Đề Xuất 3/2023 # Mô Hình Nuôi Cá Trắm Cỏ Hiệu Quả # Top 4 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 3/2023 # Mô Hình Nuôi Cá Trắm Cỏ Hiệu Quả # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Mô Hình Nuôi Cá Trắm Cỏ Hiệu Quả mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Điển hình như mô hình nuôi cá trắm cỏ của anh Trần Văn Nhân ở thôn Tây, xã Tịnh Sơn- huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi). Gia đình anh có 3 lồng nuôi cá, mỗi lồng có thể tích khoảng 7 – 8 m

Để tận dụng, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có ở địa phương như diện tích mặt nước, vật liệu làm lồng bè, nguồn thức ăn xanh và kinh nghiệm nuôi các loại cá nước ngọt của bà con nông dân, qua đó giúp bà con phát huy các lợi thế vốn có góp phần cải thiện và nâng cao đời sống, tăng thu nhập của hộ gia đình, trạm Khuyến nông ở nhiều tỉnh thành trên cả nước đã triển khai mô hình nuôi cá trắm cỏ thành công.

3 nước. Khi tham gia mô hình anh được hỗ trợ 100% về con giống, vật tư và 30% thức ăn, sau khi thu hoạch anh sẽ được hưởng 100% tiền bán cá. Đến nay, cá trắm cỏ trong lồng của anh đã đạt trọng lượng bình quân 1kg/con. Anh tin tưởng sau khi thu bán, gia đình sẽ có lãi cao và sang năm sẽ có thêm kinh nghiệm để nuôi tốt hơn.

Gia đình chị Phạm Thị Huế, xã Hùng Thắng, huyện Bình Giang – Hải Dương nuôi thâm canh cá trắm cỏ với 2 ao nuôi, trong đó 1 ao có diện tích 2 sào làm ao ương cá giống, ao to với diện tích 7,5 sào để nuôi thâm canh. Chị Huế lựa chọn công thức nuôi ghép 700 con cá trắm + 200 con cá chép + 300 con cá trôi trong mỗi đợt nuôi. Thức ăn cho các loại cá đều là cỏ non và thóc mầm. Do cá giống đã được ương nuôi với kích cỡ to hơn, nên khi đưa sang ao nuôi thương phẩm chỉ sau 6 tháng đã cho thu hoạch. Cá trắm cỏ đạt trọng lượng 3,5 kg/con. Tổng nguồn thu từ 2 ao nuôi, chị Huế thu được 140 triệu đồng, trừ chi phí còn cho thu lãi 80 triệu đồng/lứa. Như vậy, mỗi năm gia đình chị thu lãi trên 100 triệu đồng từ mô hình này.

Để áp dụng thành công mô hình này, các hộ nuôi thuỷ sản cần tuân thủ đúng quy trình xử lý môi trường ao nuôi. Trước hết, khâu tẩy dọn ao phải làm thật tốt. Chuẩn bị ao theo các bước:

Tẩy dọn ao:Tát hoặc tháo cạn, dọn sạch cỏ, tu sửa bờ, đăng cống, vét bùn nếu lượng bùn quá nhiều. Bón vôi khắp đáy ao để diệt cá tạp và các mầm bệnh bằng cách rải đều từ 7 đến 10 kg vôi bột cho 100 m2 đáy ao.

Sau tẩy vôi 3 ngày, bón lót bằng cách rải đều khắp ao từ 20 – 30 kg phân chuồng và 50 kg lá xanh cho 100 mét vuông (loại lá cây thân mềm để làm phân xanh). Lá xanh được băm nhỏ rải đều khắp đáy ao, vùi vào bùn hoặc bó thành các bó nhỏ từ 5 đến 7 kg dìm ở góc ao. Lấy nước vào ao ngập từ 0,3 – 0,4 mét, ngâm 5 đến 7 ngày, vớt hết bã xác phân xanh, lấy nước tiếp vào ao đạt độ sâu 1 mét. Cần phải lọc nước vào ao bằng đăng hoặc lưới đề phòng cá dữ, cá tạp xâm nhập.

