Đề Xuất 3/2023 # Nguồn Gốc Và Đặc Điểm # Top 8 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 3/2023 # Nguồn Gốc Và Đặc Điểm # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Nguồn Gốc Và Đặc Điểm mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nguồn gốc

Tên khoa học: Pycnonotus jocosus

Tên gọi khác: Chóp mào, Hoành hoạch mồng, Chóp mũ đỏ, Đít đỏ

Tình trạng bảo tồn: ít quan tâm

Phân bố: Châu Á

Chào mào là một loài chim thuộc Họ Chào mào. Chúng là một trong nhiều loại chim được mô tả đầu tiên bởi nhà động vật vật – thực vật học – bác sĩ người Thụy Điển Calorus Linnaeus vào năm 1758 trong một tập sách xuất bản viết về các công trình của ông có tên gọi là Systerma Naturae.

Đặc điểm

Chào mào có một cái mào dễ nhận biết, hai má trắng và phía trên “mảng” trắng là màu đỏ do đó khiến chúng có tên tiếng Anh là râu đỏ (Red-whiskered).

Chào mào ăn trái cây và côn trùng nhỏ và dễ thấy trên các nhánh cây vì tiếng hót có từ 1 – 4 âm tiết.

Kỹ thuật nuôi

Đối với chim bổi mới bắt về, để chim hết nhát cần vài tháng để trấn an nên đòi hỏi bạn phải thực sự kiên nhẫn trong kỹ thuật nuôi. Ban đầu cần chùm kín lồng, tránh tiếp xúc nhiều nhưng phải để hé 1 khe nhỏ để nó quen dần với môi trường nhốt, sau đó tăng độ hé theo thời gian nuôi khi chim đã dần thích nghi.

Sau vài tháng nuôi nhốt thì bắt đầu cho chim làm quen với môi trường mới. Bạn cần cho chim tiếp xúc nhiều hơn bằng cách tắm cho chim, treo lồng nhiều chỗ … Mỗi lần chỉ cho ăn ít, để hết sạch mới cho thêm thức ăn vào. Bạn phải làm cho nó hiểu là mỗi khi bạn đến gần là chỉ để cho ăn, dần dần nó sẽ cảm thấy bạn không nguy hiểm, thậm chí nó có thể còn mừng khi thấy bạn. Làm được như vậy, thêm 3-5 tháng nữa là nó đã tương đối dạn dĩ.

Thức ăn của chim Chào mào là loài chim ăn trái cây, đặc biệt là các loại chính đó là chuối, đu đủ, cà rốt hấp, dâu tây, xoài.

Nên tắm chim mỗi ngày, nếu bận thì tắm 2 ngày/lần. Mùa Đông 1 tuần tắm 1 đến 2 lần và nhớ pha thêm nước ấm. Nước tắm bạn cho vài hạt muối và cẩn thận vát 1,2 giọt chanh vào để diệt giận mạt trên lông.

Cách chọn giống

Khi chọn chim phải chọn con chim lanh lợi, điệu bộ lanh lẹ. Cặp chân phải to, dài, thân hình cũng phải dài, vai nở nang, ngực ưỡn ra có lằn giữa ngực thì thường phổi to giọng chim vang. Nên nhớ những chú chim Chào mào có miệng mỏng, ngắn mới siêng hót.

Chim tốt thì mào có gốc to, khi mào dựng lên thì cạnh mào thẳng từ đỉnh xuống cổ. Yếm màu đen đậm cùng màu với mào càng dày càng tốt. Má phồng đều nhau vệt ngăn hai bên má rõ ràng. Hầu to phồng căng thì chim hót to và hay. Lưng hơi gù lưng tôm, cặp cánh gọn, lông cánh không xù ép sát vào mình không đan chéo nhau. Đùi to cẳng dài móng nhọn và cong đều. Đuôi dài và xếp gọn thành 1 cọng.

Nguồn: Wikipedia

Nguồn Gốc Của Chim Yến Và Yến Sào Việt Nam

Nguồn gốc của tên gọi Yến Sào

Yến sào được làm từ nước bọt của chim Yến. Nước dãi của loài chim bé nhỏ này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và có khả năng đóng băng chỉ sau vài giờ. Có thể giải thích đại khái: “Yến ” có nghĩa là chim Yến, “Sào” có nghĩa là “tổ”. Theo cách khác, chúng ta có thể gọi món đặc sản này là Tổ Yến, Tổ chim hoặc Tổ chim Yến.

1. Những đặc điểm của loài chim yến

Tuổi thọ trung bình: 8 – 10 năm

Chiều dài trung bình: 9 – 13 cm

Cân nặng trung bình: 11 – 19 gram

Chim Yến là loài chim có hình dáng giống với chim én, thường sống trong các vách đá ven biển. Khí hậu ở Việt Nam khá phù hợp cho chim Yến sinh sống và phát triển.

