Cập nhật nội dung chi tiết về Những Mùa Chim Làm Tổ mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ôi! Những mùa chim làm tổ, những mùa đó đã qua và đã xa! Đã Xa!
***
Mùa gặt tháng 5 cũng là mùa lũ chim đồng làm tổ. Tôi nhớ những mùa gặt ngày xưa khi chúng tôi còn nhỏ xíu. Đồng làng tôi ngày ấy còn rậm rạp, ruộng lúa thường đan xen bởi những mô gò, ao dộc, cùng những lùm cây rừng hoang dại mọc tràn lan, ruộng lầy, ruộng thụt, quanh năm cỏ dại và lau sậy mọc um tùm, đó chính là nơi lũ chim chọn làm nơi xây tổ.
Chim ngày đó rất nhiều, hầu như loài gì cũng sẵn, nào chào mào, sáo sậu, nào chim sẻ, chim ri, nào chích choè, chiền chiện, rồi cò, cuốc, giẽ giun, tình tịch, có cả bói cá và gà gô nữa…trên rừng thì cơ man nào là khiếu, liếu tiếu bay nhảy và hót líu lo hàng đàn đông đến cả trăm con. Tìm tổ chim, mỗi đứa chúng tôi lại có sở thích riêng, đứa thích tìm chim để lấy trứng, đứa lại thích tìm để bắt chim non về nuôi.
Chim lấy trứng chúng tôi thích nhất đó là loại chim tình tịch trông nó giống y hệt con chim cút người ta nuôi bây giờ, trứng có những đốm màu tím trông rất đẹp và to hơn trứng chim cút một chút. Loại chim này thường chọn những bụi cỏ tốt nhất ở những đám ruộng thụt, ruộng lầy để làm tổ. Tổ của chúng được xây ngay trên mặt đất, chúng lợi dụng đám cỏ cao, kết và đan lại với nhau làm mái che, trong tổ chúng càm cỏ, rác khô để lót ổ, tình tịch thường đẻ 8 trứng.
Loài chim thứ hai chúng tôi thường tìm tổ để lấy trứng đó là cò và cuốc. Tổ cò và cuốc thường làm trong các lùm cây rậm trên cao, tổ của chúng khá sơ sài, nhất là tổ của cò lửa, thường chúng đan những cành cây lại với nhau và chỉ gác mấy chiếc que nhỏ, trên trải vài chiếc lá hoặc ít rác thế là chúng đẻ, chúng thích chọn những bụi mây nước, hay bụi nứa để làm tổ, cò lửa thường đẻ mỗi lứa 4 trứng, có màu trắng. Cuốc cũng đẻ mỗi lứa 8 trứng, trứng cuốc có màu trắng đục và có đốm màu tím, trông giống như trứng tình tịch nhưng to gần gấp rưỡi, vì thế cuốc là loại chim lấy trứng mà chúng tôi thích nhất. Còn những loại như chào mào, liếc biếc, chim sít… trứng nhỏ chỉ bằng đầu ngón tay nên không bõ để lấy trứng, vả lại những loại chim này cũng chỉ đẻ nhiều nhất là 4 trứng, thường khi phát hiện được tổ của chúng, bọn tôi theo dõi, chờ khi chim ra ràng là bắt về nuôi.
