Cập nhật nội dung chi tiết về Người Huế Với Thú Chơi Chim Cảnh mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tiếp tục tìm hiểu quanh một số tụ điểm chơi chim khác , biết được giá cả các loại chim cảnh trên địa bàn Thừa Thiên Huế rất khác nhau , tùy theo chất lượng (đẹp, hót hay, đá giỏi) của mỗi loại chim mà giá trị của chúng cũng cao thấp khác nhau. Giá một con chim chào mào mới bẩy về có giá 80 đến 150 ngàn đồng. Chim chào mào “đứng lồng” (khi người đến gần chim không hoảng sợ) giao động từ khoảng 200 – 250 nghìn đồng/con; chim chích chòe lửa, chích chòe than bổi mới bẩy về có giá 250 – 300 nghìn đồng/con; chim họa mi, khướu bổi có giá từ 700 – 900 nghìn đồng/con và các loại chim như cu gáy, vành khuyên, sơn ca thì giá từ vài chục nghìn đồng đến vài trăm triệu đồng tùy thuộc vào tố chất từng con. Những con có tố chất tốt thường có giá rất cao mà chỉ những người sành chơi mới định giá được.
Anh Tuấn, chủ một của hàng bán chim trên đường Đinh Tiên Hoàng cho biết: “Gần đây phong trào chơi chim rất phát triển nên chim bán rất chạy. Chúng tôi lấy hàng từ nhiều nguồn, nhưng nhiều nhất vẫn là từ những người đi bẫy chim ở các vùng núi như Bình Điền, A Lưới, Phong Điền… và một số tỉnh lân cận. Kinh doanh thế này thôi chứ chủ yếu là thỏa mãn đam mê là chính. Ở đây chim có giá bao nhiêu cũng có từ tiền trăm đến tiền triệu”.
Lý do khiến ngày càng có nhiều người theo đuổi thú chơi chim cảnh bởi nó giúp con người thấy thoải mái hơn. Đặc biệt, chơi chim cảnh giúp người ta kiềm chế được tính nóng nảy của bản thân và tập tính kiên nhẫn. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có khá nhiều quán cà phê nhỏ vừa kinh doanh cà phê, vừa là nơi gặp gỡ của những người yêu chim. Quán cà phê “Những người thích chơi Chim” ở đường Điện Biên Phủ là một ví dụ. Mặt dù số lượng lồng chim ở đây không nhiều, thế nhưng lại có nhiều người đến để được nghe chim hót. Vừa ngồi nhâm nhi ly cà phê, vừa lắng nghe tiếng hót thánh thót của những chú chim thật không gì có thể thoải mái hơn. Qua tiếng chim, người sành chơi có thể đánh giá được chú chim đó là như thế nào. Anh Ngọc Duy, hiện đang là nhân viên lái taxi hãng Mai Linh cũng có sở thích chơi chim cho biết: “Để có thể đánh giá được một con chim thì phải căn cứ vào giọng hót của nó là chủ yếu. Mỗi loài cho một giọng khác nhau và tùy thuộc vào sở thích mỗi người mà họ chọn cho mình những con chim ưng ý. Dung mạo của những chú chim cũng khá quan trọng. Nhìn màu lông, sải cánh, vảy chân… người chơi chim có thể biết được “cá tính” của từng con. Đó là những kinh nghiệm lựa chọn chim của những người sành chơi”.
Ngoài việc lựa chọn cho mình một chú chim ưa ý, người chơi chim còn phải lựa chọn cho mình một chiếc lồng phù hợp với chim cũng như tình hình kinh tế của bản thân. Mâu thuẫn lớn nhất của thú chơi chim cảnh chính là lồng nhốt. Chim cảnh thường được nhốt trong lồng nhưng chính yếu tố này lại làm mất “tự do” của chim. Vì vậy, việc thiết kế đặc điểm lồng chim hợp lý sẽ làm giảm mâu thuẫn ấy. Sự phù hợp đó cũng chỉ tồn tại với từng loại chim khác nhau. Nếu là chim sơn ca hay họa mi, người chơi thường làm lồng bằng tre hay gỗ vót nhỏ, lồng cao và mảnh. Còn hồng hoàng, ngọc yến thì dùng lồng thấp và nhỏ hơn. Sáo, két, nhồng, cưỡng… thường được nuôi trong những chiếc lồng có hình quả chuông úp. Ngoài tre và gỗ, vật liệu làm lồng chim có cả đồi mồi và ngà voi. Thường những chiếc lồng tre, lồng sắt có giá từ 150 đến 500 ngàn/cái. Còn những chiếc lồng bằng gỗ có chạm trổ tinh vi có giá từ 2 triệu đồng đến vài chục triệu đồng/cái. Người chơi chim có thể mua lồng ngay ở cửa hàng bán chim.
