Cập nhật nội dung chi tiết về Một Số Bệnh Hay Gặp Ở Chim Chào Mào mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
* Bệnh về đường hô hấp: – Nguyên nhân: do nhiễm vi khuẩn, virus, do chim hít phải hơi độc, khói thuốc… – Dấu hiệu nhận biết sớm: chim có động tác vảy mỏ qua lại liên tục kèm theo tiếng thở hắt ra (giống như hắt hơi), chảy nước mắt, nước mũi, chim hót ít hơn nhưng vẫn nhảy nhót linh hoạt. Biểu hiện nặng lên khi chim đứng ủ rũ, bỏ ăn, thở gấp, phải há mỏ để thở, thân mình rung lên theo nhịp thở; kèm theo là chim đi ỉa phân toàn nước màu trắng hoặc xanh, mùi phân tanh… – Điều trị: + Nếu chim mắc bệnh do nhiễm khuẩn đường hô hấp thì dùng thuốc kháng khuẩn (Amoxicillin, erythromycin…, dùng 1 trong các loại kháng sinh này, đóng gói dạng bột 250mg cho trẻ em + 1 gói Bé Ho hòa vào nước theo tỷ lệ 10mg/100g thể trọng, pha vào 10ml nước cho chim uống liên tục trong ngày. + Chim bị bệnh cúm mùa hoặc H5N1, SARS… ta có thể dùng 1 số các loại thuốc dành cho người như: Arbidol, Tamiflu… (trường hợp này mình chưa gặp nên chỉ giới thiệu để các bạn tham khảo) + Cho chim dùng kết hợp các sinh tố Vitamin B1, Vitamin C để trợ lưc. – Phòng bệnh: (các bước tiến hành tương tự như bệnh ỉa chảy) * Bệnh bại chân: (chào mào rất hay gặp bệnh này) – Nguyên nhân: do lạnh, thiếu sinh tố B1, có thể do một loại virus (vì chưa có nghiên cứu cụ thể). – Biểu hiện: một hoặc 2 chân cm duỗi thẳng cứng, chim di chuyển khó, chân bị bại không bám được cầu, một số còn kèm theo cả nghẹo cứng cổ, đầu không ngóc lên được. – Điều trị: mình đã chữa thành công đến 80% cho một chú chim bị bại 1 chân bằng cách cho ăn cơm nóng (theo kinh nghiệm chữa bệnh này ở gà và bồ câu của các cụ ngày trước) – trước bữa ăn cơm khoảng 2-3 tiếng ta bỏ đói chim xong cho 1 thìa cafe cơm nóng vừa đun chin vào cóng thức ăn bỏ vào lồng cho cm ăn. Hoặc cho chim uống Vitamin B1. – Phòng bệnh: tăng cường dinh dưỡng cho chim. Thuốc Vitamin B1 10mg dạng viên nén nghiền nhỏ 1 viên trộn vào thức ăn cho chim dùng trong ngày. Dùng 1 đợt 10 ngày liền. + Vệ sinh lồng, cầu đậu sạch 2 ngày/lần.
Điều Trị Một Số Bệnh Chim Chích Chòe Than Hay Gặp Phải
Chích chòe than còn được gọi bằng cáci tên chim chìa vôi bởi vì chúng có đôi chân vừa cao, vừa nhỏ giống những cái chìa vôi của các bà ăn trầu. Sở hữu giọng hót hay nên được rất nhiều người chọn nuôi. Nhưng trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc hãy lưu ý những bệnh sau đây chim chích chòe than rất hay gặp phải.
Bệnh tiêu chảy ở chim chích chòe than
Nguyên nhân: Do chim chích chòe than ăn quá nhiều thức ăn tươi, thức ăn bị hỏng, ôi thiu, thực phẩm để qua đêm đã bị lên mem
Điều trị: Ngưng không cho chích chòe than ăn thức ăn tươi, loại bỏ hết thức ăn bị ôi thiu, lên mem tiến hành rửa sạch cóng đựng thức ăn và nước uống, vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ. Mua thuốc điều trị tiêu chảy cho chim tại các cửa hàng thuốc thú y, cho chim uống theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Bệnh đau mắt
Nguyên nhân: Do trong khẩu phần thức ăn của chim chích chòe thiếu vitamin A, chuồng nuôi không được sạch sẽ lau dọn thường xuyên, treo chim tại nơi có nhiều khói, thời tiết quá nóng.
