Đề Xuất 3/2023 # Kỹ Thuật Nuôi Chim Công Sinh Sản # Top 5 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 3/2023 # Kỹ Thuật Nuôi Chim Công Sinh Sản # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Nuôi Chim Công Sinh Sản mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chim Công là loài chim có bộ lông đẹp nhất trong tất cả các loài chim và được sếp là 1 trong 10 loài chim đẹp nhất hành tinh . Tại Việt Nam chim công là loài chim quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam ( Nhóm 1B ) .

Trước đây chim công phân bố ở hầu hết các cánh rừng trên cả nước . Ngày nay do việc săn bắn , tàn phá rừng , Chim Công còn lại trong tự nhiên với số lượng rất hạn chế .Chủ yếu mọi người chỉ còn nhìn thấy trong các trung tâm bảo tồn quốc gia, Vườn thú Hà Nội , thảo Cẩm Viên Sài Gòn vvv )

Do chim công là loài chim đẹp và quý hiếm nên nhu cầu chơi , nuôi loài này làm cảnh trong 1 số hộ gia đình có điều kiện kinh tế , các khu vina , nhà vườn , khu du lịch sinh thái ngày càng tăng . Nguồn cung cấp hiện nay chủ yếu vẫn là nguồn cung bất hợp pháp ( do săn bắt , nhập lậu , một số cá nhân nuôi sinh sản đơn lẻ không đựợc cấp phép .vv)

Để đáp ứng nhu cầu về con giống cho thị trường một cách ổn định và hợp pháp .Việc thành lập trại nuôi sinh sản loài chim trên là rất cần thiết . Nó không chỉ đem lại giá trị kinh tế ( từ việc bán con giống ) . Mà còn góp phần tích cực vào công tác bảo tồn nguồn gen về loài chim – gà quý hiếm này .

Qua nghiên cứu nuôi thực nghiệm : Anh Trần Nhữ Giáp ( nhà điểu học ) một người chuyên nghiên cứu về các giống chim , gà quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới đã đưa ra những kết quả rất khả quan về việc nuôi sinh sản theo mô hình công nghiệp loài chim này . :

. Hiện nay có 2 loài công được nuôi phổ biến tại Việt Nam ( Công Lục – hay công Má Vàng ) Và Công Lam ( công Ấn Độ : Công xanh , Công trắng )

Về cách nuôi hai loài công này cơ bản không khác nhau . Công Ấn Độ được du nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam từ nhiều năm trước , đến nay đã thích nghi tốt với điều kiện môi trường khí hậu tại Việt Nam .

2 ) Một số đặc điểm cơ thể

Khi chim trưởng thành ( chim trống ) chiều dài cơ thể có thể đạt tới 2,1 m .Trong đó bộ đuôi có thế tới 1,5m (ở thời kỳ 3 – 5 năm tuổi) . Trọng lượng có thể đạt từ 8 – 12 kg / con . Chim trống thường có biểu hiện xoè đuôi ( múa ) vào thời kỳ đầu của chu kỳ sinh sản ( tháng 12 âm lich . Kéo dài cho đến hết chu kỳ đẻ trứng của chim mái ( tháng 6 âm lịch )

. Đây là thời gian mà người nuôi chim công sẽ được ngắm vẻ đẹp hoàn mỹ nhất của loài chim này ( từ cử chỉ , hành động , sắc lông ) . Sau đó Chim Công bắt đầu có hiện tượng rụng đuôi và thay lớp lông mới cho mùa sinh sản tiếp theo .

Với Chim mái , trọng lượng , chiều dài cơ thể nhỏ hơn , màu lông cũng không sặc sỡ và đẹp như chim trống

Cách phân biệt chim trống và chim mái :

Phân biệt chim trống và chim mái dựa vào 1 số đặc điểm sau : Sắc tố lông . chiều dài đuôi , màu da chân , chiều cao của chân , Chiều cao cổ , Số lông chính dựng trên mào . Hoặc dựa vào cách so sánh trọng lượng , kích thước chiều dài cơ thể .

Cách phân biệt rõ nhất là khi chim ở độ tuổi từ 18 tháng tuổi trở lên . Lúc này chim trống có biểu hiện rõ nhất về sự thay đổi ngoại hình ,

Khi chim còn nhỏ ở độ tuổi từ 1 – 5 tháng tuổi rất khó phân biệt trống , mái .Trừ 1 số ít người có kinh nghiệm nuôi lâu năm và nghiên cứu chuyên sâu về chim công mới có thể phân biệt được dựa vào những kinh nghiệm sẵn có và cảm quan nghề nghiệp .

Chim công rất thông minh , rạn người , nếu nuôi thuần và chăm sóc chim từ nhỏ, chim công có thể thả ra mà không bay mất . Tuy nhiên trong điều kiện nuôi sinh sản tập chung theo mô hình công nghiệp chim công vẫn được nuôi trong lồng lớn để tiện theo dõi và quản lý .Tránh các rủi ro có thể sảy ra : mất trộm , bị các loài khác đuổi bắt dẫn đến hiện tượng chim hoảng loạn và bay đi .

3 ) Kỹ thuật làm chuồng trại :

Các vật liệu làm chuồng nuôi Chim Công khá đơn giản chủ yếu được dùng : Lưới mắt cáo ( lưới thép B40 ) quây sung quanh , lưới cước ( làm phần lợp trên lóc ). Một số vật liệu làm mái che khác ( Tấm lợp Proxi mămh . Tâm lợp nhựa ) . Hoặc có thể tận dụng các nhà xưởng , kho có sẵn sau đó cải tạo lại . Nền chuồng thường được dải cát ( loại cát Vàng ) . Để tiện làm công tác vệ sinh , đảm bảo khô , thoáng , hạn chế các loài giun sán ,. Nền cát cũng sẽ đảm bảo cho lông đuôi công không bị dính bẩn mỗi khi di chuyển , đồng thời là chỗ để cho công tắm cát ( tắm nắng ) làm sạch bộ lông .

Với quy trình nuôi công nghiệp : Một ô chuồng tiêu chuẩn đươc thiết kế như sau :

Rộng ngang : 3 ,5 – 4m . Dài 5 – 6 m , Cao 2,7 – 3m . Với diện tích này có thể nuôi từ 4 – 6 cá thể chim trưởng thành ( tỉ lệ 1 đực + 1 cái , hoặc 1 đực + 2 cái ) .Hoặc có thể nuôi được : 10 – 15 cá thể chim công ( 6 – 12 tháng tuổi ) .

