Đề Xuất 6/2023 # Mùa Sinh Sản Của Chim Sơn Ca # Top 8 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 6/2023 # Mùa Sinh Sản Của Chim Sơn Ca # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Mùa Sinh Sản Của Chim Sơn Ca mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

So với nhiểu giống chim hót khác, thì sự hiểu biết về đời sống của chim Sơn Ca ra sao vẫn còn có sự hạn chế đối với một số ít nghệ nhân, dù họ đã có nhiều kinh nghiệm trons nghề nuôi chim lâu năm, tất nhiên đối với người mới vào nghề thì đa số lại càng cảm thấy giống chim nổi tiếng có giọng hót thật hay nầy lại còn nhiều điều khó hiểu đối với họ hơn.

Chính vì lẽ đó nên từ lâu, nhiều người muôn nuôi chim Sơn Ca để thường thức tiếng hót của nó, nhưng do không hiểu nhiều về giống chim nầy nên mới ngần ngại chưa nuôi.

Có ai ngờ con chim mỗi khi cất tiếng hót thì thích tung mình bay lên tận trời cao, vừa bay vừa hót khiến âm thanh theo gió lan lỏa khắp một vùng trời, mà cuộc sống của nó lại quá giản dị, bình thường như Đa Đa, Cút rừng chỉ chui rúc, trốn lủi trong bờ trong bụi mà thôi.

Thông thường hễ khi nghe nói đên “Sơn thì ai cũng đêu liên tưởng đến núi cao vời vợi, chứ ai đâu ngờ con chim mang tên là Sơn Ca lại chỉ sống ở mặt đất, tìm kiếm sâu bọ dưới đất, hoặc trên những bụi cây cỏ thấp mà ăn!

Giống chim nầy không hề biết tìm mồi ở trên cây, dù là tầng thấp như Chích Chòe Đất. Nó cũng không có thói quen tìm cành cây mà đậu, dù chỉ trong thoáng chốc nghỉ ngơi hoặc nghỉ qua đêm. Ngay cả việc làm tổ đẻ trong mùa sinh sản, Sơn Ca cũng chọn những hố đất, những chỗ lõm tự nhiên ở mặt đất như lỗ chân trâu chẳng hạn để xây tổ, chứ không biết làm tổ ở trên cây như đa số các giống chim rừng khác! Cách sống của giống chim quí đó quả thật là giản dị quá chừng, ít ai có thể tưởng tượng ra nỗi.

Được biết, hàng năm mùa sinh sản của chim Sơn Ca bắt đầu từ tháng hai Âm lịch, và kéo dài đến bôn năm tháng sau mới châm dứt. Tại miền Bắc, từ tháng ba đến tháng tám Âm lịch là mùa sinh sản của Sơn Ca. Nghĩa là muôn nuôi Sơn Ca con, thì cuối mùa xuân ta có thể tìm tổ mà bắt, hoặc ra chợ chim để mua…

Như vậy, mùa sinh sản của Sơn Ca cũng trùng với mùa sinh sản của Chích Chòe Than, và sớm han một thài gian ngắn đối với nhiều giống chim hót rừng khác.

Sơn Ca không sống thành bầy đàn, không sống tập trung một chỗ, một vùng, mà cũng không thích theo cách cát cứ mỗi cặp riêng lẻ một noi. Đến mùa sinh sản, chúng thường rủ nhau tụ tập ở chung với nhau trong một khu nương rẫy hay một cánh đồng cỏ yên tĩnh nào đó, rồi mạnh dạn cặp nào cặp đó tìm nơi vừa ý để làm tổ. Tất nhiên là mồi cặp có một tổ riêng, không cặp nào quan tâm đến cặp nào, thế nhưng chúng cũng không có óc hùng cứ một lãnh địa riêng cho mình như nhiều giống chim rừng khác. Chim trống chỉ biết canh phòng trong phạm vi chim mái làm tổ. Ngoài khu vực nhỏ hẹp đó là phần đất của những cặp chim khác, chứ chúng không đấu đá tranh giành nhau. Ngay các giống chim khác thường dùng giọng hót cùa mình để làm lợi khí sắc bén đe dọa kẻ thù, thì Sơn Cu lại không hề sử dụng thứ vũ khí lợi hại trời cho đó.

