Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc Chim Vẹt Non Chuẩn Nhất mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chim Vẹt con lúc mới nở cần được sưởi ấm với nhiệt độ khoảng 37 độ C. Và giảm dần theo thời gian sinh trưởng của Vẹt đến nhiệt độ của môi trường xung quanh.
Cách đơn giản nhất là tự tạo lồng úm bằng cách sử dụng thau, chậu, rổ nhựa, hộp gỗ được che chắn cẩn thận. Tránh chó, mèo, chuột, muỗi, gián…Kích thước phù hợp với thể trạng và sự phát triển của từng giống chim. Đảm bảo độ thông thoáng và nhiệt độ phù hợp trong lồng úm.
Thức ăn dạng bột dành riêng cho Vẹt non, chẳng hạn như: Kaytee. Thức ăn dạng bột dành cho trẻ sơ sinh….Bột thức ăn được pha loãng với nước sôi để nguội. Sao cho hỗn hợp vẫn còn ấm, bơm cho vẹt con ăn bằng xy-lanh.
Chia bữa ăn ra nhiều bữa với mỗi lần ăn vừa đủ no, 4-6 bữa ăn/ ngày. Sau khi vẹt đói thì cho ăn tiếp. Tránh tình trạng cho vẹt ăn liên tục vô tình thức ăn bị hư trong diều. Làm cho hệ tiêu hoá vẹt làm việc liên tục dể xảy ra tình trạng vẹt con ăn không tiêu.
Đảm bảo lượng thức ăn vừa đủ trong một ngày. Điều này giúp bạn kiểm soát được một phần tình trạng sức khỏe của chim. Khi chim ăn ít rất có thể vẹt của bạn đang bệnh…Đảm bảo nước sạch và luôn có sẵn cho chim uống.
Chế độ dinh dưỡng dành cho vẹt nên đa đạng. Đối với hầu hết loài vẹt, ngoài thức ăn cơ bản dạng viên, phù hợp chiếm 65 % đến 80%. Bạn cần bổ sung rau cải, ngũ cốc chiếm 65 % đến 80%. Phần còn lại là hạt và trái cây. Không nên cho vẹt ăn bơ, cà phê, rượu, sô cô la, hoặc đồ ăn nhẹ có đường hoặc muối, khoai tây…
Mỗi tối trước khi đi ngủ nên cho vẹt uống thêm một ít nước để lọc thức ăn tồn động trong cơ thể.
Vệ sinh cho vẹt con sau khi ăn uống bằng cách dùng khăn thấm nước ấm ấm hoặc vải mềm lau cho vẹt. Đồng thời, thay giấy lót cho vẹt sạch sẽ, khô ráo. Nên dùng giấy Pulppy hoặc các loại giấy có độ dai và không mùi.
Dọn dẹp vệ sinh chuồng, cầu đứng cho vẹt. Rửa máng ăn, cóng thức ăn sạch sẽ hằng ngày. Có thể dùng nước rửa chén đảm bảo thức ăn luôn sạch sẻ và tươi mới.
Phù hợp với kích thước lồng và thể trạng của vẹt để phát triển khả năng tư duy và trí thông minh của vẹt. Đồng thời, giảm khả năng bị stress do bạn không có thời gian chơi với nó. Vẹt có tính xã hội cao, do đó ngoài đồ chơi. Bạn nên dành một khoảng thời gian phù hợp để nói chuyện, vuốt ve. Tạo cho vẹt có cảm giác thân thiện và được yêu thương.
Vẹt có khả năng bắt chước tiếng người, động vật, chuông điện thoại….. Hơn nữa, 1 số dòng vẹt có thể hiểu được. Bạn nên dành mỗi ngày một ít thời gian dể dạy vẹt từ những từ đơn giản đến phức tạp. Thời gian dạy vẹt nói tối đa 15 phút tại một thời điểm thích hợp.
Vẹt rất cần được tắm rửa sạch sẽ và đa số thích tắm. Dù vẹt tắm bằng cách nào, khuyên bạn nên bỏ 1 ít muối hột vào cho vẹt tắm.
Nếu bạn có thời gian thỉnh thoảng bạn cho vẹt bạn tắm nắng vào buổi sáng sớm. Để cơ thể vẹt tự tổng hợp được viatamin D tăng cường khả năng hấp thụ canxi giúp xương phát triển và chắc khoẻ.
Nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng nơi vẹt ở: sao cho vẹt cảm thấy thoải mái, hoạt bát là tốt.
Cắt so le, cắt từ ngoài đầu cánh vô trong, cắt giữa. Tuỳ theo từng thể trạng của từng giống chim mà chúng ta có cách cắt cánh sao cho phù hợp. Tránh cắt cánh phạm vào thịt, cắt cánh lúc chim thay lông non dể bị chảy máu. Một số người kỹ tính họ sợ chim giận nên nhờ người khác cắt cánh. Hoặc lấy tấm khăn hoặc mền trùm chim lại sao cho chim không nhìn thấy người cắt.
Cắt cánh sao cho chim vẫn bay được nhưng không cao. Nguy hiểm nhất là cắt cánh chim xong là chim bay từ cao rớt xuống đất hoặc chim bay mất.Cắt cánh định kỳ sau khi chim thay lông (không nên cắt cánh vào lúc chim đang thay lông hoặc chim non đang mộc lông ống. Cắt 2 bên cánh đối xứng- bên cánh này cắt bao nhiêu cọng lông, chiều dài bao nhiêu thì bên kia cắt như vậy. Chim vẫn đạt độ thẩm mỹ cao.
Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc Chim Sáo Chuẩn Của Chuyên Gia
Sáo có tên khoa học là Sturnidae, nguồn gốc châu Á, được gọi là yểng hay sáo yểng. Còn nhiều loài châu Phi gọi là sáo ngũ sắc do chúng có bộ lông óng ánh nhiều màu. Bộ lông thường sẫm màu với ánh kim. Phần lớn các loài làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng.
Chim Sáo có chân khỏe, đường bay khỏe và thẳng, và chúng thích sống thành bầy. Môi trường sinh sống ưa thích của chúng là vùng nông thôn tương đối thoáng. Chúng ăn sâu bọ và quả. Một vài loài sống xung quanh nơi sinh sống của người. Chúng là những loài chim thực sự ăn tạp. Nhiều loài tìm kiếm thức ăn bằng cách há mỏ sau khi thăm dò nó trong bụi cây rậm. Thói quen này được gọi là thăm dò mỏ há.
là một trong những loài chim cảnh được xếp vô loài chim cảnh dễ nuôi nhất của Việt Nam. Đây là một chú chim mang đặc tính thông minh. Ngoài ra chim này có những đặc tính thú vị khác. Chúng rất dạn khi tiếp xúc với con người không giống như các loại chim khác. Thậm chí chú chim này sau một thời gian nuôi dưỡng còn được chủ nuôi thả tự do. Nên nhiều người thường trêu đùa rằng nuôi loại chim này chẳng khác gì nuôi những chú gà chú vịt.
Chim Sáo nói thường phổ biến 3 loại là Sáo đen, Sáo nâu và cà cưỡng. Tùy thuộc vào sở thích của mỗi người mà chọn từng loại chim Sáo khác nhau. Nhưng về cơ bản khi chọn nuôi chim Sáo nên chọn con to khỏe, đầu to, mỏ đẹp móng đẹp trong đàn. Chọn con linh hoạt hay kêu, chân cẳng to, mỏ to.
Nuôi chim chỉ cần chọn loại lồng trung bình, bằng tre, bằng mây hay bằng lưới kẽm. Không giống như các loài chim cảnh khác như chim vành khuyên, chim chào mào, , … chim Sáo không quậy chỉ thích đứng im tại chỗ nhưng nó lại thường dùng mỏ cạy cửa. Vì thế để bảo vệ lồng bạn nên dùng kẽm để khóa cửa lồng lại.
Chim sáo có đặc tính là ưa thích nhảy nhót – phải chuẩn bị lồng có không gian rộng rãi để chúng dễ dàng hoạt động. Lồng nuôi phải có then cài thật chắc – loài sáo rất nghịch ngợm và chúng có khả năng mở cửa chuồng bằng mỏ rất khéo.
Phía bên trong lồng nuôi chim, các bạn phải có riêng bát uống nước, bát ăn hạt – trái cây và bát ăn côn trùng riêng.