Tuỳ thuộc vào điều kiện thực tại của trại nuôi có thể thiết kế theo các kích thước rộng , hẹp ngang khác nhau . Miễn sao đảm bảo các yếu tố : Thoáng về mùa hạ , ấm về mùa đông .

Chim Công trong tự nhiên có sức đề kháng tốt có thể chịu được mưa tạt , gió lùa .Tuy nhiên trong điều kiện nuôi nhân tạo ta nên làm một phần mái che để chim chú ẩn sẽ tốt hơn

Về phần lóc chuồng nuôi có thể lập toàn phần ( trong nhà xưởng ) . Hoặc lập bán phần để đảm bảo cho chim có chỗ chú ấn khi mưa tạt , gió lùa ,.thời tiết thay đổi .vv .

Chim được đánh mã số ( vòng chân ) để tiện theo dõi , tránh hiện trạng đồng huyết )

… Có thể làm nhiều ô chuồng sát nhau ( sử dụng vách ngăn : lưới thép B40 ) .

* Chú ý : không sử dụng vách ngăn bằng luới thép nhỏ , hoặc cuớc li lông vì chim sẽ mổ loại vật liệu này để ăn , dẫn đến hiện tượng tủng , thắt riều

Nên có 1 ô chuồng nuôi ( chuồng phụ ) đẻ tách riêng những cá thể chim bị bênh cho tiện công tác theo dõi , điều trị

4 ) Kỹ Thuật ấp nở

Chim Công sau 2 năm nuôi là đạt đến độ tuổi trưởng thành và bắt đầu có khả năng sinh sản . Tuy nhiên phải từ năm thứ 3 ,. thứ 4 trở đi khả năng sinh sản của chim mới ổn định và cho tỉ lệ ấp nở tốt hơn cả ,

Chim mái bắt đầu đẻ từ đầu mùa xuân đến cuối mùa hạ . Số trứng bình quân :

Công Má Vàng ( 8 – 12 trứng / năm )

Công Ấn Độ ( 25 – 35 trứng / năm )

Thời gian ấp ở trung bình : 26 – 27 ngày

Có 3 cách ấp nở cơ bản : + Để chim mái tự ấp ( tỉ lệ thành công : 40 – 50 % )

+ Dùng chim , gà khác ấp ( gà mái , Ngỗng , Ngan vv ) . Tỉ lệ thành công : ( 50 -60 % )

+ Sự dụng máy ấp :

Cách tốt nhất và cho tỉ lệ ấp nở thành công cao nhất hiện nay là dùng máy ấp công nghiệp ( dùng cho việc ấp trứng gà , trứng vịt ) . Nếu đảm bảo được chất lượng phôi trứng tốt , thực hiện đúng quy trình kỹ thuật có thể đạt 85 %

Vườn Chim Việt đã nghiên cứu thực nghiệm ấp nở Chim công tại Việt Nam cho thấy cách duy trì nhiệt độ ấp nở ổn định tốt nhất như sau :

Trứng sau khi đẻ bảo quản nơi thoáng mát .

Thơì gian chờ để cho vào lò ấp tối đa :

Từ ( 7 – 10ngày ) Với trứng đầu vụ

Từ (3 – 5 ngày ) Với trứng đẻ trung , cuối vụ

* Nhiệt độ ấp :

Từ 1- 7 ngày đầu : Nhiệt độ lò ấp duy trì : 37 – 38,2 C

Từ 7 – 15 ngày : 36,5 – 37 độ C

Từ ngày thứ 15 – 20 : Nhiệt độ : 36,2 – 36 ,5 độ C

Từ ngày 20 – 27 : Nhiệt độ ổn định ở : 36, 2 Độ C

Độ ẩm : 60 – 70% . Có thể điều chỉnh độ ẩm tuỳ theo thời kỳ ấp nở ( Giảm độ ẩm với trứng đầu , giữa vụ , tăng độ ẩm với trứng cuối vụ )

5 ) Chăm sóc chim qua các thời kỳ sinh trưởng .

Chim Công là loại ăn tạp : thức ăn chủ yếu : thóc , ngô , kết hợp với cám tổng hợp dung cho gia cầm .Ngoài ra cho ăn thêm rau xanh .

Sử dụng loại máng ăn , uống dùng cho nuôi gà , vịt để đựng thức ăn , nước uống cho

chim . Thay nước định kỳ 1 lần / ngày ( nếu không có hệ thống uống tự động ) . Thường xuyên vệ sinh máng ăn , uống để trách mầm bệnh gây hại choc him ,

Chim non sau khi lấy từ lò ấp ra được nuôi trong chuồng nhỏ . Nền chuồng được lót giấy báo , hoặc xốp Khi chim mới nở ra duy trì nhiệt độ chuồng nuôi ổn định : 25 – 30 độ C . Khi chim đựợc 20 – 30 ngày tuổi giảm nhiệt độ xuống 24 – 26 độ C.

Sau 30 ngày tuổi ổn định nhiệt độ ở 18 – 20 độ C .Lúc này có thể sử dụng loại chuồng lớn hơn , nền chuồng có thể sủ dụng lưới mắt cáo nhỏ

Chim công mới nở ra có khả năng tự ăn như gà con ,thức ăn sử dụng 100% cám tổng hợp dùng cho gà

Sau 30 ngày tuổi có thể cho ăn kết hợp thêm với ngô , thóc nghiền ( Tỉ lệ cám tổng hợp 70 % ,thực phẩm bổ sung : 30 % ). Sử dụng các loại rau xanh thái nhỏ ( rau muống , rau cải , rau ngót vv )

Khi chim càng lớn tỉ lệ cám tổng hợp sẽ điều chỉnh theo xu hướng giảm dần : Đến khi chim đạt từ 6 – 8 tháng tuổi có thể nuôi ngoài chuồng lớn với nền chuồng bằng cát như đã thiết kế ở mục 3 ) .Lúc này tỉ lệ cám tổng hợp bổ xung chỉ còn khoảng 50 % là hợp lý . Không nên cho ăn quá nhiều cám tổng hợp chim sẽ mất dần sức đề kháng tự nhiên , đồng thời giảm sắc tố bóng đẹp của màu lông .