Sơn Ca làm tổ rất đơn sơ và làm ngay trên mặt đất. Đó là điều ít người ngờ tới.

Đến mùa sinh sản chúng thường kéo về một vùng đất yên tĩnh và khô ráo, tốt nhất là những cánh đồng cỏ, hoặc nơi có nhiều bờ bụi lúp xúp hay những trảng tranh để làm tổ. Ngay ở những vùng sâu trùng, bị nước ngập đe dọa. Sơn Ca cũng biết tìm những gò đất cao ráo, hay các bờ đê, bờ mẫu để làm tổ đẻ. Dọc các bờ biển, trên những động cát có những bụi bờ dứa dại, người ta cũng bắt gặp Sơn Ca làm tổ ở trên đó.

Chúng khôn ngoan chọn những chỗ đất bị trũng sâu xuống độ năm mười phân như miệng chén, miệng tô, thậm chí đó là 15 chân trâu khi đi lún sâu xuống chẳng hạn để làm điểm tựa cho tổ được chắc chắn khỏi bị gió cuốn bay đi! Tổ được kết bằng cỏ khô, rác rên, rom rạ mục, hay những mầu nhỏ cành cây khô mục. Có nhiều trường hợp do chọn không ra những hố đất lún sẵn, chim phải làm tổ “nổi” trên mặt đất bằng, nhưng khôn khéo làm tổ lọt vào giữa những bụi cỏ, hoặc dựa vào một bụi cỏ lớn để nhờ bụi cỏ nầy che chắn gió giùm. Trong trường hợp tìm không ra bụi cỏ nào chắc chắn, Sơn Ca biết tha về những bụi cỏ hay những đoạn cành mục tương đối lớn với sức nhìn của nó để tận chung quanh tổ cho chắc chắn, tránh bị mưa to gió lớn cuốn phăng tổ đi!

Với cách làm tổ trên mặt đất nầy, dù tìm được đất có hố sẵn đi nữa, thì tổ Sơn Ca cũng quá thô sơ, không tạo được sự an toàn nên khiến ai nhìn thấy cùng… lo ngại dùm cho chúng. Có những chiếc tổ được làm rất khéo léo, công phu, nhưng cũng có nhiều tổ làm rất sơ sài tưởng chừng như không đủ sức bền để chịu đựng nỗi đến lứa chim con ra đời. Nhưng chuyện đời “trời sinh trời dưỡng”, chúng vẫn có cách để duy trì và phát triển nòi giống…

Trong mùa sinh sản, kéo dài khoảng bốn, năm tháng, mỗi cặp Sơn Ca có thể đẻ được vài ba lứa con, và mỗi lứa được bốn năm trứng, hy vọng được vài ba chim con. Tuy nhiên, số lượng chim sống sót được sau mùa sinh sản không được nhiều bằng các giống chim rừng khác! Đó là điều rất dễ hiểu nếu quí vị có dịp quan sát được tận mắt tổ của chúng làm sơ sài trên mặt đất, thì có thể đoán được những bất trác mà dòng giống chúng phải hứng chịu.

Kẻ thù của giống chim quá nhỏ nầy rất nhiều. Một sô lớn trứng và chim Sơn Ca non là mồi ngon của Cò, Vạc, Chuột đồng, các loại chim lớn ăn thịt như Quạ, Diều, và các loài bò sát như Trăn, Rắn, Kỳ Đà, Rắn đó là chưa nói đến một kẻ thù nguy hiểm nhất là… con người!