Thả cá giống: Có 2 thời kỳ thả cá giống :Vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 3;Vụ thu từ tháng 8 đến tháng 9. Cần thả cá giống lớn, khoẻ mạnh, không sây xát, không có bệnh. Mật độ thả từ 1 – 2 con cho 1 mét vuông. Cỡ cá thả 8-10cm

Thức ăn: Thức ăn xanh gồm các loại cỏ, rong, bèo tấm, bèo dâu, lá chuối, lá sắn nên cho cá ăn đủ hàng ngày. Sau khi cá ăn cần vớt bỏ các cọng cỏ, cây, lá già cá không ăn được. Cho cá ăn thêm cám gạo, cám ngô… Cứ 100 con cho ăn từ 2 đến 3 kg thức ăn xanh, sau tăng dần theo sự lớn lên của cá bằng cách theo dõi hằng ngày.Muốn tăng trọng 1kg thịt cá trắm cỏ cần từ 30-40kg thức ăn xanh như: rong, cỏ, bèo…Với cỏ tươi cho ăn 30-40% trọng lượng thân; với rong, bèo cho ăn 70% trọng lượng thân.

Quản lý ao: Theo dõi thường xuyên bờ ao, cống thoát nước, xem mực nước ao vào các buổi sáng.Vào sáng sớm theo dõi xem cá có bị nổi đầu vì ngạt thở không, cá có nổi đầu kéo dài không. Nếu có, tạm dừng cho ăn và thêm nước vào chúng tôi thấy cá bị bệnh hoặc chết rải rác cần hỏi cán bộ kỹ thuật hoặc khuyến ngư để biết cách xử lý.

Thu hoạch: Sau 5 đến 6 tháng nuôi có thể đánh tỉa số cá lớn để ăn hoặc bán và thả bù cá giống để tăng năng suất nuôi. Phải ghi lại số lượng cá đã thu và thả lại sau mỗi lần đánh tỉa (ghi cả số con và số kg cá).

Cuối năm thu toàn bộ cá (có thể chọn những cá nhỏ giữ lại làm giống cho vụ nuôi sau). Sau khi thu hoạch toàn bộ phải ghi lại sản lượng cá thu được (bao gồm cả cá đánh tỉa và cá thu cuối năm) nhằm sơ bộ hạch toán trong quá trình nuôi để có cơ sở cho đầu tư tiếp ở vụ nuôi sau

Khởi Nghiệp Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Chim Trĩ Thương Phẩm

Chim trĩ có đặc điểm rất riêng. Có bộ đuôi dài và nhỏ, bộ lông có nhiều màu sắc đẹp, cơ thể của nó được tạo nên bởi những màu sắc khác nhau, rất đẹp mắt. Chính vì vậy, từ lâu, chim trĩ được coi là loài chim đẹp trong tự nhiên và là chim cảnh hấp dẫn. Ngoài việc nuôi làm thương phẩm, chim trĩ còn được nuôi làm cảnh, có giá trị kinh tế và thẩm mỹ cao.

Tại xã Thạnh Ngãi, huyện Mỏ Cày Bắc, anh Dương Văn Sang là người tiên phong nuôi chim trĩ thương phẩm và đã thành công với mô hình này. Nhờ nuôi theo kiểu “cuốn chiếu”, mỗi tháng trại nuôi chim trĩ của anh Sang xuất bán ra thị trường khoảng 150 chim thịt. Sau khi trừ chi phí anh có lãi trên 10 triệu đồng.

