Cập nhật nội dung chi tiết về Lý Nhân, Hà Nam: Nuôi Chim Quí Đem Lại Thu Nhập Cao mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(ĐCSVN)- Rất nhiều loại chim quí hiếm như công, trĩ, vịt uyên ương, gà chín cựa… đang được nuôi tại trang trại của anh Trần Nhữ Giáp (Nhân Thịnh, Lý Nhân, Hà Nam). Từ niềm say mê với thú chim cảnh, anh đã có một trang trại nuôi, nhân giống chim quí hiếm, cho thu nhập cao, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân nơi đây.
Anh Giáp bên đàn chim trĩ đỏ được anh nhân giống thành công
Trao đổi với chúng tôi, anh Giáp cho biết năm nay, anh 32 tuổi, đã có mười mấy năm theo đuổi thú chơi chim cảnh. Để hiểu rõ đặc tính của từng loại chim quí hiếm, anh từng nhiều lần sang Singapo, Thái Lan, Lào… tiếp xúc với mô hình, ngành nghề nuôi chim hoang dã, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi các giống chim quí này. Trở về nhà, với niềm đam mê và sự nhiệt tình, anh bắt tay vào nuôi thí điểm các giống chim trĩ, chim công, vịt uyên ương, gà Hoàng gia Anh…
Tuy nhiên thời gian ban đầu, do chưa có kinh nghiệm nên có đợt chim chết nhiều, anh Giáp bị thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Không nản chí, anh Giáp vừa nuôi vừa đúc rút kinh nghiệm thực tế. Cuối cùng những giống chim anh nuôi ngày càng phát triển mạnh và có thể nhân giống. Từ kết quả này, năm 2009, anh mạnh dạn thuê đất xây dựng chuồng trại rộng hơn 1 mẫu. Ngăn ô, chuồng cho từng loài, thiết kế hệ thống nước, nơi xử lý phân đảm bảo vệ sinh….
Đàn chim của anh Giáp ngày càng đông đúc dần. Anh tiếp tục mở rộng chuồng trại, nhân giống những loài chim quý lên tới 12 loài như: trĩ xanh, trĩ đen, trĩ vàng, gà Thái Lan, gà chín cựa, công xanh, công trắng… Anh Giáp cũng chính là người đầu tiên nhân giống thành công loài công ngũ sắc với bộ lông có các màu xanh, đen, vàng, trắng… rất đẹp. Nhiều người chơi chim cảnh tìm đến trang trại, trả anh 30- 40 triệu một con công ngũ sắc anh vẫn chưa bán, vì anh muốn nhân giống thêm loài chim công quí hiếm này. Chỉ cho chúng tôi xem những con công ngũ sắc, anh khoe: “Hiện nay cả nước chỉ có 16 con công ngũ sắc do tôi nhân giống ra. Việc nhân giống loại công này cũng do tình cờ, khi ấy trong trại giống có 18 con công giống, quan sát chúng, tôi phát hiện có một con có bộ lông nhiều mầu rất đẹp, khác hẳn các con trong đàn. Lần nhân giống sau, trong 300 con, lại phát hiện một con như thế. Tôi phải mất hơn một năm mày mò thực tế, cộng với đọc tài liệu của các bạn quốc tế gửi về, mới tìm ra cách lai tạo, nhân giống loại công ngũ sắc quí này”
Tiếng lành đồn xa, người chơi chim cảnh cả nước thường tìm về trang trại của anh Giáp để mua và học hỏi cách nuôi chim quý. Tháng 6/2009, Chi cục Kiểm lâm Hà Nam đã cấp giấy phép hoạt động cho trang trại của anh.
Đàn chim công ngũ sắc quý hiếm của anh Giáp
Hiện nay, anh Giáp đã trở thành chủ sở hữu trang trại có 12 loại chim quí hiếm, với số lượng lên đến 2000 con. Ước tính mỗi năm trừ chi phí về con giống, thức ăn…, doanh thu của anh lên đến hàng tỷ đồng. Thấy việc nuôi, nhân giống những loài chim hoang dã này không quá vất vả, lại cho lợi nhuận kinh tế cao, anh đã động viên nhiều hộ gia đình trong vùng nuôi chim quý và mạnh dạn đầu tư, cung cấp con giống, chuyển giao kỹ thuật, xử lý đầu ra cho họ. Anh cũng hợp tác và chuyển giao kỹ thuật, cung cấp con giống cho nhiều sở nông nghiệp trên cả nước, trong việc nuôi và nhân giống chim quí.