Đến mùa sinh sản của Sơn Ca, nhiều người cố tìm đến nơi chúng làm tổ để bắt chim con về nuôi hoặc bán. Với dân săn chuyên nghiệp thì việc nầy tương đối dễ dàng. Họ chỉ cần đến những nơi chim kéo về làm tổ mùa trước là hy vọng trúng mùa vì giống chim thường có thói quen như vậy. Chỉ khi nào mùa sinh sản trước chúng bị “bố ráp” tàn khốc thì năm sau mới chịu tạm bỏ chỗ cũ để tìm vùng đất mới để làm tổ mà thôi. Dù chim kéo về vùng đất lạ làm tổ, thì giới săn bắt chuyên môn họ cũng có cách phát giác ra được, miễn là trước đó chịu khó theo dõi một thời gian.

Nhưng, với dân mới tập tễnh vào nghề thì đây là chuyện thiên nan vạn nan, chứ không phải dễ dàng gì Ngay việc phát giác nơi Sơn Ca thường có mặt, cũng chưa chắc dễ dàng tìm được tổ của chúng…

Nhiều người đứng trước một cánh đồng cỏ, hay một vạt nương rẫy, nhiều lần xác định được chỗ chim Sơn Ca bay lên đáp xuống, nhưng khi lại gần thì không cách nào tìm ra tổ của chúng! Với người chưa kinh nghiệm thì dù tìm kiếm theo cách nay hàng trăm lần, kết quả cũng chỉ tay trắng mà thôi.

Tại sao lại có chuyện đó? Bởi giống chim Sơn Ca rất khôn, nó biết che giấu nơi đặt tổ của nó một cách ranh mãnh trước mọi kẻ thù, trong đó có kẻ thù nguy hiểm và đáng sọ nhất là con người. Muốn bay lên trời con chim phải bí mật rời tổ rồi khôn ngoan luồn lách qua các bụi cỏ một quãng xa rồi mới cất cánh bay lên. Khi đáp xuống, nó cũng khôn ngoan đáp xa tổ một khoảng độ mươi lăm thước, roi từ đó nhắm hướng tổ luồn lách trong cỏ mà lủi về! Vì vậy, tìm tổ chim ở địa điểm xuất phát bay lên hay nơi hạ cánh xuống là sai! Vậy nếu không xác định được hướng tổ ở đâu mà đến, thì ta chỉ còn cách tỏa ra tìm một chu vi vòng tròn với bán kính từ hẹp đến rộng mươi lăm thước may ra mới gặp nơi Sơn Ca đáp xuống, hoặc bay lên.

Đó là chưa nói chim con nở được mươi ngày tuổi đã khôn ngoan, chúng biết cảnh giác trước mọi kẻ thù. Khi có biến động, dù chạy chưa vững, chim con cũng bươn bả theo cha mẹ lủi vào bụi bờ tìm chỗ ẩn núp. Do đó, bắt được chim con cũng không phải là việc dễ dàng gì…Vẫn biết chim Sơn Ca con rất quí, bán được giá cao nhưng từ trước đến nay hình như chưa một ai có nghĩ nuôi chim Sơn Ca cho sinh sản tại lồng. Trở ngại lớn nhất là do giống Sơn Ca quá nhát, chuồng nuôi chim sinh sản chắc chắn phải lập ở nơi cách xa nhà ở, phải thật sự yên tĩnh mới đem lại kết quả tối. Thử hỏi như vậy thì còn vui thú gì và liệu kết quả thu gặt được có bù nổi với chi phí bỏ ra không? Cũng có một số nghệ nhân nuôi chim tin rằng nếu chim con sinh sản trong lồng liên tiếp vài thế hệ, hy vọng đời cháu chắt của nó sẽ bớt nhát hơn, dễ thuần thuộc hơn. Chúng tôi không hy vọng thu được kết quả nầy, vì bằng chứng trước mắt cho thấy: Sơn Ca con trong thời gian đút mồi thì dạn với chủ, nhưng sau thời gian đó chúng lại trở nên nhát, chứ không như Chích Chòe Than, Lửa hoặc các giống chim rừng khác, đã nuôi từ lúc nhỏ thì lớn lên trở nên dạn dĩ, thận chí còn nuôi thả được trong nhà, trong vườn như các loại gia cầm khác… Nhưng Sơn Ca thì không thể làm như vậy, với những chim cảnh nuôi được ba bốn mùa trở lên, chúng có phần dạn hơn, có thể cho tay vào lồng bắt ra tắm nước được dễ dàng.

