Cập nhật nội dung chi tiết về Mùa Sinh Sản Của Chim Họa Mi mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chim chóc đẻ theo mùa, và mùa sinh sản của chúng thường kéo dài từ ba đến bốn tháng mới chấm dứt.
Mùa sinh sản của chim Họa mi thay đổi theo từng vùng vì còn ảnh hưởng đến khí hậu ở đó ra sao. Vì vậy, chúng ta đừng ngạc nhiên khi thấy mùa sinh sản của chim ở miền Bắc không trùng với mùa sinh sản của chim ở miền Nam. Ngay tại miền Nam, cùng một giống chim mà tỉnh này và tỉnh khác, mùa sinh sản của chim đó cũng không trùng tháng với nhau. Có nơi chim đẻ sớm, có nơi chim đẻ trễ.
Đó là chưa nói đến, mỗi giống chim lại có mùa sinh sản khác nhau. Nhưng, xét ra khoảng cách thì cũng không có gì cách biệt nhau lắm.
Tại miền Bắc mùa xuân khí hậu mát mẻ, chim chóc cũng thay lông xong nên giống nào cũng căng lửa, và bắt đầu bắt cặp với nhau…
Tại miền Nam, mùa thay lông của chim chấm dứt trước tháng mười một. Đầu tháng chạp chim chóc đã bắt đầu căng lửa. Nhiều giống đẻ sớm như Chích Chòe đất, Sáo, Cưỡng đã lo bắt cặp với nhau và ra Tết âm lịch là lót ổ đẻ sớm…
Các giống chim khác thì mùa sinh sản khởi đầu trước mùa mưa khoảng nửa tháng, tức là giữa tháng ba âm lịch trở đi. Những chim này từ tháng giêng đã bắt cặp đi đâu cũng đủ đôi. Gần mùa mưa thì chúng tìm nơi xây tổ và đẻ cho đến tháng sáu, tháng bảy…
Mỗi mùa, một cặp chim có thể đẻ vài ba lứa. Hễ lứa này con chim sắp ra ràng thì chim mẹ đã đẻ tiếp lứa sau… Chúng ấp hơn hai tuần, nuôi con khoảng gần bốn tuần là xong một lứa. Mỗi lứa chim đẻ khoảng ba bốn trứng (chim tơ số trứng nhiều hơn), và số con nở không chừng, có thể vài ba con. Và khi chim con đã bay thành thạo thì chúng lẻ bầy, mỗi con tự lo kiếm sống một nơi…
Mùa sinh sản của chim Họa Mi bắt đầu vào tháng sáu, tháng bảy âm lịch. Người ta thấy giữa tháng tám đã có Họa Mi con bán ở các chợ chim, và tháng chín, tháng mười, chim con “rộ” nhất.
Họa Mi là giống chim sống trong rừng gìa, nơi có núi non hiểm trở, có thác có suối, nhưng tổ của chúng thường làm ở những lùm bụi rậm rạp, có khi chỉ cách đường mòn trong rừng vài ba mươi thước là cùng.
Người ta cũng thường bắt gặp tổ của chúng trong các lùm cây ở các đồi trọc, hay những cây cao mọc đơn lẻ ở khoảng đất trống trên một ngọn đồi.
Nói chung, nơi Họa Mi chọn làm tổ tuy thấp, nhưng lại rất kín đáo, vì là nơi lùm bụi rậm rạp, ít khi bị người phát hiện. Thế nhưng “vỏ quít dày có móng tay nhọn”, giới đi săn lùng tổ chim Họa Mi phần đông lại là dân địa phương, đồng bào sắc tộc, hàng ngày họ sống dựa vào rừng vào núi, nên rất rành “đường đi nước bước” nên cũng dễ phát hiện.
Ngay việc đánh bẫy Họa Mi, dân miền xuôi còn nhờ dân địa phương làm hướng đạo dẫn đường mới biết đường đi lối lại của chim mà đánh bắt.
