Cập nhật nội dung chi tiết về Những Trường Hợp Chim Yến Tìm Đến Nơi Ở Mới mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong mùa sinh sản, chim yến non trẻ tìm đến Nhà yến mới hoạt động vào tháng 1-2 và vào tháng 8-9 âm lịch sẽ đón được nhiều cặp chim yến trẻ mới kết đôi cần nơi ở mới để xây dựng một tổ ấm riêng.
Nhà yến mới hoạt động từ tháng 3-7 và từ tháng 10-12 âm lịch sẽ đón rất ít cặp chim yến trẻ mới kết đôi vì khoảng thời gian này không nằm trong mùa sinh sản.
Nhà yến làm xong trong khoảng tháng 10 đến tháng 1, 2 năm sau sẽ có cơ hội nhận được hai mùa sinh sản của chim, hoàn thành trong tháng 3-7 chỉ nhận được một mùa sinh sản.
Nên tính toán xây dựng nhà yến hoàn tất vào thời gian có hai mùa sinh sản trong năm. Phần lớn các nhà đầu tư không quan tâm điều này và chấp nhận thời gian đón chim về ở từ 6-12 tháng.
Trường hợp các con chim yến khác về – Khoảng 1-2% số chim yến trưởng thành bị lẻ đôi trên đường bay về nghe tiếng kêu đồng loại lầm tưởng nhà mình nên bay vào nhà yến mới, những con này không làm tổ vì không kết đôi nữa.
– Một số chim bị các biến động sinh lý không làm tổ vào thời điểm sinh sản chung mà rải rác trong năm, số chim này có thể về nơi ở mới trong bất kỳ thời gian nào trong năm, nhưng không nhiều.
Chim yến sống trong nhà yến cũ quá đông đúc, không còn chỗ cho các chim non trẻ mới vào làm tổ nên chúng phải ra đi tìm nơi khác.
– Các nhà yến có lỗ ra-vào ở vị trí mà trong thời tiết xấu như bão lụt, mưa to, gió lớn làm các con chim non khó tiếp cận bay vào nên phải đi tìm một nơi khác.
– Các nhà yến bị phá bỏ vì mở rộng đường, xây dựng các khu resort du lịch hoặc các dự án khác nên chim yến phải tìm nơi ở mới.
– Đang trong mùa sinh sản mà thu hoạch tổ, chim yến không đủ thời gian làm tổ nên phải tìm nơi khác để làm tổ hoặc sử dụng tổ giả để đẻ.
– Các thảm họa môi trường động đất, sóng thần, cháy rừng, bão lớn trực tiếp vào các hang động hay nhà yến làm chim yến hoảng loạn bị bay dạt về các nơi xa khác và đi tìm nơi ở mới.
Do các sai sót kỹ thuật, nơi ở cũ không phù hợp Chim yến có xu hướng đi tìm nơi ở mới nếu môi trường nơi đang sống bị xấu đi, nhiệt độ và ẩm dộ thay đổi bất thường, mạt gỗ và nấm mốc xuất hiện, phân chim không đưa ra ngoài phát sinh nhiều khí độc, các tấm ván ngang dọc bị lung lay, ánh sáng lọt vào nhiều, địch hại xuất hiện.
Chim Yến Con Có Ở Lại Nơi Sinh Ra Chúng Không?
Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà Khoa học-Kỹ thuật trên thế giới đã xác nhận là chim yến con (loài chim yến cho tổ trắng) sau khi trưởng thành, biết bay , không ở nơi sinh ra chúng mà tìm đến những hang động, những nhà yến khác xây dựng tạo lập cho mình một chổ ở mới, một mái ấm gia đình để làm nhiệm vụ thiêng liêng sinh sản duy trì phát triển nòi giống, tạo ra sản vật thiên nhiên dành tặng cho nhân loại bồi dưởng sức khỏe và chửa trị bệnh.
