Cập nhật nội dung chi tiết về Những Vùng Nuôi Chim Yến Tiềm Năng Tại Việt Nam mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đắk Lắk: Vùng thức ăn cho chim yến là 1.211.146 ha, chiếm 92,28%. Nơi đây có khí hậu cao nguyên, diện tích cây công nghiệp lớn, có các hồ như Ea Kao, Ea Phun K’Ram, Ea Kmur, Ea Ju, Krông Buk… đảm bảo nguồn thức ăn và sinh cảnh cho chim yến sinh sống và phát triển. Vùng ven TP Buôn Ma Thuột, TX Buôn Hồ là khu vực có tiềm năng, có quần thể chim yến phát triển và có nhà yến xây dựng thành công hơn 1.000 con.
Lâm Đồng: Tập trung chủ yếu ở TP Bảo Lộc và huyện Đạ Huoai. Ngoại ô Bảo Lộc, các xã Lộc Châu, Lộc Nga, Đại Lào đã có quần thể chim yến phát triển, các nhà yến đã được xây dựng và có chim về ở ổn định. Bảo Lộc là vùng chuyên canh trà, cà phê, dâu tằm, cây ăn trái… dễ dàng cho chim yến kiếm ăn. Vì vậy có thể chọn quy hoạch nuôi chim yến.
Gia Lai: Vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 1.399.319 ha, chiếm 90,06%. Huyện Krôngpa và Phú Thiện có đồng lúa, đồng bằng, đất rẫy trồng cây hàng năm, đồi núi rộng, hệ thống sông suối phong phú, cây cối xanh tốt, nằm gần đàn chim yến của tỉnh Đắk Lắk (khoảng 60 km đường chim bay), thuận lợi cho chim yến sinh sống, phát triển.
Đắk Nông: Vùng thức ăn cho chim yến là 583.357 ha, chiếm 89,6%. Huyện ĐăkR’Lấp có diện tích trồng cây lâu năm rộng lớn, đồi núi rộng, nằm tương đối gần đàn chim yến của tỉnh Bình Phước, khoảng 50 km đường chim bay – Điều kiện thuận lợi cho chim yến sinh sống và phát triển.
Bình Phước: Vùng thức ăn cho chim yến là 590.567 ha, chiếm 85,94%, chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm, đồi rừng, các hồ. Đây là một trong những tỉnh có đàn chim yến trong nhà đông nhất nước. Là điều kiện thuận lợi nổi bật so với các tỉnh khác.
Huyện Bù Gia Mập, TX Phước Long, Đồng Xoài, Phú Riềng có nhà yến phát triển và thành công, sinh thái phù hợp, có nguồn thức ăn dồi dào, đất trồng cây công nghiệp, gần hồ Thác Mơ, Cần Đơn, Sôk Phu Miêng… Nên quy hoạch để phát triển nghề nuôi chim yến.
Bình Dương: Vùng kiếm ăn cho chim yến là 174.480 ha chiếm 64,76%, chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm, các hồ. Huyện Phú Giáo, Bến Cát có diện tích trồng lúa, hoa màu, rẫy cao su, cây công nghiệp, hồ Trị An, Dầu Tiếng, đảm bảo nguồn thức ăn và vùng sinh thái, đã có nhà yến và chim ổn định. Có thể chọn 2 huyện trên quy hoạch nuôi chim yến.
Đồng Nai: Vùng thức ăn cho chim yến là 421.862 ha, chiếm 71,42%, chủ yếu là cây lâu năm, cây hàng năm, một ít diện tích đất trồng lúa, đất rừng, các hồ. Huyện Tân Phú, Định Quán đã có các nhà yến và chim yến về sinh sống, vùng sinh thái có đất nông nghiệp, lâm nghiệp, gần hồ Trị An, sông Đồng Nai, rừng Nam Cát Tiên nên chọn các địa phương trên quy hoạch nuôi chim yến.
Long An: Vùng thức ăn cho chim yến là 330.095 ha chiếm 73,48%, chủ yếu đất trồng lúa, các sông đây là tiền đề cho nghề nuôi chim yến. Có thể quy hoạch phát triển tại huyện Cần Giuộc và Cần Đước, được bao quanh bởi sông Nhà Bè và Vàm Cỏ, cách biển không xa, dân cư không quá đông đúc, diện tích trồng lúa đảm bảo nguồn thức ăn và vùng sinh thái.