Việc chăm sóc và phòng bệnh cho chim cũng được người chơi quan tâm đặc biệt. Thức ăn của mỗi loài chim là khác nhau. Tuy nhiên, đa số đồ ăn này được bày bán sẵn ngoài chợ. Người sở hữu những chú chim lý thú cần chú ý tắm cho chim, chữa trị cho chúng mỗi khi bị bệnh, chống rét vào mùa đông, chống nắng mùa hè…
Theo THANH NHÀN (TRT)
Tuy nhiên, điều đáng bàn là khi nuôi chim trở thành phong trào rộng khắp thì kéo theo đó là nạn săn bắt, bẫy chim rừng, nhất là những loài quý hiếm nằm trong sách Đỏ. Người chơi chim trên địa bàn tỉnh đều mong muốn địa phương cần sớm thành lập Hội chơi chim cảnh để giới chơi chim có điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tổ chức các cuộc thi, bảo tồn, lai tạo các giống chim quý, không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Thú Chơi Chim Chào Mào Ở Huế
VTV.vn – Có một loại chim được mệnh danh là “bậc quân vương” chim cảnh ở Việt Nam đó là chim chào mào. Và chắc hẳn phải có lý do nào đó để chim chào mào được mệnh danh như vậy.
Chào mào là loài chim thuộc họ Chào mào sống chủ yếu ở châu Phi và vùng nhiệt đới châu Á. Ở Việt Nam, chim chào mào phân bố ở khắp mọi vùng trên cả nước. Tùy thuộc vào vùng miền như Bắc, Trung hay Nam mà chim chào mào có giọng hót đặc trưng khác nhau. Và chỉ có những người chuyên nuôi chim chào mào mới có thể phân biệt được giọng hót của loại chim này có nguồn gốc ở vùng nào. Với đặc tính nguồn đa dạng sinh học cao, chim lại không khó chăm sóc và giọng hót hay nên Chào mào trở thành loài chim được ưa chuộng nhất trong giới chim cảnh hiện nay.
Ở Huế, phong trào nuôi chim chào mào phát triển cách đây khá lâu. Ban đầu, những người đến với chim chào mào chủ yếu là người đã từng nuôi các loài chim cảnh khác. Về sau, phong trào nuôi chim chào mào ngày càng được nhân rộng ở nhiều nơi. Những người yêu chào mào ở Huế thường xuyên giao lưu gặp gỡ để trao đổi kinh nghiệm, chủ yếu là vào các buổi sáng. Điểm hẹn của họ thường là những quán cafe có không gian thoáng đãng phù hợp cho việc trưng bày và thưởng thức giọng hót của những chú chim. Ít thì có một vài người. Nhiều thì lên đến vài chục người đem chim đến cùng nhau thưởng lãm.
Chào mào là một loài chim dễ nuôi. Việc chăm sóc chim chào mào không cầu kỳ như nhiều loài chim khác, nhưng rất cần niềm đam mê và sự khéo léo, kiên trì. Bằng tình cảm dành cho chú chim mà mình yêu quý, nhiều người chơi chim chào mào ở Huế đã chú trọng việc chăm sóc, từ việc chuẩn bị thức ăn đến tắm cho chim.
Để sở hữu một chú chào mào không quá khó. Tuy nhiên, cũng có nhiều chú chào mào có giá lên đến vài triệu hay hàng chục triệu đồng. Đây là những chú chim thuộc dạng quý, hiếm và đặc biệt là có vẻ ngoài quyến rũ cùng giọng hót đặc biệt hay.
Để đánh giá một chim chào mào đẹp, phải dựa vào nhiều yếu tố. Có người thích chim với vẻ bề ngoài như nhanh nhẹn, thể hiện sự oai phong mỗi khi thấy chim lạ; có người lại chú trọng đến giọng hót của chim. Chim chào mào Huế hót hay thì giọng phải ấm, trầm. Không ít người đã dành thời gian săn tìm cho được một chú chào mào ưng ý.
Chơi chim nói chung và chim chào mào nói riêng là hình thức giải trí lành mạnh, không quá khó nhưng người chơi phải thực sự đam mê. Sau những ngày làm việc căng thẳng lại được ngắm nhìn và thưởng thức tiếng hót của chim chào mào, chắc hẳn lòng ta sẽ cảm thấy dịu nhẹ. Chính vì lẽ đó mà ngày càng có nhiều người tìm đến loại chim này.