Tại Việt Nam, Nguyễn Quang Phách và các đồng sự đã thực hiện đề tài nghiên cứu về chim yến tại các đảo yến ở các tỉnh miền Trung ( Khánh Hòa, Bình Định và Quảng Nam) từ năm 1982-1992, kéo dài 10 năm. Đề tài đã thực hiện đeo vòng theo dỏi 3.952 chim yến non tại hang Chử Thập ở Khánh Hòa và thả lại nơi chúng đang sống. Kết quả là sau năm thứ 1, kiểm tra số chim đã thu lại, không tìm thấy một con chim yến nào ở lại nơi sinh ra chúng, những con chim yến này đã được tìm thấy ở những hang động khác.
Phần lớn chủ nhà yến, những người làm kỹ thuật, các nhà khoa học kỹ thuật về Điểu họcchấp nhận sự thật này và cũng phải, chính vì vậy mà những nhà yến mới, mới có chim yến đến ở và phần lớn là những chim yến tơ và non đến ở. Tuy nhiên trong thực tế có nhiều hiện tượng ghi nhận ở trong nhà yến, các chủ nhà yến, những người làm kỹ thuật, một số nhà KH-KT dựa trên những hiện tượng này lại cho là ” chim yến tơ , chim yến con ởtrong nhà yến có một số con ở lại nhà yến nơi sinh ra chúng”.
Tôi vừa gặp một số anh em kỹ thuật ở miền Trung. Các anh cho tôi biết,qua kinh nghiệm thực tế, các anh có thể làm cho dân số chim yến trong một nhà yến tăng gấp đôi trong 1 năm , trong đó ngoài những chim tơ, chim non ở nơi khác đến trú ở mới, anh nói vẩn có khả năng giữ được một số chim con ở lại nhà yến nơi sinh ra bằng những tác động âm thanh và mùi riêng biệt và đây là dân số chủ lực tăng đàn.
Các anh cho biết, trước khi thực hiện, anh phải khảo sát tại chổ để xác định lượng chim yến hoạt động trong khu vực có nhà yến và những tác động về môi trường, nguồn côn trùng mồi ăn v.v…và đây là những yếu tố quyết định, nếu hội đủ các anh mớithực hiện.
Từ sau năm 1996, nghề nuôi chim yến trong nhà đã có nhiều tiến bộ kỹ thuật, bước đầu thực hiện thành công…, mà chúng ta đã ghi nhận. – Chim yến được ấp nở và nuôi bằng thức ăn do con người chế biến. Trong thời gian chim non, mồi ăn được móm đến miệng chim, khi chim có đủ lông cánh biết bay thì mồi ăn là thực phẩm, côn trùng (sống và chết) phun bay lên không trung, chim yến bay đến đớp mồi – Chim yến trưởng thành ( nuôi nhân tạo) có thể mang đến thả vào những nhà yến khác, tỷ lệ chim ở lại từ 10-30%. – Chim yến( nuôi nhân tạo) được nuôi thả bay trong nhà lưới, khi thả bay ra ngoài trời, có nhiều con bay trở về ở lại trong nhà yến, tỷ lệ rất cao 70-80%.
Trước những thành công này, nhiều người kỳ vọng có thể nghiên cứu thực hiện nuôi chim yến hoàn toàn tự túc giải quyết bằng mồi ăn nhân tạo và câu hỏi họ đặt ra là chất lượng tổ yến hình thành từ nước bọt của chim yến có đãm bảo chất lượng tốt như chim yến ăn mồi côn trùng tự nhiên.
Như vậy, việc giử chân những con chim yến tơ, chim yến non ở lại nhà yến nơi chúng sinh ra cũng không thể là điều không tưởng, không thể thực hiện được. Cái khó đó là những điều gì có khả năng giử chân chim ở lại nhà yến: âm thanh, mùi hay là những thứ khác, trong đó có sức tải môi trường chung quanh khu vực nhà chim, càng phong phú thì việc giử chân chim ở lại là điều không khó.
Các anh cho biết âm thanh và mùi giử chân những con chim yến tơ , chim yến non ở lại nhà yến không khác với các cái hiện có đang sử dụng nhưng tăng giảm tùy theo loại để có hiệu quả hơn.
Để thực hiện việc này, các anh cũng dùng những dụng cụ, thiết bị ngâm pha tạo và phun mùi thường dùng trong nhà yến, vật tư tạo mùi là phân chim yến, bột bụi tổ yến và những sản phẫm tạo mùi đang có trên thị trường. Điều quan trọng là phải làm thường xuyên cho đến khi có kết quả chim tăng đàn đạt yêu cầu.