Tiền Giang: Vùng thức ăn cho chim yến là 177.907,19 ha, chiếm 70,82%, chủ yếu là đất trồng lúa, cây ăn quả lâu năm, các sông. Là tỉnh có số nhà yến đứng đầu trong cả nước, toàn bộ đều nằm trong đô thị, cần phải gấp rút quy hoạch.
Có thể quy hoạch tại các huyện như: Gò Công Đông, Gò Công Tây và ngoại ô TX Gò Công, nơi đây vốn có nhiều nhà yến và quần đàn rất lớn. Không cho xây dựng thêm hoặc cải tạo nhà ở tại các khu đô thị để làm nhà yến nữa. Tiến hành nhân đàn, di đàn để phát triển ở những vùng sinh cảnh thích hợp.
Bến Tre: Vùng thức ăn cho chim yến là 173.653 ha chiếm 73,56%, chủ yếu là đất trồng cây lâu năm ăn quả, đất trồng lúa, đất nuôi trồng thủy sản, các sông như Cổ Chiên, Tân Điền, Hàm Luông, sông Tiền…
Huyện Ba Tri, Bình Đại, Giồng Trôm là các địa phương đầu tiên có nhà yến và có quần đàn chim yến, được bao quanh bởi sông và biển. Huyện Bình Đại có thủy sản, Ba Tri có đất trồng lúa, Giồng Trôm đất trồng cây lâu năm ăn quả, nhiều cây bụi thấp. Quy hoạch ở các địa phương này thuận lợi và khả năng thành công cao.
Trà Vinh: Vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 171.522,95 ha, chiếm 73,26%, chủ yếu là đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm ăn quả, có các sông như Cổ Chiên, sông Hậu. Có thể quy hoạch ở ngoại ô xung quanh TP Trà Vinh, huyện Châu Thành, xã Đại Phước, Đức Mỹ, Nhị Long, Bình Phú, Phương Thạnh của huyện Càng Long.
Vĩnh Long: Vùng thức ăn cho chim yến là 110.882,74 ha chiếm 74,08%, chủ yếu là đất trồng lúa, cây lâu năm ăn quả, các sông Cổ Chiên, sông Hậu, sông Tiền…
Huyện Vũng Liêm, Trà Ôn có diện tích trồng lúa nước rộng lớn, đất trồng cây lâu năm, có sông Trà Ôn và Sông Hậu chảy qua, khí hậu mát mẻ, cây cối xanh tốt, nằm giáp ranh TP Cần Thơ, giáp ranh tỉnh Trà Vinh có đàn chim yến phát triển. Quy hoạch phát triển tại hai huyện này sẽ thuận lợi.
Đồng Tháp: Vùng thức ăn cho chim yến là 265.947,03 ha chiếm 78,75%, chủ yếu là đất trồng lúa, có các sông như sông Hậu, sông Tiền… Huyện Thanh Bình và Lấp Vò có diện tích trồng lúa nước rộng lớn, khí hậu mát mẻ, cây cối xanh tốt, giáp ranh với tỉnh An Giang. Phát triển tại hai huyện này là thích hợp nhất.
An Giang: Vùng thức ăn cho chim yến là 28.7231,44 ha, chiếm 81,22%, chủ yếu là đất trồng lúa, các sông như sông Hậu, sông Tiền. Huyện Chợ Mới và các xã ven sông Hậu huyện Châu Phú có quần đàn chim yến sinh sống ổn định, phát triển nhiều, có sông Hậu chảy qua, có các cánh đồng lúa bao quanh, hệ thống kênh mương chằng chịt, có các cù lao. Chọn hai địa phương trên là thuận lợi nhất.
Kiên Giang: Vùng thức ăn cho chim yến là 549.640 ha chiếm 86,5%, chủ yếu là đất trồng lúa, trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản, rừng đặc dụng ở Phú Quốc, các sông như Cái Lớn, Cái Bé, có số lượng nhà yến nhiều, đàn thuộc hàng đông nhất cả nước. Có thể quy hoạch vùng nuôi yến như: ngoại ô TX Hà Tiên, Hòn Đất, Phú Quốc.