Theo kinh nghiệm của anh Giáp thì những loại chim quí này nuôi không khó. Thức ăn, chế độ chăm sóc của chúng giống như của gà. Chỉ có điều chuồng trại phải có lưới thép bao bọc cho chúng khỏi bay mất. Riêng họ nhà chim trĩ không biết ấp trứng, nên phải sử dụng vật nuôi thay thế như cho gà ấp, hoặc ấp bằng máy.Một con chim trĩ mỗi năm đẻ 2 lứa, giao động từ 80 – 100 trứng, với giá thành 35 – 40 ngàn/quả, thịt khoảng 400 ngàn/1kg, nuôi khoảng 5 tháng là thịt được. Trĩ đẻ 4 năm lại chuyển làm chim cảnh. Còn chim công đẻ khoảng 20 năm và có tuổi thọ 25 – 30 năm. Những con công, trĩ 1 tuần tuổi là có thể xuất chuồng cho giá từ 100-200 ngàn/con. Vì vậy những hộ nuôi gia đình đầu tư khoảng 10 triệu cũng có thể phát triển mô hình nuôi chim quí. Điều đặc biệt nữa là loại chim quí này có sức đề kháng cao, ít bị lây nhiễm bệnh và dễ chữa. Lượng thức ăn cho chúng chỉ bằng nửa một con gà cùng trọng luợng.
Tâm sự với chúng tôi, anh Trần Nhữ Giáp cho biết: Thời gian tới anh sẽ mở rộng mô hình trang trại của mình, nhân thêm nhiều loại chim quí phục vụ cho những người đam mê chim cảnh. Đồng thời tiếp tục đưa mô hình này đến nhiều nơi, giúp đỡ, chuyển giao kỹ thuật cho các Hội Thanh Niên, Hội Nông dân … tại nhiều tỉnh thành, giúp họ làm giàu, phát triển kinh tế gia đình.
Kỹ Thuật Nuôi Chim Bồ Câu Ta Chi Phí Thấp Mà Thu Nhập Cao
Bồ câu ta hay còn gọi là bồ câu Việt Nam, bồ câu nội, bồ câu VN1 là một giống bồ câu nhà có nguồn gốc nội địa ở Việt Nam. Chúng phân bố rộng rãi ở khắp Việt Nam. Hiên nay, giống bồ câu ta được Nhà nước Việt Nam công nhận là một giống vật nuôi được phép sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam. Chim bồ câu ta siêu thịt, có thể nặng từ 1,2 kg trở lên, chi phí nuôi thấp mà giá trị kinh tế cao. Chim bồ câu là vật nuôi có giá trị dinh dưỡng khá cao, rất bổ dưỡng cho người già, người mới ốm dậy và trẻ em.
Chim bồ câu muốn được chọn làm giống phải đảm bảo tất cả các yêu cầu sau: khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi. Con trống thường to hơn con mái, đầu thô, có phản xạ gù mái, khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp. Con mái thì ngược lại, có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Tuy nhiên, lúc còn nhỏ rất khó để phân biệt. Do đó, nên mua loại từ 4-5 tháng tuổi.
Một cặp bồ câu có thể sinh sản trong thời gian 5 năm, nhưng sau 3 năm đẻ, khả năng sinh sản của chúng sẽ giảm, vì vậy nên thay chim bố mẹ mới sau khoảng 3 năm nuôi.
Bồ câu ta sinh sản như nào
Nếu quy trình nuôi tốt thì sau 4 đến 5 tháng, bồ câu ta bắt đầu sinh sản lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Sau thời gian ấm trứng 16 – 18 ngày chim con sẽ nở. Chúng sẽ được giao cho chim trống nuôi dưỡng sau 24 ngày tuổi có thể xuất chuồng bán. Chim mái nghỉ dưỡng sau 7- 10 ngày thì tiếp tục đẻ lứa tiếp theo. Cứ như thế 1 cặp bồ câu bố mẹ mỗi năm có thể đẻ ra 17 cặp bồ câu con.
Nuôi chim trong chuồng tỷ lệ đẻ và ấp thành công từ 90% – 100%, nhưng khâu chăm sóc nhiều bơn, tốn công hơn. Còn khi nuôi thả thì tỉ lệ đạt khoảng 80%, nhưng có ưu điểm là chim khoẻ không bệnh dịch. Chim bồ câu ta thường đẻ trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 giờ chiều. Do đó, cần hạn chế vào chuồng chim trong khoảng thời gian này và nhớ xua đuổi chuột, mèo, rắn… Bởi những điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình chim để trứng.
Kỹ thuật dồn trứng, dồn con: Kiểm tra nghiêm ngặt, tuyển lựa trứng, ghi chép số chuồng, ngày đẻ. Trứng đẻ 5 ngày phải soi, nếu trứng không có trống loại bỏ ngay, trứng còn lại chuyển qua cặp đẻ cùng ngày để ấp. Khi 3 cặp chim nở, sẽ tách một cặp con dồn cho hai cặp nuôi. Cặp còn lại 7 ngày sau đẻ tiếp.
