Cập nhật nội dung chi tiết về Những Vấn Đề Cần Lưu Tâm Khi Nuôi Chim Cảnh Tại Nhà mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chú ý quan sát lông khi nuôi chim cảnh tại nhàKhi quan sát cần yên tĩnh, không thể quấy nhiễu. Nếu không, chim sẽ vì bị quấy nhiều mã trạng thái tinh thần trở nên căng thẳng. Khó mà phát giác được tình hình thực tế. Bệnh trạng phổ biến có 11 khía cạnh sau đây.
Lông chim bị xù: Khi nuôi chim cảnh tại nhà, bạn nên quan sát kĩ phần lông của chúng. Lông của chim mắc bệnh phần lớn đều bị xù, mà không ngăn nắp ép sát vào cơ thể.
Lông bị bẩn, chim bệnh giảm sút không có sức lức để dùng mỏ sửa sang lông cánh và cũng bớt tắm gội. Do chất dầu tiết ra ít để chỉnh trang lông giảm bớt. Từ đó dẫn đến lông không sạch sẽ và không sáng bóng.
Chậm thay lông: Do tình hình sức khỏe không tốt. Thời kỳ thay lông bị chậm trễ, và lông mới mọc cũng bị lâu hơn.
Lông bụng bết dính: Hoạt động của chim bệnh giảm sút. Thường xuyên áp bụng xuống đất hoặc đáy lồng để nghỉ ngơi. Khiến cho lông bụng bết dính phân hoặc thức ăn mà không sạch sẽ. Do không thích tắm gội, khiến cho lông bụng bết dính thành một tảng.
Lông vũ ẩm ướt: Vì chất dầu tiết ra ít của chim bệnh giảm bớt. Số lần dùng mỏ để bôi chất tiết ra ở tuyến mỡ đuôi để tu sửa lông giảm bớt. Nên sau khi tắm gội hoặc bị dính nước, lay động lông vũ cũng không thể loại bỏ nước.
Kiểm soát các hành vi và vận động của chim
Chậm chạp: Chim mắc bệnh không thích vận động. Hành động chậm chạp, khá ít bay hoặc nhảy nhót. Thường nằm dưới đáy lồng, rất ít khi đứng trên cầu đậu.
Ham ngủ: Những con chim bị mắc bênh khá nặng, cơ thể khá yếu ớt. Ban ngày ham ngủ, khi ngủ rúc đầu vào cánh. Hai mắt nhắm chặt, thường kèm thêm hít thở sâu. Lúc này, nếu như bị kinh động nhỏ, chim cũng sẽ không hốt hoảng.
Chán tắm gội: Đa số chim khi ở trạng thái bình thường đều thích tắm gội, khi mắc bệnh thì không thích tắm gội. Còn thường có rận mạt kí sinh.
Chán ăn: Sau khi mắc bệnh, sự thèm ăn giảm sút. Sau khi cho ăn không lấy thức ăn ngay lập tức. Thông thường không có hứng thú với thức ăn, đối với thức ăn yêu thích thì lượng ăn cũng không lớn.
Hai cánh rủ xuống: Chim mắc bệnh cơ thể không có sức lực, hai cánh thường xuyên rủ xuống. Và không ở vị trí bình thường.
Xung quanh hậu môn dính phân: Chim bị mắc bệnh đường ruột, vì tiêu chảy mà xung quanh hậu môn bị bẩn, tích tụ phân chim.
Khi nuôi chim cảnh tại nhà, cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Lựa chọn thức ăn cho chim phù hợp với giống loài. Như vậy mới giúp cho chú chim của bạn khỏe mạnh. Bên cạnh đó cần vệ sinh nơi ở và bát ăn uống của chim. Thường xuyên cho chúng tắm nắng. Đặc biệt là giống chim chào mào, chích chòe…
Lưu Ý Những Điều Cần Tránh Khi Nuôi Chim Chào Mào Căng Lửa
+ Không nên huýt sao để tập cho theo. Thường những người mới nuôi chim hay huýt sao để chim hót theo. Sau này chim thường xuyên hót theo kiểu đó, nghe rất khó chịu và làm cho cả đàn chim hót theo.
+ Không nên tập cho chim Chào Mào tắm trong lồng, hoặc cho nước vào lồng để chim tắm. Mà hãy cho chim ra lồng tắm để tắm. Như vậy giúp cho chim biết nơi nào là tắm nơi nào là nước uống. Để giúp chim không chui vào cóng nước tắm lúc đang chơi và hạn chế hư đáy lồng do dính nước. Nên tập cho chim thói quen tắm khoảng 12h đến 13h chiều. Nếu chim có thói quen tắm cóng nước thì thay cóng nước bằng ống thủy tinh dài để chim không còn tắm được nữa.