Thức ăn chủ yếu của loài Yến thường các côn trùng nhỏ đang bay. Lý do chúng chỉ ăn những côn trùng nhỏ đang bay là vì chim Yến là loài chim không bao giờ đậu. Chúng sẽ chỉ bay suốt ngày sau đó về tổ để ngủ.

Chim Yến trưởng thành sẽ kết đôi và làm tổ để sinh sản. Một lứa chim bố mẹ có thể đẻ từ 2-4 quả trứng. Trung bình mỗi năm chim Yến sẽ đẻ 3-4 lứa. Đặc biệt loại chim này có đặt tính rất là chung thủy. Nếu 1 con bị chết đi thì con còn lại sẽ tự kết liễu theo hoặc ở vậy suốt đời.

Chim Yến có khả năng nhìn rất tuyệt vời, mũi và tai nghe rất thính. Giác quan của nó rất tốt nên dể nhận biết kẻ thù và những nguy hiểm trong môi trường xung quanh. Chính những điều ấy khi xây nhà cho chim yến cư ngụ. Ta phải thận trọng và hiểu biết trong khâu này.

Tại Việt Nam, chim Yến chủ yếu phân bổ ở các tỉnh ven biển hoặc một số các vùng đất liền từ miền Trung trở vào Nam. Do những nơi này có khí hậu thích hợp cùng nguồn thức ăn dồi dào.

2. Lịch sử Yến sào (Việt Nam)

Yến sào là được xem là một trong những đặc sản nổi tiếng bên cạnh bào ngư, hải sâm, vi cá mập,… Từ rất lâu thì Yến sào đã được đánh giá là thực phẩm cao cấp với những giá trị bổ dưỡng mà nó mang lại.

Từ tất lâu, trong triều đại của các vị vua thì Yến sào chính là món ăn được các vị vua sử dụng thay cơm mỗi ngày. Giá trị dinh dưỡng cao. Chính là thứ khiến Yến sào trở thành món ăn cao cấp, được săn đón khắp nơi.

Đến nay giá trị từ Yến sào vẫn chưa giảm. Một số người sẵn sàng trả mức giá cực cao chỉ để ăn thịt chim Yến với suy nghĩ thịt, xương của chim Yến có giá trị dinh dưỡng cao gấp hàng trăm lần so với nước bọt. Nhưng suy nghĩ trên hoàn toàn sai lầm. Đông y cũng như các tài liệu y học cảnh báo rằng. Thịt yến có độc, không bổ dưỡng như nhiều người suy nghĩ.

3. Tổ yến sào nuôi trong nhà (Yến Nuôi)

Trước đây, muốn khai thác Yến sào rất khó khăn và nguy hiểm. Người khai thác cần tìm đến những vách đá ngoài đảo, hang động để khai thác. Nên giá của Yến sào ở thời điểm đó rất cao.

Hiện nay, các nhà nuôi Yến đã tiến hành nghiên cứu về tập tính cũng như đời sống của chim Yến. Để tiến hành nuôi Yến tại nhà. Tuy nhiên, cũng rất khó khăn vì chim Yến là một loài tương đối hoang dã. Chúng làm mọi thứ khi bay từ giao phối, săn mồi,… Nên việc nuôi chim Yến đòi hỏi khả năng cũng như sự hiểu biết rất lớn.

Căn bản, nuôi Yến trong nhà chính là xây dựng một ngôi nhà được cải tạo tương tự như điều kiện tự nhiên thích hợp. Để Yến làm tổ, đồng thời bằng những cách khác nhau để dụ chim Yến đến sống. Điều này khiến cho Yến sào được thu hoạch dễ dàng hơn nhưng vẫn đáp ứng được các điều kiện hoang dã vốn có của loài Yến. Khiến cho chất lượng dinh dưỡng cũng như hương vị sẽ không khác nhiều so với Yến sào tự nhiên được khai thác ngoài đảo

4. Nguồn gốc của tên gọi “Yến Sào”

Theo tuyên truyền, nhiều năm về trước Trung Quốc chính là quốc gia khai phá ra món ăn Yến Sào. Trước đây Yến Sào chính là món ăn dành cho các vị vua. Một món ăn chỉ được những người có quyền thế sử dụng.

Mặc dù chưa sở hữu các công cụ kỹ thuật hiện đại tại thời điểm đó. Nhưng các nhà thảo dược đã nghiên cứu và biết được tác dụng của Yến Sào. Cũng chính nhờ điều này mà Yến Sào hiện nay được xếp vào top 8 thực phẩm quý giá.