Mô hình nuôi chim trĩ của anh Dương Văn Sang, xã Thạnh Ngãi, Mỏ Cày Bắc

Anh Sang bắt đầu nuôi chim trĩ khoảng 02 năm nay. Anh tự tìm tòi học hỏi trên mạng về cách nuôi, anh Sang đến tận Vĩnh Long để mua con giống. Lúc đầu anh mua 200 con với giá 50.000/con. Với kinh nghiệm trên 10 năm nuôi gà thả vườn, anh Sang áp dụng vào nuôi chim trĩ và đã đạt hiệu quả. Vụ đầu tiên, anh Sang lợi nhuận rất cao. Mỗi con bán từ 250.00 – 260.000 đồng. Thấy hiệu quả hơn nuôi gà thả vườn lại nhẹ công chăm sóc, ít tốn thức ăn, anh Sang quyết định tăng số lượng đàn. Hiện nay, anh nuôi từ 400 – 500 con. Anh Sang cho biết: nuôi chim trĩ cũng giống như nuôi gà thả vườn. Phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch tiêm phòng các loại bệnh như gà. Tuy nhiên, người nuôi nhẹ công chăm sóc hơn nuôi gà thả vườn.

Nuôi chim trĩ phải làm chuồng chắc chắn, phía trên nóc phải vừng kín để chim không bay ra ngoài. Mỗi chuồng nuôi có diện tích khoảng 40 m 2, anh thả nuôi khoảng 150 con. Thức ăn thì cho ăn thức ăn của gà, uống nước, bổ sung thêm cỏ, thân cây chuối để chim có đủ lông, đẹp. Sau hai vụ nuôi, anh để chuồng trống cách vụ, xử lý môi trường để trách dịch bệnh. Theo anh Sang, chim trĩ dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc, thức ăn thì chỉ bằng một nữa so với nuôi gà thả vườn. Chim có sức đề kháng mạnh nên rất ít khi mắc bệnh, nếu có cũng chủ yếu là bệnh phổi, bệnh Ecoli và cũng dễ điều trị.

Nuôi chim trĩ thương phẩm thời gian từ 4 – 4,5 tháng là đạt trọng lượng từ 1 – 1,2 kg đối với con mái và từ 1,4- 1,5kg đối với con trống. Giá chim thịt hiện nay khoảng 140.000/kg được thương lái tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận đến tận nhà để thu mua. Ngoài nuôi thương phẩm, anh Sang còn nuôi chim giống. Khi chim được khoảng 3 tháng, anh bắt đầu tách mái nuôi riêng để lấy trứng. Chuồng nuôi chim đẻ trứng để với tỷ lệ 4 con mái, 1 con trống. Chim trĩ đẻ trứng theo mùa, kéo dài khoảng 6 tháng từ tháng 10 đến tháng 6 năm sau. Nhưng chim đẻ đạt nhất từ tháng 1 đến tháng 5. Khi đó, tỷ lệ ấp nở đạt từ 80% trở lên.

Anh Sang cho biết, hiện nay, mỗi tháng anh ra một vụ chim thịt khoảng 150 con với giá khoảng 140.000/kg. Chim con, anh bán với giá 50.000/cặp. Trừ đi chi phí, anh còn lãi hơn 10 triệu đồng/tháng. So với nuôi gà thả vườn thì lợi hơn rất nhiều.

Hiện nay, tại ấp Chợ Mới, xã Thạnh Ngãi, đã có 10 hộ nhân rộng mô hình này. Bước đầu cho thấy chim trĩ tương đối thích hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu địa phương, tỷ lệ sống, tăng trọng tương đối cao. Giá chim thương phẩm luôn giữ ở mức cao và người nuôi có lãi. Mô hình là một lựa chọn mới cho người dân huyện trong việc phát triển kinh tế gia đình góp phần xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế địa phương.

Hiệu Quả Triển Khai Mô Hình Trồng Tái Canh Cà Phê Vối

Với mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng và thu nhập cho người trồng cà phê, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với UBND xã Ia Chim (thành phố Kon Tum) triển khai mô hình “Trồng tái canh cà phê vối” trên diện tích 5ha với sự tham gia của 13 hộ dân.

Ông Nguyễn Tấn Lực – cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết, ngày càng có nhiều diện tích cà phê cho quả đến thời kỳ già cỗi, sinh trưởng kém, năng suất và chất lượng quả thấp. Vì vậy, tái canh cà phê là giải pháp đặt ra hiện nay.