Đến khi chim đạt độ tuổi trưởng thành dùng cám tổng hợp của gia cầm ( Cám dùng cho gà đẻ ) . Kết hợp với thực phẩm bổ xung : Ngô , thóc nguyên hạt . Tăng cường các loại rau xanh , cho ăn thường xuyên để chim tăng sức đề kháng cũng như có bộ lông đẹp nhất

.

6 ) Các bệnh thường gặp , cách phòng , trị bênh cho Chim Công :

Khi chim non nở ra người nuôi sử dụng một số kháng sinh để phòng trị bệnh cho chim giống như việc phòng, trị bệnh cho gà con

Ví dụ – Từ 1 đến 2 tuần tuổi ngừa bằng : Streptomcin

– Từ 3 – 5 tuần tuổi ngừa bằng : pox Fowl .vv

( cho uống trực tiếp , hoà thức ăn , nước uống , chủng ngừa . vv ,theo tỉ lệ ghi trên bao bì )

Các bệnh thường gặp khi nuôi Chim Công :

+ Bệnh do nhiễm khuẩn đường ruột : ( phân xanh , phân trấng vv ) . Bênh do nhiễm khuẩn ECOLY

+ Bệnh tụ huyết trùng , xã cánh , sù lông , teo chân

+ Bệnh sưng mặt , phù đầu

+ Bềnh về đường hô hấp ( Sưng phổi , thở khò khè )

+ Bệnh do kí sinh ngoài da ( ghẻ ,) : Sử dụng thuốc đặc trị ghẻ của chó , mèo phun trực tiếp lên chim ( tránh phần mắt )

+ Bệnh giun , sán ở Mắt dẫn đến hiện tượng mù mặt ( trích ngừa bằng kháng sinh đặc trị )

* Để tránh dủi do trong quá trình nuôi .Người nuôi nên tiêm phòng cho chim các loại vácin cho gia cầm theo định kỳ mùa , hoặc theo độ tuổi ( ví dụ GUM , H5N1 ) vv

Về cơ bản cách phòng , trị bệnh cho Chim Công giống như việc phòng và trị bệnh cho gia cầm .Hoàn toàn có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh của gia cầm đang bán tạị các tiệm thuốc thú y để để điều trị cho chim theo chỉ dẫn ghi trên bao bì .Hoặc sử dụng liều lượng trị = 1,5 – 2 lần liều lượng phòng

( lưu ý nên mua thuốc của những nhà sản xuất , có uy tín trên thị trường để tránh mua nhầm hàng giả kém chất lượng ). Hiện Vườn Chim Việt đang sử dụng thuốc chủ yếu do TW 1 sản xuất và phân phối

.Một lợi thế trong công tác phòng và trị bệnh là do Chim Công có bản chất là động vật hoang dã ,nên khi nuôi ít gặp bệnh và cách điều trị cũng đơn giản hơn

Trong quá trình nuôi nên chú ý đến việc vệ sinh truồng trại , phun thuốc khử trùng định kỳ tại chuồng nuôi và khu vực phụ cận . Theo dõi diễn biến của thời tiết để có biện pháp bảo vệ chuồng nuôi tốt nhất

6 ) Về Giá Trị Kinh tế :

Do chim công hiện nay chủ yếu được nuôi làm cảnh , đối tượng nuôi là những hộ gia đình , các trang trại , khu vina nhà vườn .Đối tượng khách hàng là những người có thu nhập cao ,kinh tế ổn định . Ngoài ra chim công chủ yếu phục vụ cho các khu du lịch sinh thái , trung tâm bảo tồn . vv

Do nguồn cung trên thị trường Việt Nam còn rất hạn chế , vì vậy giá thành của loài chim này khá ổn định và ở mức cao

Giá thị trường năm 2009 ( theo khảo sát của Vườn Chim Việt )

Chim Công loại

+ 2 – 3 tháng tuổi : 3 triệu vnđ / cặp

+ 4 -6 tháng tuổi : 4 triệu vnđ / cặp

+ 7 – 9 tháng tuổi : 6 triệu vnđ / cặp

Loại trưởng thành đang đẻ : 15 – 20 triệu vnđ / cặp

Với khả năng sinh sản tốt , tỉ lệ ấp nở thành công khá cao .Bình quân 1 chim mái mỗi năm có thể thu về từ 20 – 30 triệu vnđ từ việc bán con giống

Chi phí thức ăn , thú y , nhân công , khấu hao chuồng trại không đáng kể ,rủi ro thấp , giá thành ổn định và có xu hướng tăng trong những năm tới . Không bị cạnh tranh bởi nguồn cung thị trường vì đây là mô hình hoàn toàn mới ở Việt Nam

Kết luận : Nuôi Chim Công không chỉ là một nghề mới mang lại giá trị kinh tế cao ( vào loại siêu lợi nhuận trong các loài vật nuôi hiện nay của Việt Nam ) . Bên cạnh đó còn góp phần tích cực vào công tác bảo tồn nguồn gen loài chim , gà quý hiếm nói riêng , động vật hoang dã , động vật quý hiếm nói chung ,

.

Tài liệu trên đươc trích tóm tắt từ mục 3 chương V ) . Trong đè tài nghiên cứu khoa học về kỹ thuật nuôi sinh sản các loài chim gà quý hiếm ,

Cuốn sách gồm 560 trang giới thiệu về kỹ thuật , quy trình nuôi sinh trưởng , sinh sản , thuần hoá của 50 loài chim , gà quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới

dự kiến sẽ được phát hành ra thị trường vào tháng 11 năm 2010

Tác giả :Trần Nhữ Giáp

​ Cơ sở 1 : Xã Nhân Thịnh _ Huyện Lý Nhân – Tỉnh Hà Nam Cơ sở 2:Thôn 1B- Xã Đông Mỹ-Thanh Trì- Hà Nội Liên hệ mua hàng : Tại Hà Nội : Thôn 1B-Xã Đông Mỹ-Thanh Trì -Hà Nội Mobile : 0977774677 hoặc 0942712345 Hoặc 0948833556http://vuonchimviet.com Emai :vuonchimviet@gmail.com

Kỹ Thuật Nuôi Dê Sinh Sản

Dê đang nuôi ở Quảng Trị hiện có 3 giống chính: Dê địa phương (dê cỏ), dê Bách thảo và dê Alpine.