Tổ của Họa Mi cũng làm giống tổ của chim Cu Gáy, nghĩa là cung chọn những chảng ba cây, hoặc là nơi có nhiều cành cây nhỏ đan qua chéo lại sẵn để làm điểm tựa chắc chắn. Bên trên, chúng chỉ kết chằng chịt qua lại những que nhỏ, và trên cùng là cỏ khô để ở vừa ấm vừa êm, giúp cho chim con có “nôi” nằm lý tưởng.
Được biẽt, giống chim Họa Mi rât khôn. Ngoài việc chọn nơi làm tổ kín đáo tránh được cặp mắt kẻ thù phát hiện, lại nơi ấy thường không có tổ kiến, và cũng vắng bóng những loài chim dữ như chim cắt, chim Ó… xuất hiện. Đây là những giống chim chuyên ăn thịt, thường tìm tổ chim non để phá hại.
Mỗi lứa Họa Mi đẻ được chừng ba hốn trứng, trứng cũng khá to. Sau khi đẻ xong, trống mái thay nhau ấp cho đến ngày chim con nở. Đây cũng là điều khác lạ, vì nhiều giống chim khác, chỉ có chim mái nằm ổ ấp, còn chim trống có nhiệm vụ tìm mồi nuôi vợ con, và canh chừng tổ, để báo động kịp lúc khi có kẻ thù đên phá tổ. Mỗi mùa sinh sản, một cặp chim Họa Mi cũng đẻ được vài ba lứa, tính chung cũng cho ra đời được bảy tám chim non.
Họa Mi là giống chim rất chung thủy, trống mái lúc nào cũng sống cận kề nhau như hình với bóng, chẳng khác gì chim Bồ Cấu, vốn nổi tiếng là chung tình. Lúc làm tổ thì vợ chồng Họa Mi cùng nhau tha cây, tha rác, và khi ấp thì cũng thay phiên nhau ấp… Gặp trường hợp con chim chồng bị chim hung dữ khác đến đánh đuổi ra khỏi vùng lãnh địa của nó, chim mái cũng hùng hổ tham gia việc đấu đá với chim chồng. Nếu thua chim mái sẵn sàng bỏ tổ để bay theo chim chồng cho đủ đôi bạn, mặc dù ai cũng biết chim Họa Mi mẹ rất thương con cái của nó.
Ngay khi nuôi Họa Mi mái chung với Họa Mi trống đá, nếu trống mái hợp ý với nhau thì con cái tỏ ra khôn ngoan một cách khó có người ngờ được, là nó cứ luôn luôn xùy thúc trống lăn xả vào đối thủ mà đấu đá hết mình. Vì vậy, đá Họa Mi mà không có con cái kèm theo thì chim trống dù có tài giỏi đến đâu cũng khó lòng thắng được đối thủ nó một cách dễ dàng được. Nhưng phải là mãi hợp với trống mới đem lại kết quả tốt. Mái mà không hợp thì có mái cũng như không.
Chim con Họa Mi rất dễ thuần dưỡng, nuôi mau khôn, nhưng giá bán thường quá đắt, có khi gần gấp ba lần chim bổi, mà thường cũng hiếm do không bắt được nhiều.
Nhiều người đã áp dụng việc nuôi chim Họa Mi đẻ để kiếm chim con mà nuôi, bằng cách chọn trống con, mái con cùng dạng tuổi nuôi lên, nhưng từ trước đến nay chúng tôi chưa thấy ai thu hái được kết quả như ý cả. Trong khi đó, họ nuôi đẻ nhiều giống chim khác lại thành công, trong đó có Cu Gáy, Chích Chòe Than, Chích Chòe Lửa„.
Họa Mi: Tập Tính Sinh Sống, Mùa Giao Phối Của Họa Mi
Chim họa mi ở môi trường tự nhiên thích sinh hoạt đơn độc và ẩn mình trong các lùm cây bụi cỏ. Do bản tính nhút nhát, rất sợ người nên chỉ cần một tiếng động nhỏ chim họa mi sẽ bay hay ẩn mình khuất bóng. Họa mi có đôi cánh ngắnbầu tròn nên sức bay lượn yếu nên họa mi không bay cao và bay xa được.