Cách làm chuồng nuôi bồ câu
Với diện tích chuồng trại 200 m 2 có thể nuôi 70 con bồ câu bố mẹ, trong có 50 m 2 làm ổ cho bồ câu đẻ, ấp. Ngoài ra cũng cần phân ra khu vực bồ câu nuôi thịt, khu an dưỡng cho con mái chờ đẻ tiếp. Cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ thường xuyên. Nên tạo cho chim có được môi trường tự nhiên, chuồng trại đẹp thoáng mát, có đủ ánh sáng mặt trời, có mái cao ráo, yên tĩnh nhẹ nhàng, tránh gió lùa, mưa, ồn ào quá mức, có độ cao vừa phải tránh mèo, chuột, rắn, có chỗ cho chim tắm, mỗi tuần pha một lần nước muối nhạt để chống rệp cho chim.
Chuồng trại, lồng làm bằng tre, gỗ, hay lưới kẽm (dây thép) 2mm, ghép từng ô, có thể làm nhiều tầng.
Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh sản. Nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6-8 con/m 2 chuồng. Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ. Nuôi chim non tách mẹ với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10-14 con/m2).
Chuồng nuôi dành cho 1 cặp chim trống mái sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi: Cao: 40cm x sâu: 60cm x rộng: 50cm. Trên đó đặt ổ đẻ, máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung.
Chuồng nuôi chim hậu bị sinh sản từ 2-6 tháng tuổi: Dài: 6m x rộng: 3,5m x cao: 5,5m (cả mái).
Chuồng nuôi dưỡng chim thịt:Cao: 40cm x sâu: 60cm x rộng: 50cm. Mật độ 45-50 con/m2, không có ổ đẻ, không có máng ăn, ánh sáng tối thiểu.
Ổ đẻ có đường kính: 20-25cm x cao: 7-8cm: Trong giai đoạn nuôi con và chim bồ câu ta đã đẻ lại, do đó mỗi đôi chim cần hai ổ, một ổ đẻ và ấp trứng đặt ở trên, một ổ để nuôi con đặt ở dưới. Ổ có thể làm bằng gỗ, nhựa, khô ráo, sạch sẽ, vệ sinh thay rửa thường xuyên.
Máng ăn cho một đôi chim bố mẹ: dài: 15cm x rộng: 5cm x sâu: 5-10cm. Nên đặt ở những vị trí tránh chim ỉa vào, tránh các nguồn gây ẩm ướt và hạn chế thức ăn rơi vãi. Có thể dùng máng bằng tre hoặc bằng tôn
Kích thước máng ăn
Máng uống cho một đôi chim bố mẹ: Đường kính: 5-6cm x cao: 8-10cm. Máng uống phải đảm bảo thuận tiện cho chim và vệ sinh. Có thể dùng đồ hộp, cốc nhựa để làm máng uống. Có thể bổ sung thêm Vitamin và kháng sinh vào nước để phòng bệnh khi cần thiết, trung bình mỗi chim bồ câu cần 50-90ml nước mỗi ngày.
Máng đựng thức ăn bổ sung có kích thước giống như máng uống.
Chế độ ăn uống của chim đều 2 – 3 cữ/ngày. Bình quân lượng thức ăn cho 1 con chỉ từ 0,1 – 0,15g. Cần cung cấp thức ăn cho chim đầy đủ, nhất là cám tổng hợp. Có thể cho ăn bắp, đậu xanh hột, lúa trộn với một ít thức ăn công nghiệp của gà, vịt (thịt, đẻ).
Pha chế thức ăn cho chim theo tỷ lệ: 40% đậu xanh, 30% bắp hạt sống, 20% gạo lức và 10% lúa trộn đều với nhau. Có thể trộn thêm gạo, lúa và cám gà để giảm lượng đậu xanh, giảm chi phí thức ăn. Ngoài ra, nên tăng cường thêm một số chất khoáng, vôi, đá và muối ă vào khẩu phần ăn của chim để đảm bảo cho chim sinh sản và giúp chim luôn giữ được nhiệt để tiêu thụ thức ăn tốt.
Mô hình nuôi chim bồ câu ta ở Lộc Bình – Lạng Sơn
Gia đình chị Hoàng Yên ở Yên Khoái là một trong những hộ có thu nhập ổn định từ mô hình nuôi chim bồ câu ta. Trao đổi với chúng tôi, chị cho biết: Trước đây, gia đình chị nuôi 3 đôi chim bồ câu nhưng chỉ để làm cảnh, không nghĩ đến chuyện nuôi làm kinh tế. Mãi cho đến gần đây, gia đình chị mới nghĩ đến việc xây dựng chuồng trại, tìm hiểu về cách nuôi chim bồ câu để bán.