Cần Thơ: TP Cần Thơ có đàn chim yến cực kì phát triển, đây là điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi chim yến. Hiện tại các nhà yến chủ yếu ở các phường thuộc trung tâm thành phố. Trong tương lai có thể quy hoạch phát triển nghề nuôi yến tại các địa phương như huyện Bình Thủy, Ô Môn, Cái Răng.
Hậu Giang: Vùng thức ăn cho chim yến là 134.694,81 ha chiếm 84,06%, chủ yếu là đất trồng lúa, trồng cây lâu năm. Huyện Châu Thành, Vị Thủy có diện tích trồng lúa nước rộng lớn, khí hậu mát mẻ, cây cối xanh tốt, nằm giáp ranh với tỉnh Kiên Giang, nơi có đàn chim yến cực kì lớn và đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi chim yến.
Sóc Trăng: Tiếp giáp với tỉnh Bạc Liêu có đàn chim yến rất lớn, vùng thức ăn có đồng lúa, nuôi trồng thủy sản, đất trồng hoa màu hàng năm. Ngoại ô TP Sóc Trăng, TX Vĩnh Châu gần sông, có diện tích đất trồng hoa màu, có quần đàn chim yến, các nhà yến cũng được xây dựng. Vì vậy việc nhân đàn, phát triển rất thuận lợi.
Bạc Liêu: Vùng thức ăn cho chim yến là 218.272 ha chiếm 88,42%, chủ yếu là đất trồng lúa, nuôi trồng thủy sản. Ngoại ô TP Bạc Liêu, huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Giá Rai có diện tích đất trồng lúa, gần biển, gần với TP Bạc Liêu, phù hợp phát triển nghề nuôi yến.
Cà Mau: Vùng thức ăn của chim yến chủ yếu là đất trồng lúa, đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng. Tỉnh có đàn chim yến tương đối đông. Thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, U Minh có diện tích rừng ngập mặn, địa hình, khí hậu thuận lợi cho chim yến kiếm ăn và sinh sống.
Nếu bạn đang có nhu cầu đầu tư nhà nuôi yến, hãy liênhệ chúng tôi theo Hotline 077.229.7799 (Mr.Trường) – 0979.731.736 (Mr.Mẫn), TRƯỜNG BẢO KHANG sẵn sàng tư vấn cho bạn xây dựng nhà nuôi yến hiệu quả với quy trình vô cùng chặt chẽ và đạt chuẩn, làm cho các ý tưởng, ước muốn của khách hàng trở thành thực tiễn và thành công rực rỡ nhất. Vì thành công của khách hàng chính là thành công của TRƯỜNG BẢO KHANG.
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TRƯỜNG BẢO KHANG
Tư vấn, thiết kế, xây dựng công trình dân dụng
Tư vấn, thiết kế, giải pháp vận hành nhà nuôi yến
Địa chỉ: 20/2A Ấp 1, Xã Xuân Thới Thượng, Huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 077.229.7799 (Mr.Trường) – 0979.731.736 (Mr.Mẫn)
Website: chúng tôi
Email: truongbaokhangxd@gmail.com
Chim Chào Mào Vùng Nào Hót Hay Nhất Tại Việt Nam?
Tổng quan về chim chào chào
Chim chào mào là một trong những loài chim quý phân bổ rộng rãi ở khắp các quốc gia trên thế giới với đa dạng giống loài và ngoại hình. Để lựa chọn được chào mào vùng nào hót hay nhất thì bạn cần phải hiểu qua về đặc điểm của loài chim này.
Chim chào mào thuộc bộ Sẻ và họ chào mào.
Loài chim có kích thước nhỏ bé, cao khoảng 17 – 23 cm và nặng khoảng 60 – 80 gram khi trưởng thành.
Phần đầu khá nhỏ và dài, phần mỏ nhọn màu đen và khá cứng. Chúng có đôi mắt đen nhánh và tròn.
Thân chào mào thuôn dài, lưng thẳng, phần bụng phệ. Chân nhỏ và khô, bàn chân được chia thành các ngón nhỏ có móng sắc nhọn giúp chúng bám vào các cành cây.
Chim có chiếc chào mào lớn trên đầu – đây là nét đặc trưng của chúng.