Do bản tính họa mi thích đấu đá bằng sức mạnh để chiếm đoạt, hay giữ lãnh địa. Do đó, tác phong chủ yếu của chúng là kiêu hãnh, luôn muôn tranh quyến làm chủ. Họa mi trong rất háu đá, nên quyết loại đối thủ và kể cả các loại chim khác khỏi vòng chiến. Ở môi trường sinh sống tự nhiên họa mi thường dùng vũ lực để bảo vệ tình nhân, nơi xây tổ ấm hay vùng đất đang kiếm ăn. Khi có bất kỳ con chim thứ ba nào xâm nhập vào lãnh địa của chúng, không cần phải đấu hót dài. Mặc dù cùng uống nước chung một con sống, một dòng suối, chúng cũng phân chia ranh giới rất rạch ròi. Vì đặc tính hiếu chiến của chim này, nên có thể gọi chúng là “anh hùng điểu”.
Mùa giao phối chim họa mi:
Đối với các chim họa mi trưởng thành mỗi năm vào tiết trời khoảng từ tháng 4 – 7. Chúng thường giao phối vào lúc trời hừng sáng, sau đó, chúng tiến hành xây ổ. Ổ của họa mi được xe kết bằng tre trúc, cỏ khô, nhánh tùng.. xây thành hình dáng cái ly hoặc hình trụ tròn chim thường chọn đặt ổ trong bụi cỏ rậm ở mặt đất hoặc khoảng nhánh của cây nhỏ.
Họa mi là giống chim rất chung thủy, trống mái lúc nào cũng sống cận kề nhau như hình với bóng, chẳng khác gì chim Bồ câu vốn nổi tiếng là chung tình.
Mỗi mùa giao phối một cặp chim có thể đẻ vài ba lứa. Hễ lứa này con chim sắp ra ràng thì chim mẹ đã đẻ tiếp lứa sau… Chúng ấp hơn hai tuần, nuôi con khoảng gần bốn tuần là xong một lứa. Mỗi lứa chim đẻ khoảng ba bốn trứng (chim tơ số trứng nhiều hơn), và số con nở không chừng, có thể vài ba con. Và khi chim con đã bay thành thạo thì chúng lẻ bầy, mỗi con tự lo kiếm sống một nơi…
Trứng chim họa mi có màu đá quý xanh sẫm, xanh lục hoặc xanh lam nhợt, có lúc điểm phớt những chấm sọc. Mỗi ổ chúng đẻ từ 3 – 5 trứng. Mỗi cặp họa mi trưởng thành, 1 năm có thể ấp được từ 2 – 3 lứa chim con.
Khi chim con mới nở ra không đủ ngày thì lông măng chưa mọc đủ, chưa rời ổ; đến khi lông chim con mọc dầy đều chim có thể rời ổ, gọi là chim “lông tơ”. Từ giai đoạn “lông tơ” đến năm thứ hai, sau khi chim đã thay lông được gọi là chim “lông đủ”. Sau 2 năm, họa mi trưởng thành gọi là “lông già”. Khoảng thời kỳ từ lúc chim còn ở trong ổ, lông tơ, lông đủ suốt trong ba giai đoạn này đều gọi chung là chim con.
Trong giai đoạn chim con, chúng hiền lành, dễ dàng thuần dưỡng, nhưng tiếng hót ngắn, không giống như giọng cất cao lanh lánh lúc trưởng thành. Chim ở giai đoạn “lông già” tức chim đã trưởng thành thường hay nóng nảy, luôn dao động, cho nên khó thuần dưỡng. Nhưng nếu sau khi luyện chúng hót được thì chúng dễ dàng đưa giọng hót của chúng hay hơn. Ngoài thời kỳ thay lông thì suốt bốn mùa họa mi luôn cất tiếng hót lanh lảnh vang dội.