Thời gian đầu, vì vốn ít nên gia đình chị thực hiện theo phương châm lấy ngắn nuôi dài, vừa làm vừa học hỏi, rút kinh nghiệm. Chim bồ câu được chị thả đi kiếm ăn tự do, thi thoảng cho ăn thêm thóc, ngô nên không tốn thức ăn như các loài vật nuôi khác. Chuồng nuôi được chị tận dụng từ những chiếc thùngcác-tông, tấm ván thừa. Đến nay, số lượng chim bồ câu của gia đình chị tăng lên đáng kể với hơn 50 đôi chim bố mẹ, 20 đôi chim con, 15 đôi đang ấp trứng. Chim bồ câu thường đẻ 8 lứa/năm, mỗi lứa 2 trứng. Thời gian ấp trứng 15 ngày và nuôi đến 1 tháng là có thể xuất bán. Thức ăn cho chim chỉ là thóc, ngô nên được bà con và thương lái ưa chuộng vì thịt chắc, thơm ngon. Với giá bán 120.000 đồng/đôi thương phẩm, giá con giống 150.000 – 160.000 đồng/đôi, gia đình chị Yên có thu nhập đáng kể. Có nhiều khách hàng đặt con giống và chim thịt nên chị sản xuất không kịp cung cấp cho thị trường. Một năm trừ chi phí, gia đình chị thu lãi 20 – 25 triệu đồng từ nuôi chim bồ câu. “Nuôi chim bồ câu ta ban đầu tưởng khó nhưng khi nắm được kỹ thuật nuôi và tập tính của chúng thì cũng đơn giản. Đặc biệt là vốn đầu tư cho mô hình thấp, chim bồ câu ít bị dịch bệnh nên ai cũng có thể nuôi được. Tuy nhiên, nuôi con gì cũng cần phải có tâm huyết, không nản chí thì mới thành công”, chị Yên chia sẻ.
Nuôi bồ câu đang dần trở thành nghề được nhiều gia đình ở Lộc Bình làm theo. Cùng tôi đi thăm đàn bồ câu của chị Yên, anh Nguyễn Văn Tuấn ở thôn Bản Tẳng (xã Bằng Khánh) cho hay: “Nhà tôi cũng nuôi chim bồ câu từ năm 2011, nay đã có hơn 20 đôi. Theo tôi, đây là nghề mới, góp phần xóa đói, giảm nghèo hiệu quả, bà con nên áp dụng”.
Bồ câu ta không phải là loại vật nuôi mới, tuy nhiên, với ưu điểm dễ nuôi, chi phí thấp và cho thu nhập cao, bền vững, đây sẽ là vật nuôi có nhiều triển vọng. Tin rằng, với những thành công bước đầu, mô hình nuôi chim bồ câu ta sẽ được nông dân Lộc Bình nhân rộng và phát triển, từ đó vươn lên xóa đói giảm nghèo và làm giàu.
Cập nhật lần cuối
Khánh Hòa: Nuôi Chim Yến Trong Nhà Cho Thu Nhập Tiền Tỷ
Nếu như tổ yến (yến sào) xưa kia được xem là loại thực phẩm cao cấp và quý hiếm, chỉ được dùng trong yến tiệc của vua chúa, quan lại, thì nay các sản phẩm chế biến từ yến sào đã được đa dạng hóa, đôi lúc trở nên bình dân. Tuy nhiên với trị giá hàng chục triệu mỗi kg tổ yến, thậm chí cả trăm triệu đồng mỗi kg đối với yến huyết, việc nuôi chim yến được xem như một nghề dành cho những nhà “đầu tư” có tiềm lực về tài chính.
Chăm sóc chim yến non tại Công ty Yến sào Khánh Hòa. “Mỏ vàng trắng” trong nhà
Những mẩu chuyện từ hơn mười năm trước, về việc chim yến vào làm tổ một cách tự nhiên ở một số ngôi nhà: 155 Thống Nhất, thành phố Nha Trang (Khánh Hòa); 21 – 23 Trần Hưng Đạo, thành phố Tuy Hòa (Phú Yên); Nhà hát Thanh Bình, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận)… nay đã trở thành những tư liệu trong các công trình nghiên cứu về phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà. Trong thực tế, nghề này nay đã tạo nên một làn sóng mới về đầu tư sản xuất đầy triển vọng, có sức lan tỏa khá lớn.
Trong lúc đang hoàn thiện nhà thì có nhiều chim yến bay đến đập vào cửa kính. Nhiều con bay được vào nhà thì bám lên trần tường, khiến chủ nhà quyết định dành 80m2 nhà cho chim đến ở. Từ đó hàng năm nhà yến này đã thu được một lượng tổ yến khá đều. Sự may mắn này phần nào cho thấy, không chỉ có những tỉnh vốn rất giàu “tiềm năng” để nuôi yến, tiêu biểu như Khánh Hòa, mà ngay cả những vùng đất mới, nếu lành, chim yến cũng có thể tụ về trú ngụ.