Những loại chim này tuy nhỏ nhưng chúng làm tổ lại rất kì công và khéo léo. Chúng quả là những kiến trúc sư vĩ đại trong sinh giới. Tổ chào mào lớp ngoài thường được xây bằng những dễ cây nhỏ, đã khô chúng đan bện lại thành hình tròn tựa như chiếc bát con, càng vào trong những sợi rác càng nhỏ và êm, đó thường là những loại hoa cỏ đã khô, sợi mềm mại, tạo nên một chiếc tổ vừa êm ái, vừa khô ráo, tổ được đính chặt trên những cành cây vững chắc có thể chống chịu được mưa gió. Chim liếc biếc với bộ lông màu nâu, tiếng hót nghe vui nhộn, giống như loài chim chiền chiên, chúng làm tổ rất cầu kì trong những bụi cây cỏ thấp lúp xúp ngoài đồng, lớp ngoài cùng thường là rất nhiều lá nứa khô hoặc lá cỏ, được xếp thành lớp dày, tổ được thiết kế như một chiếc bình cổ cong, trong là những lớp hoa cỏ khô và mượt được chúng đan bện rất khéo, miệng tổ thu nhỏ lại chỉ vừa cho chim bố mẹ chui ra, chui vào giống như miệng quả bầu vậy. Chim sít có thân hình nhỏ trông tựa chim sẻ ấy thế mà chúng xây những chiếc tổ to tướng, chúng thường chọn những cây vầu để làm tổ, ngoài cùng là những lớp lá tre, nứa khô, sau đó đến lớp hoa cỏ khô, mượt và êm chúng đan dày đến 5-6 cm, miệng tổ thu nhỏ lại nằm ngang mé trên phần thân tổ, giúp cho tổ tránh được mưa gió. Chim chích cũng rất tài khi xây tổ, chúng thường chọn cây kháo, hoặc cây ngái loại cây này lá to bản, chúng tìm hai chiếc lá tươi mọc đối xứng nhau rồi khéo léo dùng những sợi bông khâu hai chiếc lá lại với nhau giống như một chiếc bù đài vậy, sau đó chúng càm rác để xây tổ, chim chích thường lấy phần bông của hoa cây rau tàu bay để xây tổ tạo nên sự êm ấm, mềm mại. Thoáng trông rất khó nhận ra tổ chim và những chiếc lá khác, chỉ bọn trẻ “ma ranh” như chúng tôi mới dễ dàng phát hiện ra tổ của chúng.
Tôi vô cùng thán phục tài nghệ xây tổ của những loài chim bé nhỏ này. cứ tự hỏi không hiểu vì sao chúng làm được những chiếc tổ đẹp như vậy? Thời gian chúng xây tổ hết bao lâu? Vì sao lũ cò, cuốc, chim gáy to là vậy nhưng xây tổ lại rất cẩu thả? Cho đến tận giờ tôi cũng không lí giải được những điều này!
Chích choè và sáo sậu lại có cách làm tổ khác, chúng thường chọn những thân cây cổ thụ như cây đa, cây trám, cây gạo… có những hốc rỗng trong thân cây để làm tổ. Chích choè thường làm ở những hốc cây thấp. Chim sáo thì làm tổ trên những hốc cây to và cao, vì thế việc bắt được tổ sáo là cả một vấn đề khó khăn đối với chúng tôi, nhiều khi còn nguy hiểm đến cả tính mạng nữa.
Trứng chim sáo có màu xanh biếc, chúng thường đẻ mỗi lứa 4 trứng, lũ trẻ sẽ rất sướng khi bắt được một tổ sáo ra ràng về nuôi, bởi sáo có thể dạy chúng nói tiếng người. Còn nếu không nuôi thì đem bán cũng được 5-10 đồng, đây là một khoản tiền không nhỏ mà lũ trẻ chúng tôi ngày ấy mong ước.
