Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Nuôi Yến Phụng Sinh Sản mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chuẩn bị
Giống
Vẹt mạnh, thường hay nhảy nhót trong chuồng, Vẹt trống hay hót, màu lông sáng sủa. Vẹt bệnh, lông xơ xác, màu tối không sáng, ít bay nhảy, thời gian thay lông kéo dài. Để theo dõi sức khỏe của Vẹt, hằng ngày xem phân của Vẹt, phân đen, cứng đặc, có một chút giống sáp trắng và có nước bao trùm bãi phân. Đó là dấu hiệu Vẹt khỏe mạnh.
Trái lại, nếu phân Vẹt dính lại ở hậu môn làm rụng lông Vẹt đó là dấu hiệu Vẹt đã bệnh nhiều, phải cách ly để lây qua các con khác. Chuồng không rửa lâu ngày có thể dẫn đến bệnh ở móng và chân Vẹt; đầu ngón chân sưng to, chân bị nấm, Vẹt đứng không vững. Vẹt mái bị bệnh kéo dài thời gian đẻ, thay vì mỗi ngày đẻ một trứng, có thể hai hoặc ba ngày mới đẻ một trứng, do đó mùa sinh sản bị xáo trộn kéo dài đưa đến việc Vẹt trống phá ổ trong lúc Vẹt mái ấp.
Lồng/Chuồng
Chuồng thường là chuồng hộp có ba ngăn, hai ngăn bìa để nuôi Vẹt đẻ, ngăn giữa để nhốt tạm Vẹt con sau khi bỏ ổ độ một tuần để cho Vẹt cha bón thêm cho đến khi Vẹt con ăn mạnh mới dời qua chuồng nuôi Vẹt con.
Chuồng thường làm bằng dây kẽm hàng chấn song: Đáy chuồng có hai phần, bên dưới là cái mâm bằng nhôm hoặc bằng kẽm để hứng phân và các vỏ hạt Vẹt ăn rơi vãi trong chuồng. Phần trên là một tấm vỉ bằng dây kẽm hàng chấn song. Đáy chuồng và tấm vĩ phải được rửa sạch sẽ hằng ngày.
Chế độ ăn uống
Chúng thích ăn rau quả như xà lách, rau cải, rau muống, bắp cải, táo ngọt, thậm chí cả một lát cam vàng cũng đủ cho chúng vui tươi. Ngoài ra chim Yến Phụng thích ăn thóc kết hợp với kê theo tỉ lệ 1:1. Trong thời kì sinh sản thì tỉ lệ thay đổi thóc 1: kê 1,5. Thỉnh thoảng cho ăn ngô và các loại rau như xà lách, rau muống…để cung cấp canxi khi chim non sắp chào đời được cứng cáp.
Chăm sóc
Chim Yến Phụng rất thích tắm nên hãy chăm chỉ tắm cho chúng hàng ngày. Khi tắm cũng là thời gian để bạn tiếp xúc với chim nhiều hơn. Khi tắm xong, Yến Phụng thường chọn nơi có ánh nắng chan hòa mà sưỏi ấm.
Trong mùa Vẹt đẻ, không được xê dịch chuồng, làm động ổ, Vẹt sẽ ngừng đẻ cho đến mùa sau.
Cho vẹt giao phối
Kinh nghiệm cho thấy, các nhà nuôi Vẹt đẻ Tây phương hay Đông phương cũng dùng mốc gọi là tuần trăng lên hay chính xác hơn là từ ngày mùng một đến ngày rằm (15) âm lịch.
Khi Vẹt trống mái sẵn sàng để ghép đôi, thì cứ bắt đầu tuần trăng xuống (từ 23 đến 30 âl) tháng 11 âm lịch hoặc tháng 12 âm lịch, đưa Vẹt trống và Vẹt mái lại gần nhau ở hai chuồng ngăn đôi do một vách ngăn.
Đồng thời cũng lót cho Vẹt mái cái ổ. Vẹt mái sẽ bắt đầu tha rác và xoáy ổ.
Bên chuồng kế bên thì Vẹt trống sẽ thi thố tài năng hót reo. Thường thì bắt đầu những ngày cuối tháng và bắt đầu tháng âm lịch, Vẹt mái sẽ nằm ép trên cầu, xòe cánh đuôi đồng thời ngoảnh cổ lên kêu riu ríu. Lúc đó bỏ trống vào.