Bộ lông chim chào mào với màu sắc chủ đạo là đen.
Có khoảng 149 loài chào mào trên thế giới.
Chim chào mào vùng nào hót hay nhất?
1. Chào mào Trung Mang
Nếu nói đến chào mào vùng nào hót hay nhất thì không thể bỏ qua chào mào Trung Mang. Đây là loài chim có nguồn gốc từ Quảng Nam, chúng sở hữu ngoại hình ấn tượng và giọng hót hay. Giới chơi chim đánh giá đây là một trong những giống chào mào “tài sắc vẹn toàn”.
Chào mào Trung Mang sở hữu một cái bọng khá to giúp cho giọng hót được kéo dài liên tiếp với nhịp độ nhanh cực kỳ thu hút. Khi hót chúng phát ra những âm thanh trầm và đan xen là những âm thanh bổng. Đây chính là điểm khác biệt của giống chào mào này.
Với những ưu điểm vượt trội mà chào mào Trung Mang luôn khiến cho người ta cảm thấy yêu thích và săn lùng. Muốn sở hữu được những chú chim này thì mức giá rẻ nhất cũng khoảng từ gần 1.000.000 VNĐ.
2. Chào mào Cố Đô Huế
Chào mào Huế đã từng được đưa ra bàn luận khá sôi nổi để tìm lời giải đáp cho câu hỏi “chào mào vùng nào hót hay nhất”. Bởi lẽ, chúng sỡ hữu chất giọng đanh thép cùng với nết chơi tốt. Không những vậy, loài chim này còn sở hữu một vẻ đẹp bền bỉ theo thời gian như “nàng thơ xứ Huế”.
Chất giọng của chào mào Huế được giới chuyên gia đánh giá trên cả tuyệt vời cùng với lối chơi bu lồng thì đây là loài chim được khá nhiều người được lựa chọn để thi đấu.
3. Chào mào Bình Định
Với nét đẹp riêng trong ngoại hình và nết chơi bền bỉ mà chào mào Bình Định đã nằm trong top 5 chào mào vùng nào hót hay nhất, và lên ngôi vương trong các đấu trường chuyên nghiệp. Chúng có nhiều loại với những đặc điểm khác nhau.
Trong đó, chào mào An Lão là loài đẳng cấp của Bình Định, chúng sở hữu nét chơi vô cùng độc đáo và đa dạng. Ngoài ra, chào mào Vân Canh cũng được đánh giá có chất giọng mạnh mẽ, đầy nội lực.
Về cơ bản, những chú chào mào Bình Định không sở hữu ngoại hình quá nổi bật nhưng về nước trời được đánh giá là rất đa dạng, được lựa chọn trong nhiều cuộc thi và phù hợp cho người mới chơi chim.
4. Chào mào Đà Lạt
Đà Lạt không chỉ là thiên đường của thiên nhiên mà ở nơi đây còn sở hữu những giống chim chào mào khá nổi tiếng Châu Á. Tuy nhiên, loài này gần như đã tuyệt chủng, người ta chỉ nhớ chúng có giọng hót hay và khác biệt.
Theo những chuyên gia trong lĩnh vực chơi chim nói lại rằng, những chú chim chào mào Đà Lạt sở hữu trong mình sự hoàn hảo trong cả ngoại hình cũng như giọng hót.
5. Chào mào Sông Kôn
Chào mào Sông Kôn là giống cuối trong top chào mào hót hay nhất hiện nay. Chúng sở hữu giọng hót đặc biệt và khá chắc chắn. Giọng hót của loài chim này được những cao thủ lão làng phải ngả mũ thán phục.
Một chú chim chào mào Sông Kôn luôn là ao ước của giới chơi chim. Tuy nhiên, hiện tại giống chim này rất hiếm nên không phải ai cũng cơ hội để có thể hữu được chúng.
Ngoài TOP 5 loại chào mào trên, chào mào Gia Lai cũng được đánh giá có chất giọng kéo dài 7, 8 đến 10, 11, 12 âm.
Chào mào ăn gì hót hay?
