Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Nuôi Chim Cút Tại Nhà mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Chuẩn bị trước khi nuôi chim cút
Nuôi chim cút sinh sản thì quan trọng nhất chính là môi trường sống. Môi trường sống ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển của chim cút.
Đối với chim cút non thì nhiệt độ phù hợp nhất là từ 24 đến 35 độ C còn nếu là chim cút đẻ thì tù 18 đến 25 độ C. Nếu điều kiện quá nóng hay quá lạnh thì chim sẽ chậm phát triển.
Chim cút giống bạn cần tìm đến nơi uy tín. Sau đó chọn lấy những con khỏe mạnh, không dị hình dị tật, háu ăn, nhanh nhẹ,… Ngoài ra cần chú ý tỷ lẹ đẻ, ấp nở nuôi sống cao và tăng trọng nhanh ổn định và đồng đều giữa các con.
Nếu là chim cút đực thì cần khỏe mạnh, lông mượt và nhanh nhẹn. Chim trống có thân hình gọn và nhỏ hơn chim cái. Đầu khá nhỏ, mỏ thì ngắn nhưng cổ khá dài. Tiếp đó là ngực nở nang.
Còn chim cút mái thì đầu thanh hơn và cổ nhỏ, lông và da đều bóng mượt. Ở ngực có nhúm lông đen. Xương chậu nở và hậu môn cũng nở, mềm mại và đỏ hồng.L
Kích thước chuồng chim cũng khá đa dạng. Do loài chim này dễ nuôi nên bạn nuôi trong lồng hay vây thép để nuôi đều được. Quy cách làm chuồng được khuyến nghị là:
Kích thước chuồng: Diện tích chuồng nên là 1×0.5x2m và được làm làm bằng khung thép hoặc gỗ và lưới vuông 1x1cm. Kích thước lưới như này để chim vừa dễ di chuyển lại tiện đi vệ sinh hơn. Mỗi chuồng với kích thước như vậy có thể nuôi được 20 đến 25 con.
Chuồng nên có độ dốc chừng 3 độ để trứng lắn không bị vỡ.
Nóc chuồng cần được làm bằng vật liệu mềm mại để nếu chim có nhảy lên chạm vào thì cũng không bị thương.
Nếu nuôi số lượng lớn thì bạn xếp các chuồng lên nhau. Mỗi chuồng cách nhau 10cm đủ để vỉ hứng phân và chim đi vệ sinh.
Máng thức ăn và nước uống cần được làm bằng vật liệu dẻo và có kích thước là dài 0.5m, rộng 5cm, cao 5cm. Nếu nuôi chim non thì kích thước nhỏ hơn
Trong khi nuôi bạn cần chú ý tới chuột và mèo. Đây là món ăn ngon của hai loài động vật đó.
Vì thế bạn cần xây dựng chuồng trại cẩn thận và thiết kế sao cho không cho cách động vật nguy hiểm kia có cơ hội tiếp cận chim. Chuồng nên đặt trên cao và xây kín đáo. Đồng thời xung quanh nên đặt bẫy chuột.
2. Kỹ thuật nuôi chim cút sinh sản đạt năng suất cao
Vì mỗi ngày chim cút ăn tầm 20 – 25gr thức ăn hỗn hợp và đẻ được 1 quả trứng nặng 10 – 11gr (bằng 10 % cơ thể) nên thức ăn cho chim cần đảm bảo đủ yêu cầu dinh dưỡng cho chim. Đặc biệt là đạm, các chất khoáng và tinh bột.
Bạn nên cho chim ăn tự do cả ngày lẫn đêm. Nếu khi chim đẻ thì phải thu gom trứng ngay để tránh trứng bị vỡ. Sau đó tiến hành bảo quản an toàn để tiếp tục nhân giống. Ngoài ra bạn phải đảm bảo lượng nước cho chim đủ từ 50 đến 100ml mỗi ngày. Nước phải sạch và mát để chim có thể tùy ý uống.
