Cập nhật nội dung chi tiết về Những Lưu Ý Khi Tiến Hành Thủ Tục Đăng Ký Nhãn Hiệu Hàng Hóa mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa được xem là một trong những thủ tục hành chính khá đặc biệt trong hệ thống các quy định hiện nay. Đây là một thủ tục hết sức quan trọng, tuy nhiên lại không hề có tính chất bắt buộc mà hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện của chủ đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
Vậy, thủ tục này mang lại những lợi ích nào mà lượng đơn đăng ký lại tăng nhanh một cách chóng mặt trong những năm gần đây? Phan Law xin được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây, kèm theo là một số lưu ý khi bạn muốn bắt tay vào tiến hành thủ tục bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa của mình đạt kết quả tốt nhất nhé!
Tại sao phải tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa được quy định bởi luật Sở hữu trí tuệ. Đây là thủ tục nghiêng hẳn về việc chuẩn bị và xây dựng một lá chắn bảo vệ về pháp lý cho thương hiệu khi hoạt động trên thị trường Việt Nam. Những lợi ích mà chủ sở hữu nhãn hiệu thương hiệu có thể nhận được nếu tiến hành thành công thủ tục này chính là:
Khẳng định quyền sở hữu hợp pháp của mình đối với tài sản trí tuệ: nhãn hiệu thương hiệu
Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chính là bằng chứng có giá trị pháp lý cao nhất khi không may thương hiệu sử dụng nhãn hiệu đã được bảo hộ của bạn “dính” phải các tranh chấp cạnh tranh không lành mạnh.
Văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu chính là chiếc chìa khóa vàng mở ra cánh cửa hội nhập trên thị trường quốc tế! Mang thương hiệu của bạn đánh ra nước ngoài và cạnh tranh ngang hàng với các thương hiệu nội địa.
Khẳng định tính chuyên nghiệp của thương hiệu, tạo ấn tượng tốt trong mắt các đối tác, cũng như khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp. Tránh trường hợp bị nhầm lẫn với các thương hiệu khác, khẳng định tối đa chất lượng sản phẩm/dịch vụ thương hiệu của bạn.
Là cầu nối để cạnh tranh với các thương hiệu khác đến từ nước ngoài. Bạn nắm trong tay quyền đề nghị ngưng nhập khẩu đối với các nhãn hiệu khác từ bên ngoài trùng hoặc tương tự trùng với nhãn hiệu mà bạn đã đăng ký bảo hộ thành công.
Còn rất nhiều các lợi ích khác mà thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa mang lại cho thương hiệu của bạn. Đây chính là lý do cụ thể giải thích cho số lượng đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tăng nhanh trong những năm gần đây. Đừng để thương hiệu của mình tụt hậu so với các đối thủ khác chỉ vì chưa đăng ký bảo hộ đúng cách nhé!
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tiến hành như thế nào?
Như đã thông tin ở trên, thủ tục bảo hộ nhãn hiệu chính là một thủ tục khá đặc biệt. Bởi tính chất bảo hộ tài sản vô hình và biến loại tài sản này trở thành nguồn lợi cụ thể thiết thực, bạn cần có những hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực này.
Trước hết, chúng tôi sẽ giới thiệu sơ qua về hồ sơ thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu để bạn nắm chắc những nội dung cơ bản nhé. Hồ sơ sẽ phải có:
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Mẫu nhãn hiệu
Danh mục hàng hóa, dịch vụ phân loại theo bảng Nice 11
Giấy tờ pháp lý liên quan
Chứng từ nộp phí và lệ phí
Trải qua quá trình thẩm định với 2 vòng chính và chưa xác định được số lần sửa đổi bổ sung tùy vào mức độ hoàn hảo của bộ hồ sơ, văn bằng bảo hộ nếu được sẽ về tay bạn trong thời gian khoảng 14 tháng – 18 tháng!
Để rút ngắn và xác định chính xác thời gian, chi phí phải bỏ ra khi tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, hãy liên hệ ngay với Phan Law! Chúng tôi là đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ hợp pháp, được công nhận bởi pháp luật.
Đăng Ký Thương Hiệu Tại Tphcm Thì Nên Tiến Hành Ở Đâu?
Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền được Cục Sở hữu trí tuệ chịu trách nhiệm về xét duyệt bảo hộ. Hiện tại, địa chỉ trụ sở chính của Cục ở tại: 384-386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội .
Với các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp ở tại những nơi xa ví dụ thành phố Hồ Chí minh (tphcm) thì phải tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu tại tphcm ở đâu? Để giải quyết câu hỏi này, Phan Law xin cung cấp các thông tin cần thiết ngay trong bài viết bên dưới để bạn đọc có thể tiện tham khảo nhé!
Đăng ký thương hiệu tại tphcm tiến hành ở đâu?
Trực thuộc Cục Sở hữu trí tuệ có hai văn phòng đại diện cục tại thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, vì vậy bạn hoàn toàn có thể tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu tại tphcm thông qua văn phòng đại diện này. Thông tin cụ thể của văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ thành phố Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 – 3920 8483 hoặc 3920 8485
Fax: 028 – 3920 8486;
Email : vanphong2@noip.gov.vn ;
Website : www.noip.gov.vn
Bạn có thể tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu tại tphcm thông qua các hình thức như:
Nộp trực tiếp đến bộ phận tiếp nhận đơn của Văn phòng đại diện Cục
Nộp gián tiếp thông qua đường bưu điện
Nộp đơn trực tuyến thông qua hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ
Nộp đơn đăng ký thông qua các đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp được pháp luật công nhận
Hồ sơ đăng ký thương hiệu tại tphcm cần chuẩn bị như thế nào?
Tương tự như quy định chung khi đăng ký bảo hộ thương hiệu, bạn cần tiến hành kiểm tra trước khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu thương hiệu trước khi tiến hành đăng ký. Sau đó, bạn mới có thể bắt tay vào chuẩn bị các tài liệu sau:
Đơn/ tờ khai đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu thương hiệu theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ
Mẫu nhãn hiệu đại diện thương hiệu cần đăng ký bảo hộ độc quyền
Danh mục nhóm sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa sử dụng nhãn hiệu độc quyền thương hiệu trên thị trường. Phân loại dựa trên bảng phân loại Nice 11 – 2018 của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới Wipo ban hành
Các giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu thương hiệu
Giấy tờ chứng minh quyền nộp đơn hợp pháp của chủ đơn đăng ký bảo hộ
Chứng từ nộp phí và lệ phí cho văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh
Khi tiến hành đăng ký thương hiệu tại tphcm, trước hết bạn có thể tham khảo thêm thông tin pháp lý mới nhất thông qua tổng đài tư vấn pháp lý miễn phí! Phan Law là đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp hàng đầu Việt Nam, có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, bạn hoàn toàn có thể chọn chúng tôi làm bạn đồng hành chuyên nghiệp cho thương hiệu!
Cách Điền Tờ Khai Đăng Ký Nhãn Hiệu Chính Xác Nhất
Hiện nay, trên mạng internet có rất nhiều những chuyên mục hướng dẫn các cách điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu để các bạn tham khảo. Tuy nhiên, lượng thông tin được đăng tải vẫn chưa được đảm bảo tính xác thực cũng như dàn trải, thiếu đi sâu vào nội dung chính.
Do đó vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của nhiều tổ chức cá nhân. Thấu hiểu được những thắc mắc đó, Phan Law dựa trên các thông tư hướng dẫn tại cổng thông tin chính thức của Cục Sở hữu trí tuệ đã tổng hợp lại những bước cần thiết để điền thật chính xác đơn đăng ký nhãn hiệu trong dưới bài viết dưới đây.
Hướng dẫn chi tiết cách điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu mới nhất của cục sở hữu trí tuệ
Cách điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu không quá khó khăn nhưng cũng không thật sự đơn giản đối với những bạn vừa mới lần đầu tiếp xúc với loại giấy tờ này. Theo quy định của Cơ quan đăng ký, những thông tin trong tờ khai phải thật sự chính xác nếu không đơn sẽ bị loại ngay ở vòng thẩm định hình thức, nội dung tờ khai bao gồm:
Mẫu nhãn hiệu muốn đăng ký: Được trình bày rõ ràng, chi tiết màu sắc và bố cục với kích thước tối đa 80 mm x 80 mm. Chọn cụ thể loại hình nhãn hiệu muốn đăng ký là nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu liên kết, hay nhãn hiệu chứng nhận.