Là dê lâu đời tại địa phương, có màu lông pha tạp không thuần nhất, đa số màu nâu hoặc đen loang trắng, tai nhỏ, không cụp. Dê đực và dê cái đều có râu và sừng. Dê cỏ nuôi chủ yếu để lấy thịt với đặc điểm:

Khả năng sinh trưởng chậm, tầm vóc nhỏ bé:

– Khối lượng trưởng thành: Con cái: 25 – 32 kg/con; Con đực: 35 – 37 kg/con.

– Tỷ lệ thịt xẻ đạt: 39 – 41%

Tuổi phối giống lần đầu là: 6 – 7 tháng tuổi đẻ 1,4 lứa/năm (2 năm 3 lứa) tỷ lệ đẻ 1 con /lứa là 70% ; 2 con/lứa là 25%; 3 con/lứa là 5% (1,3 con/lứa ).

Dê Bách Thảo là dê kiêm dụng sữa thịt. Màu lông tương đối đồng nhất là màu lông đen loang sọc trắng, tai to, cụp, không có râu cằm, phần lớn không có sừng.

Khối lượng trưởng thành: Dê cái: 40 – 45 kg/con; Dê đực: 75 – 80 kg/con; Sơ sinh: 2,6 – 2,8 kg/con. Tỷ lệ thịt xẻ đạt: 42 – 44 %.

Khả năng sinh sản tương đối tốt. Tuổi phối giống lần đầu: 7 – 8 tháng; Số con bình quân: 1,7 con/ lứa. Số lứa đẻ bình quân 1,8 lứa / năm.

Dê hiền lành, có thể nuôi nhốt hoàn toàn hoặc kết hợp nuôi thả ở các vùng ở Quảng Trị đều cho kết quả tốt.

Là giống dê sữa của Pháp được Trung tâm khuyến nông khuyến lâm Tỉnh nhập về năm 2002, nuôi tại Cam Lộ. Dê có màu lông chủ yếu là màu vàng, đôi khi đốm trắng. Khối lượng trưởng thành: con cái đạt 40 – 42 kg/con. Con đực: 50 – 55 kg/con.

II. PHƯƠNG PHÁP CẢI TẠO ĐÀN DÊ

Xuất phát từ những nhược điểm của dê cỏ nên ta dùng dê Bách Thảo để cải tạo, cải tiến năng suất, chất lượng dàn dê cỏ địa phương.

Phương pháp cải tạo là dùng đực giống dê Bách Thảo cho nhảy trực tiếp với dê cái địa phương tạo ra con lai F1 có năng suất, chất lượng cao hơn hẳn dê địa phương. Phương pháp này đơn giản, rẻ tiền, dễ làm và có thể áp dụng được tất cả mọi nơi kể cả vùng sâu vùng xa.

Dê lai F1 có đặc điểm:

– Khối lượng sơ sinh: cao hơn 20% so với dê cỏ.

– Khối lượng 30 ngày tuổi đạt: 9 – 11 kg/ con, cao hơn 2,5 – 3 kg/con so với dê cỏ cùng tuổi.

– Khối lượng 60 ngày tuổi đạt: 16 – 17 kg/con tăng hơn 40% so với dê cỏ.

III. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI DÊ

– Chọn dê con: Dê con phải có khối lượng sơ sinh 1,8 – 2 kg/con (con cái), và 2,3 kg/con (con đực). Lúc cai sữa đạt khối lượng 6,5-7,5 kg/con trở lên thì chọn làm hậu bị. Các dê được chọn phải từ các lứa đẻ sinh đôi trở lên của các dê mẹ đẻ từ lứa thứ 2 đến lứa thứ 8. Bố mẹ chúng là dê đực ở độ tuổi 2 đến 5 năm.

– Chọn dê cái: Là con của dê mẹ cho nhiều sữa, dê con mau lớn, ngoại hình thanh mảnh; đầu nhỏ nhẹ; mình dài, phần sau phát triển hơn phần trước; da mỏng, lông mịn; bầu vú to, mềm mại, đều.

– Chọn dê đực giống: Dê đực khoẻ mạnh, hăng hái, không khuyết tật; đầu to, ngắn, trán rộng; thân hình cân đối, không quá béo, hoặc gầy. Phần thân sau chắc chắn, bắp nở đều, bốn chân chắc khoẻ, 2 hòn cà đều và cân đối. Dê đực phải là dê của con mẹ cho nhiều sữa, dê con tăng trọng nhanh, khả năng chống bệnh tốt. Dê đực 6 tháng tuổi không đạt 15 kg trở lên không sử dụng làm giống.

2. Phối giống: Tuổi bắt đầu phối giống của dê cái là 7 – 8 tháng tuổi, dê đực 5 – 6 tháng tuổi. Khi bắt đầu phối giống dê cái phải đạt khối lượng 17 – 18 kg, dê đực phải đạt khối lượng 15 – 16 kg.

– Tỷ lệ đực/cái thích hợp là: 1/20 – 1/25.

– Những dê cái có ngoại hình, thể chất và khối lượng đạt yêu cầu thì phải theo dõi sát các kỳ động dục để phối giống kịp thời.

– Thời điểm phối giống thích hợp là 24 giờ kể từ sau khi dê cái có biểu hiện động dục.

– Không cho giao phối đồng huyết và không cho dê đực non phối với dê cái già.

– Dê cái trên 7 năm tuổi và dê đực trên 8 năm tuổi cần được loại thải.

Dê là loại ăn tạp, nguồn thức ăn chính là cỏ và các loại lá cây. Dê có thể ăn các loại lá cây mà trâu, bò không ăn được. Nhưng dê không thích ăn các loại cỏ và lá cây bị ướt, nên khi chăn thường phải thả dê vào khoảng 9 – 10 giờ sáng.

Ngoài chăn thả dê ở bãi chăn thì nên cho dê ăn thêm cỏ ở chuồng 2 – 3 kg/con.