+ Không nên kè lồng cho chim cắn nhau, hoặc kè gần. Làm cho chim có thói quen bu lồng, chụp lồng. Và phải xác định để hót, chơi chứ không phải để cắn nhau. Trường hợp này thường thấy mấy bác ở quê, kè chim không chơi, khích qua lại vài câu là cho chim vào cắn nhau luôn. Hậu quả là mất hết lông và con chim thua bị nhát,thậm chí bể luôn.
+ Không nên treo chim Chào Mào ở gần mấy con bị lộn mèo, lộn cầu. Nếu treo thì 1 thời gian chim của bạn bị lộn cầu hết.
+ Không phơi nắng cho chim ở hướng mặt trời chiếu thẳng vào, hạn chế phơi nắng ở thời gian 12h trưa và phơi chim quá lâu.
+ Kẻ thù số một của chim là mèo, chuột, nên cần để chim tránh xa ra. Nhiều người treo chim không để ý, treo lên móc mà không biết rằng chuột có thể nhảy xa khoảng 1m để tới lồng chim. Cất những cây tre, thang, sào…để chuột không chạy lên được
+ Tập thói quen cho chim ngủ đúng giờ, trùm áo lồng cho chim nghỉ ngơi. Lúc chim Chào Mào đang ngủ không nên làm cho chim hoảng sợ.
+ Tránh cho chim bay về rừng. Trường hợp này gặp nhiều lắm rồi. Cho chim Chào Mào qua lồng tắm mà quen đóng cửa lồng, thò tay cho thức ăn vào chim Chào Mào bay ra. Hay là kéo áo lồng ra làm cửa kéo ra chim bay mất.
+ Những lỗi này thường hay xảy ra với chim con, má trắng nuôi lên.
Những Điều Cần Tránh Khi Nuôi Chim Chích Chòe
1. Thiếu nắng:
Chim không được phơi nắng sẽ có hiện tượng xù lông, chậm chạp, mất lửa.
2. Phơi nắng quá lâu:
Chim cảnh cần có nắng để bổ sung Vitamin D và giúp chim tỉa lông cánh gọn gàng óng mượt, khi được phơi nắng đầy đủ lông chim sẽ ôm sát thân, động tác lanh lợi, chỉ được phơi nắng vừa sức chịu đựng và tốt nhất là nắng buổi sáng.
– Mỗi ngày nên phơi một lần ( khoảng 15-30 phút), nếu không có thời gian thì phơi cách ngày. Nếu không thể phơi nắng buổi sáng thì có thể phơi nắng chiều nhưng thời gian rút ngắn lại.
– Khi chim phơi nắng phải theo dõi nếu chim há mỏ là lúc chim hết sức chịu đựng phải mang vào bóng mát ngay. Nếu để lâu sẽ làm mù mắt, chết chim.
– Tối kỵ phơi nắng trưa 12 giờ vì lúc này ánh nắng gay gắt dễ làm mù mắt chim.
– Không được phơi nắng khi vừa tắm xong vì làm lông chim bị xoăn hư lông, nếu quen phơi nắng kiểu này về cuối mùa chim khó thay lông.
3. Cho ăn sâu lớn:
Chỉ cho ăn loại sâu lớn còn bé, tức là sâu superworm non có độ dài khoảng 2 cm, nếu cho chim ăn loại sâu lớn quá sẽ bị nghẹt thở làm chim chết (lưu ý đặc biệt cho chòe đất).
4. Bột chim bị mốc vì để lâu:
Chỉ nên mua bột số lượng vừa phải, nếu mua dự trữ nhiều sẽ làm hư bột, chim ăn vào bị tiêu chảy.
5. Cho ăn thức ăn nhàm chán:
Ngoài thiên nhiên chim ăn thức ăn đa dạng mà chúng ta không biết hết được, khi nuôi trong lồng chúng ta chỉ cho ăn vài loại thông dụng như sâu qui, sâu lớn, dế , cào cào, trứng kiến … nên phải để ý chim có thích loại khác hay không, nên đổi khẩu vị bằng cách thêm gián đất, nhện, đuôi thằn lằn …( trừ thời gian chim thay lông).
6. Đặt lồng gần chim lớn hoặc chim có giọng hót lớn:
Treo lồng gần nơi có chim lớn khác loài hoặc chim khác hót lớn sẽ làm chim bị nhát, lép vế.