Thức ăn cho họa mi
Họa mi sống ngoài thiên nhiên thức ăn chủ yếu là côn trùng. Trong môi trường nuôi nhốt người nuôi nên cho chim tập cho chung ăn thức ăn riêng. Nếu chim đã quen với một loại thức ăn nào đó thì ta nên cho chim ăn mãi thức ăn đó. Nhưng hãy nhớ không nên thay đổi thức ăn đột ngột vì chim họa mi rất dễ “dị ứng” trước mùi vị thức ăn lạ nên dễ bị suy và thường dẫn đến việc thay lông
Lưu ý: Thức ăn có hiện tượng nấm mốc cần bỏ ngay khônng cho chim ăn. Tránh pha chế thưc ăn mặn. Họa mi thích ăn đạm động vật: nuôi họa mi hằng ngày nên bổ sung cào cào, sâu tươi cho chim, có thể là trứng kiến, cá con, tôm tép, thịt bò vụn…
Suckhoecuocsong.vn (TH)
Mùa Sinh Sản Của Chích Chòe Lửa
Trong đời sống hoang dã, chim sinh sản theo mùa. Mỗi năm chim chóc có mùa đẻ và mùa thay lông.
Mùa sinh sản của chim thường là mùa khí hậu ấm áp mát mẻ trong năm. Vì vậy, dù là trong một nước, nhưng vùng này chim sinh sản tháng này, nhưng vùng khác lại trễ hoặc sớm hơn chút đỉnh. Tại miền Nam, mùa sinh sản của chim hắt đầu từ giữa tháng ba đến đầu tháng tư Âm lịch, tức là đầu mùa mưa. Nhưng, cũng do sự thay đổi khí hậu, mà sự sớm trễ thời hạn của mỗi vùng cũng có khác. Bằng chứng là con Chích Chòe Than ở vùng Bà Rịa mùa sinh sản trễ hơn những nơi khác.
Trước mùa sinh sản độ vài tháng, chim trống mái bắt đầu tìm đến nhau và bắt cặp với nhau thành vợ thành chồng. Vào tháng giêng, hai, tiết trời ấm áp, chim trống chim mái từ đâu kéo về nơi mà năm trước chúng làm tổ để kết đôi với nhau.
Ở loài chim, chính chim mái chủ động chọn chồng cho mình. Chỉ những con chim hót hay nhất, có dáng hùng dũng nhất mới được các nàng để mắt xanh đến, còn những anh chàng giọng yếu ớt như chim con, chưa đủ lửa thì khó lòng tìm được vợ!
Giọng hót của chim trong trong thời gian này nhằm vào việc khoe khoang tài nghệ của mình để các nàng chim mái quanh vùng nghe thấy mà lựa chọn. Gặp con trống hót căng, chim mái say mê đứng nghe, và sau đó tự nàng tìm đến không một chút e thẹn để kết đôi. Nếu gặp trống hót dở, chim mái dù nghe thấy cũng làm ngơ, rồi bay qua vùng khác, không hề phân vân tiếc nuối gì.
Chim trống thì trước tết đã thay lông xong, anh nào trên mình cũng có bộ áo mới, sức khỏe được phục hồi nhanh và giọng hót căng. Chim mái cô nào cũng mập mạ, bộ lông mướt mát ép sát vào mình, bụng dưới hơi sệ vì đang rụng trứng.Chúng đã sẵn sàng bước vào mùa sinh sản hàng năm.
Chích chòe lửa làm tổ trên cây, nơi vắng bóng người qua lại. Giống chim này rất nhát người và không thích sống gần người. Thỉnh thoảng mới gặp một vài cặp dạn dĩ dám về vườn cây trái trong vườn nhà đẻ làm tổ mà thôi.
Ngày nay tìm được ổ Chích Chòe Lửa để bắt là cả một chuyện khó khăn. Do nhiều nơi gặp nạn phá rừng làm rẫy nên chim muông sợ hãi rút vào rừng sâu, tìm được nơi chúng ở thật vô cùng vất vả.