Có thể trồng một số cây họ đậu và một số giống cỏ làm thức ăn cho dê như:

+ Cỏ hoà thảo: Cỏ Voi, cỏ Lông Pa Ra

+ Cây họ đậu: Keo dậu, điền thanh…

+ Các cây khác: cây mía, cây mít, cây sung…

Thời gian qua Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh đã nhập về các loại cây, cỏ, dùng làm thức ăn cho dê rất tốt như: cây chè Khỗng Lồ, đậu Sơn Tây và cỏ Voi. Các loại cây này cho năng suất cao, dinh dưỡng cao, trồng để làm thức ăn bổ sung cho dê đều rất tốt.

– Thức ăn hỗn hợp: Gồm các loại cám gạo, ngô, bột sắn… tuỳ theo lứa tuổi, khả năng sinh sản và tiết sữa cho dê mà ăn từ 0,2 – 0,8 kg/con/ ngày.

– Có thể bổ sung một lượng muối ăn và khoáng đa vi lượng dưới dạng đã chế biến để dê sử dụng tuỳ thích.

– Tuyệt đối tránh thức ăn chua, hôi, mốc, ướt. Hàng ngày cho dê ăn no, đủ các chất dinh dưỡng. Nếu thiếu hụt khẩu phần, dê sinh trưởng kém, thành thục chậm, giảm thể trọng, giảm sản lượng sữa, sinh sản kém, dê gầy dễ bị sinh bệnh.

– Dê thích ăn ở độ cao do vậy cần treo máng thức ăn lên cao cách mặt đất 0,4-0,5 m, cây lá cho ăn thêm cũng nên treo cao để Dê dễ ăn.

Làm chuồng trại nơi cao ráo, thoát nước, ở cuối hướng gió đảm bảo đông ấm hè mát.

– Phải làm chuồng sàn, cách mặt đất 50 – 80 cm.

– Vật liệu làm chuồng đơn giản, bằng gỗ, tre, nứa, lá…

– Sàn chuồng làm bằng thanh tre, gỗ, nứa thẳng, nhẵn, bản rộng 2,5 cm; cách nhau 1,5 cm đủ lọt phân và tránh cho dê không bị lọt chân.

– Chuồng nên có ngăn riêng cho dê đực giống, dê hậu bị, dê chữa gần đẻ, dê mẹ và dê con dưới 3 tuần tuổi và các loại dê khác.

– Có sân chơi cao ráo, không đọng nước, định kỳ lấy phân ra khỏi chuồng và vệ sinh tẩy uế chuồng trại bằng vôi bột 1 tháng 1 lần.

– Diện tích chuồng nuôi: Phải bảo đảm:

+ Dê trên 6 tháng tuổi: 0,7 – 1 m2 /con

+ Dê dưới 6 tháng tuổi: 0,3 – 0,5 m2 /con.

5. Các biện pháp chăm sóc dê sinh sản:

– Dê chữa: 150 ngày (dao động trong vòng 146 – 157 ngày) trong thời gian chữa cần chăn thả dê gần chuồng, nơi bằng phẳng, tránh đuổi đánh đập. Tách xa dê đực giống để tránh nhảy dê chữa, dễ gây sẩy thai.

– Trước khi đẻ 5 – 10 ngày nhốt riêng dê chữa. Dê sắp đẻ, bầu vú căng sữa, dịch nhờn chảy ở âm hộ, sụp mông. Cho cỏ khô, sạch vào lót ổ và chuẩn bị đỡ đẻ cho dê.

– Sau khi dê đẻ cần lấy khăn mềm, sạch, lau khô lớp màng nhầy ở mồm, mủi để tránh ngạt thở cho dê con.

– Thắt cuống rốn bằng chỉ cách bụng 1cm rồi cắt ngoài chỗ thắt và sát trùng bằng cồn Iod. (I ốt) .

– Sau khi đẻ 30 phút cho dê bú sữa đầu ngay nhằm tăng cường sức khoẻ và sức đề kháng của dê con.

– Không cho dê mẹ ăn nhau thai, cho dê mẹ uống nước muối 0,5% hoặc nước đường 10%.

– Để dê con nằm ở ổ ấm, nuôi nhốt dê mẹ và dê con 3 – 4 ngày, cho ăn tại chuồng, sau đó chăn thả gần nhà.

– Từ ngày thứ 4 đến ngày 21. Nuôi dê con trong cũi (ô riêng) đảm bảo ấm áp, khô sạch, cho bú ngày 3 – 4 lần. Khi 10 ngày tuổi tập cho dê con ăn thức ăn dễ tiêu, cỏ non sạch và khô ráo.

– Không chăn thả dê con trước 21 ngày tuổi và dê mẹ sau khi đẻ 7 – 10 ngày

– Đến 21 – 30 ngày tuổi cho dê con chăn thả theo đàn.

– Dê con sau 3 tháng tuổi tách riêng dê đực, cái và phân đàn theo hướng sản xuất.

Chăm sóc nuôi dưỡng dê cái sinh sản

– Đối với dê cái nên cho phối giống lần đầu khi dê đạt tuổi và trọng lượng tối thiểu cần thiết như dê Bách Thảo thường phải 7-9 tháng tuổi khối lượng phải đạt 19-20kg. Trong thực tế sản xuất áp dụng bằng cách bỏ qua 2 lần dộng dục đầu tiên của dê cái sau đó mới phối giống. Đối với dê cái đang sinh sản, thường sau khi đẻ 1,5-2 tháng dê đã phục hồi sức khoẻ mới cho phối giống lại

– Tuyệt đối không cho dê đực giống phối với dê cái có quan hệ là anh chị em ruột hoặc là con cháu của dê đực giống đó.

– Chu kỳ động dục của dê là 19-21 ngày, động dục kéo dài 1-3 ngày, khi động dục âm hộ hơi sưng đỏ hồng, chảy dịch nhờn, kêu la bỏ ăn, nhảy lên lưng con khác, nếu đang tiết sữa thì giảm sữa đột ngột. Sau khi phát hiện được triệu chứng dê động dục bằng cách quan sát theo dõi hoặc sử dụng đực đeo bao dương vật phát hiện thì sau 18-36 giờ cho dê giao phối là thích hợp. Trong sản xuất thường khi phát hiện dê động dục ngày hôm nay thì sáng sớm hôm sau cho giao phối 2 lần vào buổi sáng và chiều là phù hợp.

– Phải có sổ theo dõi phối giống để ghi chép ngày phối, kết quả phối giống và dự định ngày dê đẻ để đỡ đẻ cho dê.