Chim bói cá có ba loại khác nhau, trong đó có 2 loại có màu lông xanh giống nhau. Nhưng một loại nhỏ, một loại to gấp đôi. Loại thứ ba là bói cá hoa, vì lông của nó gồm hai màu xanh biếc xen với trắng giống như kiểu gà hoa mơ.(loại này hiếm hơn). Cách săn mồi của bói cá hoa cũng rất đặc biệt không giống hai loại trên, chúng thường bay lên cao, cánh vỗ liên hồi và đứng yên một chỗ trên không, chăm chú quan sát mọi động tĩnh phía dưới mặt nước, khi phát hiện con mồi thì lập tức nó thực hiện một cú lao thẳng đứng và tóm gọn con mồi trong nháy mắt. Nếu có dịp ngồi quan sát chim bói cá rình mồi mới thấy đó là một loại chim có tính kiên nhẫn cao. Chúng thường đậu trên những chiếc cọc hay cành trà rong nổi lên giữa ao, đầm, chăm chú quan sát mặt nước hàng giờ, trông chúng khi ấy thật khù khờ, chẳng có vẻ gì là nhanh nhẹn cả. Ấy thế mà sẽ là tử thần đối với những chú thòng đong hay mại bầu không biết do vô tình hay phởn chí lao lên phía trên mặt nước. Chỉ chờ có thế, bằng một cú lao như chớp những kẻ khốn khổ kia sẽ không còn cơ hội để trở về với “thuỷ cung” nữa, cặp mỏ nhọn sắc như hai gọng kìm xiết chặt lấy con mồi, đến nước này con mồi cũng chỉ còn biết giãy giụa yếu ớt trong cơn hấp hối! Khi con mồi đã được kẹp chặt trong cặp mỏ rồi, lúc này bói cá mới bay vụt lên một cành cây cao trên bờ, nó đảo mắt quan sát xung quanh một lượt, thấy không có gì nguy hại, lúc đó bói cá mới thong thả dùng mỏ kẹp chặt con mồi, đập mạnh vào cành cây, khi chắc chắn con mồi đã chết, nó mới ngửa cổ nuốt chửng con mồi một cách ngon lành. Xong, mắt lại lia láo nhìn khắp lượt, cuối cùng khi đã thoả mãn cơn đói nó cất tiếng kêu choách choách rồi vỗ cánh bay đi.
Chim bói cá có cách làm tổ riêng, chúng thường dùng bộ mỏ to và khoẻ, cùng đôi chân với những móng vuốt sắc như dao để đào đất xây tổ. Chúng thường chọn những vách đất cao, hiểm trở ven sông, suối hay những triền đồi chênh vênh để đào hang xây tổ. Hang chúng đào cũng rất kì công, thường có cả những ngách phụ dùng để chứa thức ăn dự phòng, chúng đào sâu vào lòng đất đến hàng mét. Thật khó tưởng tượng nổi loại chim này lại đào hang làm tổ kiên cố như vậy. Hẳn chúng cũng nhận biết được những hiểm hoạ luôn rình rập mạng sống của chúng và cả đàn con nên mới cố công đào hang sâu như vậy. Thế giới tự nhiên thật kì diệu và luôn chứa đựng những điều huyền bí!…
Năm tháng qua đi, mọi cảnh vật của làng quê tôi giờ đã đổi khác, cây cối tự nhiên không còn, chim thú cũng vì thế mà hầu như vắng bóng. Mỗi lần về làng, nhìn ngắm lại cảnh vật nơi xưa, trong tôi bỗng sống lại bao kỉ niệm thời thơ ấu. Lòng tôi bỗng chạnh buồn! Ôi! Những mùa chim làm tổ, những mùa đó đã qua và đã xa! Đã Xa!
Bùi Nhật Lai
Đồng Quê. Mùa Sơn Ca Làm Tổ
Nếu Họa Mi là ông vua của núi rừng thì Sơn Ca chính là vị Chúa của đồng quê ! Giong Sơn ca không to không lanh lảnh như giọng Họa mi nhưng tiếng hót của nó thì vang xa khắp cả cánh đồng luyến láy đủ các cung bậc từ thấp đến cao. Ai chưa một lần nghe giọng hót Sơn ca trong thiên nhiên hẳn không nghĩ rằng con chim nhỏ xíu có sắc lông xấu xí như chim sẻ kia lại có một giọng hót tuyệt trần đến như vậy. Bình thường ngoài thiên nhiên, trên cánh đồng chim rất ít hót, chúng chỉ khẹc khẹc vài tiếng dọa đuổi nhau, chỉ đến khi cất cánh thăng lên thì chim bắt đầu trổ giọng, càng lên cao giọng chim càng luyến láy vang xa, có những lúc chim ngân lên như chìm vào khoảng lặng vài giây rồi bất ngờ bật ra với những giai điệu làm bạn phải ngỡ ngàng thán phục.