Được triển khai thực hiện từ tháng 4-12/2019, từ nguồn sự nghiệp khuyến nông năm 2019, mô hình “Trồng tái canh cà phê vối” hỗ trợ 5.025 cây giống cà phê vối TRS1, 415 cây giống trồng dặm, 345 cây che bóng (sầu riêng, bơ) và 50% kinh phí mua vật tư, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho 13 hộ dân thuộc các thôn Klâu Ngol Zố, Plei Lay, Plei Druân, Nghĩa An và Plei Sar của xã Ia Chim.

Là một trong các hộ dân tham gia mô hình, anh A Thin – thôn Klâu Ngol Zố phấn khởi chia sẻ: Tham gia mô hình, ngoài được hỗ trợ cây giống và phân bón, bản thân còn có thêm kiến thức và kinh nghiệm khi tham gia lớp tập huấn kỹ thuật tái canh cà phê vối do Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức. Trong quá trình trồng và chăm sóc diện tích cà phê tái canh, tôi còn được cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Hội Nông dân xã đến hướng dẫn tận tình và thường xuyên. Nhờ vậy, sau hơn 3 tháng từ khi trồng, diện tích 0,3ha tái canh cà phê vối của gia đình sinh trưởng và phát triển tốt.

Kiểm tra mô hình tái canh cà phê vối của hộ dân ở thôn Nghĩa An. Ảnh: ĐT

Ông Lê Thế Trình – Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Chim cho biết, thực hiện mô hình “Trồng tái canh cà phê vối”, Hội Nông dân xã tổ chức bình xét và chọn 13 hộ dân đáp ứng đầy đủ các điều kiện về diện tích đất và nguồn nước để trồng tái canh cây cà phê vối ở 5/11 thôn của xã. Hầu hết các hộ tham gia chương trình đều thực hiện đầy đủ theo hướng dẫn kỹ thuật. Sau thời gian triển khai trồng và chăm sóc, hiện tại, cây cà phê sinh trưởng tốt, tỷ lệ cây sống sau trồng dặm đạt trên 96%.

Từ khi triển khai mô hình đã có nhiều hộ nông dân đến các hộ này để tham quan, học hỏi kinh nghiệm tái canh cà phê vối. Trong số 13 hộ dân tham gia mô hình, có 12 hộ là đồng bào DTTS. Do vậy, mô hình không chỉ giúp bà con vùng khó khăn nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp mà về lâu dài còn giúp kỹ thuật tái canh cà phê vối được phổ biến và nhân rộng khắp địa bàn xã Ia Chim, nhất là các hộ đồng bào DTTS tại chỗ.

Ông Nguyễn Tấn Lực cho hay, về kỹ thuật tái canh cà phê vối, bà con cần lưu ý một số điểm sau, không tái canh trên những diện tích cà phê bị nhiễm bệnh vàng lá nặng, thối rễ do tuyến trùng và nấm trong đất gây hại nặng; đối với trường hợp này cần chuyển đổi sang cây trồng khác.

Làm đất ngay sau khi kết thúc mùa mưa, trong quá trình cày đất phải thu gom, nhặt rễ cây cũ thật kỹ sau đó đem đốt để tiêu huỷ nguồn bệnh.

Quá trình làm đất, cày, trộn vôi, phơi đất phải thực hiện ít nhất trong 2 tháng trước khi đào hố trồng.

Hướng dẫn cách chăm sóc cây cà phê vối. Ảnh: ĐT

Đào hố với khoảng cách 3x3m, kích thước 80x80x80cm. Bón lót theo lượng: 18 kg phân chuồng + 1 kg vôi + 0,5 kg lân nung chảy/hố. Nếu không có đủ phân chuồng, bón theo lượng: 10 kg phân chuồng + 3 kg phân hữu cơ vi sinh hoặc hữu cơ sinh học + 1 kg vôi + 0,5 kg lân nung chảy/hố.