Mỗi con cần đảm bảo từ 50 đến 100ml nước sạch mỗi ngày. Nước phải sạch, không được lẫn phân hay chất độc hại. Ngoài ra bạn có thể pha thêm vitamin vào nước cho chim uống để tăng cường sức khỏe.
Do tình hình dịch cúm gia cầm bùng phát mạnh mẽ nên bạn không thể chủ quan khi nuôi chim được. Bạn cần chú ý giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
Khi xây dựng được 1 môi trường chăn nuôi đảm bảo được vệ sinh, an toàn, thì sẽ là điều kiện tốt để chim phát triển.
Có 3 giai đoạn cần chú ý để chăm sóc chim cút:
Cút con (1-25 ngày): khi chim con mới nở thì phải được sưởi ấm ngay. Nhiệt độ sưởi trong tuần đầu là 34 độ và mỗi tuần giảm chừng 3 độ. Sau 4 tuần thì kết thúc. Môi trường chăm chim non cần đảm bảo ấm áp và luôn khô thoáng. Thức ăn cho giai đoạn này là can62 giàu đam và vitamin.
Cút thịt (25-30 ngày):Giai đoạn này bạn cần vỗ béo nên thức ăn sẽ giàu tinh bột và ít đạm. Bạn cho chim ăn tự do cả ngày và đếm. Đến 40 ngày tuổi thì mang đi bán.
Cút sinh sản: Thức ăn cho chim loại này cần đảm bảo đủ dinh dưỡng để chim có thể đẻ đều. Trung bình mỗi ngày chim đẻ 1 quả nên bạn cần nguồn thức ăn đủ để bù lại chỗ đó. Trung bình cút mái ăn 25g 1 ngày.
– Loại chim này mặc dù có sắc đề kháng rất mạnh nhưng việc phòng ngừa bệnh cho chim cũng cần được thực hiện đầy đủ và được quan tâm. Bạn cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại và giữ môi trường khô ráo, nhiệt độ ổn định. Hạn chế chím tiếp xúc với đàn lạ
– Chim cút hay mắc bệnh newcastle, ngộ độc thức ăn, sưng mắt, bại liệt, suy dinh dưỡng. Lúc này biện pháp phòng ngừa chính là:
– Tiêm vắc xin định kỳ cho cả đàn từ khi chúng còn rất nhỏ và tiêm nhắc lại trước khi chúng vào đẻ để ngừa bệnh.
-Thức ăn cần tươi, sạch không được mốc hay có mùi lạ. Trong môi trường ẩm ướt nhiệt độ cao thì thức ăn phải đảm bảo để chim không bị ngộ độc.
– Bổ sung vitamin A để tránh sưng mắt
– Thêm canxin và photpho để tránh bị bại liệt.
– Trong quá trình chim đẻ trứng thì cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tránh tình trạng chim bị suy dinh dưỡng, chim đẻ không đều và trứng đẻ ra bị dị dạng.
sau khoảng 60 ngày tuổi thì chim cút mái bắt đầu đẻ và cứ thế liên tục đến cả năm. Tuy nhiên theo nhiều hộ nuôi lâu năm thì hộ cho rằng chim mái phối giống và đẻ trứng sau 3 tháng tuổi. Nếu phối sớm có thể làm giảm chất lượng cả đàn.
Mỗi con chim cút trong giai đoạn đẻ sẽ cho 270 đến 300 quả 1 năm. Mỗi ngày chim mái đẻ 1 quả nên cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để chim duy trì được tần suất sinh sản.
Công thức trộn thức ăn cho chim có thể là2.5 bắp – 1 lúa – 1 cám – 1 bột cá. Mỗi chim cút trưởng thành cần 25g thức ăn và uống khoảng 60ml nước.
Khi chọn được các cá thể ưu tú cho thế hệ sau thì bạn tiết hành tách riêng dòng ra để tránh bị đồng huyết làm giảm chất lượng thế hệ sau. Đàn giống được nuôi đến 3 tháng tuổi mới mang đi ghép cặp và phối giống cho chim mái đẻ trứng.