Nhưng thôi, viết về giọng hót của sơn ca chắc tôi phải lan man tới vài trang, hôm nay tôi chỉ muốn hầu chuyện các bạn về mùa sơn ca làm tổ, và cái thú đi tìm kiếm tổ chim sơn ca vào những ngày này. Sơn ca sống ở khắp trên các cánh đồng , từ Bắc vào Nam cánh đồng nào cũng có sơn ca sinh sống, chúng sống thành từng bầy cho tới mùa sinh sản thì kết đôi, môi trường sống ưa chuộng nhất của loài này là những bãi cỏ cằn thưa rộng mọc lúp xúp với những loài cây khác, chúng có thể sống ở các ruộng lúa, ruộng khoai hay các bãi tha ma nhưng bao giờ cũng chọn những vùng đất cằn, cỏ dại, ít cây cối để làm tổ. Tổ của chúng làm ngay trên sát mặt đất, rất đơn giản và sơ sài nhưng chúng ngụy trang rất khéo bằng những cây cỏ khô giống với màu sắc xung quanh. Bạn có thể tìm hoài suốt một buổi sáng mới thấy được một tổ của chúng, khi thấy rồi bạn sẽ tự nghĩ: đơn giản vậy mà tìm mãi không ra? Nhưng chỉ cần đi vài chục mét, quay lại có khi bạn lại phải mất cả tiêng đồng hồ để tìm lại được cái tổ cũ vừa xong! Tổ Sơn ca k làm trên những nẻo ruộng cao, cũng k làm trên những nẻo thấp, chúng nằm bình bình ở những chỗ bất ngờ nhất mà bạn k nghĩ rằng chúng lại làm ở đó! Trên cánh đồng vào mùa này không những có tổ sơn ca mà còn có nhiều tổ của các loài chim khác, vì thời điểm này chính là thời kỳ sinh sản của hầu hết các loại chim như Nhã ca, Cút đồng, Chích bông…v..v..
Có một số tổ mà nếu thiếu kinh nghiệm các bạn sẽ rất hay nhầm với tổ sơn ca, đó là tổ chim Nhã ca. Nhã ca có hình dáng, màu sắc tương tự như sơn ca nên rất dễ nhầm lẫn, quan sát kỹ Nhã ca người dài hơn, cao hơn sơn ca, không dạn người bằng sơn ca. Trong khi sơn ca có động tác bay thăng- tức tự bốc lên như máy bay trực thăng hoặc bay chấp chới thì Nhã ca chỉ có một động tác là bay ngang một mạch không chấp chới như sơn ca. Trứng của Nhã ca chỉ có màu trắng đục mà không có chấm đen. Tổ của Nhã ca cũng tương tự như sơn ca, làm ngay sát mặt đất nhưng tổ Nhã ca dày hơn còn tổ sơn ca thì mỏng hơn, ngoài ra tổ Nhã ca thường có thêm một mái nhỏ, ngắn phía trước, giống như cái lưỡi trai của nón bảo hiểm, còn tổ sơn ca thì không- phía trên trống trơn.
Chim sơn ca thường đẻ từ hai đến năm trứng, trứng của chúng có những vết chấm đen trên nền trắng đục, ấp già ngày thì trứng càng đen. Khi phát hiện ra tổ chim sơn ca, dù có trứng, có con hay không thì tuyệt đối ta đừng động tay vào, chỉ quan sát bằng mắt hay chụp hình, còn nếu trường hợp bắt buộc vì lý do gì đó mà phải động tay vào hay đơn giản chỉ vì quá tò mò không thể cưỡng lại được để biết xem cảm giác sờ vào quả trứng của loài Chúa chim hót này như thế nào thì các bạn hãy làm như sau: Tìm một miếng phân bò khô (thứ vật chất rất dễ kiếm trên đồng ruộng) chà xát vào lòng bàn tay rồi hãy động vào tổ của chúng, vì sơn ca rất nhạy cảm với hơi người, nếu trứng mới đẻ hay tổ chưa có trứng thì chúng sẽ bỏ tổ, bỏ trứng ngay trừ trường hợp đã có chim con thì chúng k thể bỏ được mà thôi.