Chẳng hạn độ mười năm trước đây, lên Bến Cát (Bình Dương) đi sâu vào vài ba cây số đã gặp rừng và đã đánh hắt được Chích Chòe Lửa. Nay thì phải lặn lội xa hơn mới gặp chúng, và cũng không thấy xuất hiện nhiều như trước đây. Mồi trường sống của chim bị đe dọa thì chúng càng rút vào sâu, sâu hơn nữa…
Chim trống và mái khi bắt cặp với nhau thì sống kề cận bên nhau. Ban ngày chúng “chim liền cánh” đi tìm mồi, tối về ngủ chung một chỗ. Không như trước đó, anh chị mỗi con sống riêng một phương.
Chim con để trong mùa trước, nay đã thật sự trưởng thành, chúng cũng kết đôi với nhau thành vợ thành chồng, để lập làm cha làm mẹ.
Tuần trăng mật của Chích Chòe Lửa kéo dài chừng vài tháng thì đã đến mùa sinh sản. Chúng bắt đầu bay đi chỗ này chỗ nọ để tìm một nơi vừa ý để làm tổ. Sau đó chàng và nàng cùng lo tha rác…
Mỗi lứa, chúng cho ra đời được bốn năm trứng. Và sau mười sáu ngày nằm ấp, vài ba chim con được ra đời. Tuần đầu, chim mái không ra khỏi tổ vì phải ủ ấm cho con, mọi việc cung cấp lương thực hằng ngày cho vợ, con chim trống một mình đảm nhận hết. Sau thời gian đó, chim mẹ cũng đi tha mồi về đút thêm chim còn, vì chim con càng lớn càng đòi ăn liên tục. Chim con nằm trong ổ độ hai mươi ba ngày thì ra ràng. Chim ra ràng là chim đã đủ lòng đủ cánh, hình dáng chẳng khác gì một con chim trưởng thành, trừ phần đuôi mọc chưa đủ dài mà thôi.
Chim vừa ra ràng thì chưa hề biết bay. Chúng chỉ đứng ở tổ mà quạt cánh vù vù. Chim cha mẹ hướng dẫn bầy con bay từng quãng ngắn, từ cành này sang cành khác. Bước đầu chim con bay rất khó khăn và vụng về. Nhiều con do yếu sức, hoặc nở sau nên non ngày. Thế nhưng, chỉ cần một buổi tập bay, chim non đã bay được quãng xa, chuyền cành đã thông thạo…
Chim cha mẹ cứ bay theo đàn con, thỉnh thoảng tìm mồi đút cho chúng. Vì những ngày đầu mới ra khỏi tổ, chim con chưa biết tìm mồi mà sống. Nhưng, chúng lớn rất nhanh và khôn cũng rất nhanh, chỉ mấy hôm sau là chúng đã biết tự tìm mồi. Và từ đó con nào khôn sớm thì tự tách xa cha mẹ sớm… Đời sống của thú rừng là vậy, đủ lông đủ cánh là cứ tự lập thân.
Mỗi mùa sinh sản, mỗi cặp chim cũng đẻ được vài ba lứa.
Nếu nuôi chim con đủ cặp trống mái, Chích Chòe Lửa vẫn có khả năng sinh sản tại “chuồng” được. Muốn nuôi chim đẻ, quí vị nên vây một cái lồng lớn bằng lưới kẽm mắt nhỏ. Đây là một cái chuồng đúng nghĩa của nó: làm trên nền đất, diện tích ít ra cũng vài thước vuông, bên trên lợp mái. Vách chuồng nên vây lưới kẽm cao khoảng hai thước, nhưng hai phần ba phía trên của vách nên che kín mít, mục đích là hạn chế tầm nhìn của chim với quảng cảnh chung quanh để chim khỏi nhát sợ.
Điều này cũng có nghĩa là chuồng chim này nên làm xa nhà, để cho chim sống được yên tĩnh. Ngay chủ nuôi cũng nên hạn chế việc tới lui, trừ những lúc cần phải cho chim ăn uống…
Giữa chuồng nên “trồng” một cây khô để chim lấy chỗ mà làm tổ. Chim nuôi đẻ cách này thường phải nuôi hai mùa trỏ lên chúng mới chịu sinh sản. Nuôi chuồng thì chim đẻ ít khi trùng với mùa của chúng ngoài thiên nhiên, do cách nuôi và chăm sóc của ta biến cuộc sống của chúng trở thành chim nhà.