Tuy nhiên cần nhớ là Vẹt đạp mái vào buổi sáng sớm và chạn vạng tối, không nên thả Vẹt trống vào buổi trưa, Vẹt mái không chịu.
Sau một hai ngày chịu trống (lúc này cũng qua đầu tháng âm lịch là tuần trăng lên, Vẹt mái sẽ đẻ, mỗi ngày một trứng. Mái tơ sung sức có thể đẻ 5, 6 trứng mới ấp, thường khi thấy trứng Vẹt mới đẻ mà có màu xậm, xanh đậm hơn mấy cái trứng trước, thì đó là trứng sau cùng, Vẹt bắt đầu ấp.
Ấp trứng
Như các phần trên đã nói, mỗi ngày sau khi đẻ phải lấy một cái muỗng lấy trứng ra cất một chỗ riêng. Khi biết bắt đầu ấp, thì vào sáng sớm hôm sau, lúc hừng đông 5, 6 giờ sáng cũng nhè nhẹ lấy hết số trứng đã có để vào lòng bàn tay và cùng lúc để vào ổ cho ấp. Cách làm này, trứng sẽ nở cùng một lúc sau 13 ngày và cũng vào hừng đông. Lúc đó Vẹt cha, Vẹt mẹ cũng bắt đầu kiếm ăn nên việc chăm bón cho con được phối hợp cùng lúc. Vẹt con nở một lượt, có sức mạnh đồng đều nên được chăm bón rất đều, Vẹt con lớn đồng đều nhờ đó mà kết quả đạt được rất cao (thường là 100% số Vẹt nở).
Trái lại, nếu mỗi ngày không lấy trứng ra cứ để nguyên trong ổ, do có sự cách biệt mấy ngày, nên có con nở trước được hôm trước đã lớn hơn con nở hôm sau. Sự tranh ăn không đều nên các con nở sau sẽ chết vì thiếu ăn. Lần đầu tiên ghép Vẹt đúng thời điểm ổ Vẹt đẻ thứ hai cũng sẽ ở vào tuần trăng lên.
Mỗi mùa cho Vẹt đẻ độ 4 ổ là vừa sức, thời gian sanh đẻ độ 180 ngày (6 tháng) sẽ tách rời Vẹt mái, cho ăn ít hoặc các thức ăn ít vitamin để Vẹt chuẩn bị đi vào thay lông.
Mùa sanh sản năm sau lại được tiếp tục như năm trước.
Xác định trống mái qua trứng
Nếu đôi Vẹt cùng lứa tuổi, thường Vẹt mái đẻ một trứng trống rồi ngày sau trứng mái. Mỗi ổ thường có hai trứng mái và hai trứng trống. Tuy nhiên, vì có nhiều cách ghép Vẹt không theo lứa tuổi, có thể trứng trống nhiều hơn trứng mái. Để phân biệt chỉ cần quan sát hình dạng của trứng Vẹt.
Trứng sẽ nở Vẹt trống có một đầu lớn, một đầu nhỏ và nhọn.
Trứng sẽ nở Vẹt mái sẽ có hai đầu tròn như nhau.
Cách điều chỉnh số lượng trống-mái
Theo thống kê:
Nếu hai con trống mái cùng một lứa tuổi được ghép đôi sẽ cho số Vẹt con trống mái bằng nhau.
Nếu Vẹt trống già hơn mái, số Vẹt con mái nhiều hơn Vẹt con trống.
Nếu Vẹt trống non hơn Vẹt mái, số Vẹt con trống nhiều hơn Vẹt con mái.
Cách đếm tuổi vẹt
Để biết tuổi của Vẹt, thường xem các vòng đeo ở chân, trên đó thường có ghi năm sinh của Vẹt.
Trường hợp Vẹt không có đeo vòng, thì còn cách đếm lông cánh của Vẹt (lông dài và lớn) để biết tuổi của Vẹt. Thêm 1 tuổi, vẹt sẽ có thêm 1 lông.
Tuy nhiên, cái cần biết là năm đầu và hai năm sau để ghép Vẹt theo ý muốn nói trên. Thời điểm ghép này rất quan trọng, nó sẽ quyết định thành quả của mùa sinh năm đó.
Đeo vòng cho vẹt
Các nhà nuôi Vẹt ở Âu châu, có lập Hội nuôi Vẹtvà sản xuất loại vòng đeo ở cổ chân của Vẹt, trên đó có khắc năm sinh và chữ tắt của Hội. Khi gia nhập Hội, mỗi nhà nuôi Vẹt được cung cấp một hộp khoen nhỏ và cái kềm bấm số.