Nuôi chim cút đẻ trứng là mô hình kinh tế mang lại lợi nhuận cao. Vì chim cút rất dễ nuôi và dễ thích nghi với mọi điều kiện khí hậu ở Việt Nam nên bà con có thể thường xuyên nuôi chúng để khai thác thịt song song với trứng để có được nguồn kinh tế ổn định.
Chúc bà con thành công.
Cập nhật 17/06/2020
Kỹ Thuật Chọn Giống Và Cách Nuôi Chim Cút Sinh Sản
Chim cút giống chuyên trứng được nuôi rộng rãi là giống chim cút Nhật Bản, tên khoa học là “Corturnix japonica”. Có đặc điểm dễ nuôi, sức khánh bệnh cao, đẻ nhiều trứng và thời gian khai thác dài, nhiều con đẻ trên 300 quả/năm.
Hiện nay chim cút đang được nuôi rất phổ biến bởi nuôi chim cút rất dễ: vốn đầu tư ít, không cần nhiều diện tích để xây chuồng trại. Thời gian để có sản phẩm bán ra thị trường nhanh:
Phương pháp chọn giống và phối giống:
– Chọn giống: Khi muốn nuôi cút đẻ phải chọn mua con giống ở những cơ sở sản xuất giống bố mẹ vì nơi đây sẽ chọn lọc riêng dòng bố, dòng mẹ để khi nuôi sinh sản giao phối mới không đồng huyết. Sau ngày 25 chọn lọc những con đủ tiêu chuẩn làm giống nuôi riêng. Cút giống chọn nuôi phải khỏe mạnh, không dịch bệnh, dị tật, nhanh nhẹn, háu ăn, da lông bóng mượt… Một số tiêu chuẩn chọn giống như sau:
+ Cút trống: phải có thân hình gọn, nhỏ hơn con cái, đầu nhỏ, mỏ ngắn, cổ dài, ngực nở, lông ngực vàng, 25 ngày tuổi nặng 70-90gr.
+ Cút mái: đầu thanh, cổ nhỏ, lông da bóng mượt, lông ngực có đốm trắng đen, xương chậu rộng, hậu môn nở, đỏ hồng và mềm mại… Trọng lượng lớn hơn cút trống.
+ Lồng úm: Quy cách 1,5 x 1,0 x 0,5m, cách mặt đất 0,5m. Xung quanh làm bằng lưới ô vuông 1cm. Những ngày đầu mới úm, đáy lồng và xung quanh phải lót giấy, che kín, yên tĩnh và không bị lọt chân.
+ Chuồng nuôi: Có thể nuôi lồng hay quây nuôi nền.
+ Quy cách lồng: 1,0 x 0,5 x 0,2m, nuôi được 20-25 cút mái. Nóc lồng làm bằng vật liệu mềm, vì cút hay nhảy dựng đứng làm bể đầu. Đáy lồng dốc 2-3o để trứng lăn ra, làm bằng lưới ô vuông 1-1,5cm, để cút đi đứng thoải mái và phân lọt xuống vì hứng phân. Khi nuôi nhiều thì chồng các lồng lên nhau, cách nhau 10-12cm để đặt vỉ hứng phân.
+ Quy cách quây nuôi nền: đường kính quây 1-1,5m, cao 0,4m, trên có bóng đèn và chụp sưởi, nuôi được 200-250 cút 1 tuần, 150-200 cút 2 tuần, 100-150 cút 3 tuần….
– Máng ăn, máng uống: Có thể làm bằng nhôm hay nhựa treo xung quanh chuồng, quy cách dài 0,5 hoặc 1,0m, rộng 6-7cm, cao 5-6cm. Máng để úm có thể làm nhỏ và thấp hơn đặt trong chuồng.
Thức ăn: Mỗi ngày cút ăn 20-25gr thức ăn hỗn hợp và đẻ 1 quả trứng nặng 10-11gr (bằng 10% cơ thể), cho nên thức ăn của cút phải bảo đảm yêu cầu dinh dưỡng cao, nhất là đạm, khoáng và sinh tố…
Nước uống: Mỗi ngày cút uống 50-100ml nước, nhưng phải cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho cút uống tự do.