Việc xác định chim yến tơ, chim non có ở lại nhà yến nơi chúng sinh ra không? khả năng tạo mùi, tạo âm thanh có giử chân chim ở lại không ? vẩn còn là thắc mắc lớn cho ngành nuôi chim yến hơn 50-60 năm qua. Nhưng nếu có khả năng thu hút lôi cuốn tăng dân số chim yến trong nhà yến lên gấp đôi, dù là chim mới ở nơi khác đến hay chim sinh sản trong nhà ở lại thì đây là kỹ thuật rất đáng trân trọng và học hỏi, trao đổi, nghiên cứu …
Tôi hứa với các anh kỹ thuật này sẽ tạo điều kiện cho các anh thực hiện ở một số nhà yến ở khu vực Long An, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bình Phước mà tôi quen biết.
Điều mong muốn của tôi là cần sự giúp đở kỹ thuật đeo vòng hay gắn chip theo dỏi chim yến tơ có ở lại nhà yến không ? xin các anh chị biết xin vui lòng hướng dẩn cho chúng tôi để thực hiện thử nghiệm này. Việc thử nghiệm một đề tài trong lảnh vực khoa học tự nhiên, tùy thuộc rất nhiều yếu tố và rất khó khăn và dể thất bại, nhưng nếu thành công thì nó phải lập lại nhiều lần mới có kết luận.
Đây là một đề tài thử nghiệm rất hay trong nghề nuôi chim yến ở VN và hy vọng sớm có đáp án. Tôi không tin là trong 1 năm, bằng nhiều biện pháp kỹ thuật, các anh có thể giúp dân số chim trong nhà yến tăng gấp đôi nhưng nếu các anh thực hiện cho tăng được trên 30-40% cũng đã là kết quả tốt, đáng ngưỡng mộ kỹ thuật của các anh. Mong có được sự đóng góp ý kiến kỹ thuật của các anh chị trên diển đàn … để khi đề tài thử nghiệm triển khai thực hiện giảm thiểu rủi ro, thu được kết quả tốt.
Nguồn http://www.toyenvietnam.com
Chim Bồ Câu Đẻ 1 Trứng, Có Trường Hợp Này Không
Nguyên nhân chim bồ câu đẻ 1 trứng
Khi nuôi chim bồ câu, có một số bạn gặp trường hợp chim bồ câu chỉ để duy nhất một trứng. Trường hợp này được nhiều người nuôi chim bồ câu tổng kết ra do các nguyên nhân sau:
Do chim cảm thấy không an toàn: rất nhiều người nuôi chim bồ câu đã khẳng định khi chim bồ câu đẻ trứng đầu tiên, trong khoảng thời gian đợi đẻ trứng thứ hai nếu chim cảm thấy nguy hiểm, không an toàn thì chim có thể sẽ không đẻ nữa. Ví dụ như vị trí chuồng bị gió lùa, chuồng bị kiến hay rắn bò vào khiến chim hoảng sợ. Hoặc cũng có thể do có tiếng ồn lớn thi thoảng phát ra, chuồng ấp quá chật chội, nhiệt độ quá nóng, …. Nói chung là có rất nhiều yếu tố có thể khiến chim không thoải mái, khi chim không thoải mái thì có thể chỉ đẻ 1 trứng và không đẻ nữa.
Do chim mới đẻ: đối với những chim mới để trứng lần đầu thì cũng có nhiều trường hợp chim bồ câu đẻ 1 trứng chứ không để hai trứng, trường hợp này cũng khá thường gặp.
Do chế độ dinh dưỡng: nguyên nhân chim đẻ một trứng do chế độ dinh dưỡng không phù hợp cũng được rất nhiều người nuôi chim khẳng định. Tuy nhiên, nguyên nhân này không có cơ sở khoa học cụ thể và cũng khiến rất nhiều người nuôi chim đưa ra các ý kiến trái chiều. Dù sao đây cũng là một nguyên nhân rất đáng cân nhắc và được nhiều người công nhận nên Mactech vẫn nêu ra để các bạn biết.