Điều trị: Cho chim uống bổ sung vitamin A hoặc có thể sử dụng thuốc nhỏ của người dành cho chim một ngày nhỏ từ 1-2 lần, sau 4 ngày chim sẽ khỏi.
Bệnh kí sinh trùng
Nguyên nhân: Do môi trường sống của chim có xuất hiện những con rận chó, ve, bọ nhảy, muỗi từ các vật nuôi khác như chó, mèo khiến chim chích chòe bị nhiễm ký sinh trùng.
Điều trị: Để điều trị ký sinh trùng ở chim hiệu quả nhất chỉ cần ra cửa hàng thuốc thú ý mua chai xịt thuốc rận chó về xịt cho chim. Hãy nhớ xịt xung quanh toàn bộ lông không xịt vào mắt, mũi, miệng tránh thuốc làm ảnh hưởng đến chim. Hàng ngày pha nước muối loãng cho chim tắm, khi tắm xong nên lau sơ qua cho chim. Chùm kín lồng nuôi bằng lớp vải mỏng hoặc vải màn tránh chim chị muỗi đốt.
Bệnh hô hấp
Nguyên nhân: Do thời tiết chuyển giao mùa hoặc do miền bắc thường sẽ có không khí lạnh của gió bấc khiến cho chim bị các bệnh về đường hô hấp như ho, chảy nước mũi. Khi mắc bệnh chim sẽ xù lông để chống lại cái lạnh, những con sức khỏe yếu sẽ thở khò rít khi thở, vươn cổ ra thở, ho, viêm kết mạc, chảy nước mắt, chảy nước mũi, đứng ủ rũ trên cầu
Điều trị: Dùng 2 tép tỏi khô lột sạch vỏ giã thật nhuyễn cho vào cóng đựng nước dùng đũa khấy đều gạn sạch bã tỏi lấy nước cho chim uống hàng ngày cho chim uống từ 3-5 ngày chim sẽ khỏi.
Tylosin: dùng liều 10mg/kg thể trọng, tiêm bắp thịt hoặc dùng liều 1g pha trong 1 lít nước cho uống liên tục 3-5 ngày.
Tiamulin: dùng liều 15mg/kg thể trọng, tiêm bắp thịt hoặc dùng liều 2g pha trong 1 lít nước cho uống liên tục 3-5 ngày.
Ngoài ra thực hiện vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày, cung cấp đầy đủ thức ăn cho chim, những hôm thời tiết lạnh nên lấy tấm khăn che kín lồng tránh gió lùa. Muốn cho chim tắm nắng vào mùa lạnh nên chọn lúc nhiệt độ cao không còn giá lạnh. Treo chim những nơi không có gió lùa, có nhiều ánh sáng. Hạn chế tắm cho chim nếu cần thiết hãy tắm lúc nhiệt độ trong ngày đạt ngưỡng cao nhất.
Chim chích chòe than suy, không hay hót
Nguyên nhân: Do chưa được cung cấp thức ăn đầy đủ, kiệt sức, bị bệnh, ở nơi có nhiệt độ nóng bức, lâu ngày chưa tắm nắng, chăm sóc chưa chu đáo, thời tiết thay đổi, di chuyển từ nơi này sang nơi khác chim chưa kịp thích nghi,…Khiến chim sẽ thay lông, không hót hoặc nếu hót thời gian rất ngắn.
Điều trị: Thường xuyên cho chim tắm lắng, cho chim nghe các video luyện giọng hàng ngày, cung cấp đầy đủ thức ăn, nhiệt độ nơi ở thoáng mát không khí trong lành.
Bệnh về chân ở chim chích chòe than
Nguyên nhân: Bị các vật nhọn sắc cứa vào chân hoặc bị côn trùng cắn rồi nhiễm trùng, mưng mủ, sưng tấy, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến hoại thư xương.
Điều trị: Khử trùng chuồng, đồng thời kiểm tra loại bỏ các vật cứng nhọn trong lồng nuôi. Dùng dao nhọn lấy mủ ra tiêp đó dùng nước muối sinh lý rửa sạch vết thương ở chân.