Việc nuôi đẻ lại chuồng vẫn cho kết quả tốt, nhưng ít người chịu nuôi vì thực tế không lợi được bao nhiêu, có chăng chỉ là để… giải trí cho vui.
Mùa Sinh Sản Chích Chòe Lửa
Trong đời sống hoang dã, chim sinh sản theo mùa. Mỗi năm chim chóc có mùa đẻ và mùa thay lông.
Mùa sinh sản của chim thường là mùa khí hậu ấm áp mát mẻ trong năm. Vì vậy, dù là trong một nước, nhưng vùng này chim sinh sản tháng này, nhưng vùng khác lại trễ hoặc sớm hơn chút đỉnh. Tại miền Nam, mùa sinh sản của chim bắt đầu từ giữa tháng ba đến đầu tháng tư Âm lịch, tức là đầu mùa mưa. Nhưng, cũng do sự thay đổi khí hậu, mà sự sớm trễ thời hạn của mỗi vùng cũng có khác. Bằng chứng là con Chích Chòe Than ở vùng Bà Rịa mùa sinh sản trễ hơn những nơi khác.
Trước mùa sinh sản độ vài tháng, chim trống mái bắt đầu tìm đến nhau và bắt cặp với nhau thành vợ thành chồng. Vào tháng giêng, hai, tiết trời ấm áp, chim trống chim mái từ đâu kéo về nơi mà năm trước chúng làm tổ để kết đôi với nhau.
Ở loài chim, chính chim mái chủ động chọn chồng cho mình. Chí những con chim hót hay nhất, có dáng hùng dũng nhất mới được các nàng để mắt xanh đến. Còn những anh chàng giọng yếu ớt như chim con, chưa đủ lửa thì khó lòng tìm được vợ!
Giọng hót của chim trống trong thời gian này nhằm vào việc khoe khoang tài nghệ của mình để các nàng chim mái quanh vùng nghe thấy mà lựa chọn. Gặp con trống hót căng, chim mái say mê đứng nghe, và sau đó tự nàng tìm đến không một chút e thẹn để kết đôi. Nếu gặp trống hót dở, chim mái dù nghe thấy cũng làm ngơ, rồi bay qua vùng khác, không hề phân vân nuôi tiếc gì…
Chim trống thì trước Tết đã thay lông xong, anh nào trên mình cũng có bộ áo mới, sức khỏe được phục hồi nhanh và siêng hót căng. Chim mái cô nào cũng mập mạp, bộ lông mướt mát ép sát vào mình, bụng dưới hơi xệ vì đang rụng trứng. Chúng đã sẵn sàng bước vào mùa sinh sản hàng năm…
Chích Chòe Lửa làm tổ trên cây, nơi vắng bóng người qua lại. Vì như phần trên chúng tôi đã nói, giống chim cảnh này rất nhát người và không thích sống gần người. Thỉnh thoảng mới gặp một vài cặp dạn dĩ dám về vườn cây trái trong vườn nhà để làm tổ mà thôi.
Ngày nay tìm được ổ Chích Chòe Lửa để bắt là cả một chuyện khó khăn. Do nhiều nơi gặp nạn phá rừng làm rẫy nên chim muông sợ hãi rút vào rừng sâu, tìm được nơi chúng ở thật vô cùng vất vả.
Chẳng hạn độ mươi năm trước đây, lên Bến Cát (Bình Dương) đi sâu vào vài ba cây số đã gặp rừng và đã đánh bắt được Chích Chòe Lửa. Nay thì phải lặn lội xa hơn mới gặp chúng, và cũng không thấy xuất hiện nhiều như trước đây. Môi trường sống của chim bị đe dọa thì chúng càng rút vào sâu, sâu hơn nữa…
Chim trống và mái khi bắt cặp với nhau thì sống kề cận bên nhau. Ban ngày chúng “chim liền cánh” đi tìm mồi, tối về ngủ chung một chỗ. Không như trước đó, anh chị mỗi con sống riêng một phương.