Khi trồng bà con nhớ xé bầu cẩn thận, tránh làm vỡ bầu đất, đặt bầu vào hố, để cho mặt bầu thấp hơn mặt đất 10 – 15 cm (trồng âm), lấp đất và nén chặt đất xung quanh bầu.

Đối với cây che bóng trồng với khoảng cách 12x12m, 2 – 3 hàng cà phê trồng 1 hàng cây chắn gió và trồng cây xen giữa 2 hàng cà phê.

Quá trình chăm sóc, bón phân, phương pháp tưới nước, tạo hình cắt tỉa cành phải thực hiện đúng theo kỹ thuật. Bà con cũng cần chú ý nắm vững các triệu chứng và cách phòng trừ sâu bệnh hay gặp.

Nên thu hoạch cà phê sau 24 tháng trồng tái canh. Quá trình thu hái, loại bỏ tạp chất, đóng bao, cách vận chuyển, lưu trữ và bảo quản cà phê cũng phải thực hiện cẩn thận và đúng phương pháp để đạt chất lượng cao nhất.

Đức Thành

Mô Hình Nuôi Gà Đẻ Trứng Sạch

Việc chăn nuôi gà đẻ theo mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng sạch đang là giải pháp chăn nuôi gà được nhiều người thử nghiệm và hưởng ứng, đây cũng là một hướng chăn nuôi mới rất được mọi người áp dụng và tin tưởng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân chăn nuôi gà và mang tới lượng trứng sạch khổng lồ cung ứng cho thị trường.

Bước đầu tiên trong mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng sạch là phải phải có hệ thống chuồng trại đa dạng và được kết hợp với nhiều hình thức nuôi trồng khác nhau, nhằm mang lại cho người nông dân nhiều hiệu quả chăn nuôi tốt có hiệu quả kinh tế cao.

2. Phương pháp chăn nuôi gà theo mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng sạch

Phương pháp chăn nuôi gà theo mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng sạch là giải pháp áp dụng những phương pháp chăn nuôi gà sạch và cải tiến hiện đại hơn. Điều quan trọng là những dụng cụ cho ăn trong chuồng trại bà con cần phải đảm bảo vệ sinh và sạch sẽ, trong chuồng trại chăn nuôi cũng phải đảm bảo vệ sinh, dùng vôi để tẩy uế và sử dụng thuốc sát trùng diệt sạch vi khuẩn trong chuồng trại trước khi tiến hành chăn nuôi gà

Bên cạnh đó bà con cũng cần bổ sung hệ thống đèn chiếu sáng chuyên dụng trong quá trình chăn nuôi và thường xuyên kiểm tra về trọng lượng gà hiện nay.

Ngoài việc chọn chuồng trại hợp lý bà con cần đảm bảo khâu chọn gà giống phải phù hợp, trong đó việc chọn giống gà đẻ tại các cơ sở cung cấp con giống uy tín cũng là giải pháp chọn con giống phù hợp cho bà con.

Gà chăn nuôi theo mô hình gà đẻ trứng sạch phải đúng quy trình, có quy mô khép kín và đảm bảo áp dụng đầy đủ các kỹ thuật cần thiết trong chăn nuôi.

Bà con cần đảm bảo tuân thủ đúng với quy trình chăn nuôi gà khoa học , đúng kỹ thuật đối với gà đẻ để có thể tạo ra được những sản phẩm trứng sạch cung ứng cho thị trường hiện nay.

Với một mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng sạch hoàn toàn theo hướng an toàn sinh học, phương pháp chăn nuôi này cũng không tiêu tốn quá nhiều vốn đầu tư của bà con, không mất nhiều thời gian chăm sóc mà hiệu quả kinh tế lại cao rõ rệt, là mô hình chăn nuôi vô cùng thích hợp để chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ hoặc chăn nuôi theo quy mô lớn.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Mô Hình Nuôi Cá Trắm Cỏ Hiệu Quả trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!