Theo số liệu điều tra vào thời điểm tháng 6/2014, cả nước có 30 tỉnh, thành phố nuôi chim yến trong nhà với tổng số lượng trên 2.610 nhà yến, chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố: Tiền Giang, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh…
Ba năm sau đó, theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng Sơn (Trường Đại học sư phạm Hà Nội) và Thạc sĩ Hồ Thị Loan (Viện Hàn lâm và Khoa học công nghệ Việt Nam), đến tháng 3/2017, cả nước đã có 36 tỉnh, thành phố phát triển nghề nuôi yến trong nhà, với tổng số trên 5.060 nhà yến.
Trong đó các địa phương thuộc khu vực phía Nam như: Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang mỗi nơi có từ 550 – 700 nhà yến. Miền Trung mạnh nhất là các tỉnh: Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Ninh Thuận, khi mỗi tỉnh đều có trên 200 nhà yến và đây là những địa phương đã quy hoạch vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở để phát triển nghề trong tương lai.
Điều đáng ghi nhận là thời gian gần đây, các tỉnh, thành phía Bắc như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, kể cả các tỉnh Tây Nguyên gồm: Kon Tum, Gia Lai cũng đã bắt đầu hình thành nghề nuôi yến trong nhà.
Nắm bắt cơ hội này, với tư cách là một doanh nghiệp nhà nước duy nhất được giao trách nhiệm quản lý, khai thác yến sào trên các đảo tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa, cũng là địa phương có số lượng hang yến tự nhiên và sản lượng yến sào cao nhất nước, nhiều năm qua Công ty yến sào Khánh Hòa đã đầu tư triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, phục vụ quá trình nuôi yến trong nhà.
Đáng kể đến là các công trình: “Quy trình ấp nở nhân tạo và nuôi chim yến qua từ giai đoạn phát triển”, “Nghiên cứu kỹ thuật xây dựng nhà yến và hoàn thiện quy trình nuôi chim yến trong nhà”, “Nghiên cứu kỹ thuật nuôi chim con và phát triển bầy đàn chim yến nuôi trong nhà”… đều đạt kết quả tích cực.
Áp dụng vào thực tiễn, Công ty yến sào Khánh Hòa xây dựng thành công trên 500 nhà yến cho các hộ dân, doanh nghiệp trên toàn quốc; tư vấn và chuyển giao kỹ thuật đối với hơn 700 nhà yến khác tại Thanh Hóa, Cà Mau, Phú Quốc, Kiên Giang, Phú Yên, Đăk Lăk… tạo nền móng cho một nghề mới đòi hỏi khắc khe về quy trình sản xuất và hàm lượng khoa học, kỹ thuật khá cao ở nhiều địa phương.
Gia đình chị Đặng Thị Thanh Hằng, tổ dân phố Ngọc Thảo, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa là một ví dụ. Năm 2005 gia đình chị xây dựng nhà yến, sau khi được các chuyên gia của Công ty Yến sào Khánh Hòa hướng dẫn kỹ thuật và lắp đặt thiết bị, chị đã thả chim mồi, chỉ thời gian ngắn đàn yến lần lượt kéo về và không ngừng tăng lên. Hiện gia đình chị mở rộng và sở hữu ba ngôi nhà yến, đều thành công khi hàng chục nghìn con chim yến liên tục nhả “vàng trắng”, để mỗi năm chị Hằng thu về trên 300kg tổ yến, trị giá nhiều tỷ đồng.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Lân Hùng Sơn – Trường Đại học sư phạm Hà Nội, người dành không ít thời gian cho nghiên cứu khoa học về chim yến, nói: “Sau hơn mười năm phát triển, nghề nuôi yến trong nhà ở Việt Nam từ chỗ phải mò mẫm tìm hiểu, tự thử nghiệm hoặc nhập khẩu công nghệ, vật liệu từ nước ngoài đã dần nghiên cứu hoàn chỉnh cơ sở khoa học, công nghệ để chủ động phát triển nghề này trên quy mô rộng, phù hợp với điều kiện tự nhiên ở từng địa phương”.
Hướng nào cho nghề nuôi yến tương lai?
Tuy đạt được một số kết quả khả quan, nhưng số lượng nhà yến ở Việt Nam còn khá khiêm tốn, ít hơn nhiều lần so với các nước đi đầu trong phát triển nghề nuôi chim yến trong khu vực, như 200.000 nhà yến tại Indonesia, 10.000 nhà yến ở Thái Lan và 60.000 nhà yến ở Malaysia. Nhìn vào bản đồ các nước Đông Nam Á, các vùng có chim yến sinh sống phần lớn nằm ven biển Andaman (một vùng nước ở Đông nam vịnh Pengal), vịnh Thái Lan và Biển Đông. Lợi thế này cho thấy một thời gian dài Việt Nam đã “chối bỏ” món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng.