Loại chim này có hình thức ăn uống khá dễ. Thức ăn chính của chúng là những con châu chấu, trứng kiến cào cào, các loại này bạn có thể tự ra đồng bắt hoặc các bạn có thể tìm mua ở nhiều nơi trên các chợ. Và các loại đồ tươi chim này rất thích, bao gồm chúng rất thích ăn các loại trái cây. Nếu bạn không có thời gian để mua các loại thức ăn trên thì bạn có thể mua các loại cám cho chim ăn dần cũng được. Việc nuôi chim này bạn sẽ không cần phải suy nghĩ hôm nay thực đơn cho chúng ăn sẽ là món gì.
Bỏ đáy đựng phân ra, thay vào đáy hứng nước vào, bỏ ca thức ăn ra. Những ngày đầu khi chưa quen, ngồi cạnh lồng. Lấy một ngón tay nhúng vào tô nước vẫy vẫy cho nước tung tóe ra. Một lúc chim sáo sẽ nhẩy vào bát tắm như vịt. Vài ngày sau đã quen, cứ cho tô nước vào là tắm ngay. Nếu chim còn lười tắm thì để cách hai ba ngày mới cho tắm một lần. Thì khi đưa ca nước vào, chim sẽ lao vào tắm ngay. Những ngày mùa hè nóng, trưa nào cho tắm cũng được. Mùa khác thì hôm nào nắng lên mới cho tắm.
Phân nát, nhão, không khô, thường bị dính vào chân chim hay đáy lồng, dính vào đít. Thì chim nhà bạn đã bị đi ngoài ỉa chảy đó. Cái này do người nuôi cho ăn quá nhiều thịt hoặc cám pha nước để lâu lên men, hoặc cám bị mốc, mối mọt. Bạn chỉ cần 1/4 viên berberin khoảng 1g hoà với nước trong cóng cho sáo uống trong ngày, liên tục trong 5 ngày.
Lông chim xơ xác do các kí sinh trùng gây hại bám vào lông và da, khiến lông xơ xác. Việc đầu tiên ta phải vệ sinh chuồng trại cho sáo. Vì sáo ăn nhiều thải nhiều nên khoảng 2 ngày thay đáy lồng. Cho sáo tắm bằng nước muối pha loãng. Tắm xong cho phơi nắng khoảng 15 phút cho ung trứng dận, bọ trên người sáo.
Sáo nuôi trong lồng không được thả lại bổ xung nhiều chất mỡ,đạm. Dẫn đến nguyên nhân sáo trở nên chậm chạp,sinh ra lười vận động ít hoạt bát.Có trường hợp sáo chết đột ngột cũng do nguyên nhân béo phì. Bạn cần cho sáo tắm nắng mỗi buổi sáng,và cho ăn uống điều độ lại.
Nếu khí hậu lạnh mà bạn không trùm áo lồng. Hoặc mùa đông sáo tắm xong không có nắng. Lúc đó hiện tượng sáo bắt đầu hắt xì lông xơ xác,toàn thân run lên. Sáo sẽ bị viêm phổi. Vì vậy, trước khi đi ngủ nên trùm áo lồng tránh lạnh cho sáo.để nơi ấm áp. Pha nước đường cho vào cóng nước.
Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc Vẹt Nói Hay Như Tiếng Người
Vẹt có lẽ là loài chim cảnh đáng yêu nhất, chúng có thể nói tiếng người nên rất thông minh. Cũng chính nhờ những đặc điểm đã có sẵn ở loài vật nuôi này nên kỹ thuật nuôi Vẹt không hề khó.
Giống Vẹt
Tại Việt Nam nhiều loại Vẹt biết nói như Vẹt đầu xám, xít, Vẹt mỏ vàng, Yến phụng… Nếu đuôi dài thì có thể là Vẹt đầu xám hoặc xít. Muốn nuôi dạy vẹt nói, điều quan trọng nhất là phải nuôi từ lúc nó mới nở. Bạn đợi mùa sinh nở của chúng ra các tiệm chim sẽ có bán những con vẹt còn choác mỏ đòi ăn, khi đó hãy lựa 1 con khỏe mạnh đem về.
Chuồng nuôi
Chuồng nuôi cho Vẹt không cần quá cầu kì. Vẹt là giống chim quen sống theo bầy nên điều kiện tốt nhất vẫn là gần với tự nhiên nhất, đó là nuôi trong chuồng có trồng cây xanh với một bầy gồm nhiều cá thể. Nhưng trong điều kiện xã hội hiện nay không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện kinh tế cũng như không gian để xây dựng chuồng nuôi nên cách nuôi đơn lẻ hay theo cặp trong lồng cá nhân vẫn phổ biến hơn. Loại lồng được sử dụng cho Vẹt là các lồng làm bằng kim loại. Loại này vừa bền, sạch, tiện dụng trong việc làm vệ sinh lồng chim, và đặc biệt là để chịu được cái mỏ khoẻ của họ nhà Vẹt.