Sau khi phối giống theo dõi nếu đến chu kỳ động dục bình thường (21 -23 ngày) mà không thấy dê động dục trở lại là có thể dê đã thụ thai. Thời gian mang thai của dê trung bình là 150 ngày (biến động từ 145- 157 ngày) vì vậy phải chuẩn bị đỡ đẻ cho dê trước 140 ngày.

Khi dê có chửa, nhu cầu dinh dưỡng của dê tăng dần lên đặc biệt ở 2 tháng cuối cùng dê cái chịu kiếm ăn hơn, phàm ăn hơn bình thường, biểu hiện ở thể trạng bên ngoài là lông mượt và tăng cân. Cần đáp ứng đủ số lượng và chất lượng thức ăn để dê nuôi thai tốt và có nhiều sữa sau khi sinh.

Đối với dê đang cho sữa, thì tuổi thai càng lớn, lượng sữa của dê mẹ khai thác càng giảm để bào thai phát triển tốt và tránh được sản lượng sữa giảm ở các chu kỳ sau.

* Chú ý: Cho dê cạn sữa từ từ bằng cách giảm dần số lần vắt sữa như ngày 1 lần, rồi 2 ngày 1 lần, 3 ngày 1 lần và cắt hẳn..

Không chăn dê quá xa chuồng và tránh dồn đuổi, đánh đập dê, tuyệt đối không nhốt dê đực giống trong đàn cái đang chửa.

Đối với dê chửa lần đầu cần xoa bóp nhẹ bầu vú để kích thích tuyến sữa phát triển và tập cho dê quen dần với việc vắt sữa sau này.

Dự tính ngày dê đẻ để chuẩn bị trực, chủ động đỡ đẻ và chăm sóc dê con sơ sinh được chu đáo.

– Dê sắp đẻ nên nhốt riêng từng con ở chuồng đã được vệ sinh tiêu độc khô, sạch, kín ấm và yên tĩnh.

– Trước khi đẻ 5-10 ngày nên giảm bớt thức ăn tinh ở những dê cái có năng suất sữa cao để tránh viêm vú, sốt sữa.

– Có người trực dê đẻ, chuẩn bị cũi, lót ổ nằm cho dê con sau khi sinh và các loại dụng cụ như cồn iốt, giẻ lau, kéo, chỉ để cắt rốn cho dê sơ sinh.

– Dê sắp đẻ có những biểu hiện: Dê khó chịu, đi đái luôn, bầu vú và âm hộ sưng đỏ, bụng sa, bầu vú căng. ở âm hộ có dịch đặc chảy thành dòng và xuất hiện bọc nước ối là dê sắp đẻ. Khi nước ối vỡ ra là dê đẻ. Bình thường thai sẽ được đẩy ra từ từ theo nhịp rặn của dê mẹ. Thường dê đẻ từ 1 -4 giờ tuỳ theo số lượng thai và vị trí thai.

– Nếu dê con đang ra mà bị kẹt, khó đẻ, dê mẹ thường kêu la, cần hỗ trợ bằng cách đưa tay đã sát trùng vào đẩy thai theo chiều thuận, khi lôi thai ra cần cẩn thận, hai lay nắm phần thân phía ngoài kéo nhẹ ra theo nhịp rặn của dê mẹ.

Điều quan trọng trước khi can thiệp là xác định đúng vị trí ngôi thai hiện tại

– Khi dê con ra được ngoài, dê mẹ tự liếm con, song vẫn phải lấy khăn sạch, mềm, khô lau hết nhớt từ miệng, mũi, tai, mình, 4 chân của dê. Sau đó, vuốt sạch máu từ cuống rốn trở ra phía ngoài, dùng dây chỉ chắc thắt chặt cuống rốn cách bụng khoảng 3-4cm, dùng dao sắc hay kéo cắt cuống rốn phía ngoài 1-1,5 cm rồi sát trùng bằng cồn iốt 5% hoặc dung dịch ôxy già. Sau khi đẻ hết con (khoảng 30 phút đến 4 giờ) nhau ra, không để dê mẹ ăn nhau. Trường hợp đẻ khó hoặc sau đẻ 4 giờ mà nhau vẫn chưa ra thì mời Bác sĩ thú y can thiệp. Dê mẹ đẻ xong cho uống nước ấm có pha muối 0,5% hoặc nước đường 5- 10%. Hàng ngày cho dê mẹ ăn thức ăn thô, xanh non, thức ăn tinh chất lượng tốt theo khẩu phần xác định. Không cho dê mẹ ăn quá nhiều thức ăn tinh và củ quả để tránh dê bị chướng bụng đầy hơi.

– Sau đó, rửa sạch bầu vú và âm hộ, vệ sinh khô sạch nơi dê vừa đẻ. Trường hợp nếu dê mẹ sưng nầm sữa thì chườm nước nóng và vắt sữa cho khỏi tắc các tia sữa.

4. Chăm sóc nuôi dưỡng dê vắt sữa

Nuôi dưỡng tốt và chăm sóc chu đáo. Nuôi dưỡng tốt và chăm sóc chu đáo dê sữa sẽ cho năng suất cao.

a) Đảm bảo đủ tiêu chuẩn, khẩu phần của dê sữa:

Ưu tiên cho dê mẹ ăn thức ăn thô xanh non, ngon, chất lượng tốt, bổ sung thêm protein thô từ 15-17%, thức ăn tinh hỗn hợp, premix khoáng sinh tố và muối ăn. Lựa chọn các loại thức ăn mà dê ưa thích để có nhiều sữa.

b) Dê có năng suất sữa trên 2 lít/con/ngày (ở tháng thứ 1 và tháng thứ 2) cần cho ăn và vắt sữa 2-3 lần/ngày.

c) Cho uống nước sạch thoả mãn (từ 3-5 lít/con/ngày) yêu cầu nước sạch có thường xuyên ở các máng trong chuồng và ngoài sân chơi. Bổ sung thường xuyên premix khoáng cho dê 0,5kg/tháng/con trong suốt thời gian vắt sữa.

d) Tạo điều kiện cho dê vận động ở sân chơi hoặc bãi chăn khô ráo gần chuồng nuôi 3-5 giờ/ngày, kết hợp xoa chải, bắt ve rận.