Khi đã biết nguyên nhân thì cách khắc phục chắc là ai cũng biết rồi đúng không. Nếu là nguyên nhân thứ nhất do chim cảm thấy không an toàn thì các bạn nên tạo cảm giác an toàn chim bằng cách thực hiện làm chuồng trại đúng kỹ thuật đúng tiêu chuẩn, chú ý chuồng của bồ câu cần phải yên tĩnh, không bị côn trùng hay các động vật khác tới gần. Riêng về vấn đề chim bồ câu hoảng sợ khi gặp rắn, nhiều người nuôi chim còn tập cho chim thói quen khi gặp rắn để tránh việc chim bị hoảng sợ quá mức. Cách đơn giản là mua một con rắn nhựa nhỏ, khi chim còn nhỏ vứt con rắn nhựa cho chim nhìn thấy, vài lần sau chim sẽ không còn sợ con rắn nhựa như ban đầu nữa. Nếu gặp rắn thật, chim chỉ tránh né bằng cách bay đi chứ không hoảng sợ khiến chim ngừng đẻ.
Trường hợp chim mới đẻ nên chỉ đẻ một trứng thì các bạn để chim đẻ một hai lứa tiếp theo là chim sẽ đẻ bình thường. Về trường hợp chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng khiến bồ câu đẻ 1 trứng thì nhiều người cho rằng do chim bị thiếu chất hoặc chim bị béo quá. Mẹo cho trường hợp này là bổ sung thêm thóc ngâm vào khẩu phần ăn, cân đối lại chế độ dinh dưỡng cho chim và nhốt riêng chim mái khoảng 2 tuần. Sau 2 tuần thả chim mái vào tổ thì chim sẽ đẻ 2 trứng như bình thường.
Với những hướng dẫn trên, hi vọng các bạn cũng khắc phục được tình trạng chim bồ câu đẻ 1 trứng. Nếu bạn không khắc phục được thì tốt nhất là nên xem xét đổi chim khác để đẻ.
Tìm Hiểu Về Loài Chim Yến
Nằm trong quần thể hệ sinh vật đa dạng, phong phú ở vùng biển nước ta phải kể đến các loài chim biển, với hơn 200 loài, trong đó có cả các loài chim trú đông. Chúng được phân bổ khắp mọi địa hình, không gian như: đảo, bán đảo, bãi triều, bãi bồi, ghềnh đá, rừng ngập mặn; cửa sông, bãi cát, các khu dân cư ven biển, với nguồn thức ăn cũng rất hỗn hợp được khai thác từ chính nguồn lợi biển như các hệ sinh vật bao gồm: cá giáp xác, thân mềm, nhuyễn thể, hoa quả, lá, vỏ của một số ây trong hệ sinh thái rừng ngập mặn. Mỗi loài có những đặc tính sinh học khác nhau từ cách tìm kiếm ăn, làm tổ, đẻ trứng, chăm con, tự vệ và đặc biệt hơn cả là hình dạng, màu sắc, tiếng động. Trong những khu rừng ngập mặn, hay những dải rừng dương, thông, dừa ven biển cùng với những âm thanh được vang lên từ lòng đất, mặt đất. Tiếng hót của các loài chim biển như tăng thêm sự hấp dẫn cả “dàn đồng ca”, đa dạng của nhiều “loại nhạc cụ” mà bất cứ ai cũng dễ dàng cảm nhận được khi tới thăm và tìm hiểu những nơi ấy. Những đàn cò trắng đứng trên nóc những tán cây xanh trong khu rừng ngập mặn khi buổi hoàng hôn cuối ngày, những con bói cá, bồ nông, cuốc, diếc, cứ “hì hục” tìm bắt cá trong những vùng nước dưới tán cây, rồi tiếng chim gọi bạn.
Trong bài viết này tác giả xin giới thiệu tới loài chin yến, một loài chim quý đã và đang được cộng đồng dân cư ven biển bảo vệ giữ gìn và khai thác chúng rất có hiệu quả.