Hiện nay, tại thị trường có rất nhiều loại Yến sào được bán, cân nhắc dựa theo các yếu tố khác nhau mà màu sắc của tổ yến có thể thay đổi khác nhau. Đến hiện tại thì Huyết Yến chính là loại Tổ yến được đánh giá cao nhất về giá trị dinh dưỡng mang lại.

Chào Mào Trung Mang: Đặc Điểm Và Giá Bán

Đặc điểm của chào mào Trung Mang

a. Hình dáng chào mào Trung Mang

Nói về chào mào miền Trung thì có thể nói là không có nhiều chú chim đẹp. Thường thì sẽ là chim nhỏ hoặc thường bị khiếm khuyết ở phần đuôi hoặc yếm mặc dù những phần khác rất đẹp. Chào mào Trung Mang cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên nếu tìm được em nào hoàn hảo thì bạn đã vớ phải cục vàng rồi đấy.

Đặc điểm nổi bật của chào mào Trung Mang có lẽ chính là mặt chim khá dữ. Phần mắt chào mào lộ rõ và phần giao giữa đầu và mỏ gấp khúc chứ không bằng phẳng. Xét chung thì ngoại hình của chào mào Trung Mang không phải là điểm nổi bật của chúng.

b. Giọng hót chào mào Trung Mang

Ngoại hình của chào mào Trung Mang thì có lẽ không được bằng một số chào mào ở vùng khác nhưng về giọng hót của chào mào Trung Mang thì đặc biệt và khó mà lầm nhẫn được với bất cừ chào mào nào khác.

Giọng hót của chào mào Trung Mang thường thì có giọng nhanh và rất có uy. Giọng hót đặc trưng của nó thường toát nên và dễ nhận biết nhất là những con có giọng thổ hoặc thổ pha. Các âm của chào mào Trung Mang là Triu và Wow, do đó khi chào mào ché thì cũng mang âm này.

c. Nết chơi của chào mào Trung Mang

Chào mào Trung Mang có thể nói là khó thuần nhất nhì trong các dòng chào mào hiện nay bởi chúng khá rát người. Đối với việc thuần chào mào bổi rất là khó khăn ngay từ khâu ép dạn đến khi tập dợt. Đây là kinh nghiệm mà mình rút ra được khi đã mất gần nửa năm khi thuần 1 em chào mào Trung Mang, không chỉ mình mà nhiều anh em nghệ nhân cũng nói thế.

Về nết chơi thì có thể nói nết chơi của chào mào Trung Mang rất khó, nhiều khi nó chỉ đấu với chào mào Trung Mang còn mấy giòng chào mào khác thì nó đấu như cho có lệ. Thời gian đầu mình chơi chào mào Trung Mang thật sự là rất nản, thế nhưng nếu chào mào Trung Mang mà được khoảng 3 4 mùa thì nó sẽ khác hẳn. Hầu hết mấy em được 4 mùa trở nên rất hay được cúp khi đi thi đấu.

Về giá bán của chào mào Trung Mang cũng phụ thuộc rất nhiều về độ thuần, nết chơi, tiếng hót và một phần hình dáng của chúng.

Những con chào mào Trung Mang non, những con mới bẫy về thường có giá từ 200k ~ 500k. Có những con bổi mới bẫy về mà có giọng tốt, dáng đẹp thì giá cũng tầm 500k ~ 700k.

Những con chào mào bổi được bẫy về đã thuần thì có giá từ 1 triệu đến 2 triệu đồng 1 con. Đây là giá những con chào mào Trung Mang đã có thể hót, ché được.

Những con chào mào có tiếng hót chuẩn, nết chơi hay, có thể đấu giàn, đã có thành tích thi đấu thì đắt hơn thường thì anh em mà gặp những con chào mào này thì chủ nhân của chúng cũng ít khi bán. Giá của chúng khoảng 2 triệu trở lên. Ngoài ra còn có những con chào mào Trung Mang đã từng được anh em định giá trên 10 triệu.

Sự biến mất dần của chào mào Trung Mang

Hiện nay thì với cái giá cao, được giới nghệ nhân săn tìm thì việc nhiều người đổ xô vào rừng để bẫy chim chào mào Trung Mang là điều dễ hiểu.

Trước đây khi mình đến chơi vùng Quảng Nam, Đà Nẵng nên các đồi chè, núi thì việc gặp những chú chào mào Trung Mang là rất dễ gặp. Tuy nhiên vừa rồi có dịp vào chơi Đà Nẵng, tham quan những nơi sản sinh ra dòng chào mào này thì người dân ở đây nói rằng chào mào Trung Mang bổi hiện nay ít lắm. Người ta săn nhiều, bắt nhiều nên tiếng chim chào mào tự nhiên không còn nữa. Đây có lẽ cũng là một điều khá đáng buồn anh em nhỉ.