Ở Việt Name cũng có nhiều người cho Vẹt đeo vòng, loại bằng ny-lon có màu khác nhau để đánh dấu Vẹt của nghệ nhân đó sản xuất.
Muốn đeo khoen cho Vẹt, từng bước sẽ thực hiện như sau:
Vẹt con được 7 ngày hay 8 ngày tuổi, bắt Vẹt ra cầm ngửa tay trái, lấy ngón tay trái ngón trỏ chụm ba ngón trước của chân Vẹt vào nhau và cho lọt vô cái vòng cầm ở tay mặt đưa vào.
Sau đó sẽ lấy ngón tay trái đè ngón chân sau của Vẹt vào với phần chân của Vẹt. Tay mặt từ từ cho cái vòng qua khỏi móng của ngón chân sau.
Vòng được đeo vào chân Vẹt. Trả Vẹt vào ổ trở lại.
Cách Nuôi Yến Phụng Sinh Sản Từ A
Chọn giống tốt từ cửa hàng thú cưng uy tín
Để chọn được những chú yến phụng có gen tốt, bạn hãy đến tận cửa hàng bán chim cảnh để kiểm tra chất lượng. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến từ chủ cửa hàng và các khách hàng trước đó. Hãy chọn những chú chim khỏe mạnh. Như thế đời con sau khi lai tạo mới phát triển tốt.
Chọn những con chim không có quan hệ huyết thống
Những con chim có quan hệ huyết thống với nhau khi giao phối có thể sinh ra yến phụng non bị dị tật bẩm sinh, dễ bị nhiễm bệnh, thậm chí bị chết.
Một cặp chim đã quen mặt hoặc từng giao phối là lựa chọn tốt
Những chú yến phụng trống và mái từng ở chung chuồng với nhau (không có quan hệ huyết thống) và những cặp yến phụng đã được lai tạo thành công là lựa chọn tốt. Những con chim đã quen thuộc với nhau trước đó khiến cho chúng thoải mái với nhau hơn. Thời gian làm quen từ đầu sẽ được cắt giảm bớt đi.
Chọn vẹt yến phụng trống và mái trong độ tuổi nào?
Đối với yến phụng trống, độ tuổi thích hợp sinh sản là từ 1 – 6 tuổi. Thời gian sinh sản của con mái ngắn hơn, chỉ trong 3 năm từ 1 – 3 tuổi. Khoảng thời gian trên là độ tuổi dễ sinh sản nhất đối với yến phụng trống và mái.
Quan sát cặp yến phụng sau khi thả vào lồng
Sau khi đã lựa được cặp chim, hãy đặt chúng vào chung lồng và tách biệt với những con chim khác (nếu có). Điều này sẽ giúp cặp chim dễ làm quen và thoải mái với nhau hơn.
Nếu một trong hai con tỏ ra thái độ tiêu cực và bắt đầu gây chiến thì hãy đưa một con ra ngoài. Đặt hai con vào hai lồng riêng biệt và treo cạnh nhau. Các hành vi liên kết như chơi đùa hoặc trò chuyện sau đó sẽ khiến chúng trở nên hòa thuận hơn. Khi này, hãy cho chúng vào chung một chiếc lồng như ban đầu.
Một khi cặp chim đã thực sự gắn kết, chúng sẽ chơi đùa, ngủ, chăm sóc, ăn uống cùng nhau. Lúc này, bạn chỉ cần đợi đến thời gian đón nhận yến phụng non chào đời mà thôi.
Thiết kế lồng cho cặp yến phụng giao phối
Một chiếc lồng chim có kích thước lớn cho phép cặp yến phụng có nhiều không gian bay và giữ khoảng cách với nhau. Mặc dù chim đã gắn kết thân thiết nhưng thỉnh thoảng chúng vẫn cần không gian riêng. Điều này hỗ trợ rất tốt cho tinh thần của chim, giúp chúng trở thành ông bố, bà mẹ tốt.
Nếu bạn có ý định giao phối nhiều cặp yến phụng thì hãy đặt từng cặp vào từng lồng riêng. Việc nhốt chung tất cả chim vào một lồng khiến xác suất giao phối giảm đi.
Một cặp yến phụng chuẩn bị giao phối cần không gian riêng tư và ấm áp. Bạn hãy chọn giấy báo để che chắn cho cặp chim của mình. Báo có thể cản được ánh sáng bên ngoài chiếu vào mà không gây vướng cho chim. Ngoài ra, đây cũng là vật liệu có giá thành rất rẻ trên thị trường.