Lại nói về chim con, để phân biệt với các loài chim khác thì sơn ca con khi mới đẻ há miệng đòi ăn các bạn sẽ thấy trong cuống lưỡi của chúng có ba chấm màu đen rất nhỏ xếp theo hình tam giác giống hệt như hạt mè đen, đây là loài chim duy nhất có chiếc lưỡi y như lưỡi rắn, phía cuối ngọn lưỡi chẻ đôi thành hai mảnh. Người ta nói rằng với đặc điểm này nên chim Sơn ca mới có thể hót hay và hót liên tục hàng giờ được vì cấu tạo đặc biệt của lưỡi giúp cho chim khi hà ra hay hít vào đều tạo nên được những âm thanh trong trẻo ngọt ngào, vậy nên chim không cần nghỉ mà có thể hót liền mạch cả tiếng đồng hồ, còn các loài chim khác âm thanh chỉ cất lên khi chúng đẩy hơi ra. Cái này thì dành cho các nhà sinh vật học bàn luận, riêng tôi qua nhiều năm chơi chim thì cho rằng sở dĩ loài này hót hay là vì nó biết lắng nghe ! Nói thêm về lưỡi thì loài chim có chiếc lưỡi giống lưỡi Người nhất chính là loài Vẹt, lưỡi của loài Vẹt y tróc như lưỡi người, không biết có phải vì vậy mà loài Vẹt bắt chước tiếng người giỏi nhất không. Trong khi chim Nhồng (yểng) có giọng nói khàn khàn ồm ồm như người hút thuốc lào với chiếc lưỡi cứng nhọn thì Vẹt có chiếc lưỡi đầy đặn mềm mại, giọng trong trẻo dễ thương như phụ nữ…
“…Ngoài Nhã ca, tổ của cút đồng cũng hay dễ nhầm với tổ sơn ca, tổ cút đồng hình dáng cũng tương tự nhưng to hơn chừng một bảy một mười, tổ cút đồng thường làm chỗ rậm hơn còn Sơn ca thì làm nơi trống hơn.
Tổ chích bông thì ít nhầm hơn, nhưng sở dĩ nhắc tới là vì tổ chích bông rất đẹp và công phu mà rất hay bắt gặp trong khi tìm tổ sơn ca, tổ chích bông làm từ những sợi tơ mỏng màu trắng mà k biết chúng lấy từ đâu ra, có hình dáng dài như quả mướp con, chúng chụm những cây cỏ cao lại làm bộ khung rồi kết thành tổ treo là là trên mặt đất, phải nhìn sâu vào trong mới biết có trứng hay không. Tổ của chúng rất đẹp và kỳ công gồm toàn tơ và hoa cỏ.
Chim Yến Thường Làm Tổ Ở Đâu?
Chim Yến là một loài chim quý hiếm, chúng thường sống thành bầy đàn tại nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Nơi chúng sinh sống chính là những hang đá, càng hiểm hóc chúng càng thấy thích thú để làm tổ.
1. Chim yến sống ở đâu ?
Chim yến thường sống và làm tổ ở những núi đá cheo leo ngoài đảo, ở nơi càng hiểm trở chúng càng thích nghi bởi những nơi đó có lẽ là nơi chúng cảm thấy an toàn nhất.
Càng tìm hiểu về loài này chúng tôi càng cảm thấy thích thú và đầy bí hiểm, trải nghiệm qua những lần cheo leo trên vách đá chỉ để tìm ra điểm thú vụ của chúng.
Chúng thường làm tổ tại những vị trí đã có bạn làm trước đó, bởi chúng nghĩ rằng, bạn mình có thể tổn tại được chắc hẳn nơi đó chính là nơi an toàn tiếp theo cho chúng dừng chân.
2. Tập tính của loài chim yến
Theo như quan niệm tìm hiểu về loại chim Yến chúng tôi đúc kết ra một điều, Yến là một loài rất khôn ngon, chúng thường rất chung thủy với bạn tình, một năm chúng thường làm tổ 2 lần và đẻ 3 lứa.
