Đề Xuất 3/2023 # Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc Chim Khướu Hót Hay Đơn Giản # Top 9 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 3/2023 # Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc Chim Khướu Hót Hay Đơn Giản # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc Chim Khướu Hót Hay Đơn Giản mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chim khướu có tên khoa học là Timaliidae. Họ Khướu là một họ lớn của phần lớn các loài chim dạng sẻ ở Cựu thế giới. Chúng đa dạng về kích thước và màu sắc. Đây là các loài chim của khu vực nhiệt đới, với sự đa dạng lớn nhất ở Đông Nam Á.

Bộ lông chim Khướu mềm, dày, xốp, thường có màu xỉn, cánh tròn, chân khỏe và cao. Thích nghi với việc di chuyển trên mặt đất và trên các cành cây, có tiếng hót vang và hay. Chim Khướu hót có dáng người thanh mảnh, lông mỏng, mỏ dài, chân thon.

Chọn những con dáng người to, chân trụ vững, ngón ngắn, móng vừa phải, vảy nổi lên. Lông to bản và không ôm sát thân, mỏ ngắn nhưng to và chắc, lông đuôi ngắn. Có một chỏm lông ở quanh mỏ dài và màu đen đậm. Đặc biệt đám lông màu đen ở dưới cổ phải lớn.

Chú ý kỹ sẽ thấy đám lông ở hai má thường hay phồng và phình to hơn. Mỗi khi nghe tiếng chim khác hót hoặc bạn bắt chước giọng chim hót. Nó không hót lại mà phát ra âm thanh như “khẹc, khẹc…” để tỏ thái độ khó chịu của nó. Kết hợp với tiếng kêu này là nó thường hay phồng má, chân nhảy liên hồi.

Lồng thì có nhiều loại, có thể là lồng vuông, lồng tròn, lồng mái vòm… nhưng nhìn chung thì Khướu được nuôi nhiều ở lồng vuông, bởi vì lồng vuông có thể áp sát tường treo trong nhà, tiện cho chim mỗi khi sang lồng, không gian có vẻ rộng hơn. Một số nuôi ở lồng tròn, nói chung là tùy theo sở thích, túi tiền của từng người. không nên nuôi lồng sắt

Nên chọn lồng có nan khít với lỗ khoan, nan mảnh nhưng chắc chắn…Được quét qua khoảng 2 – 3 lớp sơn mài hoặc Véc ni. Chọn những cái cầu to hơn ngón tay cái, tốt nhất là bạn nên tự tay tìm lấy và làm.

Khướu là một loài chim cảnh ăn tạp, tất cả mọi thức ăn, dễ nuôi. Thường là bột ngô xay nhỏ kết hợp với tép khô, bột dinh dưỡng của baby, trứng gà. Sau đó cho vào lọ, cho chim ăn dần.

Khướu ăn trái cây nhưng ít hơn so với những loại chim khác. Thỉnh thoảng nó mới ăn, nhưng chỉ một ít thôi. Nước uống thì nên cho uống nước đun sôi đã để nguội. Vì thời gian ban đầu, nguồn nước lạ, thay đổi hoàn cảnh sống. Nên nó thường đi phân trắng hoặc phân xanh. Đừng lo lắng, khi nào ổn định thì nó sẽ trở nên bình thường lại thôi.

Buổi sáng, khi mang chim ra, sau khi nghe chim hót. Khi mặt trời lên thì có thể mang chim ra tắm nắng. Chim rất thích tắm nắng vào buổi sáng sớm, khoảng 5 phút là mang vào, treo lồng ở trên cao. Buổi tối không nên cho chim phơi sương.

Khướu thích tắm, thường sống ở những nơi mát, như gần khe, suối. Mang chim về nhà khoảng hai tuần, khi chim đã dạn người hơn. Bắt đầu tập cho khướu tắm, sang chim qua lồng tắm.