Đặt cành cây và xích đu trong lồng
Số lượng cành cây và xích đu phải đủ cho hai con chim cùng sử dụng một lúc. Nếu lồng lớn, bạn có thể cho vào 2 – 3 cành cây và 2 chiếc xích đu. Nên chọn chất liệu gỗ cho các cành cây để tránh làm tổn thương chân chim.
Làm tổ cho yến phụng mái đẻ trứng
Để thuận tiện cho việc làm tổ, bạn nên chọn một chiếc lồng có thể mở cửa trên nóc. Sử dụng một chiếc hộp có lỗ tròn ở bên hông để chim mái có thể đi vào bên trong. Khi đến thời gian, yến phụng mái sẽ chui vào chiếc hộp đẻ trứng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể làm tổ cho yến phụng với hình dạng giống như những tổ chim trong tự nhiên. Đơn giản hơn, bạn có thể mua hộp làm tổ cho chim ở cửa hàng chim cảnh hoặc đặt trực tuyến.
Đặt một chiếc đĩa lõm vào bên trong hộp
Một chiếc đĩa với phần đáy lõm đặt bên trong hộp giúp trứng nằm gọn bên trong. Yến phụng non sẽ nở trong phần lõm này. Chất liệu của đĩa nên là thủy tinh hoặc gỗ để bảo vệ đôi chân chim non không bị gãy.
Làm sạch lồng thường xuyên
Đừng quên làm sạch lồng ít nhất 1 lần/tuần để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho yến phụng. Bát nước, bát thức ăn, chậu tắm và đồ chơi cũng cần làm sạch để ngăn sự phát triển của vi khuẩn. Nếu bạn đặt dăm gỗ ở bên dưới lồng thì phải thay mới toàn bộ mỗi tuần.
Nếu có trứng bên trong tổ thì bạn đừng thay đổi hay làm sạch bất cứ thứ gì trong đó. Điều này có thể khiến chim mẹ ngửi thấy mùi lạ và từ chối những quả trứng đó. Hãy để nguyên cho đến khi trứng nở toàn bộ rồi mới thực hiện vệ sinh.
Tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy nhanh quá trình giao phối
Chọn lựa thời gian sinh sản
Vẹt yến phụng có mùa sinh sản rơi vào khoảng tháng 10 – tháng 3 năm sau. Nếu bạn sống ở bán cầu Bắc thì thời gian sinh sản của yến phụng sẽ bắt đầu từ tháng 4 – tháng 9.
Ngoài ra, chim yến phụng sẽ dễ giao phối và sinh sản sau những cơn mưa. Bởi trong tự nhiên, loại thức ăn kích thích sinh sản của yến phụng rất tươi tốt sau mưa. Do đó, yến phụng có thể sinh sản bất kỳ lúc nào trong năm nếu trời đổ mưa.
Giữ nhiệt độ phòng ổn định
Nhiệt độ hoàn hảo cho chim sinh sản trong khoảng 18 – 24 độ C. Do đó, hãy giữ cho căn phòng nuôi yến phụng nằm trong vùng nhiệt độ này. Lò sưởi và quạt gió là những công cụ duy trì nhiệt độ ổn định cho căn phòng.
Đắp khăn che lồng 12 giờ/ngày
Cặp chim yến phụng trước khi giao phối cần thời gian nghỉ ngơi để tinh thần được thoải mái. Việc đắp khăn trên lồng giúp cản bớt ánh sáng chiếu vào, tạo ra môi trường ấm áp và riêng tư. Sau khi đủ 12 tiếng, bạn có thể mở khăn ra để chim đón nhận được ánh sáng.
Ví dụ: Nếu bạn che lồng vào lúc 6h tối thì đến 6h sáng mới được mở ra. Thời gian che và mở lồng phải được thực hiện đồng nhất để chim quen dần.
Yến phụng mái trước khi sinh sản và làm tổ thường rất căng thẳng. Hãy sử dụng vụn gỗ tươi, sạch lót dưới đáy lồng để chim nhai, thỏa mãn sở thích của nó. Đây là hành vi yến phụng mái thường làm trong tự nhiên để kích thích khả năng sinh sản.