Chim đực sẽ giữ vai trò làm tổ trong vòng từ 35 đến 45 ngày. Và chim cái sẽ đẻ mỗi lứa là 2 quả trứng.
Mỗi sáng sớm từ khoảng 5h, chim đã bay ra khỏi tổ đi kiếm ăn, đến khoảng 17h – 18h chim sẽ bay về tổ. Chúng bay suốt ngày khoảng 12 đến 14 tiếng không nghĩ( chim chỉ đậu khi đã về tổ).
3. Chim yến thức ăn gì ?
Mỗi ngày chúng bay khoảng 200 km, thức ăn chính của chim yến là những loài côn trùng bay trong không trung như: Ruồi, kiến, mối, rày nâu, rày xanh….
Vòng đời của một con chim yến sống được khoảng 8 năm. Chim yến có thể nghe được sóng siêu âm và đã làm tổ ở đâu, chúng không bao giờ bỏ đi nơi khác. Mỗi tổ yến nặng khoảng 7 gram đến 10gram.
Mỗi tổ Yến có thể nặng trung bình từ 8 – 10 gram. Và tổ càng làm sâu trong hang động thì càng có chất lượng và giá thành cao hơn. Tổ yến bao gồm có 3 loại: Huyết Yến, Hồng Yến và Bạch Yến.
Khi làm sâu trong hang đá, tổ yến sẽ được tác dụng với những kim loại như Fe, Cu, Zn, Mn, Cr… tạo ra một nguồn dinh dưỡng mới và làm biến đổi màu sắc của tổ.
Chính bởi vậy càng khai thác được nhiều tổ yến sâu trong hang động thì cái giá mang lại sẽ càng cao, tuy nhiên nó cũng đe dọa trực tiếp đến tính mạng của con người.
Hiện nay, yến sào được sử dụng như một thực phẩm để bồi bổ cho sức khỏe của con người, hỗ trợ phục hồi các chức năng của cơ thể nên nó ngày cang được đánh giá cao.
Điều này rất dễ ảnh hưởng tới sự sinh sôi và phát triển của loài chim Yến nếu không có những chính sách dành riêng cho việc khai thác yến.
(Khám Phá) Chim Yến Làm Tổ Trong Bao Lâu?
Khi đầu tư vào nhà yến, ắt hẳn ai cũng mong muốn thu được yến có số lượng cao kèm chất lượng tốt. Tuy nhiên, quá trình nuôi yến đòi hỏi phải có vốn kiến thức sâu rộng về loài yến như môi trường sống, cách sống, làm tổ, sinh sản… Và câu hỏi kinh phí xây nhà yến, “chim yến làm tổ trong bao lâu?” là vấn đề đang được nhiều chủ đầu tư quan tâm hiện nay. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết về câu hỏi trên đến quý bạn đọc.
1. Quá trình hình thành tổ yến mất bao lâu ?
1.1. Bước vào kỳ sinh sản chim yến cùng nhau làm tổ
Khi đến thời kỳ chim yến sinh sản, hai bên má của chúng phình to ra vì lúc này tuyến nước bọt bắt đầu phát triển và hoạt động. Với những con chim yến mới trưởng thành thì việc làm tổ trước sẽ do chim đực chịu trách nhiệm, sau đó kêu gọi con chim mái đến và làm tổ chung. Còn đối với những cặp chim đã cùng nhau trải qua nhiều kỳ sinh sản thì cả hai sẽ làm tổ cùng lúc.
1.2. Chim yến làm tổ khi chuẩn bị đẻ trứng
Thông thường vào giữa tháng một, chim yến sẽ bắt đầu tìm chỗ thích hợp nhất cho mình trên vách đá để xây tổ. Sau một ngày kiếm ăn, chúng sẽ về tổ vào lúc 19h, nghỉ ngơi khoảng 30 phút và sau đó làm tổ. Đến giữa hoặc cuối tháng 3, khi tổ làm xong thì chim yến bắt đầu vào mùa sinh sản đẻ trứng.