Đưa hai lồng lại đến gần nhau, kẻo cửa lồng lên, đứng lùi lại ra xa phía sau lồng có chim ấy. Khi đó Khướu sợ sẽ tìm đường nhảy sang lồng tắm. Khi Khướu đã qua lồng tắm thì nhẹ nhàng đến gần, đóng cửa lòng lại. Dùng nước tưới nhẹ hoặc vẩy nhẹ nước cho ướt lông Khướu, phía dưới lồng có một chậu chứa nước. Tranh thủ vệ sinh lồng kia, thay bột và nước.

Khi thấy chim hay rỉa lông, hay dùng chân gãi, khi đó 80% là chim bị rận chí. Có thể trị bằng cách tắm cho chim, pha vào nước một ít nuối ăn, cho chim tắm bình thường. Làm như vậy vài lần sẽ khỏi.

Khi khướu về đến nhà, nên treo lồng hoặc áp lồng ở sát tường. Đừng quên dùng phấn diệt kiến kẻ một đường trên tường bao lấy lồng. Áp lồng nơi nào ít người qua lại. Có thể dùng giấy bào hoặc áo phút khoảng 1/2 lồng ở 2 ngày đầu để giúp chim trấn tĩnh.

Nếu là Khướu hót thì qua ngày thứ hai là nó bắt đầu xổ giọng. Khi đó có thể tháo lớp phủ lồng ra, vẫn để lồng chim ở yên đó. Không nên di chuyển ra vườn, để chim thích nghi và dạn người hơn.

Khoảng bốn ngày thì thả 1 – 2 con cào cào cho chim, rồi lùi lại xa. Ở những ngày sau, nên thả lần lượt từng con. Khi chim ăn hết con này mới nhẹ nhàng đến gàn và thả con khác vào. Hành động nhẹ nhàng, từ tốn kẻo chim sợ. Khoảng 2 tuần sau là chim sẽ dạn người hơn. Có thể mang chim ra vườn hoặc treo lồng trước nhà, gần cửa ra vào.

Tập cho chim dậy sớm, khi mặt trời chưa ló lên, ánh sáng mờ mờ, có thể nhìn thấy. Bạn nên đánh thức chim bằng cách nhẹ nhàng đưa lồng chim treo ở ngoài vườn hay treo trước nha. Ban đầu chim hơi sợ nhưng làm như vậy khoảng 3 – 5 lần là chim sẽ quen. Khướu thích dậy sớm để hít thở không khí trong lành. Sau đó nó sẽ hót do bản năng.

Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc Chim Họa Mi Hót Cực Hay

Kỹ thuật nuôi chim Họa Mi hót hay không phải đơn giản bởi đây là loại chim rừng khá nhút nhát nên mất rất nhiều thời gian thuần hóa.

Kỹ thuật nuôi chim cảnh ngày càng phát triển và lan rộng, một phần là nhờ vào mong muốn được nghe những tiếng hót véo von, lanh lãnh có thể đi vào lòng người, đem đến tính giải trí cao của các loài chim cảnh. Mà nhắc đến tiếng hót hay, không thể không nhắc đến tiếng hót của chim Họa Mi.

Chọn lông tơi, xốp, mềm. Lông đầu mỏng, ôm sát da đầu, lông cánh mềm. Chọn cẳng chân to, các vảy chân có viền thẫm, ngón ngắn, móng mèo. Mắt chim Họa Mi không có giác mạc, cụ thể là lồng đen mà có nhiều màu. Phải chọn con có chấm đen ở đồng tử nhỏ hơn những con khác. Từ đồng tử lóe ra 4 tia mắt, nên chọn tia càng to, càng rõ, càng dày càng tốt.

Lồng chim

Lồng nuôi Họa Mi khoảng 60 nan là được, đường kính đáy lồng khoảng 40 phân hoặc có thể nhỏ hơn. Có thể dùng lồng tre hoặc mây. Mỗi lần tắm cho chim là mỗi lần vệ sinh lồng cho nó, ta phải cọ sạch nước và quét hết rác bên dưới đáy lồng cho kỹ. Họa Mi là loài chim ưa khí hậu lạnh nên không cần cho phơi nắng nhiều, nếu để ở nới có nhiều gió chim dễ chết đột ngột, tốt nhất là tối đi ngủ nên đậy kín áo lồng lại.