Mùa Sinh Sản Của Chích Chòe Lửa

Trong đời sống hoang dã, chim sinh sản theo mùa. Mỗi năm chim chóc có mùa đẻ và mùa thay lông.

Mùa sinh sản của chim thường là mùa khí hậu ấm áp mát mẻ trong năm. Vì vậy, dù là trong một nước, nhưng vùng này chim sinh sản tháng này, nhưng vùng khác lại trễ hoặc sớm hơn chút đỉnh. Tại miền Nam, mùa sinh sản của chim hắt đầu từ giữa tháng ba đến đầu tháng tư Âm lịch, tức là đầu mùa mưa. Nhưng, cũng do sự thay đổi khí hậu, mà sự sớm trễ thời hạn của mỗi vùng cũng có khác. Bằng chứng là con Chích Chòe Than ở vùng Bà Rịa mùa sinh sản trễ hơn những nơi khác.

Trước mùa sinh sản độ vài tháng, chim trống mái bắt đầu tìm đến nhau và bắt cặp với nhau thành vợ thành chồng. Vào tháng giêng, hai, tiết trời ấm áp, chim trống chim mái từ đâu kéo về nơi mà năm trước chúng làm tổ để kết đôi với nhau.

Ở loài chim, chính chim mái chủ động chọn chồng cho mình. Chỉ những con chim hót hay nhất, có dáng hùng dũng nhất mới được các nàng để mắt xanh đến, còn những anh chàng giọng yếu ớt như chim con, chưa đủ lửa thì khó lòng tìm được vợ!

Giọng hót của chim trong trong thời gian này nhằm vào việc khoe khoang tài nghệ của mình để các nàng chim mái quanh vùng nghe thấy mà lựa chọn. Gặp con trống hót căng, chim mái say mê đứng nghe, và sau đó tự nàng tìm đến không một chút e thẹn để kết đôi. Nếu gặp trống hót dở, chim mái dù nghe thấy cũng làm ngơ, rồi bay qua vùng khác, không hề phân vân tiếc nuối gì.

Chim trống thì trước tết đã thay lông xong, anh nào trên mình cũng có bộ áo mới, sức khỏe được phục hồi nhanh và giọng hót căng. Chim mái cô nào cũng mập mạ, bộ lông mướt mát ép sát vào mình, bụng dưới hơi sệ vì đang rụng trứng.Chúng đã sẵn sàng bước vào mùa sinh sản hàng năm.

Chích chòe lửa làm tổ trên cây, nơi vắng bóng người qua lại. Giống chim này rất nhát người và không thích sống gần người. Thỉnh thoảng mới gặp một vài cặp dạn dĩ dám về vườn cây trái trong vườn nhà đẻ làm tổ mà thôi.

Ngày nay tìm được ổ Chích Chòe Lửa để bắt là cả một chuyện khó khăn. Do nhiều nơi gặp nạn phá rừng làm rẫy nên chim muông sợ hãi rút vào rừng sâu, tìm được nơi chúng ở thật vô cùng vất vả.

Chẳng hạn độ mười năm trước đây, lên Bến Cát (Bình Dương) đi sâu vào vài ba cây số đã gặp rừng và đã đánh hắt được Chích Chòe Lửa. Nay thì phải lặn lội xa hơn mới gặp chúng, và cũng không thấy xuất hiện nhiều như trước đây. Mồi trường sống của chim bị đe dọa thì chúng càng rút vào sâu, sâu hơn nữa…

Chim trống và mái khi bắt cặp với nhau thì sống kề cận bên nhau. Ban ngày chúng “chim liền cánh” đi tìm mồi, tối về ngủ chung một chỗ. Không như trước đó, anh chị mỗi con sống riêng một phương.

Chim con để trong mùa trước, nay đã thật sự trưởng thành, chúng cũng kết đôi với nhau thành vợ thành chồng, để lập làm cha làm mẹ.