Chào mào cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để duy trì giọng hót đẳng cấp. Bạn nên cho chúng ăn cám kết hợp với các loại thức ăn tươi như: táo, cam, xoài, đu đủ, cà chua,…
Bên cạnh chế độ ăn, bạn cần huấn luyện chào mào tắm ngủ đúng giờ. Hàng ngày tải các đoạn clip chim chào mào hót, sau đó cho chúng nghe và hót theo. Nếu có điều kiện, bạn có thể cho chúng tiếp xúc với một chim chào mào khác để chúng học hỏi giọng hót của nhau.
Những Lợi Thế Và Khó Khăn Trong Nghề Nuôi Chim Yến Ở Việt Nam
Hiện nay, các chủ nhà Yến Việt Nam thường kiêm luôn việc chế biến, quá trình này hình thành từ việc thu hoạch tổ Yến nhà sau đó phát triển thành các cơ sở chế biến nhỏ lẻ. Do quy mô nhỏ nên các phương pháp chế biến đều dùng thủ công và không có phương pháp kiểm soát chất lượng một cách hiệu quả.
1. Những điều cần biết về nghề nuôi chim yến
Để bảo tồn và phát triển nguồn lợi quý giá từ thiên nhiên này, đòi hỏi các cơ quan ban ngành phải vào cuộc, để quy hoạch lại các đảo yến, đồng thời có các cơ chế quản lý chặt chẽ hơn.
Hiện nay, với công nghệ ấp nở và nuôi chim yến trong nhà của Công ty Yến sào đã kết hợp nhuần nhuyễn kinh nghiệm của các nước Đông Nam Á và thực tiễn của địa phương được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng môi trường sinh thái.
Điều kiện sống của loài chim yến đang quản lý, từ đó xây dựng quy trình ấp nở, nuôi và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nuôi yến trong nhà như: độ ẩm, âm thanh, ánh sáng, mùi vị, tổ mô phỏng và gá để chim sống, phát triển và làm tổ.
2. Những triển vọng về nghề nuôi chim yến
Tại hội thảo, Giáo sư – Tiến sĩ Mai Đình Yên (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, Việt Nam có tiềm năng rất lớn và thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi chim yến do có bờ biển dài, nhiều đảo, dãy núi nhô ra biển, đầm phá.
Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm yến sào của Việt Nam được đánh giá cao hơn các nước trong khu vực, nhờ vậy sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam đã có được thị trường xuất khẩu ổn định.
Hiện nay, các đơn vị nuôi yến và sản xuất các sản phẩm yến sào đã có kinh nghiệm cũng như bí quyết kỹ thuật trong khai thác, sản xuất rất khoa học và hiệu quả.
Tuy nhiên, nghề nuôi chim yến trong nhà lại đang phát triển tự phát, chưa có định hướng, quy hoạch rõ nét ở nhiều địa phương, do đó có nguy cơ gây rủi ro cho người nuôi và ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác.
3. Những vùng thích hợp nuôi chim yến
Hiện nay, phân loại chim yến này phân bố ở hầu hết các địa phương trong cả nước, đặc biệt tập trung với số lượng khá lớn ở các tỉnh duyên hải từ Nam Trung bộ đến Cà Mau.
Nghề nuôi yến trong nhà ở Việt Nam đã hình thành và đang phát triển với 3 loại mô hình nhà yến bao gồm: Nhà được xây dựng bằng bê tông cốt thép, mô hình xây dựng 3D, nhà lắp ghép bằng tấm lợp thông minh.
Ngoài ra, còn có một số mô hình xây dựng kết hợp người ở sinh hoạt ở dưới, nuôi chim yến ở tầng trên, và nghề này đang phát triển một cách tự phát không có định hướng, địa phương chưa có quy hoạch cụ thể, do đó có thể dẫn tới rủi ro cho người dân, ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển đô thị.
Hiện nay, sự hình thành và phát triển ngành nghề nuôi chim yến tại Việt Nam còn rất mới và đang được sự quan tâm từ các cấp chính quyền địa phương đến cộng đồng dân cư.
Theo Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng Sơn (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), cần có cái nhìn đúng với nghề nuôi chim yến, bởi có không ít căn nhà nuôi yến nhưng yến không vào, vào nhưng không ở, không làm tổ…
Hiện có nhiều nhà yến được xây dựng, nhiều căn thu hoạch hàng chục kg tổ yến và mở rộng quy mô, bên cạnh đó không ít người xây nhà nuôi yến nhưng tìm hiểu qua loa dẫn đến thất bại.