e) Theo dõi sự thay đổi khối lượng của dê mẹ, 1-2 tháng đầu dê mẹ sẽ sụt trọng lượng từ 5-7% nhưng từ giữa tháng thứ 2 dê sẽ hồi phục dần và ổn định khối lượng. Nếu nuôi dưỡng không tốt, thiếu khoáng, hao hụt khối lượng dê mẹ lớn hồi phục chậm, sản lượng sữa sẽ giảm,dê không động dục trở lại, đôi khi sẽ bị bệnh bại liệt.

g) Dê cho sữa nhất là con cao sản thường dễ bị bệnh viêm vú, vì vậy hàng ngày khi vắt sữa phải quan sát theo dõi tình trạng con vật, bầu vú màu sắc mùi vị của sữa, nếu thấy khác thường cần can thiệp kịp thời bằng biện pháp chườm nước nóng, xoa bóp bằng nước muối ấm 10%, dán cao tan hoặc bằng các biện pháp thú y thông thường khác.

Kỹ Thuật Nuôi Yến Phụng Sinh Sản

Chuẩn bị

Giống

Vẹt mạnh, thường hay nhảy nhót trong chuồng, Vẹt trống hay hót, màu lông sáng sủa. Vẹt bệnh, lông xơ xác, màu tối không sáng, ít bay nhảy, thời gian thay lông kéo dài. Để theo dõi sức khỏe của Vẹt, hằng ngày xem phân của Vẹt, phân đen, cứng đặc, có một chút giống sáp trắng và có nước bao trùm bãi phân. Đó là dấu hiệu Vẹt khỏe mạnh.

Trái lại, nếu phân Vẹt dính lại ở hậu môn làm rụng lông Vẹt đó là dấu hiệu Vẹt đã bệnh nhiều, phải cách ly để lây qua các con khác. Chuồng không rửa lâu ngày có thể dẫn đến bệnh ở móng và chân Vẹt; đầu ngón chân sưng to, chân bị nấm, Vẹt đứng không vững. Vẹt mái bị bệnh kéo dài thời gian đẻ, thay vì mỗi ngày đẻ một trứng, có thể hai hoặc ba ngày mới đẻ một trứng, do đó mùa sinh sản bị xáo trộn kéo dài đưa đến việc Vẹt trống phá ổ trong lúc Vẹt mái ấp.

Lồng/Chuồng

Chuồng thường là chuồng hộp có ba ngăn, hai ngăn bìa để nuôi Vẹt đẻ, ngăn giữa để nhốt tạm Vẹt con sau khi bỏ ổ độ một tuần để cho Vẹt cha bón thêm cho đến khi Vẹt con ăn mạnh mới dời qua chuồng nuôi Vẹt con.

Chuồng thường làm bằng dây kẽm hàng chấn song: Đáy chuồng có hai phần, bên dưới là cái mâm bằng nhôm hoặc bằng kẽm để hứng phân và các vỏ hạt Vẹt ăn rơi vãi trong chuồng. Phần trên là một tấm vỉ bằng dây kẽm hàng chấn song. Đáy chuồng và tấm vĩ phải được rửa sạch sẽ hằng ngày.

Chế độ ăn uống

Chúng thích ăn rau quả như xà lách, rau cải, rau muống, bắp cải, táo ngọt, thậm chí cả một lát cam vàng cũng đủ cho chúng vui tươi. Ngoài ra chim Yến Phụng thích ăn thóc kết hợp với kê theo tỉ lệ 1:1. Trong thời kì sinh sản thì tỉ lệ thay đổi thóc 1: kê 1,5. Thỉnh thoảng cho ăn ngô và các loại rau như xà lách, rau muống…để cung cấp canxi khi chim non sắp chào đời được cứng cáp.

Chăm sóc

Chim Yến Phụng rất thích tắm nên hãy chăm chỉ tắm cho chúng hàng ngày. Khi tắm cũng là thời gian để bạn tiếp xúc với chim nhiều hơn. Khi tắm xong, Yến Phụng thường chọn nơi có ánh nắng chan hòa mà sưỏi ấm.

Trong mùa Vẹt đẻ, không được xê dịch chuồng, làm động ổ, Vẹt sẽ ngừng đẻ cho đến mùa sau.

Cho vẹt giao phối

Kinh nghiệm cho thấy, các nhà nuôi Vẹt đẻ Tây phương hay Đông phương cũng dùng mốc gọi là tuần trăng lên hay chính xác hơn là từ ngày mùng một đến ngày rằm (15) âm lịch.

Khi Vẹt trống mái sẵn sàng để ghép đôi, thì cứ bắt đầu tuần trăng xuống (từ 23 đến 30 âl) tháng 11 âm lịch hoặc tháng 12 âm lịch, đưa Vẹt trống và Vẹt mái lại gần nhau ở hai chuồng ngăn đôi do một vách ngăn.

Đồng thời cũng lót cho Vẹt mái cái ổ. Vẹt mái sẽ bắt đầu tha rác và xoáy ổ.

Bên chuồng kế bên thì Vẹt trống sẽ thi thố tài năng hót reo. Thường thì bắt đầu những ngày cuối tháng và bắt đầu tháng âm lịch, Vẹt mái sẽ nằm ép trên cầu, xòe cánh đuôi đồng thời ngoảnh cổ lên kêu riu ríu. Lúc đó bỏ trống vào.

Tuy nhiên cần nhớ là Vẹt đạp mái vào buổi sáng sớm và chạn vạng tối, không nên thả Vẹt trống vào buổi trưa, Vẹt mái không chịu.

Sau một hai ngày chịu trống (lúc này cũng qua đầu tháng âm lịch là tuần trăng lên, Vẹt mái sẽ đẻ, mỗi ngày một trứng. Mái tơ sung sức có thể đẻ 5, 6 trứng mới ấp, thường khi thấy trứng Vẹt mới đẻ mà có màu xậm, xanh đậm hơn mấy cái trứng trước, thì đó là trứng sau cùng, Vẹt bắt đầu ấp.

