệ 1:1. Trong thời kì sinh sản thì tỉ lệ thay đổi thóc 1: kê 1,5. Thỉnh thoảng cho ăn ngô và các loại rau như xà lách, rau muống…để cung cấp canxi khi chim non sắp chào đời được cứng cáp.
Tắm cho chim
Chim Yến Phụng rất thích tắm nên hãy chăm chỉ tắm cho chúng hàng ngày. Khi tắm cũng là thời gian để bạn tiếp xúc với chim nhiều hơn. Khi tắm xong, Yến Phụng thường chọn nơi có ánh nắng chan hòa mà sưỏi ấm.
Các bệnh thường gặp trên chim Yến Phụng
Nuôi chim Yến Phụng phải để ý vì chúng thường bị tiêu chảy khi ăn phải thức ăn nhiễm bẩn, do đó nên cẩn trọng trong khâu lựa chọn thức ăn an toàn cho chim. Trường hợp bị nhẹ chim sẽ tự khỏi, nếu không bạn có thể ra ngoài mua thuốc tiêu chảy cho chim. Các chuồng nên thiết kế có máng phân để dễ dàng vệ sinh và hạn chế chim bị mạt cắn. Các chuồng gà, bồ câu cũng có thể lây lan bệnh cho chim Yến Phụng, tốt nhất nên để các lồng xa nhau.
Giao phối sinh sản
Trước tiên cần ghép các cặp chim Yến Phụng trống mái với nhau. Sau vài lần tự làm quen trong đàn chúng sẽ tự ghép đôi và làm tổ sinh sản. Khi sinh sản, cả Yến Phụng trống mái đều cùng nhau chăm sóc trứng tới khi nở và cùng nhau chăm sóc con sau khi nở. Sau khi Yến Phụng con cứng cáp, người nuôi có thể hoàn toàn tách khỏi cặp bố mẹ. Sau một thời gian trưởng thành, chim Yến Phụng con sẽ bắt đầu bước vào thời kì sinh sản đầu tiên. Cứ như thế, những cặp Yến Phụng mới lại được tạo ra và nhanh chóng bạn có được cả đàn Yến Phụng tuyệt đẹp.
Nguồn tin: Theo Vietq.vn
Kỹ Thuật Nuôi Chim Oanh
Nuôi chim Oanh về cơ bản là không hề dễ, loài chim này hơi khó tính hơn so với các loài chim như chích chòe, vành khuyên…Vì thế nuôi chim Oanh bạn cần kiên trì cũng như phải có thời gian để theo dõi, chăm sóc cho chim.
Lồng nuôi thì nên dùng lồng bé như lồng Chòe đất hay lồng Khuyên lùn, cầu để thấp chim sẽ đỡ giãy, nhanh thuần hơn. Là loài quen sống dưới mặt đất nên nó sẽ rất hay xuống dưới đáy lồng vì thế lồng cần lưu ý có nan đáy như Lồng nuôi Yến thì hơn, còn ko phải cho cát xuống dưới đáy lồng, dọn lồng thường xuyên để tránh chân chim bị bẩn dẫn đến sưng ngón, tụt móng. Đối với chim Mộc thì vẫn phải che áo lồng sau đó hé dần ra cho tới lúc thuần giống như các loại chim khác.
Khi thay đổi lồng nhốt, lạ lồng sẽ xảy ra hiện tượng bỏ ăn, uống vì thế nên để cóng ăn, cóng uống trên cầu, ngoài ra cũng phải để thêm dưới đáy lồng cóng ăn, cóng uống nữa cho đến khi thấy nó ăn, uống quen trên cầu thì mới bỏ cóng dưới lồng ra.
Ngoài thiên nhiên Chim Oanh Cổ Đỏ thường ăn các loại Côn Trùng như sâu bọ,cào cào, dế gián hay các loài nhện. Chúng thường kiếm ăn ở các bụi rậm gần mặt đất, rất ít khi bay lên những cành cây cao.
Oanh tiêu thụ lượng đạm rất cao nên thức ăn thì có thể dùng cám Chòe đối với Oanh cổ xanh, Oanh lưng xanh (Cổ trắng) còn đối với Oanh cổ đỏ thì thành phần làm như cám chòe nhưng bổ xung thêm các loại củ quả như làm cám cho Hồng Yến như: Cà rốt, Gấc, Ớt ngọt Đà Lạt. Có thể dùng thuốc lên màu cho Hồng Yến vào thời kỳ thay lông để lên màu cho Cổ đỏ. Ngoài ra thì thường xuyên bổ xung mồi tươi như: Sâu, Châu chấu, Dế….cho chim ăn thường xuyên.