– Chăm sóc nuôi dưỡng: Cút con 1-25 ngày: Cút con nở ra phải úm ngay. Có thể úm lồng hoặc úm nền, nhưng phải sưởi nóng lồng hoặc chuồng trước khi cho cút con vào úm.
Nhiệt độ úm: Tuần thứ nhất 34-35oC, sau đó giảm dần mỗi tuần 3oC, đến tuần thứ 4 không phải úm nữa. Trong quá trình úm cần thoáng khí.
Mật độ úm: Tuần 1: 200-250 con/m2, tuần 2: 150-200 con/m2, tuần 3: 100-150 con/m2; tuần 4: 50-100 con/m2.
Thức ăn, nước uống giai đoạn úm: Giai đoạn úm nên đặt máng ăn, uống trong lồng, chuồng. Thức ăn giàu dinh dưỡng, nhất là đạm (26-28%), sinh tố… cho ăn nhiều trong ngày. Nên bổ sung sinh tố… vào nước cho cút uống thường xuyên.
– Chọn giống: Nên mua giống ở những cơ sở có uy tín, hoặc càng xa càng tốt để tránh hiện tượng đồng huyết (lưu ý khi ghép phối trống mái). Lưu ý đặc tính mắn đẻ. (nên lưu ý chọn cút trống tránh anh chị em giao phối sẽ gây hiện tượng đồng huyết nhanh và phải thay cút trống thường xuyên thì mới bảo đảm tỷ lệ có phôi cao).
– Muốn chuyển đổi thức ăn nên thực hiện từ từ, ít nhất 4 ngày mới chuyển đổi hoàn toàn thức ăn khác.
– Nhiệt độ thích hợp cho cút đẻ 24 – 25OC.
– Bảo đảm chuồng nuôi có độ thông thoáng cao, nên có quạt thông gió để tạo luồng không khí lưu thông thường xuyên trong trại.
– Đảm bảo chế độ chiếu sáng từ 16 – 18 giờ/ngày trong chuồng nuôi cút (tính 5w/1m2 chuồng).
– Lồng nuôi cút có đáy (trên) làm bằng lưới nylon để tránh cút bể đầu khi bị kích động nhảy dựng lên.
– Luôn giữ yên tĩnh trong trại, chuồng nuôi vì cút rất dễ bị kích thích do sợ hãi tiếng động.
– Luôn giữ vệ sinh chuồng nuôi, hốt phân hằng ngày và che chắn chuồng trại cẩn thận tránh mèo chuột giết hại.
– Trong quá trình nuôi đẻ, luôn theo dõi thể trọng của cút để tránh quá mập hay quá gầy sẽ làm giảm năng suất đẻ.
– Lưu ý cho cút ăn đủ số lượng thức ăn trong ngày.
– Cút đẻ vào buổi chiều nên thực hiện việc vệ sinh vào buổi sáng.
Kỹ Thuật Nuôi Chim Yến Phụng Làm Cảnh Tuyệt Đẹp Tại Nhà
Kỹ thuật nuôi chim Yến Phụng làm cảnh có thể nuôi theo cặp hoặc theo bầy đàn. Nhưng nuôi thế nào, cách chăm sóc và huấn luyện chim giống ra sao không phải ai cũng biết.
Loài chim Yến Phụng thuộc bộ vẹt, xuất xứ từ châu Úc, tên khoa học là Melopsittacus undulatus, nó được xếp vào nhóm vẹt nhỏ đuôi dài. Ngoài thiên nhiên chim Yến Phụng là loài chim nhỏ không có khả năng chiến đấu tự vệ. Cách để chúng tự bảo vệ mình chính là nhờ vào sự nhanh nhẹn, tốc độ bay và khả năng ngụy trang cực đỉnh của mình. Để làm được như vậy là do nhờ vào bộ lông màu xanh và viền nâu đen cho giống với môi trường xung quanh nó để dễ dàng lẩn vào các tán lá.