Nếu nhà đầu tư nghiên cứu kỹ, đầu tư hợp lý, áp dụng đúng kỹ thuật, chọn đúng doanh nghiệp hàng đầu như Công ty Yến sào để chuyển giao công nghệ thì tỷ lệ thành công rất cao.
Ông Lê Hữu Hoàng khẳng định: Việc xây dựng thành công nghề nuôi chim yến sẽ đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội rất lớn. Vì vậy, việc xây dựng chiến lược phát triển “các giải pháp khả thi có ý nghĩa thiết thực đối với ngành nghề mới này.
4. Những lợi thế ở Việt Nam thích hợp cho nghề nuôi chim yến
Việt Nam có đường bờ biển dài đến 3444km và nhiều hòn đảo lớn nhỏ; có địa hình thuận lợi cho việc phát triển các đàn chim yến.
Sản lượng yến sào ở Việt Nam hàng năm khá cao, trung bình khoảng 5000kg.
Chất lượng yến sào Việt Nam luôn được đánh giá cao so với những nơi khác trên thế giới.
Hiện nay các vùng khai thác yến đã được mở rộng với 50 đảo yến và 180 hang yến.
Tiềm năng phát triển hang yến vẫn chưa được khai thác hết.
Phương pháp nuôi yến nhà cũng đã dần hình thành và phát triển với công nghệ và kỹ thuật cao,;giúp đáp ứng về cả số lượng lẫn chất lượng.
5. Tìm hiểu những bất lợi trong nghề nuôi chim yến
Việc khai thác yến chưa có quy hoạch rõ ràng. Nhiều nơi có tình trạng “khai thác triệt để”.
Các chính sách về khai thác và bảo vệ loài chim yến chưa được thực thi một cách hiệu quả.
Bên cạnh các sản phẩm yến sào chất lượng từ các thương hiệu uy tín, nhiều cá nhân, tổ chức vì nguồn lợi mà không ngần ngại sử dụng;các công nghệ tinh vi để làm giả, làm yến sào kém chất lượng,;gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Điều này đã và đang gây ảnh hưởng lớn đến các uy tín của toàn ngành.
6. Những chiến lược phát triển nghề yến tại Việt Nam
– Mỗi địa phương cần có một định hướng phát triển nghề yến rõ ràng. Việc khai thác phải thực hiện trên cơ sở quy hoạch chặt chẽ; tránh việc xây dựng các nhà yến theo hướng tự phát.
– Thực hiện khảo sát, quy hoạch để có sự phát triển đồng bộ giữa tốc độ tăng trưởng;các nhà yến với sự gia tăng quần đàn chim yến.
– Khai thác có kế hoạch nhằm phát triển số lượng đàn yến để tạo sản lượng cao hơn.
7. Những bất cặp trong nghề nuôi chim yến
Những quan ngại về nhiễm vi sinh, hàm lượng No2 hay dư lượng clo có trong thức ăn được tích tụ lại ở sản phẩm đều không được quan tâm. Những quan ngại này đếu có thể được giải quyết bằng các thiết bị trong một quy trình sản xuất nghiêm ngặt.
Tháng 04 năm 2014 , có 2 container 20 feet bị trả về từ Nhật Bản với lý do nhiễm Itraconazole, một loại thuốc trị nấm . Hoạt chất này không tìm thấy trong quy trình nuôi trồng cũng như chế biến . Các nhà nhập khẩu cũng lấy làm khó hiểu nên họ mở cuộc điều tra nhằm giúp các nhà máy chế biến tìm ra nguyên nhân.
Qua quá trình theo dõi họ phát hiện các công nhân đã sử dụng thuốc trị nấm kẽ tay, sau đó họ lột vỏ đầu tôm và để lại dư lượng này trong sản phẩm .
Sau sự việc này, QC các nhà máy yêu cầu kiểm tra vệ sinh công nhân trước khi vào làm việc, 100% công nhân pải mang găng tay khi chế biến hàng HLSO ( lột bỏ đầu ).
Có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong chế biến nếu không được tuân thủ e rằng những rủi ro đáng tiếc sẽ làm khách hàng mất niềm tin.