Tuy thú chơi chào mào là niềm đam mê của rất nhiều người, ai cũng muốn sở hữu được chú chào mào chơi hay, hót tốt những chúng ta cũng không nên săn tìm quá để giống chào mào Trung Mang này vĩnh viễn biến mất sau này. Chúc anh em thành công.

Đặc Điểm Của Chào Mào Huế

Nhắc đến chào mào chắc chắn anh em sẽ không thể không nhắc đến chào mào Huế. Đây là dòng chào mào khá được ưa chuộng và ưu ái của anh em chơi chào mào. Chào mào Huế là dòng chào mào khá hay nhưng trong chào mào Huế thì cũng có nhiều vùng khác nhau.

Đặc điểm của chào mào Huế

Chào mào Huế có đặc điểm rất dễ nhận biết. Anh em tinh ý một chút là thấy chim chào mào Huế thường sẽ nhỏ và vừa chim. Dáng chim không dài và yếm không đen đậm kéo xuống cổ.

Chào mào Huế khi đấu sẽ ra giọng đều và ít khi bám lồng, đòi đánh những con khác. Giọng hót đặc trưng là cái đáng nói đến nhất ở chào mào Huế. Giọng chào mào Huế rất đặc trưng và được chia ra làm 2 giọng chính là giọng thổ (trầm) và giọng chuông (thanh).

Giọng thổ: Đây là giọng của chào mào nghe rất đã. Giọng chim sổ ra uy lực, đanh thép gây khiếp hãi cho những con chào mào xung quanh. Chào mào Huế thường sổ khoảng 6 âm, đôi khi gặp đối thủ thì nó sổ dọng đôi, giọng ba lên tới 8~10 âm, cái này hiếm thấy mà thấy thì con chào mào này vô cùng quý.

Giọng chuông: Đây là giọng mà anh em thường thấy ở chào mào Huế. Giọng chuông của chào mào Huế thì có hơi khác so với các dòng chào mào khác đó là nó không hoàn toàn thanh mà có pha một chút trầm nhẹ. Như thế khi nghe chào mào Huế giọng chuông sổ dọng sẽ nghe thấy một giai điệu trầm bổng xen kẽ.

Đặc điểm riêng của chào mào Huế ở các vùng

Tại xã Phong Sơn, thuộc Huyện Phong Điền phía bắc đất Huế và nằm ở khu vực suối nước nóng Thanh Tân. Đây là vùng mà chim chào mào rất hay nhưng hiện giờ rất hiếm chim. Chim chào mào ở đây nhỏ và dữ chim, khi ra giọng thì dài và luyến láy tốt. Vùng Thượng Quảng, Thương long thì chim Về phía Nam thì có chim A lưới dáng to đẹp. Chim này được nhiều anh em Huế bẫy vì chúng khá dễ bẫy. Đây là dòng chim được cung cấp nhiều nhất ra các tỉnh trên toàn nước ta. Giọng chim thường lắt rắt và không rõ ràng, giá cả mềm hơn những vùng khác trên đất Huế. Dòng chim Bình Điền, Bình Thành rất bền chim, có tướng dữ, dáng to đẹp. Dòng chim này thường có tiếng thổ vang, được nhiều anh em yêu quý. Về phía Nam Động có nhiều xã có nhiều dòng chim riêng biệt. Ở vùng này thì có vùng chim hay và có vùng chim dở nên tính chất hay dở chỉ tương đối. Chim Hương sơn thì giọng trong, thánh thót rõ ràng nhưng yếm chim lại không khít. Vùng hương Giang thì chim luyến láy ít, giọng không rõ ràng.

Dòng chim Kim Phụng. Đây là dòng chào mào nổi tiếng nhất trên đất Huế và hầu như anh em nào cũng biết, giọng nó cực hay.chào mào Huế hót hay, đảo giọng và luyến láy tốt, tuy nhiên lại chơi không bền. Vùng hương Lộc thì chim to và hiền, giọng cũng rất to. Vùng đồi Năm heo thì chim đẹp giọng hay và chim dữ. Vùng Phú Mậu thì giọng nhanh, hung giữ tuy nhiên bắt chúng rất khó nên giá cũng cao. Vùng ngoại ô Huế thì có dòng chim Chằm có giọng hay và rất dữ chim, tuy nhiên dòng này giờ rất khan hiếm và cực ít. Sở hữu được em chim ở đây thì vô cùng tuyệt vời.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Nguồn Gốc Và Đặc Điểm trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!