Kỹ thuật nuôi chim Họa Mi

Nếu có kỹ thuật nuôi chim Họa Mi đúng phương pháp thì chỉ trong nửa năm chim sẽ dạn người. Trong quá trình nuôi khoảng 1 tuần thấy chim bớt nhát thì hé áo lồng ra từ từ và treo chim ở chỗ ít người qua lại để chim quen dần. Chim Họa Mi tắm thì bình thường, chỉ có những lần đầu tắm cho chim nên nhẹ nhàng để tránh làm chim hoảng sợ.

Nếu là chim Họa Mi trống làm sao để nó mau dạn, ta treo 1 một chim mái ở cách xa đó, khuất mặt càng tốt. Khi nghe tiếng của chim mái, chim trống sẽ hăng lên và mau dạn người. Một chim mái có thể giúp 2-3 chim trống tăng lửa.

Lưu ý: Không đổi thức ăn đột ngột bởi Họa Mi sống ngoài thiên nhiên tuy ăn côn trùng là chính, nhưng vẫn được coi là giống chim ăn tạp. Khi nuôi nhốt trong lồng ta tập cho chung ăn thức ăn riêng. Và chim đã quen với một loại thức ăn nào đó thì ta nên cho chim ăn mãi thức ăn đó. Tất nhiên tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng của chim mà có sự thay đổi thành phần thức ăn. Nhưng nhất thiết không nên thay đổi thức ăn đột ngột, vì họa mi rất dễ “dị ứng” trước mùi vị thức ăn lạ nên dễ bị suy và thường dẫn đến việc thay lông.

Cách tập cho chim Họa Mi hót hay

Để có một con chim Họa Mi hót hay và nhiều giọng, bạn phải luôn luôn cho chim đi dượt, một con chim có tuổi lồng, già rừng thường thì là giọng rất trong và hay tiếng hót có hồn của núi rừng. Nếu chim của bạn là chim mộc hoặc mộc tức là chim mới bắt ở rừng ra thì bạn vẫn phải mang đi dượt chim, bằng cách trùm kín áo lồng để dưới đất cho nó nghe ngóng các con khác hót để bắt giọng.

Trường hợp không đi dượt chim được thì mua CD họa mi trống hót để chim nghe tập giọng. Hơn nữa, nếu muốn tập cho chim hót khỏe và hay cần bỏ hết áo lồng, treo chim lên cao, yên tĩnh chim hót rất hay và nhiều giọng. Những con chim không được tập dượt thường xuyên thì có nuôi lâu trong nhà thì vẫn hót dở.

Kỹ Thuật Nuôi Và Cách Chăm Sóc Chim Chào Mào Hót Hay Như Ý Muốn

Chào mào là một loài chim phổ biến ở châu Á, thích sống nơi có nhiều vườn, cây cối. Với sở thích ăn trái cây chín và sâu bọ thì quả là một giống chim dễ nuôi. Thế nhưng làm sao để có kỹ thuật nuôi chim Chào mào hót hay thì đó mới là vấn đề.

Cách lựa chọn chim Chào mào

Khi chọn chim phải chọn con chim lanh lợi, điệu bộ lanh lẹ. Cặp chân phải to, dài, thân hình cũng phải dài, vai nở nang, ngực ưỡn ra có lằn giữa ngực thì thường phổi to giọng chim vang. Nên nhớ những chú chim Chào mào có miệng mỏng, ngắn mới siêng hót.

Chim tốt thì mào có gốc to, khi mào dựng lên thì cạnh mào thẳng từ đỉnh xuống cổ. Yếm màu đen đậm cùng màu với mào càng dày càng tốt. Má phồng đều nhau vệt ngăn hai bên má rõ ràng. Hầu to phồng căng thì chim hót to và hay. Lưng hơi gù lưng tôm, cặp cánh gọn, lông cánh không xù ép sát vào mình không đan chéo nhau. Đùi to cẳng dài móng nhọn và cong đều. Đuôi dài và xếp gọn thành 1 cọng.