Tuần trăng mật của Chích Chòe Lửa kéo dài chừng vài tháng thì đã đến mùa sinh sản. Chúng bắt đầu bay đi chỗ này chỗ nọ để tìm một nơi vừa ý để làm tổ. Sau đó chàng và nàng cùng lo tha rác…

Mỗi lứa, chúng cho ra đời được bốn năm trứng. Và sau mười sáu ngày nằm ấp, vài ba chim con được ra đời. Tuần đầu, chim mái không ra khỏi tổ vì phải ủ ấm cho con, mọi việc cung cấp lương thực hằng ngày cho vợ, con chim trống một mình đảm nhận hết. Sau thời gian đó, chim mẹ cũng đi tha mồi về đút thêm chim còn, vì chim con càng lớn càng đòi ăn liên tục. Chim con nằm trong ổ độ hai mươi ba ngày thì ra ràng. Chim ra ràng là chim đã đủ lòng đủ cánh, hình dáng chẳng khác gì một con chim trưởng thành, trừ phần đuôi mọc chưa đủ dài mà thôi.

Chim vừa ra ràng thì chưa hề biết bay. Chúng chỉ đứng ở tổ mà quạt cánh vù vù. Chim cha mẹ hướng dẫn bầy con bay từng quãng ngắn, từ cành này sang cành khác. Bước đầu chim con bay rất khó khăn và vụng về. Nhiều con do yếu sức, hoặc nở sau nên non ngày. Thế nhưng, chỉ cần một buổi tập bay, chim non đã bay được quãng xa, chuyền cành đã thông thạo…

Chim cha mẹ cứ bay theo đàn con, thỉnh thoảng tìm mồi đút cho chúng. Vì những ngày đầu mới ra khỏi tổ, chim con chưa biết tìm mồi mà sống. Nhưng, chúng lớn rất nhanh và khôn cũng rất nhanh, chỉ mấy hôm sau là chúng đã biết tự tìm mồi. Và từ đó con nào khôn sớm thì tự tách xa cha mẹ sớm… Đời sống của thú rừng là vậy, đủ lông đủ cánh là cứ tự lập thân.

Mỗi mùa sinh sản, mỗi cặp chim cũng đẻ được vài ba lứa.

Nếu nuôi chim con đủ cặp trống mái, Chích Chòe Lửa vẫn có khả năng sinh sản tại “chuồng” được. Muốn nuôi chim đẻ, quí vị nên vây một cái lồng lớn bằng lưới kẽm mắt nhỏ. Đây là một cái chuồng đúng nghĩa của nó: làm trên nền đất, diện tích ít ra cũng vài thước vuông, bên trên lợp mái. Vách chuồng nên vây lưới kẽm cao khoảng hai thước, nhưng hai phần ba phía trên của vách nên che kín mít, mục đích là hạn chế tầm nhìn của chim với quảng cảnh chung quanh để chim khỏi nhát sợ.

Điều này cũng có nghĩa là chuồng chim này nên làm xa nhà, để cho chim sống được yên tĩnh. Ngay chủ nuôi cũng nên hạn chế việc tới lui, trừ những lúc cần phải cho chim ăn uống…

Giữa chuồng nên “trồng” một cây khô để chim lấy chỗ mà làm tổ. Chim nuôi đẻ cách này thường phải nuôi hai mùa trỏ lên chúng mới chịu sinh sản. Nuôi chuồng thì chim đẻ ít khi trùng với mùa của chúng ngoài thiên nhiên, do cách nuôi và chăm sóc của ta biến cuộc sống của chúng trở thành chim nhà.

Việc nuôi đẻ lại chuồng vẫn cho kết quả tốt, nhưng ít người chịu nuôi vì thực tế không lợi được bao nhiêu, có chăng chỉ là để… giải trí cho vui.