Ngoài ra, những cá thể có màu vàng đôi khi cũng xuất hiện ngoài thiên nhiên, là một sự đột biến gen sắc tố, nhưng nó nhanh chóng bị tiêu diệt vì bộ lông sặc sỡ quá lộ liễu so với đồng loại.
Nên lựa chọn lồng rộng rãi thoáng đãng để chim có thể tự do bay nhảy. Nếu nuôi theo cặp cần càng phải có chiếc lồng đủ rộng cho chúng tha hồ hoạt động. Kích thước phù hợp nhất cho lồng nuôi chim Yến Phụng là khoảng 80cm x 40cm x 40cm. Khi đem chim về nuôi nên nhẹ nhàng thả vào lồng tránh làm chim hốt hoảng. Để tạo không gian để chim có thể hòa nhập nhanh thì cần trang bị sẵn các trò chơi cho chim thư giản như: đánh đu, nhánh cây…Vị trí treo lồng không được quá nắng hay bị hắt mưa. Tránh tầm với của mèo, chuột.
Kỹ thuật nuôi chim Yến Phụng
Chim Yến Phụng hiện nay rất được ưa chuộng để nuôi bởi vẻ ngoài bắt mắt với màu sắc sặc sỡ của nó. Đặc biệt, kỹ thuật nuôi chim Yến Phụng không khó khăn như nhiều loài chim cảnh khác bởi chúng có thể sống theo bầy đàn.
Để nuôi được những con chim Yến Phụng tốt đó là quan tâm đến nơi ở của chúng. Chuồng trại của chim Yến Phụng được chia làm 2 nơi rõ ràng đó là phần ở riêng và phần sinh sản riêng. Riêng phần đẻ trứng và nuôi con cần làm tỉ mỉ, chu đáo. Cửa cần làm rộng, đủ để có thể cho thức ăn vào trong mùa chim Yến Phụng sinh sản. Vì chim sống theo đàn được nên khi làm chuồng có thể làm thật to, sau đó ngăn cách các tổ với nhau. Phần nhà được ngăn bằng các vách, sạch sẽ, có máng ăn, máng nước cho chim, khoảng cách các tổ nên đều nhau.
Chúng thích ăn rau quả như xà lách, rau cải, rau muống, bắp cải, táo ngọt, thậm chí cả một lát cam vàng cũng đủ cho chúng vui tươi. Ngoài ra chim Yến Phụng thích ăn thóc kết hợp với kê theo tỉ lệ 1:1. Trong thời kì sinh sản thì tỉ lệ thay đổi thóc 1: kê 1,5. Thỉnh thoảng cho ăn ngô và các loại rau như xà lách, rau muống…để cung cấp canxi khi chim non sắp chào đời được cứng cáp.
Chim Yến Phụng rất thích tắm nên hãy chăm chỉ tắm cho chúng hàng ngày. Khi tắm cũng là thời gian để bạn tiếp xúc với chim nhiều hơn. Khi tắm xong, Yến Phụng thường chọn nơi có ánh nắng chan hòa mà sưỏi ấm.
Các bệnh thường gặp trên chim Yến Phụng
Nuôi chim Yến Phụng phải để ý vì chúng thường bị tiêu chảy khi ăn phải thức ăn nhiễm bẩn, do đó nên cẩn trọng trong khâu lựa chọn thức ăn an toàn cho chim. Trường hợp bị nhẹ chim sẽ tự khỏi, nếu không bạn có thể ra ngoài mua thuốc tiêu chảy cho chim. Các chuồng nên thiết kế có máng phân để dễ dàng vệ sinh và hạn chế chim bị mạt cắn. Các chuồng gà, bồ câu cũng có thể lây lan bệnh cho chim Yến Phụng, tốt nhất nên để các lồng xa nhau.