Cung cấp đầy đủ thức ăn cho chim
Bạn cần cung cấp đầy đủ thức ăn cho vẹt yến phụng trong mùa sinh sản. Cung cấp các loại trái cây như táo, chuối, việt quất, nho, ổi, kiwi, xoài, dưa, cam, đu đủ, đào, lê, dứa, dâu tây, … Các loại rau xanh như bông cải xanh, măng tây, cà rốt, súp lơ, cần tây, dưa chuột, cải xoăn, bí ngô, củ cải, rau bina, bí, khoai lang, cà chua chín và khoai mỡ.
Vẹt yến phụng sẽ cần nhiều thức ăn hơn khi giao phối và đẻ chim non. Vì vậy hãy đảm bảo thức ăn của chúng luôn có sẵn và phải thật phong phú.
Theo dõi hành vi giao phối
Khi yến phụng trống muốn giao phối, chúng sẽ tiếp cận con mái bằng âm thanh ríu rít. Sau đó, chim trống sẽ gõ mỏ của chúng vào mỏ chim mái. Nếu yến phụng mái đồng ý chuyện giao phối, chúng sẽ cúi đầu xuống và nâng đuôi lên. Quá trình giao phối kéo dài trong vòng vài phút.
Tuy nhiên, không phải cứ giao phối xong là trứng chắc chắn được thụ tinh. Do đó, cặp đôi yến phụng sẽ lặp lại quá trình này thường xuyên để tăng khả năng thành công.
Dùng bình phun sương để kích thích yến phụng sinh sản
Yến phụng rất thích giao phối sau mưa. Vì thế, một chiếc bình xịt phun sương sẽ kích thích tâm trạng của chúng. Mỗi ngày bạn hãy xịt vài lần vào lồng để khuyến khích chúng giao phối. Bộ lông óng ánh nhờ nước sẽ gia tăng hứng thú cho cặp đôi.
Tôn trọng không gian riêng tư của chim
Nếu muốn yến phụng giao phối nhanh, bạn không nên quá tò mò mà phải biết kiên nhẫn chờ đợi. Việc thường xuyên mở nắp lồng kiểm tra sẽ khiến chúng bị phân tâm. Thay vào đó, hãy để cặp đôi thoải mái tiến tới với nhau.
Ngoài ra, không nên đặt lồng ở những nơi ồn ào. Bởi những âm thanh lớn sẽ làm phiền đến vẹt yến phụng, khiến chúng trở nên khó chịu hơn.
Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc Chim Yến Sinh Sản
Có thể nói chim Yến là loài có giọng hót hay nhất so với nhiều loài chim khác. Cũng nhờ đó mà loài chim này từ lâu nổi tiếng khắp thế giới và được rất nhiều người giàu có chuộng nuôi làm cảnh. Còn tại Việt Nam, từ lâu kỹ thuật nuôi chim Yến cũng được áp dụng rất nhiều nhất là nuôi chim Yến sinh sản để mang lại lợi nhuận kinh tế cho gia đình.
Thời điểm nuôi
Biểu hiện của chim mái đòi trống chính là lúc chúng thay lông và thường rơi vào tầm tháng 12 là hoàn tất. Sau đó chúng bắt đầu đòi trống. Mùa sinh sản bắt đầu vào tháng giêng dương lịch năm sau. Mỗi mùa cho chim đẻ độ 4 ổ là vừa sức, thời gian sinh trưởng độ 180 ngày (6 tháng) sẽ tách rời chim mái, cho ăn ít hoặc các thức ăn ít vitamin để chim chuẩn bị đi vào thay lông.
Chuồng nuôi
Do nuôi chim Yến sinh sản phải nuôi nhiều nên chuồng nuôi phải đảm bảo 2 phần là phần nhà và phần sân. Phần nhà được xây bằng gạch và được lợp mái kín để chim không thoát ra ngoài, đây là nơi để chim Yến có thể trú ngụ và sinh sản. Phần sân được nối liền với phần nhà chiều cao của khung lưới phải trên 2 m, đây là phần để chim Yến có thể ăn, uống nước và tắm.
Chuồng thường là chuồng hộp có ba ngăn, hai ngăn bìa để nuôi chim đẻ, ngăn giữa để nhốt tạm chim con. Chuồng thường làm bằng dây kẽm hàng chắn song. Đáy chuồng có hai phần, bên dưới là cái mâm bằng nhôm hoặc bằng kẽm để hứng phân và các vỏ hạt chim nhằng rơi vãi trong chuồng. Phần trên là một tấm vỉ bằng dây kẽm hàng chắn song. Nên nhớ cần phải đảm bảo chuồng nuôi chim luôn được sạch sẽ.