7. Treo lồng sát mái tôn:
Hơi nóng từ mái tôn tỏa xuống làm chim bị hóc hơi nóng, kiệt sức.
chúng tôi
Những Điều Cần Biết Khi Nuôi Chim Bồ Câu
Để nuôi chim bồ câu mang đến hiệu quả kinh tế, việc chọn con giống là yếu tố quan trọng hàng đầu. Bạn nên chú ý những con khỏe mạnh, lông mượt, không có dị tật và hoạt động lanh lợi.
Nếu chọn mua chim để làm giống, bạn nên lựa tuổi từ 4- 6 tháng tuổi. Thực tế, việc phân biệt chim trống và chim mái khá khó, vì vậy bạn có thể xin ý kiến của những chuyên gia có kinh nghiệm là tốt nhất.
Kỹ thuật nuôi bồ câu gà cho năng suất cao
Bệnh đóng dấu heo – nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa
Làm giàu từ chăn nuôi heo đen (heo mọi)
Máy xay bắp – lựa chọn giúp việc chăn nuôi trở nên nhàn hạ
Hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu trên cây trồng
Chim bồ câu là loài vật ưa thẩm mỹ nên khi xây dựng chuồng bạn cần chú ý đền điều này. Bạn nên bố trí chuồng ở những nơi khô ráo, thoáng mát và đảm bảo yên tĩnh. Để đề phòng sự xuất hiện của mèo hay chuột phá hoại, bạn nên bố trí chuồng có độ cao và kín đáo.
Với chuồng nuôi chim bồ câu cá thể dành cho loại dùng để sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi, bạn nên thiết kế chuồng bao quanh bởi lưới sắt là phù hợp nhất. Mỗi cặp cần phải có đầy đủ các dụng cụ như máng nước, máng đựng đồ ăn cũng như ổ bằng rơm hoặc nhựa.
Với chuồng nuôi chim bồ câu quần thể, bạn cần chú ý đến số lượng chim để thiết kế kích thước sao cho phù hợp nhất với mật độ nuôi khoảng 6-8 con/m2 .
– Ổ đẻ:
Trong quá trình nuôi chim bồ câu, do chim có thể sinh sản trong giai đoạn nuôi con nên bạn cần phải bố trí 2 ổ đẻ trong chuồng. Cách thiết kế phù hợp nhất là ổ ấp trứng đặt ở trần trên, ổ để nuôi con đặt ở tầng dưới. Kích thước của ổ nên là 20 cm – 25cm và chiều cao khoảng 7cm – 8cm.
– Máng cám:
Máng cám cần phải được đặt cân đối, tránh việc chim phải với lên để lấy thức ăn. Bạn chỉ nên cho số lượng thức ăn phù hợp, không nên cho quá nhiều gây lãng phí. Kích thước máng cám phù hợp là có độ dài khoảng 15 – 17 cm, chiều rộng khoảng 5 – 6 cm.
– Máng nước:
Máng nước để nuôi chim bồ câu cần phải được thiết kế sao cho dễ làm vệ sinh nhất có thể bởi nếu nguồn nước không sạch, chim có thể mắc phải một số bệnh như tiêu chảy… Nước dành cho chim phải là nước sạch, bạn có thể bổ dung vitamin và kháng sinh vào nước để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho chim.
– Máng đựng thức ăn bổ sung
Do áp dụng phương pháp nuôi chim bồ câu theo phương pháp công nghiệp nên việc bổ sung cho chim một số thức ăn như chất khoáng, sỏi, muối ăn là điều vô cùng cần thiết. Kích thước của máng đựng thức ăn cũng tương tự như hai loại trên.
Khi nuôi chim bồ câu, bạn hãy cho chim ăn các loại thức ăn như lúa, bắp, gạo,… Những thực phẩm này cần đảm bảo sạch sẽ, không mốc giúp chim hấp thụ tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn nên bổ dung thêm sỏi, muối ăn để chim có thể tiêu hoá thức ăn hiệu quả.
Bạn chỉ nên cho chim ăn 2 lần 1 ngày vào sáng sớm và đầu giờ chiều. Giờ ăn của chim nên cố định cũng như khối lượng thức ăn cần phải dựa vào đặc tính của từng loại chim.
Từ khóa tìm kiếm
chim bo cau
nuoi chim bo cau
kỹ thuật nuôi chim bồ câu
cách nuôi chim bồ câu nhốt
bồ câu ăn gì
thuc an cho chim bo cau
ky thuat nuoi bo cau
lua de cua chm bo cau
nuôi chim bồ câu nhốt
chim bồ câu
Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Vấn Đề Cần Lưu Tâm Khi Nuôi Chim Cảnh Tại Nhà trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!