Chim yến có tên khoa học là (Collocalia fucipha ga ger-maini oustalet 1871) quen gọi là “Hải yến”, nhìn bề ngoài trông giống chim én nhưng lông không đẹp, hót không hay, mình nhỏ, cánh dài và nhọn, đuôi ngắn, mỏ hơi cong, lông ở lưng và bụng màu xám, lông và đuôi và ánh đen tuyền, do vậy nên yến còn được gọi là “huyền điểu”. Phân bố tập trung ở các vùng như vịnh Hạ Long, Đồng Hới (Vĩnh Sơn, Hòn La), Quy Nhơn, Cù lao Chàm, Nha Trang, Phú Quốc, Côn Đảo, Nam Du, Thổ Chu. Trong đó ở Khánh Hòa chiếm phần lớn số lượng khoảng 60%. Thức ăn của yến là các loài côn trùng nhỏ bay trong không khí, chúng là loài có tốc độ bay tương đối nhanh khi bay có nhiều hoạt động đồng hành diễn ra như: bắt mồi, tỉa lông, thậm chí còn vừa bay vừa ngủ. Chim yến sống thành từng đôi và tập trung thành các đàn có số lượng lớn phù hợp với kích thước tại các hang đá, những nơi ấy phải đủ mát thoáng khí, có độ ẩm vừa phải. Chúng chọn các vách núi đá cao lởm chởm để làm tổ. Yến được 1 tuổi (12 tháng) là bắt đầu sinh sản, vào tháng 12 dương lịch hàng năm chim yến bắt đầu xây tổ. Yến làm tổ bằng nước dãi (nước bọt), nước do cặp tuyến dưới lưỡi tiết ra (khác với các loài chim khác làm tổ bằng cỏ, rác, cành cây). Chúng xây tổ từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 hoặc tháng 5 sang năm mới xong, cũng có trường hợp chỉ xây một tháng là xong. Quá trình làm tổ diễn ra vào thời gian ban đêm. Chim yến có nửa chiếc vỏ quả trứng hay hình cái chén (mà người ta quen gọi là chén hạt mít), những lần làm sau tổ càng nhỏ đi, lúc đầu tổ có khối lượng từ 18 đến 20g, về sau chỉ nặng 5 đến 10g.
Sợi yến từ lúc mới có màu trắng, phơn phớt hồng, sợi ra đời từ các động tác yến dùng mỏ quẹt đi quẹt lại nhiều lần trên vách đá theo tư thế vành tròn xoáy ốc, thành tổ, sau một thời gian các sợi đó biến thành màu trắng đục do tác dụng của không khí. Mỗi sợi dài 35 đến 45cm, có độ dày 2,5mm.
Khoảng tháng 4 khi yến làm xong tổ, người ta bắt đầu khai thác yến sào đợt đầu tiên trong năm. Người ta làm các thang tre, có độ dẻo dài nối vào nhau rồi đeo dây bảo hiểm leo lên chỗ có tổ yến dùng kéo cắt nhưng thường để lại cho yến làm lại cái tổ sau trên nền tổ đó. Ngư dân khai thác ở lần yến xây dựng tổ lần thứ nhất, lần thứ hai, còn lần thứ ba tổ được để lại.
Yến mất tổ sẽ làm tổ mới, vào tháng 7 hoặc tháng 8 sau khi chim đẻ và ấp trứng xong. Mỗi con chỉ đẻ 2 trứng và ấp tròn 2 tháng chim non mới ra đời. Khi những con này cứng cáp, rời tổ, người ta mới bắt đầu khai thác yến sào, phải khai thác đúng thời điểm tránh những trường hợp như tổ đang có. Mặc dù ở thành bầy đàn rất đông nhưng hàng ngàn đôi yến không bao giờ bị nhầm tổ.