Chim con đẻ trong mùa trước, nay đã thật sự trưởng thành, chúng cũng kết đôi với nhau thành vợ thành chồng, để tập làm cha làm mẹ.
Tuần trăng mật của Chích Chòe Lửa kéo dài chừng vài tháng thì đã đến mùa sinh sản. Chúng bắt đầu bay đi chỗ này chỗ nọ để tìm một nơi vừa ý để làm tổ. Sau đó, chàng và nàng cùng lo tha rác…
Mỗi lứa, chúng cho ra đời được bốn năm trứng. Và sau mười sáu ngày nằm ấp, vài ba chim con được ra đời. Tuần đầu, chim mái không ra khỏi ổ vì phải ủ ấm cho con, mọi việc cung cấp lương thực hằng ngày cho vợ, con chim trống một mình đảm nhận hết. Sau thời gian đó, chim mẹ cũng đi tha mồi về đút thêm cho con, vì chim con càng lớn càng đòi ăn liên tục. Chim con nằm trong ổ độ hai mươi ba ngày thì ra ràng. Chim ra ràng là chim đã đủ lông đủ cánh, hình dáng chẳng khác gì một con chim trưởng thành, trừ phần đuôi mọc chưa đủ dài mà thôi.
Chim vừa ra ràng thì chưa hề biết bay. Chúng chỉ đứng ở tổ mà quạt cánh vù vù. Chim cha mẹ hướng dẫn bầy con bay từng quâng ngắn, từ cành này sang cành khác. Bước đầu chim con bay rất khó khăn và vụng về. Nhiều con do yếu sức, hoặc nở sau nên non ngày, cất cánh mãi không lên phải nhủi đầu xuống đất… Thế nhưng, chỉ cần một buổi tập bay, chim con đã bay được quãng xa, chuyền cành đã thông thạo…
Chim cha mẹ cứ bay theo đàn con, thỉnh thoảng tìm mồi đút cho chúng, vì những ngày đầu mới ra khỏi tổ, chim con chưa biết tìm mồi mà sống. Nhưng, chúng lớn rất nhanh và khôn cũng rất nhanh, chỉ mấy hôm sau là chúng đã biết tự tìm mồi. Và từ đó, con nào khôn sớm thì tự tách xa cha mẹ sớm… Đời sống của thú rừng là vậy, đủ lông đủ cánh là cứ tự lập thân.
Mỗi mùa sinh sản, mỗi cặp chim cũng đẻ được vài ba lứa.
Nếu nuôi chim con đủ cặp trống mái, Chích Chòe Lửa vẫn có khả năng sinh sản tại “chuồng” được. Muôn nuôi chim đẻ, quí vị nên vây một cái lồng lớn bằng lưới kẽm mắt nhỏ. Đây là một cái chuồng đúng nghĩa của nó: làm trên nền đất, diện tích ít ra cũng vài thước vuông, bên trên lợp mái. Vách chuồng nên vây lưới kẽm cao khoảng hai thước, nhưng hai phần ba phía trên của vách nên che kín mít, mục đích là hạn chế tầm nhìn của chim với quang cảnh chung quanh để chim khỏi nhát sợ.
Điều này cũng có nghĩa là chuồng chim này nên làm xa nhà, để cho chim sống được yên tĩnh. Ngay chủ nuôi cũng nên hạn chế việc tới lui, trừ những lúc cần phải cho chim ăn uống…
Giữa chuồng nên “trồng” một cây khô để chim lấy chỗ mà làm tổ. Chim nuôi đẻ cách này thường phải nuôi hai mùa trở lên chúng mới chịu sinh sản. Nuôi chuồng thì chim đẻ ít khi trùng với mùa của chúng ngoài thiên nhiên, do cách nuôi và chăm sóc của ta biến cuộc sống của chúng trở thành chim nhà.
Việc nuôi đẻ tại chuồng vẫn cho kết quả tốt, nhưng ít người chịu nuôi vì thực tế không lợi được bao nhiêu, có chăng chỉ là để… giải trí cho vui…
Bạn đang đọc nội dung bài viết Mùa Sinh Sản Của Chim Họa Mi trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!