Đồng Quê. Mùa Sơn Ca Làm Tổ

Nếu Họa Mi là ông vua của núi rừng thì Sơn Ca chính là vị Chúa của đồng quê ! Giong Sơn ca không to không lanh lảnh như giọng Họa mi nhưng tiếng hót của nó thì vang xa khắp cả cánh đồng luyến láy đủ các cung bậc từ thấp đến cao. Ai chưa một lần nghe giọng hót Sơn ca trong thiên nhiên hẳn không nghĩ rằng con chim nhỏ xíu có sắc lông xấu xí như chim sẻ kia lại có một giọng hót tuyệt trần đến như vậy. Bình thường ngoài thiên nhiên, trên cánh đồng chim rất ít hót, chúng chỉ khẹc khẹc vài tiếng dọa đuổi nhau, chỉ đến khi cất cánh thăng lên thì chim bắt đầu trổ giọng, càng lên cao giọng chim càng luyến láy vang xa, có những lúc chim ngân lên như chìm vào khoảng lặng vài giây rồi bất ngờ bật ra với những giai điệu làm bạn phải ngỡ ngàng thán phục.

Nhưng thôi, viết về giọng hót của sơn ca chắc tôi phải lan man tới vài trang, hôm nay tôi chỉ muốn hầu chuyện các bạn về mùa sơn ca làm tổ, và cái thú đi tìm kiếm tổ chim sơn ca vào những ngày này. Sơn ca sống ở khắp trên các cánh đồng , từ Bắc vào Nam cánh đồng nào cũng có sơn ca sinh sống, chúng sống thành từng bầy cho tới mùa sinh sản thì kết đôi, môi trường sống ưa chuộng nhất của loài này là những bãi cỏ cằn thưa rộng mọc lúp xúp với những loài cây khác, chúng có thể sống ở các ruộng lúa, ruộng khoai hay các bãi tha ma nhưng bao giờ cũng chọn những vùng đất cằn, cỏ dại, ít cây cối để làm tổ. Tổ của chúng làm ngay trên sát mặt đất, rất đơn giản và sơ sài nhưng chúng ngụy trang rất khéo bằng những cây cỏ khô giống với màu sắc xung quanh. Bạn có thể tìm hoài suốt một buổi sáng mới thấy được một tổ của chúng, khi thấy rồi bạn sẽ tự nghĩ: đơn giản vậy mà tìm mãi không ra? Nhưng chỉ cần đi vài chục mét, quay lại có khi bạn lại phải mất cả tiêng đồng hồ để tìm lại được cái tổ cũ vừa xong! Tổ Sơn ca k làm trên những nẻo ruộng cao, cũng k làm trên những nẻo thấp, chúng nằm bình bình ở những chỗ bất ngờ nhất mà bạn k nghĩ rằng chúng lại làm ở đó! Trên cánh đồng vào mùa này không những có tổ sơn ca mà còn có nhiều tổ của các loài chim khác, vì thời điểm này chính là thời kỳ sinh sản của hầu hết các loại chim như Nhã ca, Cút đồng, Chích bông…v..v..

Có một số tổ mà nếu thiếu kinh nghiệm các bạn sẽ rất hay nhầm với tổ sơn ca, đó là tổ chim Nhã ca. Nhã ca có hình dáng, màu sắc tương tự như sơn ca nên rất dễ nhầm lẫn, quan sát kỹ Nhã ca người dài hơn, cao hơn sơn ca, không dạn người bằng sơn ca. Trong khi sơn ca có động tác bay thăng- tức tự bốc lên như máy bay trực thăng hoặc bay chấp chới thì Nhã ca chỉ có một động tác là bay ngang một mạch không chấp chới như sơn ca. Trứng của Nhã ca chỉ có màu trắng đục mà không có chấm đen. Tổ của Nhã ca cũng tương tự như sơn ca, làm ngay sát mặt đất nhưng tổ Nhã ca dày hơn còn tổ sơn ca thì mỏng hơn, ngoài ra tổ Nhã ca thường có thêm một mái nhỏ, ngắn phía trước, giống như cái lưỡi trai của nón bảo hiểm, còn tổ sơn ca thì không- phía trên trống trơn.