Ấp trứng

Như các phần trên đã nói, mỗi ngày sau khi đẻ phải lấy một cái muỗng lấy trứng ra cất một chỗ riêng. Khi biết bắt đầu ấp, thì vào sáng sớm hôm sau, lúc hừng đông 5, 6 giờ sáng cũng nhè nhẹ lấy hết số trứng đã có để vào lòng bàn tay và cùng lúc để vào ổ cho ấp. Cách làm này, trứng sẽ nở cùng một lúc sau 13 ngày và cũng vào hừng đông. Lúc đó Vẹt cha, Vẹt mẹ cũng bắt đầu kiếm ăn nên việc chăm bón cho con được phối hợp cùng lúc. Vẹt con nở một lượt, có sức mạnh đồng đều nên được chăm bón rất đều, Vẹt con lớn đồng đều nhờ đó mà kết quả đạt được rất cao (thường là 100% số Vẹt nở).

Trái lại, nếu mỗi ngày không lấy trứng ra cứ để nguyên trong ổ, do có sự cách biệt mấy ngày, nên có con nở trước được hôm trước đã lớn hơn con nở hôm sau. Sự tranh ăn không đều nên các con nở sau sẽ chết vì thiếu ăn. Lần đầu tiên ghép Vẹt đúng thời điểm ổ Vẹt đẻ thứ hai cũng sẽ ở vào tuần trăng lên.

Mỗi mùa cho Vẹt đẻ độ 4 ổ là vừa sức, thời gian sanh đẻ độ 180 ngày (6 tháng) sẽ tách rời Vẹt mái, cho ăn ít hoặc các thức ăn ít vitamin để Vẹt chuẩn bị đi vào thay lông.

Mùa sanh sản năm sau lại được tiếp tục như năm trước.

Xác định trống mái qua trứng

Nếu đôi Vẹt cùng lứa tuổi, thường Vẹt mái đẻ một trứng trống rồi ngày sau trứng mái. Mỗi ổ thường có hai trứng mái và hai trứng trống. Tuy nhiên, vì có nhiều cách ghép Vẹt không theo lứa tuổi, có thể trứng trống nhiều hơn trứng mái. Để phân biệt chỉ cần quan sát hình dạng của trứng Vẹt.

Trứng sẽ nở Vẹt trống có một đầu lớn, một đầu nhỏ và nhọn.

Trứng sẽ nở Vẹt mái sẽ có hai đầu tròn như nhau.

Cách điều chỉnh số lượng trống-mái

Theo thống kê:

Nếu hai con trống mái cùng một lứa tuổi được ghép đôi sẽ cho số Vẹt con trống mái bằng nhau.

Nếu Vẹt trống già hơn mái, số Vẹt con mái nhiều hơn Vẹt con trống.

Nếu Vẹt trống non hơn Vẹt mái, số Vẹt con trống nhiều hơn Vẹt con mái.

Cách đếm tuổi vẹt

Để biết tuổi của Vẹt, thường xem các vòng đeo ở chân, trên đó thường có ghi năm sinh của Vẹt.

Trường hợp Vẹt không có đeo vòng, thì còn cách đếm lông cánh của Vẹt (lông dài và lớn) để biết tuổi của Vẹt. Thêm 1 tuổi, vẹt sẽ có thêm 1 lông.

Tuy nhiên, cái cần biết là năm đầu và hai năm sau để ghép Vẹt theo ý muốn nói trên. Thời điểm ghép này rất quan trọng, nó sẽ quyết định thành quả của mùa sinh năm đó.

Đeo vòng cho vẹt

Các nhà nuôi Vẹt ở Âu châu, có lập Hội nuôi Vẹtvà sản xuất loại vòng đeo ở cổ chân của Vẹt, trên đó có khắc năm sinh và chữ tắt của Hội. Khi gia nhập Hội, mỗi nhà nuôi Vẹt được cung cấp một hộp khoen nhỏ và cái kềm bấm số.

Ở Việt Name cũng có nhiều người cho Vẹt đeo vòng, loại bằng ny-lon có màu khác nhau để đánh dấu Vẹt của nghệ nhân đó sản xuất.

Muốn đeo khoen cho Vẹt, từng bước sẽ thực hiện như sau:

Vẹt con được 7 ngày hay 8 ngày tuổi, bắt Vẹt ra cầm ngửa tay trái, lấy ngón tay trái ngón trỏ chụm ba ngón trước của chân Vẹt vào nhau và cho lọt vô cái vòng cầm ở tay mặt đưa vào.

Sau đó sẽ lấy ngón tay trái đè ngón chân sau của Vẹt vào với phần chân của Vẹt. Tay mặt từ từ cho cái vòng qua khỏi móng của ngón chân sau.

Vòng được đeo vào chân Vẹt. Trả Vẹt vào ổ trở lại.

Kỹ Thuật Nuôi Chích Chòe Than Sinh Sản

Kỹ thuật nuôi chích chòe than sinh sản không quá khó và cầu kỳ chỉ cần bạn đảm bảo những yếu tố từ khâu chọn giống, chuồng nuôi, chế độ dinh dưỡng,…

kỹ thuật nuôi chích chòe than sinh sản

Chim trống: Già rừng đã thuần, nếu được con chim hót múa càng tốt, có bông bẹ thì càng tuyệt vời.

Chim mái: Chọn mái non hoặc mái chuyền nuôi lên. Tuyệt đối không dùng mái bổi già rừng.

Tùy theo diện tích mà làm, càng rộng thì chim càng thoải mái. Nên trồng vài cái cây bụi trong chuồng. Một bên chuồng có mái che cho chim trú và làm tổ, một bên để trống cho chim đón nắng. Có như vậy chim mới gần với thiên nhiên hơn, đẻ nhiều hơn, nuôi dạy con tốt hơn.

3. Thời điểm thả chim vào chung một chuồng:

Nếu là một cặp chim lạ chưa nhốt chung lần nào bạn nên kè lồng cho chúng nó quen dần khoảng 1 tuần. Sau đó mới thả vào, nếu chúng nó chỉ vờn nhau mà không đánh nhau thì nhốt luôn. Nếu chúng đánh nhau thì tách cặp ra, lựa con mái khác kè tiếp. Hoặc tiếp tục kè cho chúng quen

Thức ăn tươi nên được bổ sung đều đặn. Đặt biệt trong lúc chim mái sinh nở sẽ mất nhiều sức, đồng thời thức ăn tươi cũng trở thành mồi cho con non sau này.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Nuôi Chim Công Sinh Sản trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!