Kỹ thuật nuôi chim Chào mào

Đối với chim bổi mới bắt về, để chim hết nhát cần vài tháng để trấn an nên đòi hỏi bạn phải thực sự kiên nhẫn trong kỹ thuật nuôi. Ban đầu cần chùm kín lồng, tránh tiếp xúc nhiều nhưng phải để hé 1 khe nhỏ để nó quen dần với môi trường nhốt, sau đó tăng độ hé theo thời gian nuôi khi chim đã dần thích nghi.

Sau vài tháng nuôi nhốt thì bắt đầu cho chim làm quen với môi trường mới. Bạn cần cho chim tiếp xúc nhiều hơn bằng cách tắm cho chim, treo lồng nhiều chỗ … Mỗi lần cho ăn bạn cho ăn ít thôi, để hết sạch mới cho thêm thức ăn vào. Bạn phải làm cho nó hiểu là mỗi khi bạn đến gần là chỉ để cho ăn, dần dần nó sẽ cảm thấy bạn không nguy hiểm, thậm chí nó có thể còn mừng khi thấy bạn. Làm được như vậy, thêm 3-5 tháng nữa là nó đã tương đối dạn dĩ.

Bạn cũng cần lưu ý khi tắm cho chim cần thì ngày nào cũng nên cho chim tắm, nếu bận thì cách ngày tắm 1 lần. Mùa Đông 1 tuần tắm 1 đến 2 lần và nhớ pha thêm nước ấm. Nước tắm bạn cho vài hạt muối và cẩn thận vát 1,2 giọt chanh vào để diệt giận mạt trên lông.

Dinh dưỡng cho chim Chào mào

Về thức ăn của chim Chào mào là loài chim ăn trái cây, đặc biệt là các loại chính đó là chuối, đu đủ, cà rốt hấp, dâu tây, xoài.

Chuối chứa các loại vitamin A, B, C … Giúp cho chim tiêu hóa tốt, diệt khuẩn đường ruột. Quả đủ đủ là chất tạo sắc tố đỏ cho chim, giúp chim thay lông nhanh, có bộ lông óng mượt và đặc biệt phần tách đỏ ở má và hậu môn được cải thiện rất nhiều

Táo có chứa hợp chất hydro cacbon, keo táo, và lượng canxi lớn giúp trung hòa muối dư trong cơ thể chim, chất xơ trong táo giúp trị tiêu chảy và chất keo giúp đào thải chất độc hại trong cơ thể chim. Táo giúp cho chim căng lửa nhanh.

Cam là loại quả có nhiều vitamain C giúp tăng cường khả năng miễn dịch, nó còn trị ho cho chào mào rất tốt. Cho Chào mào ăn cam giúp giải nhiệt, thay lông nhanh, giúp cho tỉ lệ nở của trứng cao hơn.

Cách nuôi chim Chào mào hót hay

Mỗi tuần vài lần, ta nên đem chim đến các câu lạc bộ nuôi chim hót, hoặc có các tụ điểm nuôi chim do một số nghệ nhân tổ chức… để chim được dịp “học hỏi” những âm điệu của chim khác mà làm giàu cho giọng hót trầm bổng của mình. Nếu gặp được tay “kỳ phùng địch thủ”, chim sẽ hăng say đấu giọng hàng giờ, khiến chim sung sức lên, về nhà hót mãi…

An Dương

Chim Chích Choè Đất: Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc

Chọn chim theo hình dáng bên ngoài.

Chích chòe đất đẹp là con có chân cao ráo, thân hình dài và thon gọn. Bộ lông của chích chòe đất anh em chọn con có bộ lông mỏng và ốp vào thân. Bộ cánh chim thì chọn những con có vạch trắng rõ rệt, trắng ra trắng đen ra đen. Về bộ lông đuôi thì chọn con bản rộng, dài. Trong khoảng thời gian ngắn nó phải thường xuyên xòe cụp, đập cầu.