Chim sơn ca thường đẻ từ hai đến năm trứng, trứng của chúng có những vết chấm đen trên nền trắng đục, ấp già ngày thì trứng càng đen. Khi phát hiện ra tổ chim sơn ca, dù có trứng, có con hay không thì tuyệt đối ta đừng động tay vào, chỉ quan sát bằng mắt hay chụp hình, còn nếu trường hợp bắt buộc vì lý do gì đó mà phải động tay vào hay đơn giản chỉ vì quá tò mò không thể cưỡng lại được để biết xem cảm giác sờ vào quả trứng của loài Chúa chim hót này như thế nào thì các bạn hãy làm như sau: Tìm một miếng phân bò khô (thứ vật chất rất dễ kiếm trên đồng ruộng) chà xát vào lòng bàn tay rồi hãy động vào tổ của chúng, vì sơn ca rất nhạy cảm với hơi người, nếu trứng mới đẻ hay tổ chưa có trứng thì chúng sẽ bỏ tổ, bỏ trứng ngay trừ trường hợp đã có chim con thì chúng k thể bỏ được mà thôi.

Lại nói về chim con, để phân biệt với các loài chim khác thì sơn ca con khi mới đẻ há miệng đòi ăn các bạn sẽ thấy trong cuống lưỡi của chúng có ba chấm màu đen rất nhỏ xếp theo hình tam giác giống hệt như hạt mè đen, đây là loài chim duy nhất có chiếc lưỡi y như lưỡi rắn, phía cuối ngọn lưỡi chẻ đôi thành hai mảnh. Người ta nói rằng với đặc điểm này nên chim Sơn ca mới có thể hót hay và hót liên tục hàng giờ được vì cấu tạo đặc biệt của lưỡi giúp cho chim khi hà ra hay hít vào đều tạo nên được những âm thanh trong trẻo ngọt ngào, vậy nên chim không cần nghỉ mà có thể hót liền mạch cả tiếng đồng hồ, còn các loài chim khác âm thanh chỉ cất lên khi chúng đẩy hơi ra. Cái này thì dành cho các nhà sinh vật học bàn luận, riêng tôi qua nhiều năm chơi chim thì cho rằng sở dĩ loài này hót hay là vì nó biết lắng nghe ! Nói thêm về lưỡi thì loài chim có chiếc lưỡi giống lưỡi Người nhất chính là loài Vẹt, lưỡi của loài Vẹt y tróc như lưỡi người, không biết có phải vì vậy mà loài Vẹt bắt chước tiếng người giỏi nhất không. Trong khi chim Nhồng (yểng) có giọng nói khàn khàn ồm ồm như người hút thuốc lào với chiếc lưỡi cứng nhọn thì Vẹt có chiếc lưỡi đầy đặn mềm mại, giọng trong trẻo dễ thương như phụ nữ…

“…Ngoài Nhã ca, tổ của cút đồng cũng hay dễ nhầm với tổ sơn ca, tổ cút đồng hình dáng cũng tương tự nhưng to hơn chừng một bảy một mười, tổ cút đồng thường làm chỗ rậm hơn còn Sơn ca thì làm nơi trống hơn.

Tổ chích bông thì ít nhầm hơn, nhưng sở dĩ nhắc tới là vì tổ chích bông rất đẹp và công phu mà rất hay bắt gặp trong khi tìm tổ sơn ca, tổ chích bông làm từ những sợi tơ mỏng màu trắng mà k biết chúng lấy từ đâu ra, có hình dáng dài như quả mướp con, chúng chụm những cây cỏ cao lại làm bộ khung rồi kết thành tổ treo là là trên mặt đất, phải nhìn sâu vào trong mới biết có trứng hay không. Tổ của chúng rất đẹp và kỳ công gồm toàn tơ và hoa cỏ.