Lấy khách hàng đã khó, giữ được họ càng khó hơn. Nếu không có 1 tập thể đủ lớn để tiến tới tự động hóa các khâu sản xuất , e rằng một ngày nào đó toàn bộ thị trường mới , khó tính như Nhật Bản và Châu sẽ không là cơ hội cho Việt Nam.
Như vậy có thể thấy, bên cạnh tiềm lực rất lớn thì việc phát triển nghề yến tại Việt Nam cũng còn khá nhiều khó khăn. Trong thời gian chờ đợi sự quy hoạch từ phía các cơ quan có thẩm quyền, tốt nhất người tiêu dùng cần biết cách bảo vệ mình, tránh mua phải yến sào kém chất lượng, gây hại cho sức khỏe.
Tổng Hợp Các Loại Chim Cảnh Dễ Nuôi Tại Việt Nam
Danh sách các loại chim cảnh dễ nuôi tại Việt Nam
Sáo là một trong những loài chim cảnh được xếp vô loài chim cảnh dễ nuôi nhất của Việt Nam vì đây là một chú chim mang đặc tính thông minh. Ngoài ra chim này có những đặc tính thú vị khác như chúng rất dạng khi tiếp xúc với con người không giống như các loại chim khác. Thậm chí chú chim này sau một thời gian nuôi dưỡng còn được chủ nuôi thả tự do, vì thế nên nhiều người thường trêu đùa rằng nuôi loại chim này chẳng khác gì nuôi những chú gà chú vịt. Loại chim này có hình thức ăn uống khá dễ, thức ăn chính của chúng là những con châu chấu, trứng kiến cào cào, các loại này bạn có thể tự ra đồng bắt hoặc các bạn có thể tìm mua ở nhiều nơi trên các chợ. Và các loại đồ tươi chim này rất thích, bao gồm chúng rất thích ăn các loại trái cây. Nếu bạn không có thời gian để mua các loại thức ăn trên thì bạn có thể mua các loại cám cho chim ăn dần cũng được. Việc nuôi chim này bạn sẽ không cần phải suy nghĩ hôm nay thực đơn cho chúng ăn sẽ là món gì.
2. Chích Chòe
Chim chích chòe tuy không sỡ hữu một ngoại hình quá ư bắt mắt, nhưng chúng lại có một dáng vẻ nhỏ nhỏ siêu dễ thương, và cách nuôi chim này cũng khá là dễ dàng. Chuyện ăn uống của em này cũng giống như nuôi chim sáo vậy, chúng ăn những thức ăn dễ tìm kiếm chỉ cần ăn các loại côn trùng sống là chúng sẽ sống rất tốt. Ngoài ra trong môi trường nuôi nhốt chim này cần bổ sung cho chúng các cánh chim. Tuy nhiên có một vấn đề mà các bạn nên lưu ý đó chính là chúng sỡ hữu một chất giọng khá đặc biệt, chúng hay hót vào ban trưa và buổi tối, thể nên nếu bạn muốn mình có một chút không gian yên tĩnh bạn nên nhốt chúng cách xa không gian của bạn. Các bạn thể tham khảo chi tiết: cách nuôi chích chòe than và cách nuôi chích chòe lửa.
3. Chim Vàng Anh
Chim vàng anh còn có một cái tên khác được các người trong giới chơi chim cực kì thích thú loài chim này đó chính là cái tên Hoàng Anh. Giọng hót của chim này khá giống với loài chim giẻ cùi nhưng giọng hót của bé này có chút thánh thót hơn. Thông thường để phân biệt biệt giống chim, ta nhìn vào màu sắc lông của chúng, con trống sẽ có bộ lông màu vàng và màu đen là điển hình, còn chim mái sẽ có bộ lông màu vàng ánh xanh lục. Thức ăn của loài chim này cũng chính là thức ăn của 2 em chim đã được đề cập bên trên, đó chính là côn trùng và hoa quả
Chim vẹt có thể là giống chim được gây chú ý nhất đối với mọi người bởi chúng sỡ hữu một ngoại hình màu sắc bắt mắt và khả năng nháy giọng của con ngườ. Người nuôi vẹt thường để giải trí và bầu bạn với họ. Vì loài chim này mang bản chất hơi hoang dã thể nên dù chúng có khả năng bắt chướt giọng nói chưng không phải lúc nào nó cũng nghe lời mà bạn yêu cầu, với lại chim này hơi sống một cách bừa bãi thế nên bạn nên có thời gian để dọn những chiến trường mà chúng gây ra.