Cách ghép chim trống mái
Có nhiều phương pháp ghép trống mái như một trống hai mái hoặc một trống một mái. Chim có thể ghép đôi sau khi được 12 tháng tuổi và đã thay lông. Thường thì bắt đầu những ngày cuối tháng và bắt đầu tháng âm lịch, chim mái sẽ nằm ép trên cầu, xòe cánh đuôi đồng thời ngoảnh cổ lên kêu riu ríu. Lúc đó bỏ trống vào. Tuy nhiên cần nhớ là chim đạp mái vào buổi sáng sớm và chạn vạng tối, không nên thả chim trống vào buổi trưa, chim mái không chịu.
Kỹ thuật nuôi chim Yến sinh sản
Kỹ thuật nuôi chim Yến sinh sản phải biết rằng, mỗi chú chim Yến chỉ ăn khoảng 10gram hạt kê và lúa mỗi ngày do đó tùy theo số lượng chim được nuôi trong nhà mà cung cấp thức ăn một cách đầy đủ và hợp lý.
Đối với máng ăn cần phải được bố chí đủ dài thoải mái cho chim. Ngoài ra, phải cung cấp đầy đủ cho chim về nước uống, rau xanh và các loại khoáng chất cần thiết.
Khi chim Yến bắt đầu ấp, cứ mỗi buổi sáng sớm cần nhẹ nhàng lấy trứng ra sau đó để vào ổ cho ấp. Làm cách này lúc sẽ giúp chim con nở một lượt, có sức mạnh đồng đều nên được chăm bón rất đều. Trái lại, nếu mỗi ngày không lấy trứng ra cứ để nguyên trong ổ, do có sự cách biệt mấy ngày, nên có con nở trước, con nở sau sẽ không đồng đều.
Vệ sinh chuồng trại phòng bệnh
Việc đảm bảo vệ sinh chuồng trại cũng rất cần được lưu ý để đàn chim có được sức khỏe tốt và tránh được những căn bệnh nguy hiểm. Hàng ngày người nuôi phải quét dọn chuồng trại sạch sẽ để loại bỏ hết những phân và thức ăn ,à chim làm rơi vãi ra. Nước uống phải luôn là nước mới, rau cho chim ăn cũng phải được rửa và khử trùng sạch sẽ nhằm việc tránh cho chim khỏi các căn bệnh vè đường ruột. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe của chim để biết được rằng chim có khỏe mạnh không. Nếu bị bệnh kịp thời can thiệp nếu không chim sẽ rất dễ chết.
Nguồn tin: Theo Vietq.vn
Kỹ Thuật Nuôi Chích Chòe Than Sinh Sản
Kỹ thuật nuôi chích chòe than sinh sản không quá khó và cầu kỳ chỉ cần bạn đảm bảo những yếu tố từ khâu chọn giống, chuồng nuôi, chế độ dinh dưỡng,…
kỹ thuật nuôi chích chòe than sinh sản
Chim trống: Già rừng đã thuần, nếu được con chim hót múa càng tốt, có bông bẹ thì càng tuyệt vời.
Chim mái: Chọn mái non hoặc mái chuyền nuôi lên. Tuyệt đối không dùng mái bổi già rừng.
Tùy theo diện tích mà làm, càng rộng thì chim càng thoải mái. Nên trồng vài cái cây bụi trong chuồng. Một bên chuồng có mái che cho chim trú và làm tổ, một bên để trống cho chim đón nắng. Có như vậy chim mới gần với thiên nhiên hơn, đẻ nhiều hơn, nuôi dạy con tốt hơn.
3. Thời điểm thả chim vào chung một chuồng:
Nếu là một cặp chim lạ chưa nhốt chung lần nào bạn nên kè lồng cho chúng nó quen dần khoảng 1 tuần. Sau đó mới thả vào, nếu chúng nó chỉ vờn nhau mà không đánh nhau thì nhốt luôn. Nếu chúng đánh nhau thì tách cặp ra, lựa con mái khác kè tiếp. Hoặc tiếp tục kè cho chúng quen
Thức ăn tươi nên được bổ sung đều đặn. Đặt biệt trong lúc chim mái sinh nở sẽ mất nhiều sức, đồng thời thức ăn tươi cũng trở thành mồi cho con non sau này.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Nuôi Yến Phụng Sinh Sản trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!