Yến sào đã đi vào văn hóa ẩm thực từ vài thế kỷ trước. Thời phong kiến đó là món chỉ được dành cho vua chúa. Khi triều đình mở tiệc to thiết đãi khách quý mới có món yến, vì vậy chữ “yến” thường đi kèm chữ “tiệc” chỉ bữa ăn linh đình thịnh soạn nhiều món và tốn kém. Có nhiều chất dinh dưỡng quý hàm chứa trong yến sào như protein chiếm khoảng 405, acidamin, đường, các loại vitamin và nguyên tố đa lượng, vi lượng có hoạt tính sinh học cao, acidsialic đó là acid có trong nước bọt, có tác dụng kích thích hoạt động thần kinh và xúc tiến quá trình sinh trưởng của tế bào. Yến sào còn được sử dụng thường xuyên xem như một vị thuốc quý mà ngành đông y luôn vận dụng có hiệu quả và cả trong dân gian đời sống thường nhật của người dân ven biển, được sử dụng với tên rất khác nhau như “Quan yến”, “Yến thái”, “Yến oa”, Yến oa thái… Đông y coi yến sào có vị ngọt tính bình, không độc, vào 3 kinh: phế, vị, thận. Có tác dụng: tư âm, nhuận phế, bổ tỳ ích khí, điều trị các chứng hư tổn của cơ thể, ho ra máu, hen suyễn, lỵ lâu ngày… Những đối tượng được áp dụng các loại thuốc quý này là: đàn bà sau khi đẻ hay bị băng huyết, trẻ em mắc bệnh suy dinh dưỡng, bụng ỏng, mắt to, lờ đờ, mệt mỏi, tác phong chậm chạm, người cao tuổi. Các thầy thuốc đông y thường hướng dẫn bệnh nhân sử dụng theo đơn rõ ràng như: dùng với liều lượng nhỏ (5 – 10g) trong thời gian dài mà trong thuật ngữ đông y gọi là “hoàn bổ” (bổ dần dần). Nhưng cũng cấm kỵ sử dụng trong các trường hợp như: những người mắc chứng bệnh “phế vị hư hàn” (phế, suy nhược thể hư han). “Đàm thấp đình trệ” và đang có biểu hiện mắc ngoại cảm.
Một số phương pháp mà những người thông thường có thể áp dụng yến sào để phục vụ mục đích chữa bệnh như:
– Nhân sâm yến thang: mộc nhĩ trắng, yến sào, đường phèn. Mộc nhĩ và yến ngâm nước cho nở ra sau cho vào nồi thêm nước nấu chín nhừ và cho đường phèn vào hòa tan đun sôi là dùng được.
– Canh nhân sâm yến sào: gồm yến nhân sâm, cho tất cả vào bát sứ (gốm) thêm chút nước tinh khiết hấp cách thủy cho chín.
– Thu lê yến oa: gồm quả lê, yến, đường phèn khoét bỏ lõi quả rồi cho yến đường phèn vào dùng tăm tre ken kín lại cho nước vào nấu chín.
– Canh sữa bò yến sào: yến sào hấp cách thủy cho chín sau thêm ít sữa bò nguyên chất đun cho sôi rồi sử dụng.
Tùy theo chất lượng yến sào được chia thành nhiều loại khác nhau như “Bạch yến” (quan yến), “Mao yến”, “Hồng yến” (yến bã trầu), “Huyết yến”, “Thêm yến”, “Địa yến”.
Hiện nay ở tỉnh Khánh Hòa có công ty chuyên khai thác yến sào, sản phẩm ấy được tiêu thụ ra thị trường trong và ngoài nước rất nhanh và nguồn cung cấp không đáp ứng đủ nhu cầu, doanh thu của Công ty này cũng rất cao. Tuy vậy, mục đích quan trọng hơn cả là phải biết bảo tồn duy trì tạo điều kiện môi trường tốt cho loài chim quý này phát triển rồi mới tính đến các biện pháp khai thác, những nguồn lợi quý giá của chúng. Mỗi du khách khi đến thăm miền Trung, ngoài những di sản quý báu như động Phong Nha – Kẻ Bàng, cố đô Huế, đô thị cổ Hội An, Khu di tích Mỹ Sơn, còn đến thăm và đắm mình trong những bãi biển đẹp của miền Trung được thưởng thức nhiều món ăn hải sản quý như ở Lăng Cô (Huế), Quy Nhơn, Phú Yên và Đà Nẵng, chắc chắn trong mỗi chúng ta không thể không nhớ tới thành phố biển Nha Trang xinh đẹp và những món thượng hạng được chế biến từ sản phẩm yến sào.
Theo Tạp chí Biển Việt Nam số tháng 1+2-2008.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Trường Hợp Chim Yến Tìm Đến Nơi Ở Mới trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!