Trước tiên cần ghép các cặp chim Yến Phụng trống mái với nhau. Sau vài lần tự làm quen trong đàn chúng sẽ tự ghép đôi và làm tổ sinh sản. Khi sinh sản, cả Yến Phụng trống mái đều cùng nhau chăm sóc trứng tới khi nở và cùng nhau chăm sóc con sau khi nở. Sau khi Yến Phụng con cứng cáp, người nuôi có thể hoàn toàn tách khỏi cặp bố mẹ. Sau một thời gian trưởng thành, chim Yến Phụng con sẽ bắt đầu bước vào thời kì sinh sản đầu tiên. Cứ như thế, những cặp Yến Phụng mới lại được tạo ra và nhanh chóng bạn có được cả đàn Yến Phụng tuyệt đẹp.
Kỹ Thuật Xây Dựng Nhà Nuôi Chim Yến Hiệu Quả
Tổ chim yến là một trong những thực phẩm vô cùng quý giá. Với nhiều công dụng mà tổ yến mang lại cho sức khỏe con người nên yến sào đã trở thành món thực phẩm siêu lợi nhuận. Vì nhu cầu sử dụng yến của con người ngày càng cao, mà khả năng cung cấp yến tự nhiên ngày càng khan hiếm.
Phải tìm nơi có nhiều yến tập trung, thoáng đãng, không có vật cản cho đường lượn của yến. Nhiệt độ, khí hậu thích hợp.
Dựng nhà yến đảm bảo đúng kĩ thuật theo tiêu chuẩn:
Có thể xây một ngôi nhà mới hoặc tận dụng ngôi nhà đang ở để làm chỗ nuôi yến. Sao cho chi phí xây dựng ở mức thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn.
Độ cao của mỗi tầng nhà yến ít nhất là 2m đối với vùng lạnh, trên 2m đối với vùng có nhiệt độ cao hơn. Có các khoang thông tầng, làm sao cho bầu không khí trong phòng giống như các hang, vách đá tự nhiên. Số tầng tối thiểu là 2 tầng. Không nên xây 1 tầng vì nó quá thấp, không thuận tiện cho đường bay của yến, không đẩm bảo nhiệt độ.
Kĩ thuật nuôi chim yến trong nhà cần nhớ là phải đảm bảo được độ ẩm từ 75-90%, tức là nhiệt độ 27-29 độ C. Để tạo được độ ẩm như trên, chúng ta cần tạo độ cao của căn nhà yến hợp lí. Muốn giữ được nhiệt độ ổn định, phải chú ý đến hệ thông thông gió. Ống thông gió phải được lặp đặt đúng kĩ thuật. Cũng có thể sử dụng quạt thông gió.
Nguyên liệu bằng giá gỗ. Đảm bảo độ mềm, không được có mùi để chim dễ dàng bám đậu. Khoảng cách chiều ngang ô khoảng 45-50cm, chiều dài khoảng 90-110cm. Chiều dài của giá tổ được lắp đặt vuông góc với đường truyền của ánh sáng và đảm bảo sao cho giảm thiểu tối đa ánh sáng phản chiếu lên giá tổ. Có thể làm giá tổ bằng bê tông hoặc đá tự nhiên….
– Dùng âm thanh ngoài để quyến rũ yến. Âm thanh lắp đặt vào chỗ ra vào và đường luồng thật hiệu quả để dụ yến vào phòng. Chọn những thiết bị âm thanh thật giống với tiếng chim yến là kĩ thuật cần thiết nếu bạn muốn .
– Làm tổ giả để lừa chim yến.
Yến sào Tùng Dương với hơn 10 năm nghiên cứu về đặc tính loài chim Yến chúng tôi đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế, thi công và dẫn dụ chim trong nhà yến cũng như cung cấp những tổ yến sào có giá trị chất lượng cao cấp nhất tới tay khách hàng. Với phương châm: “Sức khỏe của bạn là niềm vui của chúng tôi. Phục vụ cho các bạn như chính cho gia đình mình”. Sứ mệnh của chúng tôi là giúp cho tất cả các chủ đầu tư đều thành công trong nghề nuôi yến, và tất cả mọi người thuộc các tầng lớp dù giàu hay nghèo, đều có thể sử dụng được những tổ yến có giá trị chất lượng cao nhất để nâng cao sức khỏe của bản thân và cho gia đình.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Nuôi Chim Cút Tại Nhà trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!