Điều kiện sinh cảnh lý tưởng cho yến sinh sống và phát triển bầy đàn là trong vùng có nhiều rừng (vườn) cây, có diện tích lớn mặt nước, có đồng lúa, bụi cây thấp và khí hậu nóng ẩm. Theo các nhà nghiên cứu, các tỉnh Nam Trung bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế hơn cả, bởi điều kiện tự nhiên ở các vùng này rất thuận lợi, hội đủ các yếu tố cho chim yến phát triển, có khả năng nhà yến cho năng suất cao.
Tuy vậy, nghề nuôi yến có mức đầu tư ban đầu khá lớn, lên đến hàng tỷ đồng và phải có thời gian để chim phát triển bầy đàn mới có thể thu hoạch tổ. Chúng phụ thuộc nhiều vào nhà đầu tư, yếu tố tự nhiên, kỹ thuật công nghệ và cách quản lý, khai thác. Trong bối cảnh số lượng nhà yến đang gia tăng, việc quy hoạch phát triển bền vững nghề nuôi chim yến cũng như quần đàn chim yến nhà là điều cần phải tính đến, trong đó nhất thiết phải có sự quản lý của nhà nước.
Tuy nhiên đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ mới ban hành Thông tư 35/2013/TT-BNN&PTNT, quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến bảo đảm vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm. Do đó không ít nhà khoa học, doanh nghiệp và cả người nuôi yến cho rằng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần ban hành văn bản chính thức, quy định cụ thể về quản lý nghề nuôi chim yến tại Việt Nam.
Thạc sĩ Lê Hữu Hoàng – Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Yến sào Khánh Hòa, gợi mở: Khi đã xác định rõ định hướng phát triển ngành nghề nuôi chim yến mang quy mô quốc gia, các địa phương trong toàn quốc cần phối hợp thực hiện trên cơ sở quy hoạch chặt chẽ ở mỗi tỉnh, tránh hiện tượng xây nhà yến theo lối tự phát, không tuân thủ quy hoạch, có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của ngành nghề nói chung và lợi ích của mỗi thành viên.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng Sơn, lưu ý thêm: “Việc quy hoạch các vùng nuôi yến cần tách biệt khu vực xây dựng nhà yến ra khỏi khu dân cư nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. Với các tỉnh hiện có số lượng nhà yến lớn như: Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang cũng nên phát triển ở mức độ vừa phải, bởi lẽ sự cân bằng giữa nguồn thức ăn tự nhiên cho chim yến và chất lượng, năng suất tổ yến cũng là vấn đề cần tính đến.
Với những vùng nuôi yến ở phía Bắc mới hình thành, như: Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình gặp phải trở ngại về thời tiết mùa đông giá lạnh. Làm thế nào để trong mùa đông chim yến vẫn kiếm được mồi với đặc điểm sinh thái vừa bay vừa bắt mồi, là một vấn đề tiếp tục được nghiên cứu.”.
Đi sâu vào một vấn đề chi tiết, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa Tào Anh Tuấn nêu lên yêu cầu cụ thể, cần phải tích cực trồng cây, khôi phục rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, nhất là rừng cây phòng hộ ven biển, trên các đảo, rừng ngập mặn để tạo ra một lượng côn trùng là thức ăn chính cho chim yến. Có như vậy mới từng bước kết nối để hình thành những vùng sinh cảnh phù hợp với các bầy đàn và quần thể chim yến đến kiếm ăn và làm tổ sinh sống lâu dài.
Ngoài ra, các cơ quan chuyên môn tiếp tục tiến hành các công trình nghiên cứu khoa học để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nghề nuôi chim yến, kể cả lĩnh vực chế biến, nhằm tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm yến sào. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cạnh tranh mạnh, việc bảo hộ thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm yến sào của từng địa phương, từng doanh nghiệp cũng cần được chú trọng để đảm bảo uy tín, chất lượng cho các sản phẩm yến của Việt Nam, vốn được thị trường quốc tế lâu nay đánh giá cao.