Thú Vui Chơi Chim Cảnh Của Người Việt Nam
Cuộc sống hiện đại với nhịp sống vội vàng ngày nay là một nguyên nhân khiến con người trở nên căng thẳng, mức độ gặp phải stress của người Việt Nam ngày càng cao. Thế nhưng, những người đam mê chim cảnh, với họ, sau một ngày dài vất vả với những lo toan cơm áo gạo tiền, được nghe tiếng chim hót và ngắm nhìn những bộ lông vũ sặc sỡ xinh đẹp lại phần nào giúp họ giải tỏa những căng thẳng trong lòng. Những người có chung niềm đam mê chim cảnh sinh sống trên cùng một địa phương, khu vực thường tập hợp lại và lập nên những câu lạc bộ chim cảnh để trao đổi với nhau về niềm đam mê của mình.
Người chơi chim cảnh có các hội, nhóm để cùng chim sẻ bí quyết và kinh nghiệm
Không chỉ là vậy, họ còn chia sẻ với nhau phương pháp chăm sóc hay kinh nghiệm chọn được giống chim tốt. Mỗi câu lạc bộ đều chọn cho mình một điểm tụ tập riêng và coi đó là “địa bàn”. Lựa chọn hàng đầu là những quán café chim hay những công viên rợp bóng mát mỗi tối tan tầm. Hàng ngày, khách đến uống cà phê để nghe chim hót, đặc biệt vào những buổi offline của các câu lạc bộ chim cảnh thì sẽ diễn ra những cuộc thi giọng hót hay những buổi “đấu” rất sôi nổi. Chính vì thế, trên địa bàn cả nước, ngày càng có nhiều hơn những quán café chuyên trị cho các tay nuôi chim và nó cũng trở nên đắt khách hơn bao giờ hết. Chơi chim cảnh không chỉ đem lại lợi ích về mặt tinh thần mà nó còn đem lại cả lợi ích về mặt kinh tế cho chủ nhân. Việc bắt đầu nuôi một chú chim non từ khi còn nhỏ được mua về với giá vài chục ngàn hay và vài trăm ngàn đồng là điều khá đơn giản, nhưng sau một quá trình nuôi chú chim đó có hình dáng bắt mắt, giọng hót hay và siêng hót thì sẽ được người khác mua lại với giá hàng chục triệu đồng không phải là hiếm trong giới chơi chim cảnh.
Tuy nhiên, nó đơn giản nhưng cũng mang phần nào sự khó khăn cho người mới bắt đầu. Tiếp đây, sẽ là một vài kinh nghệm nhỏ cho những người mới về cách chọn lựa cho mình một chú chim đẹp và tốt. Cụ thể, sẽ là cách chọn lựa một loại chim phổ biến nhất, chim chào mào. Nếu bạn muốn tậu được chú chào mào đẹp nhất và tốt nhất, thì hãy ghi chú lại những điểm sau:
Đầu và mào chim: Theo tiêu chí thì đây sẽ là phần quan trọng nhất. Khi chọn chim các bạn phải chọn những con có đầu càng to càng tốt, vì những con có đầu to thường là chim khoẻ, dữ và là những chú chim có bản lĩnh chiến đấu mạnh mẽ. Với cái tên gọi là chào mà thì đương nhiên cái mào phải là ưu tiên số một.
Cánh chim: Cặp cánh là vô quan trọng, khi thi đấu chim bung cánh để doạ nạt được đối thủ thì yêu cầu cặp cánh phải khoẻ và chắc chắn. Khi đi chọn nên nhớ là chọn những con có cặp cánh chắc khoẻ, cánh không được xếp chéo lên nhau, cánh ko dài quá phao câu của chim. Đầu cánh được tính từ vai trở xuống. Con nào có cánh vai dang rộng, phần đuôi của cánh mà sệ sệ chạm cầu thì tuyệt vời.
Chim Cảnh – Thú Chơi Tao Nhã
Chọi chim – một hoạt động luôn thu hút đông đảo các thành viên CLB và những người ưa thích chim cảnh tham gia.
(HBĐT) – Gần 2 tháng qua, vào sáng thứ bảy và chủ nhật, không khí ở Trung tâm giải trí Sao Mai (TPHB) luôn rộn ràng, náo nức trong tiếng hót lảnh lót như một dàn nhạc của những chàng họa mi, chích chòe, chào mào… do những thành viên CLB mang đến để tổ chức dượt chim.
CLB chim cảnh Hòa Bình đi vào hoạt động đã tạo nên không khí gắn bó như một gia đình lớn của những người đam mê, yêu quý chim cảnh ở TPHB và các huyện lân cận như: Cao Phong, Kỳ Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi… CLB là tổ chức tự nguyện của những người có cùng sở thích với trên 50 thành viên. Trong đó có người đã bước qua tuổi thất thập với thâm niên chơi chim ngót nghét 50 năm nhưng cũng có người chỉ mười tám, đôi mươi mới vào nghề nhưng tất cả đều đam mê chim cảnh, chim hót, chim chọi và thống nhất tuân thủ nguyên tắc hoạt động là vui chơi lành mạnh trên cơ sở chấp hành nghiêm túc những quy định của luật pháp Nhà nước, cùng chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ nhau trong cách chọn, chăm sóc, luyện chim, bảo vệ các loài chim hoang dã.