Viêm tuyến nhờn ở chim chích chòe than
Nguyên nhân: Do phần tuyến nhờn ở đuôi bị thương, nhiễm trùng hoặc do chim bị cảm nắng, cảm lạnh. Khi chim bị viêm tuyến nhờn biểu hiện thấy rõ nhất mệt mỏi, lông vũ sơ xác, biếng ăn, tuyến nhờn sưng đỏ tấy, mưng mủ.
Điều trị: Dùng cồn sát trùng để khử trùng tuyến nhờn hết mưng mủ, sưng tấy. Đặt lồng chim vào nơi yên tĩnh, tránh nơi quá nóng hoặc quá lạnh, cho chim ăn thức ăn có đầy đủ dinh dưỡng.
Suckhoecuocsong.com.vn (TH)
Chia Sẻ Cách Chữa Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Chim Họa Mi
1-Bệnh ỉa chảy
Nguyên nhân, triệu chứng: Có nhiều nguyên nhân để chim mắc chứng ỉa chảy. Muốn điều trị tốt cần biết rõ nguyên nhân gây bệnh. + Thông thường nhất của chim họa mi là do chủ nhân ko nắm vững chế độ dinh dưỡng của chim, cho ăn quá nhiều mồi tươi hoặc trong cám có nhiều chất đạm quá không tiêu hóa hết. Thức ăn còn thừa lên men trong ruột, thải ra độc tố là chim ỉa lỏng, phân trắng như bột gạo kèm theo chất nhày của niêm mạc ruột. + Chim ăn phải thức ăn quá cũ, ẩm mốc dẫn đến ngộ độc Aflatoxin hoặc Micotoxin dẫn đến đi ỉa nước, cai lẫn lộn kèm tho chất nhày của ruột + Nhiếm khuẩn đường tiêu hóa… Điều trị: Việc đầu tiên là giảm hoặc ngừng hẳn việc cho ăn mồi tươi, chỉ cho ăn cám cò nhạt nếu chim bị nhẹ sẽ tự khỏi. Trường hợp nặng hơn: Hiện nay hàng chim nào cũng bán viên thuốc điều trị ỉa chảy của Trung Quốc. Thuốc này hòa với nước cho chim uống bệnh thường khỏi nhanh nhưng sau đó con chim thường mất sức trong một thời gian dài, hãy đến cửa hàng thuốc thú y mua viên thuốc điều trị tiêu chảy gia cầm của Việt Nam về hòa với nước cho uống trong 3 đến 4 ngày chim sẽ khỏi. Trường hợp chim ngộ độc nặng quá có thể tiêm Atropin (thuốc của người)với liều lượng 0,001 đến 0,002 g/lần cho một con chim. Ngày tiêm 2 lần dưới da. Bản thân mình hay dùng viên Écefuyril(thuốc của người) do Pháp sản xuất màu vàng, đóng 14 viên /vỉ. Loại này hơi đắt tí nhưng rất tốt, Vị hơi ngọt, không mùi, màu vàng chuyên để giải độc tiêu hóa và ỉa chảy. Thuốc mua về lấy ra hai viên, rút vỏ dốc bột màu vàng vào cóng cám cho chim tự ăn, vài ba ngày là khỏi. Đồng thời làm vệ sinh chuồng trại, dùng phích nước nóng dội vào sàn lồng mỗi ngày một lần sau khi làm vệ sinh.
2-Bệnh khàn tiếng.
Nguyênnhân: Chim bị khan tiếng có hai nguyên nhân đó là viêm thanh quản và giãn thanh quản Điều trị: Dùng một viên than củi bằng quả trứng gà ngâm vào nửa bắt nước lã sau một đêm, gạn lấy nước đó, vắt thêm mươi giọt nước chanh và bỏ vào vài hạt muối, đổ vào cóng cho chim họa mi uống, khoảng một tuần sau tiêng hot sẽ phục hồi dần.
3-Bệnh đau mắt
Thỉnh thoảng có con chim bị đau mắt do nhiễm khuẩn. Có người cho là do ăn nhiều sâu quy nên đau mắt. Mình không nghĩ như vậy vì mình cho chim ăn sâu quy thường xuyên nhưng chưa có con nào bó lông hay đau mắt nhưng mấy ông bạn thì có chim đau mắt rồi và nhờ mình chữa. Rất đơn giản là mua lọ Cloramphenicol về nhỏ mối ngày bốn năm lần. Chỉ vài ngày con nào cũng khỏi cả. Bệnh này xuất hiện ở chim cu gáy nhiều hơn họa mi.