1.3. Thời gian làm tổ đan xen với thời gian tìm thức ăn
Dịch nước bọt tiết ra trong miệng chim yến sẽ được mỏ chim quẹt thành sợi và đan thành tổ yến. Thời gian làm tổ thường kéo dài từ lúc 21h đến 4h sáng ngày hôm sau. Tuy nhiên, có những ngày chim yến sẽ đan xen thời gian làm tổ và thời gian tìm kiếm thức ăn. Vào lúc 11h đến 13h, chim yến sẽ quay lại nhà yến và làm tổ. Qua từng giai đoạn thì số lần và thời gian làm tổ sẽ khác nhau hoàn toàn. Càng về gần giai đoạn đẻ trứng thì cường độ làm tổ sẽ tăng lên nhanh chóng. Thấp nhất vào khoảng 30s và cao nhất là 6 phút cho một lần chim yến quẹt tổ.
1.4. Thời gian để nước bọt chim yến khô cứng khá lâu
Nước bọt được chim yến tiết ra sẽ khô cứng vào khoảng 2h đến 3h ngay khi gặp không khí. Qua thời gian vài ngày, tạo thành một cái lưỡi tổ. Chiếc lưỡi này sẽ được chim yến đeo trên cổ và tiếp tục quẹt mỏ để xây cho đến khi nào chiếc tổ ấy có thể chứa được hai quả trứng.
1.5. Thời gian làm tổ chim yến khá dài
Chim yến làm tổ bao lâu? Có thể nói rằng thời gian chim yến làm tổ khá dài. Theo một vài chủ nhà yến cho biết, thời gian hoàn thành tổ yến kéo dài đến 50 ngày. Mỗi cặp yến sẽ cố định tổ của mình trong nhiều năm để cùng nhau xây tổ. Chính vì vậy, khi xây dựng nhà yến thành công thì khoảng sau 1 năm thì mới thu hồi được số vốn bỏ ra.
2. Tập tính của chim yến trong mùa sinh sản
Khi đến mùa sinh sản của yến nhà, có nhiều chủ nhà yến lắp đặt camera để hiểu rõ hơn về tập tính của loài chim này trong mùa sinh sản như sau: Sau một ngày kiếm ăn bên ngoài, chim yến sẽ quay về nhà yến vào lúc 19h, thời gian chúng nghỉ ngơi khoảng 30 đến 60 phút. Sau đó, chúng bắt đầu quẹt mỏ làm tổ. Một cặp chim yến sẽ làm tổ vào khoảng 20h đêm đến 4h sáng hôm sau, tùy vào từng giai đoạn có thời gian khác nhau. Khi mới bắt đầu hình thành, trung bình mỗi ngày khoảng 12 lần quẹt tổ, khi gần tới ngày đẻ trứng thì tăng lên 15 lần một ngày. Khi nào chim đẻ trứng thì quá trình làm tổ kết thúc, thỉnh thoảng chim yến vẫn tiếp tục quẹt chân tổ cho chắc chắn hơn.
3. Tổ chim yến có hình dạng như thế nào ?
4. Đơn vị thi công nhà yến uy tín hiện nay
Trên thị trường yến sào hiện nay, có rất nhiều đơn vị thi công và thiết kế nhà yến. Tuy nhiên, cái tên yến sào Bảo Quyên đã có một chỗ đứng vững chắc trong trái tim của những ai sử dụng dịch vụ xây nhà yến. Toàn bộ vật liệu xây dựng đều sử dụng hàng chất lượng, trang thiết bị đều nhập khẩu từ nước ngoài. Sở hữu đội ngũ nhân viên lành nghề, nhanh nhẹn. Với trên 5 năm kinh nghiệm cùng hàng trăm nhà yến chất lượng trên cả nước, Bảo Quyên chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.
Chi tiết về Bảo Quyên: Yến Sào Bảo Quyên- Chuyên Về Nhà Yến Tại Miền Trung-Tây Nguyên
Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Mùa Chim Làm Tổ trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!