Đầu chim thì anh em lựa chọn theo tiêu chí đầu xà trán vuông, cổ thắt. Mỏ chim thì chọn con mỏ dưới mỏng, mép sâu. Khi đứng thì lúc nào cũng vươn thẳng đầu, đứng cao cầu. Nhiều anh em hay chọn đầu to nhưng lại có anh em chọn con có đầu vừa. Cái này thì tùy sở thích thôi miễn sao đừng to quá với thân hình chim là được.

Cách chọn chích chòe đất theo cách chơi.

Để chọn được chim tốt theo cách chơi thì tốt nhất nếu có anh em nên mang theo một con chích chòe đất khác. Khi kè chúng gần gần nhau (tương đối) thì chúng chịu hót, giở các thế chơi ra thì chúng ta mới đánh giá được con chích chòe này. Con nào mà xù xù lông lên rồi căng phồng vạch trắng ở cánh và đuôi ra thì con này có tố chất chơi đấy.

Ngoài ra nếu anh em mà bắt gặp mấy chú chích chòe mà điệu bộ nhảy lò cò, làm trò như múa lân thì anh em trúng phải số rồi đấy. Đây là đặc điểm của chim căng lửa và chơi rất hay.

Giá chim chòe đất non: Giao động 100k~300k tùy từng nơi và từng con

Giá chích chòe đất trưởng thành: Giao động từ 400k~1 triệu đồng 1 con. Những con có khiếu chơi hay, dáng đẹp thì có thể lên đến 2 3 triệu trở nên 1 con.

Thức ăn cho chim chích chòe đất

Thức ăn cho chích chòe đất chủ yếu vẫn là mồi tươi và cám dành riêng cho chúng. Chòe đất các bạn cũng cho chúng ăn mồi tươi sâu quy, cào cào, dế… Điểm khác biệt với chòe than đó là chòe đất có cơ thể nhỏ hơn nên lượng thức ăn cho chúng sẽ ít hơn. Mỗi con chòe đất thường tiêu thụ khoảng 20 con sâu quy hoặc cào cào, dế…(sáng 10 chiều 10), không như chích chòe than tiêu thụ tận 50~100 con. Chính vì thế nuôi chòe đất sẽ đỡ tốn kém và vất vả hơn chòe than.

Cách thuần hóa chim chích chòe đất bổi

Tuần thứ 1: Chòe đất bổi anh em bắt về thì cần dậy cho nó thích nghi với môi trường nuôi nhốt. Anh em cho chòe đất vào lồng cùng với 1 cóng nước, 1 cóng sâu gạo. Cứ trùm lồng như thế và mỗi ngày mở ra để kiểm tra nước và thức ăn. Được khoảng 2 3 ngày thì anh em cho vào thêm một cóng sâu trộn cám và bớt sâu ở cóng kia đi. Mục đích là sâu có thể thích nghi và ăn được cám.

Trường hợp 2: Anh em sẽ gặp phải con chích chòe khá nhát. Biểu hiện là nó sẽ nhảy loạn xạ, nhảy như kiểu không tiếc thân, va vào lồng, gẫy đuôi… Khi ấy thì anh em lại quay lại tuần thứ 1 để cho em nó làm quen với môi trường nuôi nhốt và bớt sợ. Khi nào anh em thấy nó ok rồi thì mới tiếp tục làm tiếp.

Tập tắm cho chích chòe đất

Chích chòe đất rất kén chậu tắm, thế nên việc tắm cho chòe đất khá vất vả. Nên khi đã tập tắm cho nó thì chọn 1 loại chậu thôi, thay đổi là lại phải tập lại từ đầu. Không như chim chích chòe than chúng rất bạo và dễ tập tắm.

Để tập cho chòe đất tắm thì anh em thông lồng với nuôi với lồng tắm. Ngoài ra thì anh em bỏ hết cóng thức ăn ra ngoài và đồng thời thả vào chậu tắm (không có nước) mấy con sâu, con dế. Làm như thế cho chim nhảy vào chậu tắm khoảng 2 3 ngày thì chim đã quen rồi.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc Chim Khướu Hót Hay Đơn Giản trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!