Điền các thông tin của cá nhân/ tổ chức nộp hồ sơ bao gồm: Họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, email… ( các thông tin được điền dựa trên giấy phép kinh doanh)
Các thông tin của tổ chức/cá nhân được ủy quyền, đại diện nộp đơn.
Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và các giấy tờ chứng minh đối tượng được hưởng quyền ưu tiên nếu có
Danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sử dụng nhãn hiệu đăng ký được liệt kê và phân nhóm theo bảng phân loại quốc tế về sản phẩm, hàng hóa dịch vụ NICE 11
Các tài liệu bổ trợ phục vụ cho quá trình thẩm định nội dung nếu có.
Chứng từ nộp phí và lệ phí
Để điền chính xác tối đa các thông tin trong tờ khai yêu cầu người điền phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này.
Đối với những chủ đăng ký chưa am hiểu sâu sắc thì việc cần thiết là tìm cho mình một cố vấn để giúp hoàn thiện tờ khai hoàn hảo nhất tránh các sai sót có thể kéo dài thời gian thẩm định hồ sơ cũng như giúp giảm thiểu lệ phí phát sinh trong quá trình đăng ký.
Do đó, hãy để đội ngũ luật sư của Phan Law hỗ trợ bạn. Là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, chúng tôi nắm rõ hơn ai hết cách điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu và các thủ tục liên quan giúp bạn có thể chạm tay và tấm văng bằng bảo hộ một cách nhanh chóng nhất.
Giấy Ủy Quyền Đăng Ký Bảo Hộ Nhãn Hiệu Là Gì?
Khi thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thông qua các đại diện sở hữu trí tuệ, một loại giấy tờ không thể thiếu chính là giấy ủy quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Phan Law xin được cung cấp các thông tin cần thiết khi tiến hành giấy ủy quyền đăng ký nhãn hiệu, cũng như các nội dung cần thiết không thể bỏ qua để bảo vệ toàn diện thương hiệu của bạn trong bài viết ngay dưới đây nhé! Hy vọng, với những thông tin này bạn có thể lập ra một lộ trình hoàn hảo cho việc bảo vệ – xây dưng – phát triển thương hiệu.
Khi nào phải làm giấy ủy quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Trước hết, chúng ta xét đến chủ thể có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ là:
Chủ sở hữu nhãn hiệu thương hiệu do bạn tự sản xuất, tự cung cấp
Chủ kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ, hàng có mang thương hiệu do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó
Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể
Một số các chủ thể đặc biệt khác
Các chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu ở trên đều có quyền chuyển giao quyền đăng ký nhãn hiệu cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức giấy ủy quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hợp đồng bằng văn bản để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu thương hiệu
Khi bạn phối hợp và nhờ một đơn vị, tổ chức, cá nhân khác đứng ra thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu của mình, cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ sau cho bộ hồ sơ:
Tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền thương hiệu
Giấy ủy quyền đăng ký bảo hộ thương hiệu
Giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu nhãn hiệu
Giấy tờ pháp lý của đơn vị, tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu ủy quyền đăng ký
Giấy tờ pháp lý chứng minh quyền nộp đơn hợp pháp của chủ đơn
Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký bảo hộ
Chứng từ nộp phí và lệ phí đăng ký với cục Sở hữu trí tuệ
Thường thì các mẫu giấy ủy quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ được các đơn vị đại diện đồng hành với bạn soạn sẵn. Việc cần làm là chọn đúng đơn vị nào có đủ trách nhiệm, khả năng và uy tín để đồng hành cùng bạn bảo vệ thương hiệu của mình.
Phan Law là đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp được Cục sở hữu trí tuệ công nhận và cấp phép. Với kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động của mình, chúng tôi luôn tự hào là một trong những đơn vị chuyên nghiệp nhất Việt Nam.
Khi phối hợp bảo vệ thương hiệu cùng Phan Law, chúng tôi sẽ chuẩn bị sẵn tất cả các giấy tờ pháp lý kể cả giấy ủy quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, để bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ của bạn trở nên hoàn hảo nhất!
Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Lưu Ý Khi Tiến Hành Thủ Tục Đăng Ký Nhãn Hiệu Hàng Hóa trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!