Trường Đại Học Quên Lãng Cao Thu Cúc
Tôi theo chân con gái đên thăm một người bạn đăc biệt của nó. Chúng tôi ngồi sau Tôi theo chân con gái đên thăm một người bạn đăc biệt của nó. Chúng tôi ngồi sau vườn nói chuyện với nhau.Chúng tôi noi chuyện vê hoa la cây cỏ, vê con sâu con kiên, về trai bầu trái mướp. Chu nha chỉ cho chung tôi xem cây ngò, cây tía tô, gian nho… rồi dừng lai trước giàn mông tơi, anh nói: – ” Rau mồng tơi nâu canh ăn rất ngọt.” Chung tôi cùng hái những lá mồng tơi xanh tươi bo vào giỏ đem vê nhà. Chung tôi ngồi môt nơi giản di, nói những chuyện giản dị, ăn vai trái băp luôc, nhìn bâu trời xanh, nhưng khi ra về tôi thây lòng thư thai, êm nhẹ như vừa trải qua một buôi tâp thiên .Người ta có thể tìm thấy tâm hồn thư thái nhẹ nhàng dễ dàng như vậy sao? Có phải vì những câu chuyện thiền anh vừa kể cho chúng tôi nghe, có phải vì không khí nhà anh mát hơn, bầu trời xanh hơn, hoa lá đẹp hơn? Hay chỉ vì hoa hữu tình gặp người yêu hoa? Hay chỉ vì những tâm hồn đồng cảm đã gặp nhau trong những câu chuyện vu vơ giữa cuộc đời? Hay có lẽ tôi vừa quên đi một khoảng thời gian sống nên tâm hồn nhẹ nhàng lâng lâng? Những câu chuyện thiền anh kể như những cơn gió mát thổi từ sông hồ chỉ gợn sóng lăn tăn làm xao động ước mơ bình yên hạnh phúc. Hạnh phúc ở đâu? Chúng ta vất vả đi tìm hạnh phúc trong khi thật sự nó ở trong ta, chính ta xua đuổi nó, đẩy nó chìm sâu dưới bao nhiêu lớp bụi đời, rồi tưởng nó đã mất, rồi ta đi tìm… Con đườngđi tìm hạnh phúc chỉ là con đường trở về với lòng mình như lời Phật dạy. Vậy mà sao con đường đi tìm lại chính mình lại dài đến thế? khó khăn đến thế? Ta đi bao nhiêu chùa, đọc bao nhiêu kinh, nghe bao nhiêu bài giảng, sao ta vẫn thấy ta mông lung đâu đó, chợt thấy rồi lại chợt mất đi. Con đường tìm lại chính mình phải đi qua con đường tĩnh lặng. Ta phải tĩnh lặng như mặt nước hồ trong suốt, như nước giếng sâu bình an, như hoa nở tự nhiên giữa trời, tự tại, không kiêu căng không ngạo mạn, không đòi hỏi một sự đền đáp nào.
Hoa cỏ thiên nhiên là liều thuốc làm tâm hồn ta dịu mát. Hoa cỏ thiên nhiên ở quanh ta, hãy trở về với thiên nhiên như lời kêu gọi của các nhà hiền triết, các nhà thơ … Và tôi biết một nhà thơ yêu thiên nhiên, thích sống trong rừng, xem đảo Runmaro của Thụỵ Điển là ngôi nhà thật nhất của mình và được gọi là Nhà thơ của Rừng Xanh. Đó là Tomas Tranströmer, nhà thơ người Thuỵ Điển người đoạt giải Nobel văn chương năm 2011. Tomas Tranströmer,là một người được cả thế giới ngưỡng mộ không chỉ ở tài làm thơ mà còn ở cả cuộc sống cống hiến cho xã hội.những đóng góp của ông cho xã hội là điều vô giá, xuất phát từ lòng nhân ái và tâm hồn nhạy cảm của ông. Là một nhà thơ nhưng ông không sống trong môi trường của nghệ sĩ, ông thường làm việc tại trung tâm thiếu niên phạm pháp, với những người phạm tội tàng tật, những người nghiện ma tuý với tư cách là một nhà tâm lý học.
Mặc dù bị đột quỵ cách đây 20 năm (năm 2004). (lúc 59 tuổi), bị liệt nửa người và mất khả năng giao tiếp, không nói được, ông vẫn tiếp tục viết và xuất bản thơ Ngoài việc viết văn, làm thơ . ông còn chơi dương cầm suốt đời. Sau khi bị đột quỵ, ông tập chơi đàn bằng tay trái và ông đã đi trình diễn độc tấu dương cầm khắp Châu Âu. Nhiều nhà soạn nhạc có cảm hứng từ thơ của ông họ cũng sáng tác nhiều bản nhạc dành cho người đàn tay trái để tặng ông.