“Chim Sơn Ca” Của Núi Rừng Tây Nguyên

Biên phòng – Đại tá, ca sĩ Rơ Chăm Phiang là người dân tộc Jrai, sinh ra và lớn lên tại xã biên giới Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai. Nhờ có giọng hát trong trẻo, cao vút, chị được tuyển vào Đoàn Văn công quân giải phóng Tây Nguyên khi mới 13 tuổi. Trải qua thời gian dài nỗ lực học tập và rèn luyện, Rơ Chăm Phiang trở thành giảng viên Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội. Một vinh dự lớn đến với chị là vào ngày 12-8 vừa qua, Rơ Chăm Phiang đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý Nghệ sĩ Nhân dân.

Đại tá, Nghệ sĩ Nhân dân Rơ Chăm Phiang. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Đại tá, ca sĩ Rơ Chăm Phiang kể, chị đam mê ca hát từ nhỏ, những bài hát của đồng bào mà chị được nghe từ những già làng truyền lại cho các anh chị trong buôn làng, đều được chị học thuộc lòng. Nhờ có khiếu về ca hát mà chị được các anh chị trong đội văn nghệ của huyện yêu mến. Hồi ấy, ở làng chị có anh Kso Đứa cũng đi biểu diễn văn nghệ cho dân quân, du kích nghe. Anh ấy bảo: “Bây giờ ở buôn làng mình có chị và hai người nữa biết hát dân ca bằng tiếng Jrai, thế nên Rơ Chăm Phiang cố gắng đi hát phục vụ bộ đội và du kích địa phương”. 

Đại tá Rơ Chăm Phiang nhớ mãi kỷ niệm năm 1972, lúc đó chị cùng một người con gái bằng tuổi mình và anh Kso Đứa đi hái rau rừng. Trên đường về đơn vị đóng quân để nấu cơm thì gặp lính giặc phục hai bên đường, sau các cây dạ, cây chuối. Anh Kso Đứa đi trước, tay đeo đồng hồ, vai đeo radio lủng lẳng va vào dây lưng phát tiếng lách cách nên bị lộ. Địch nổ súng, ba người chạy ngược lại, súng địch bắn phạt đổ hết những cây sắn, cây chuối, mía hai bên đường. Anh Kso Đứa bị trúng đạn, may có du kích nổ súng yểm trợ nên địch sợ không dám đuổi. Anh Kso Đứa bị thương nặng được du kích ra cõng về. Đó là lần “chết hụt” đầu tiên, chị biết tới khói lửa chiến tranh. 

Một lần, Rơ Chăm Phiang cùng đội văn nghệ của Gia Lai về dự hội diễn văn nghệ ở Mặt trận Tây Nguyên. Phát hiện Rơ Chăm Phiang có giọng hát trong trẻo, cao vút nên Đoàn Văn công quân giải phóng Tây Nguyên quyết định tuyển chọn. Suốt 3 năm cùng đoàn đi ra các trận địa, rồi tới các đơn vị, các bệnh viện ở tuyến trước phục vụ thương binh, giọng hát của Rơ Chăm Phiang đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng những người lính Tây Nguyên của những năm tháng ác liệt ấy. 

Lần đầu tiên Rơ Chăm Phiang thi một cuộc thi lớn do Bộ Văn hóa tổ chức và chị cùng với ca sĩ Quang Thọ đoạt giải Nhất. Sau lần đó, chị được cử đi thi quốc tế ở Liên Xô, gồm 27 nước tham dự, đoạt giải Ba. Khi đó, chị đang học trung cấp thanh nhạc năm thứ hai. Năm 1990, chị được tuyển chọn đi thi cuộc thi Liên hoan tiếng hát “Mùa Thu Bình Nhưỡng” tại Triều Tiên và giành giải Nhất.

Rơ Chăm Phiang được phong Nghệ sĩ Ưu tú từ năm 1997. Quá trình hoạt động nghệ thuật, chị đoạt 3 giải quốc tế, 10 giải Nhất trong các cuộc thi trong nước và nhiều bằng khen, giấy khen của các Bộ, ngành, địa phương nhờ những cống hiến phục vụ bộ đội và nhân dân trong những năm chống Mỹ, cứu nước. 

Kim Nhượng

Bạn đang đọc nội dung bài viết Mùa Sinh Sản Của Chim Sơn Ca trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!