5. Chim Khuyên
Chim vành khuyên sỡ hữu một thân hình nhỏ nhắn chẳng khác gì một chú chim sâu, có bộ lông màu vàng ánh lục, tuy kĩ thuật nuôi của em này hơi khó khăn nhưng chúng lại được đa số người thích chơi chim cảnh mua về để nuôi, lí do đó là vì chúng có một giọng hót cực kì líu lo đầy trong trẻo. Chim này thường có 2 loại đó chình là Khuyên xanh và Khuyên vàng, tuy nhiên khuyên xanh được nhiều người ưa thích hơn bởi sự vượt trội về giọng hót.
6. Chim Yến Phụng
Chim yến phụng có dáng khoằm, sắc nhọn, mắt tròn, to có một bộ lông hội tụ rất nhiều màu sắc. Loài chim này thường được nuôi theo cặp, thế nên người nuôi nên cần đảm bảo việc làm chuồng cần đủ lớn để cả hai có thể ở. Khác với các loại chim khác, loài này rất thích ăn rau xanh như: rau cải xà lách, rau muống… Chim yến phụng rất thích tắm, thế nên người chơi chim thường vệ sinh cho chúng một cách kĩ lưỡng để chim có thể sinh sống một cách tốt nhất.
7. Chim Chào Mào
Chim chào mào được nhiều người yêu thích nuôi bởi vì vừa đẹp vừa hót hay, ấn tượng về loài chim này có lẽ là chiếc mào, nhiêu đó thôi đã đủ thu hút các ông anh mua về để nuôi rồi. Thông thường trong môi trường tự nhiên chim này rất thích ăn các loại hoa quả và côn trùng thế nhưng trong môi trường nuôi dưỡng chúng được các chủ nuôi cho bổ sung thêm các loại cám ăn dành riêng cho chim để chúng được sung lửa và khỏe mạnh nhất. Chim này rất phổ biến tại Việt Nam bởi bất kì ai cũng có thể nuôi dưỡng được. Để nuôi chim này thì thật sự rất đơn giản chỉ cần cho chúng ăn đủ rồi nghĩ ngơi vệ sinh sạch sẽ, còn nếu như ban muốn xếp vào loại các hàng cao thủ nuôi chim thì cần kĩ thuật nuôi cao hơn rất nhiều.
Nếu bạn nuôi chim mà không cần một chú chim có giọng hót hay thì bạn có thể chọn nuôi chim sâu để giải trí, loại chim này có giá thị trường chẳng hề đắt đỏ mà ngược lại chúng có thể rất dễ tìm rất nhiều nơi. Chim sâu có khẩu phần ăn đơn giản và không nhiều thế nên bạn không cần quá lo lắng về chi phí ăn uống của nó.
9. Chim Cu Gáy
Chim cu gáy có thân hình nhỏ nhắn có bộ lông màu nâu ở trên và màu nâu đậm hơn ở phần cánh và lưng, phần thân dưới có màu nâu có chút ánh hồng. Tiếng hót của chúng thường được ví như tiếng sáo, thức ăn đơn giản thường chỉ là các loại côn trùng. Lồng nuôi chim cũng khá đơn giản vì bạn có thể tự tay làm lấy.
10. Chim Khướu
Chim khướu đa phần sống ở nơi vùng rừng núi, thế nên sỡ hữu một em này thì thật sự rất may mắn. Đặc trưng của chú chim này là bộ lông mềm và xốp như bông. Với những người dân thành phố thì không thích hợp lắm cho việc nuôi loài chim này, vì tiếng hót của nó khá to gây sự vang dội, sợ làm ảnh hưởng đến các người khác. Còn đối với các vùng ngoại ô có mật độ dân số thưa thớt thì trào lưu nuôi em này đang phát triển rất nhiều. Loại chim này không kén người nuôi vì bát kì ai cũng có thể nuôi được loài chim này.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Vùng Nuôi Chim Yến Tiềm Năng Tại Việt Nam trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!