4-Chết đột ngột, mất màu lông, bó lông…
Một số chim tự nhiên rơi xuống ngắc ngoải nếu cấp cứu kịp thời vẫn sống bình thường. Năm 1995 mình bị một trường hợp như vậy. Khi thấy con chim đang đậu trên cầu, tự nhiên rơi xuống sàn lồng, cánh vỗ vật vờ, mỏ ngáp chầm chậm. mình vội bắt ra ủ ấm và dùng viên Ampicilin trộn bột đút cho ăn vì mình nghĩ có thể có vi trùng nên dùng kháng sinh (Sau này mới biết là sai lầm). Đồng thời ngay lúc ấy mình hòa đường Glucoza bơm cho nó vài giọt. Mấy phút sau con chim đứng dậy bình thường, đặt vào lồng nó nhảy ngay lên cầu. Sau này do đọc nhiều tài liệu mới biết là nó thiếu khoáng chất nên bị đột quỵ. Chính mấy giọt đường Glucoza đã cứu nó thoát chết. Những con chim bị mất màu lông, hoặc bó lông chủ yếu cũng là thiếu nguyên tố vi lượng. Đặc biệt yến Kanari đỏ ko cho ăn khoáng rất mau bạc màu.
Nguồn: sưu tầm
Một Số Bệnh Ở Bồ Câu
Bệnh đậu ở bồ câu:
Biểu hiện:
Bồ câu bị nổi mụn to bằng hạt đỗ ở chân và mỏ.
Cách chữa bệnh
– Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, tẩy uế chuồng nuôi bằng thuốc sát trùng – Đồng thời giữ chuồng nuôi sạch sẽ, ổ đẻ luôn phải khô ráo. – Dùng nước lá trầu không sắc đặc có pha muối rửa sạch các vùng da có mụn đậu. – Sau đó dùng IODINE 10% hoặc POVIDINE 10% bôi vào vùng da có mụn đậu ngày 2 lần. – Dùng GLUCO-KC + ADE-VITC + Men tiêu hóa và thuốc giải độc gan thận hòa với nước cho bồ câu uống hàng ngày – Dùng kháng sinh đề phòng vi khuẩn bội nhiễm: Amoxili hoặc Ampi-kana hoặc Doxycyclin hoặc Oxytetracyclin trộn vào khẩu phần ăn hàng ngày theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm. Với phác đồ trên điều trị liên tục 5 – 7 ngày.
Bệnh Newcastle
Chim bồ câu có biểu hiện bị ho khẹc, khó thở, đi ngoài phân xanh, ăn kém.
Theo những biểu hiện trên thì chim đã bị bệnh niu cát xơn ghép viêm đường hô hấp mãn tính.
Cách chữa trị
– Cho bồ câu uống nước tỏi hàng ngày: 10 gam tỏi rã nhỏ với 1 lít nước sạch – Dùng kháng thể Gum tiêm cho bồ câu liên tục trong 3 ngày, liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. – Sau đó 1 ngày tiêm Vacxin Newcastle cho bồ câu với liều lượng gấp 2 lần so với liều tiêm phòng. – Dùng thuốc diệt vi khuẩn Thiamphenicol hoặc Doxycyclin, hoặc Florphenicol hoặc Biseptol hoặc Neoteson hoặc Enroflox 20% hoặc Oxytetracyclin liều lượng và cách dùng xem trên bao bì sản phẩm. Dùng liên tục từ 5- 7 ngày. – Dùng thuốc bồi bổ cơ thể: Gluco-KC + Men tiêu hóa + ADE-Vitc + B1 + thuốc bổ gan thận hòa với nước cho bồ câu uống hàng ngày. Dùng liên tục 10 ngày.
Bệnh Newcastle ở gà
Chăn nuôi gia cầm
Tin nông nghiệp
Bạn đang đọc nội dung bài viết Một Số Bệnh Hay Gặp Ở Chim Chào Mào trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!