Kỹ thuật nuôi Vẹt
Kỹ thuật nuôi Vẹt không khó nhưng lại cần sự chăm chỉ, tỉ mẩn trong quá trình chăm sóc. Khi mới mang Vẹt về nuôi để chúng nhanh quen với môi trường nhà bạn cần phải có những cử chỉ nhẹ nhàng, vuốt ve bàn chân, bàn tay để tạo sự phản ứng thân thiện. Chú ý đừng để nó sợ khi đụng đến cánh của nó, vì chim rất nhạy cảm với việc đụng vào cánh. Thao tác cuối cùng cần đạt được là làm sao để vẹt cho vuốt ve mỗi khi bạn tiếp cận với chúng.
Khi đã trở nên quen thuộc, đối với các con chim non thường xuyên cho phép bạn trở nên quen thuộc với tính cách và sở thích của từng con, làm cho bạn tiếp cận với chúng dễ dàng hơn và cũng như dễ dàng điều khiển con chim theo ý mình bằng những cử chỉ đơn giản, như ra hiệu bằng tay, hay gọi nó lại gần. Để gọi được con chim, đầu tiên bạn phải đặt cho nó một cái tên đơn giản, với một âm tiết để chim dễ bắt chước.
Chế độ dinh dưỡng
Thức ăn dinh dưỡng của Vẹt bạn có thể sử dụng tốt nhất là loại theo công thức đóng gói sẵn được sản xuất công nghiệp với nhiều thể dạng như dạng viên, dạng cục hay mảnh vụn. Với loại thức ăn này, bạn không phải mất thời gian và công sức trong việc cho Vẹt ăn mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại dinh dưỡng cần thiết cho nó như các loại ngũ cốc, rau cải, hạt, trái cây, protein, vitamin và khoáng chất. Không những thế, thức ăn cho Vẹt theo công thức còn giúp hạn chế việc chú vẹt của bạn ăn phải những thành phần dinh dưỡng nằm ngoài chế độ dẫn đến sự thiếu cân bằng trong dinh dưỡng.
Nếu sử dụng chai nước, nên thay đổi nước hàng ngày và đầu chai phải được kiểm tra xem có còn hoạt động tốt hay không. Khử nước là vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra trong vòng 1 ngày hoặc 2 nếu nước không có sẵn. Nếu bạn thay đổi từ việc cho chim uống nước trên dĩa sang uống nước bằng chai, phải chắc rằng chim biết cách sử dụng chai trước khi bỏ hẳn đĩa.
Vệ sinh
Đĩa đựng thức ăn của Vẹt nên được rửa sạch hàng ngày bằng nước xà phòng (nước rửa chén). Không nên để bất cứ loại thực phẩm nào trong lồng quá 24 giờ, hậu quả của phân chim hoặc thực phẩm tồn động như vậy khá nghiêm trọng.
Bệnh thường gặp ở Vẹt
Nuôi Vẹt bạn cần đặc biệt chú ý tới phòng bệnh cho chúng mang theo nhiều mầm bệnh dễ lây. Bệnh đó gọi là psittacosis hay “sốt vẹt”, nhưng nay gọi là ornithosis hay “sốt chim”. Vẹt cũng rất dễ nhiễm nhiều bệnh do vi khuẩn hoặc do virut, hoặc do nấm, ký sinh trùng. Nhiều bệnh dễ lây nhiễm và gây tử vong. Có một vài bệnh đặc trưng cho loài này, còn loài khác lây nhiễm bất cứ bệnh nào. Cách chữa dùng Tetracyline trộn vào thức ăn hoặc pha nước uống trong thời gian 30-45 ngày
An Dương
Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc Chim Chích Chòe Than
Chim Chích Chòe Than Oriental Magpie Robin (Copsychus saularis) là một loài chim dạng sẻ nhỏ trước đây là phân loại như là một thành viên của họ hoét (Turdidae ), nhưng bây giờ được xem là Đớp ruồi cựu thế giới (Old World) nó là các loài chim đặc biệt màu đen và trắng với một cái đuôi dài được giữ thẳng đứng khi kiếm thức ăn trên mặt đất. Phân bố ở nhiều vùng nhiệt đới Nam và Đông Nam Á, chúng là các loài chim phổ biến trong các vườn đô thị cũng như rừng. Chúng đặc biệt nổi tiếng với những giọng hót hay đã từng phổ biến như cagebirds.