Đối với chim chưa vào cám thì phải chăm sóc rất tỉ mỉ, thường xuyên nếu ko sẽ die ngay. Cách vào cám thì tương tự như vào cám cho Chòe than nhưng thời gian vào cám rất lâu thành ra phải kiên nhẫn mới có thể vào cám đc. Trừ 1 số trường hợp rất ít vào cám nhanh chính vì thế ko đc lơ là chủ quan. Khi chúng ta nuôi chúng trong lồng tất nhiên là phải tập cho chúng quen với thức ăn mà ta chọn một thời gian ngắn chim sẽ quen dần và cảm thấy khoái khẩu . Thức ăn được làm như sau
Tất cả được chế biến xay nhỏ và phơi nắng hoặc sấy khô ,tránh bị ẩm ướt, nấm mốc chim dễ bị bệnh tiêu hóa về đường ruột. nhưng khẩu phần sâu gạo,dế, cào cào non vẫn phải có thường xuyên và cũng không cần cho chim ăn quá nhiều.
Do sinh thái chim Oanh Cổ Đỏ thường sống dưới những tán rừng rậm ẩm thấp ngoài thiên nhiên chúng rất siêng tắm. Nên khi nuôi trong lồng không nên phơi nắng chúng quá dài trong ngày,chỉ phơi nắng 1 đến 2 giờ là đủ, một tuần nên tắm cho chim từ 3 đến 4 lần…Để kích thích cho chim trống mau hót, nếu nuôi ít thỉnh thoảng ta nên cho chúng soi tấm gương lớn và dùng băng đĩa tiếng hót của chúng sẽ giúp chim mau hót hơn, bạn nào có điều kiện thì nên nuôi thêm một chim mái. nhưng nên để xa không cho chim trống thấy mặt, một vài ngày mới cho thấy chim mái .
Kỹ Thuật Nuôi Cu Chim Gáy
Tóm tắt nội dung bài viết
Kỹ thuật nuôi cu chim gáy không hề đơn giản, đòi hỏi người chăn nuôi phải nắm vững các kiến thức cơ bản mới mong có được những chú chim to, đẹp và giọng khỏe.
Chim Cu gáy không phải chỉ là một loại chim đơn thuần mà hiện nay, nó còn được nuôi như một loại thú cưng trong nhiều gia đình. Mặc dù kỹ thuật nuôi Chim Cu gáy không hề đơn giản chút nào, từ khâu chọn giống đến việc chăm sóc và huấn luyện nhưng nếu bạn thực sự ưa thích loài chim này thì chỉ cần kiên nhẫn và chăm chỉ luyện tập thì sẽ có được một chú Chim Cu gáy như ý muốn.
Chọn giống chim Cu gáy
Để nuôi chim phát triển tốt, người chơi phải biết cách chọn giống và chăm sóc trong suốt quá trình nó sinh trưởng và phát triển. Tốt nhất là phải tìm được một ổ Chim Cu gáy non như chưa biết bay, lông tơ còn, hoặc mọc lông ống sơ sơ), có thể hỏi người khác để mua, hoặc có thể mua lại Chim Cu gáy của người khác nuôi lên, nhưng mà cườm chỉ mới mọc hoặc chưa mọc cườm càng tốt.
Lồng nuôi chim Cu gáy
Nên chọn lồng đơn, mỗi lồng đơn chỉ nuôi chứa cho mỗi con Chim Cu gáy. Thông thường lồng nuôi có kích thước là 16 -16.5 ( 40.6 – 61.9 cm). Để giữ cho Chim Cu yên tỉnh và không chú ý những tiếng động, người nuôi phải làm 2 màng vải giữ chim yên tỉnh và khỏi bị sợ khi di chuyển.
Để có được một chú Chim Cu gáy hoàn hảo thì bạn nên nuôi nó từ lúc bé khi còn chưa biết bay và còn lông tơ hay chỉ mới mọc sơ sơ một chút lông ống. Vì khi nuôi sớm như vậy, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc và huấn luyện cho chim. Ngoài ra, khi bắt giống về nuôi, bạn có thể bắt chim cu rừng hoặc chim con nuôi đẻ cũng đều được. Trong quá trình nuôi dưỡng Chim Cu gáy nên cẩn thận, tránh chó hay mèo vờn, treo lồng ở nơi nào yên tĩnh, ít người qua lại.
Mỗi khi đến bên lồng, giai đoạn cườm bắt đầu mọc, bạn nên tập phát âm giống như tiếng chim gù, nghe như “cục cu, cục cu…” càng về sau thì âm thanh đó càng nhanh, như muốn hối thúc điều gì đó, đây là bí quyết để chim có giọng gù hay, không nên phát ra âm thanh “cục cu cu cu” như khi cu gáy, vì khi người lạ vào thì chim gù nghe mới hay.