Tôi chơi nhạc Haydn sau một ngày đen tối Và cảm nhận một hơi ấm giản dị ở đôi tay… Đó là hai câu thơ mở đầu trong bài Điệu Nhạc Vui Hoạt(1) của ông.Ông yêu nhạc ông chơi nhạc nên thơ ông cũng vang tiếng nhạc, nhạc của thiên nhiên nhạc của đời sống của ước mơ, khát vọng… Đó là nhạc của đời sống phản ảnh trong thơ của ông mà cũng chính là nhạc trong tâm hồn nhiều xúc cảm nhiều suy tư của chính ông được viết thành thơ . Nhạc trong giấc mơ hoang dại của đứa trẻ: “Một đứa bé chạy nước rút với sợi dây vô hình ngược lên phía bầu trời nơi mà giấc mơ hoang dại về tương lai của nó đang bay như một cánh diều lớn hơn cả vùng ngoại ô” (Không Gian Mở Rộng và Khép Kín)(2)
Nhạc trong khát vọng tự do hoà bình:
” Âm nhạc nói rằng tự do là hiện hữu. ” Tôi phất cao ngọn cờ của Haydn muốn nói rằng: ” Chúng tôi không nhượng bộ- nhưng muốn hoà bình” ( Điệu nhạc vui hoạt) Nhạc trong khát vọng muốn được giải thoát khỏi cuộc sống ngột ngạt nhiều sức ép của thể giới hiện nay: Tiếng máy rì rầm của bầu trời xanh làm điếc cả tai.Chúng ta đang sống ở đây trên một công trường đang run rẫy nơi những đáy của đại dương có thể mở ra bất ngờ- những con sò và những chiếc điện thoại rít lên.( Dưới áp Lực)(3)
“Một người đàn ông cảm nhận thế giới với công việc của ông ta giống như một đôi găng tay.
Vào giữa trưa anh ta nghỉ giây lát sau khi cất đôi găng tay trên chiếc kệ. Ở đó bỗng nhiên đôi găng tay lớn lên, vươn ra và làm tối cả căn nhà từ bên trong.
Ngôi nhà tối không đèn bay ra xa giữa những cơn gió xuân.
Có tiếng thì thầm trong cỏ: ‘ Ân xá, ân xá.’ ( Không Gian mở Rộng và Khép Kín)(4)
Nhạc trong tiếng chim hoạ mi, trong thiên nhiên cây cỏ: “Tiếng hót chim hoạ mi cất lên không run rẩy ngả nghiêng, tiếng hót lảnh lót như tiếng gà gáy, nhưng líu lo và không chút kiêu kỳ. Tôi ở trong tù và tiếng hót đến thăm tôi.Tôi bị bịnh và nó đến thăm tôi.” ( Chim Hoạ Mi ở Badelunda).(5)
Thức dậy là một cuộc nhảy dù từ những giấc mơ.thoát khỏi cơn cuồng phong ngạt thở du khách chìm vào vùng xanh của buổi sáng. Mọi vật sáng rực lên. Theo cách nhìn của một chú chim sơn ca đang run rẩy Nó biết là có những chùm rễ kếch xù của cây rừng. Những ngọn đèn bên dưới mặt đất của Nhưng trên mặt đất cây lá xanh tươi- một cơn lũ nhiệt đới -với những cánh tay đưa lên cao, đang lắng nghe tiếng đập của một chiếc bơm vô hình.( Bài Mở Đầu)(6)Tôi yêu những câu thơ của ông như những khúc nhạc êm ả thôi thúc ta tìm đến với thiên nhiên như một sự thay đổi kỳ diệu. Đoạn cuối trong bài Khúc Hát Madrigal(7) thật là tuyệt vời: ….” Tôi thừa kế một khu rừng tối đen nhưng hôm nay tôi đang bước đi trong một khu rừng khác, một khu rừng sáng. Tất cả mọi sinh vật đều ca hát, lắc lư, quay vòng, và trườn bò! Đây là mùa xuân và không khí rất trong lành.Tôi đã tốt nghiệp từ một trường đại học quên lãng và tôi rỗng tay như một chiếc áo đang phơi trên dây.” Trường đại học quên lãng! Có một trường đại học như thế sao? Nhà thơ đã sống ở nơi tối tăm nhất và đã đi qua một con đường, thanh lọc tâm hồn để đến một khu rừng sáng. Con đường ông đi là con đường đến với thiên nhiên, con đường tĩnh lặng, con đường quên mình, để đạt được trạng thái tâm hồn” rỗng tay” như một cây sáo trúc sẵn sàng ngân lên những điệu nhạc quên lãng thoát khỏi vòng quay của cuộc đời. Con đường ấy luôn luôn mở rộng trước chúng ta, ngàn hoa lá đang chào đón…
San Jose, ngày 1/6/2013 Cao Thu Cúc Ghi chú: (1)(2)(3)(4)(5)(6)(7): thơ của Tomas Transtromer, Cao Thu Cúc
Bạn đang đọc nội dung bài viết Lý Nhân, Hà Nam: Nuôi Chim Quí Đem Lại Thu Nhập Cao trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!