Một đặc tính khá lạ làm nên sự khác biệt của chim Chích Chòe than với các loài chim khác đó là khi hót không bao giờ đậu cành thấp. Chúng thường chọn cành cao nhất của cây rồi đậu đó một khoảng thời gian dài và hót. Giọng hót của chim Chích Chòe than rất bài bản, không thể lầm lẫn được với giọng của các loài chim khác. Chính vì chúng khá bản lĩnh lại có giọng hót hay nên lại được rất nhiều người chuộng nuôi làm cảnh.
Cách chọn giống
Chọn giống chim Chích Chòe than cần để ý đến các yếu tố như mắt, mỏ, cánh, chân không bị dị tật, các ngón chân còn đầy đủ móng là được. Sắc lông phải đen, trắng rõ ràng thì sau này chim trưởng thành mới đẹp.
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Chích Chòe than
Trong đời sống tự nhiên, chim Chích Chòe than thích gần gũi với con người. Chúng thường sống và làm tổ ở trong vườn nhà. Tổ của chúng là những họng cây. Dù chim Chích Chòe than trông có vẻ dạn người, thế nhưng khi bắt vào lồng thì chúng tỏ ra cực kỳ sợ hãi. Nhiều con cứ thấy có bóng người là cố chui rúc vào nan lồng đến nỗi bể đầu, tróc lông, xệ cánh, không chịu ăn mồi để chịu chết. Do đó, người ta thường nuôi chim con, vừa mau dạn lại có thể nuôi thả như các loài gia cầm khác.
Mỗi ngày nên cho chim non ăn sớm vì qua một đêm chim rất đói. Đút cho chim ăn đến khi chim ngậm mỏ không ăn nữa thì thôi, mỗi giờ nên đút một lần, đến 8 giờ tối thì chùm áo lồng cho chim ngủ, tránh cho chim bị muỗi đốt, kiến cắn và giữ ấm cho chim.
Thức ăn của chim thường là trứng kiến, cào cào nhúng nước, dế và ăn dặm thêm bột đậu phộng trộn trứng (trộn với nước cho nhão rồi vo viên đút cho chim ăn). Đừng quên cho chim uống nước, nhờ nước chim mau lớn, thiếu nước chim sẽ chết.
Tập tắm
Chim đã nên hình nên vóc, lông non đã cứng, nhảy nhót tung tăng, thấy tay người biết đeo mổ là có thể tập tắm nước. Cho chim tắm khoảng từ 10 – 12 giờ trưa là tốt, chim tự tắm thì sẽ tự rỉa lông, chim lấu dầu ở bầu phao câu rỉa từng cọng lông cho bộ lông mượt mà. Không nên gấp gáp bắt ép chim tắm khi đang còn lo sợ, chim không chịu tắm sau này sẽ khó tập lại được.
Cách tập cho chim “có lửa”
Trong quá trình nuôi nếu thấy chim hay nói gió. tức là chim “ba hoa chích chòe” trong miệng nho nhỏ, tự mình nghe. Lúc đó cổ họng chim phồng lên, xẹp xuống liên tục phát ra những âm thanh “có dây có nhợ”…Mới đầu chim nói gió nho nhỏ, dần dần lớn hơn, rõ hơn, dài hơn và ta đã có thể thưởng thức tài nghệ của nó.
Nhưng thường cứ đến khoảng tháng 12 dương lịch là mùa khô, chim bắt đầu “có lửa” hót sổng, chim có lửa là chim “họng đen”, lông chim ép sát, thon thả gọn gàng. Lúc này chim vào mùa kết bạn nên thường xệ cánh, xòe đuôi múa may…và chuẩn bị cho ra những lứa chim non mới. Để chim hót nhiều và hay cũng nên cho chim tập với các con khác hoặc đưa chim tới các câu lạc bộ nuôi chim để giúp chúng dạn dĩ hơn cũng là học hỏi tiếng hót của nhiều con khác.
An Dương
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc Chim Vẹt Non Chuẩn Nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!