Đến khi Chim Cu gáy đã cứng cáp và sung lửa hơn thì bạn nên cho nó làm quen dần với thế giới bên ngoài. Tốt nhất là treo lồng chim ở nơi có nhiều người ra vào như sân hay cửa. Thỉnh thoảng ta hạ thổ xuống cho chim được tiếp xúc với đất hay cát ẩm xong cho chim ra tắm nắng nhẹ độ nửa giờ.
Chim Cu gáy là giống ăn hạt, hạt không được bóc vỏ. Rất nhiều loại hạt có thể giữ cho Chim Cu gáy sức khỏe tốt, như bông cỏ giúp tiêu hóa, lúa mạch đen giúp chất bổ cho bộ lông, đậu thì dồi dào chất bổ, mè thì có chất dầu nên giữ cho lông bóng và cứng hơn. Hầu hết các loại hạt thông thường dùng cho chim cu có kích thước trung bình ( chim ngói, chim gáy … ) là bo bo, lúa mì và hạt kê. Còn những loại chim có kích thước nhỏ ( cu pháp, cu gầm ghì … ) lại ưa thích các loại hạt nhỏ như là kê hay hạt bông cỏ, nhưng chúng sẽ ăn bobo hay lúa mì nếu chúng ta cho chúng ăn.
Cách để Chim Cu gáy không sợ bóng đêm
Chim Cu gáy nhìn đêm tối rất kém nên chúng dễ bị hoảng sợ, khi chúng nghe ồn ào và chúng sẽ nhảy ngay và kết quả là bị thương. Cách giải quyết là mắc bóng điện ngủ sao cho vừa đủ ánh sáng cho chúng thấy chung quanh vào ban đêm. Nếu ánh sáng quá mạnh sẽ làm chim khó ngủ, nếu vậy thì tốt nhất trùm tấm màng để có bóng tối cho chúng ngủ. Ngoài ra, chính tiếng động, đồ đạc trong nhà có thể làm chim hoảng sợ.
Kỹ thuật nuôi Chim Cu gáy cần phải biết rằng chúng chịu nhiệt rất kém. Khi nhiệt độ hạ xuống 10 độ C Chim Cu gáy sẽ bị cú rũ, nếu nhiệt độ hạ hơn nữa chúng sẽ chết. Vì vậy, người nuôi nên đặt một bóng điện trong lồng. Vì Chim Cu gáy là loại sống ở khí hậu xích đạo nên chúng có thể sống ở môi trường mà nhiệt độ lên tới 42 độ C.
Thời tiết thay đổi, chuyển mùa, hay thức ăn không đảm bảo chất lượng làm sức đề kháng cũng như thể trạng của Chim Cu gáy trở nên suy giảm và mắc bệnh. Đau mắt là bệnh thường gặp hơn cả của ở loại chim này. Có thể nhận thấy dấu hiệu đau mắt của chim là hay dụi cánh vào mắt, đầu của 2 cánh bị ướt. Điều này vô tình làm mắt của chim càng nhiễm trùng hơn. Trong trường hợp này bạn có thể áp dụng những phương pháp sau để điều trị cho chim. Dập khổ qua (mướp đắng) rồi vắt lấy nước nhỏ vào mắt cho cu gáy, ngày 2 đến 3 lần mỗi lần 3,4 giọt thôi. Có thể cho chim ăn cả khổ qua luôn thì càng hiệu quả. Nhỏ vài giọt nước cốt chanh vào mắt cu gáy, vài ngày liên tục là khỏi ngay.
Bệnh tiêu chảy ở Chim Cu gáy: Nếu thấy chim bị tiêu chảy thì có thể đến hiệu thuốc thú y để nói mua rõ triệu chứng và mua thuốc của gà cho chim uống cũng khá hiệu quả. Ngoài ra còn có thể sử dụng thuốc Berberin hay biseptol để chữa trị, liều lượng chỉ 1 nửa viên là đủ, hòa tan vào nước rồi đặt vào lồng cho chim uống. Dùng đến khi chim không còn tiêu chảy, hay đi phân xanh nữa.
Bệnh hạt đậu: Đây cũng bệnh lí thường gặp ở Chim Cu gáy, tuy nhiên cách chữa trị có phần khó khăn hơn. Bệnh có biểu hiện là trên cơ thể chim có mọc lên những nốt tròn, to bằng hạt đậu, bên trong có chất dịch màu trắng như bã đậu. Nhiều người nhìn thôi đã sợ chứ đừng nói đến tự tay chữa trị.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Nuôi Chim Cảnh trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!