ông Đặng Đình Phùng, một người đam mê chim họa mi say sưa nói: Trong số các loài chim cảnh, họa mi được ví là “nghệ sĩ của rừng xanh” bởi giọng hót luyến láy, lên bổng, xuống trầm tựa hồ tiếng suối reo, gió thổi vi vu. Không những thế, họa mi còn là những đấu sĩ không khoan nhượng khi xung trận. Tính cách của chim họa mi cũng khác biệt so với nhiều loại chim rừng khác, đó là sự cao sang, cầu kỳ, trau truốt. Bởi thế, việc thuần hóa chim họa mi không hề đơn giản, vì họa mi thuộc loại chim ương ngạnh, khó tính, khó thuần.
Nói về các loài chim chào mào, ông Vũ Văn Thúy, ủy viên Ban điều hành CLB Chim cảnh Hòa Bình nhận xét: Khi vào thú chơi, bất cứ loài chim gì cũng phải cần sự đam mê và siêng năng chứ chỉ thích theo phong trào thì không thể bền và giỏi được. Chim chào mào gồm các loại: gián cánh, bạch đề, bạch tạng, chào mào bông, mơ… Khi chọn chim phải chọn con lanh lợi. Cặp chân phải to dài, thân hình phải dài và có miệng mỏng, ngắn thì mới siêng hót…
Không chỉ say mê nói về đặc tính của các loài chim, thành viên của CLB còn thường xuyên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm về phương pháp tập luyện, chăm sóc cho từng loài chim. Háo hức hơn cả là những cuộc thi chim, ở đó, những chú chim đoạt giải được đánh giá theo các tiêu chí về hình dáng, màu sắc, giọng hót. Đặc biệt, chim phải thi đấu bền bỉ và luôn giữ lửa từ khi bắt đầu đến cuối trận. Là người rất ưa thích chim chọi, ông Bùi Việt Dũng, thành viên CLB say sưa nói: Chơi chim họa mi chọi mới lý thú nhưng rất cầu kỳ. Để có được một con chim “máu chiến”, người chơi phải tuyển lựa từ khi chim còn non, phải trông tướng chim, từ đầu, mặt, đôi mắt, móng chân, màu lông đến tìm hiểu nguồn gốc sinh trưởng, tập quán của nó. Chỉ một chú chim đang nhảy nhót, nhào lộn trong lồng, ông Dũng cho biết thêm: Chú chim này mới mười hai tháng tuổi, có ngoại hình đầu xà, móng mèo, mắt sắc, chân dài, mỏ thanh mỏng, đúng chuẩn của chim chiến đấy…
Một ngày chủ nhật cuối năm, hàng chục khán giả, kẻ đứng, người ngồi gồm đủ lứa tuổi thuộc nhiều thành phần đều say mê như hút hồn vào trận thư hùng của cặp chim họa mi được coi là hay nhất sới chọi tại Trung tâm giải trí Sao Mai. Bốn lồng chim đặt giữa sới, nằm sát nhau. Lồng chim mái phía sau lồng chim trống. Vào trận, chúng thẳng thừng tung ra những ngón đòn hiểm hóc như lấy móng, khóa cánh, dùng mỏ nhọn hoắt mổ thẳng vào những chỗ hiểm của đối thủ. Hai họa mi mái vừa bay nhảy, vừa quan sát và cất tiếng lảnh lót, thúc giục chim trống đánh trận. Cuộc chiến giữa hai đấu thủ chỉ kết thúc sau hơn 1 tiếng đồng hồ, khi còn một chú chim chiến mổ tróc da đầu đối thủ.
Từ thú chơi cung đình của các bậc vương hầu, quý tộc thời phong kiến, chơi chim cảnh, thi chim, chọi chim giờ nhanh chóng lan rộng rồi trở thành thú chơi của mọi người bởi tính thanh cao, tao nhã, tinh thần thượng võ của nó. Bên cạnh đó, thú chơi chim còn góp phần bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, làm đa dạng thêm những nét sinh hoạt văn hóa, gần gũi với việc giữ gìn bảo vệ môi trường sinh thái. Từ thú chơi tao nhã này, những người đam mê chim cảnh còn có cơ hội tham gia các hội thi ở các tỉnh, thành phố bạn để mở mang giao lưu nên ngày càng thu hút nhiều người tham gia. Xuân Nhâm Thìn, Hội thi chim sẽ được CLB chim cảnh Hòa Bình tổ chức tạo cho sắc xuân ở TPHB thêm đặc sắc, phong phú và hấp dẫn.
Đức Phượng
Bạn đang đọc nội dung bài viết Người Huế Với Thú Chơi Chim Cảnh trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!