Cập nhật nội dung chi tiết về Nỗi Niềm Yến Cù Lao Chàm mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Có một loài én biển đã chọn vùng biển đảo Cù Lao Chàm – Hội An làm nơi ngụ cư cả 4 mùa trong năm, thường gọi chim yến.Mùa xuân cũng là mùa chim yến sinh sản. Tổ yến được đan từ những sợi nước miếng mà chim tiết ra từ hạch dưới lưỡi. Chúng rút ruột làm tổ. Còn những sợi nước miếng màu trắng hồng được đan xen, dính vào nhau, khô lại kết thành những tổ yến hình nửa quả cầu, trông tựa vành tai ngoài (nên người ta thường gọi là tai yến).
Hang yến làm tổ ở Cù Lao Chàm- Ảnh: Đỗ Huấn
Tai yến còn thường được gọi là yến sào. Vì giàu dinh dưỡng nên yến sào là loại thuốc chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe tốt cho con người. Hàng trăm năm trước, yến sào được coi như một mặt hàng đặc sản của xứ Đàng Trong, là một trong số loại hàng xuất khẩu chủ yếu từ thương cảng Hội An, được khai thác từ những hòn đảo ven biển Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa. Song, yến sào Hội An, khai thác từ Cù Lao Chàm được đánh giá là quý hơn. Những tai yến xếp chồng lên nhau được cột bằng sợi dây ngô đồng – loài cây đặc biệt riêng có ở đảo này, làm say lòng những lái buôn từ các nước đến giao thương buôn bán… Ông Nguyễn Sự – nguyên Bí thư Thành uỷ cho biết: “Về mặt lịch sử, trước đây yến được gói bằng dây ngô đồng của Cù Lao Chàm. Chỉ cần một cái bao lác cột với sợi dây ngô đồng gửi đi là người ta biết đó là yến Hội An. Bao bì hồi xưa tuy đơn giản, dân dã nhưng bảo quản được lâu. Ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông khi nhận được hàng xuất qua mà thấy dây ngô đồng cột bên ngoài là biết ngay đó là yến Hội An”.
Theo một số bậc lão làng hiểu nghề, cách đây vài trăm năm 1 tạ yến sào trị giá tương đương hơn 10 tạ hồ tiêu hoặc 1 tấn đường trắng. Ngày nay nhờ những công dụng của yến sào trong ẩm thực và y học nên giá trị càng cao gấp nhiều lần. Một ký yến sào loại tốt giá vài ngàn đô-la (Mỹ). Chính vì thế mà có người gọi yến sào là vàng trắng.
Nhiều năm qua, chính quyền và các ngành chức năng của thành phố luôn tìm tòi, tìm cách cải tiến các điều kiện sinh tồn của chim yến, thay đổi cách thức chăm sóc, khai thác để bảo vệ, phát triển đàn chim, ổn định và cố gắng nâng cao sản lượng thu hoạch; đồng thời không ngừng nỗ lực tìm nhiều cách tiếp cận thị trường, mở rộng mạng lưới bán buôn, đa dạng hình thức tiêu thụ để góp phần tăng thu cho ngân sách thành phố. Nhìn chung với giá trị quý hiếm mà “trời ban cho”, việc tiêu thụ mặt hàng yến sào Cù Lao Chàm luôn “thuận buồm xuôi gió”. Nhưng theo báo cáo của Phòng TC-KH thành phố, lợi nhuận sau thuế nộp vào ngân sách nhà nước từ yến có xu hướng giảm qua các năm, sản lượng năm 2018 giảm so với năm trước và nguồn thu chỉ đạt khoảng 13 tỷ đồng so với dự toán Tỉnh giao là 25 tỷ đồng.
Gian hàng hiới thiệu sản phẩm yến sào Cù Lao Chàm tại Chợ phiên Hội An- Ảnh: Đỗ Huấn
Từ thực tiễn và qua nghiên cứu, chính quyền thành phố đã nhận ra những tác động phức tạp khó lường từ biến đổi khí hậu, từ sự thay đổi môi trường xung quanh, từ sự phát triển nghề nuôi yến tự phát trong hộ gia đình ở đất liền… nên xác định nhiệm vụ tập trung trong thời gian tới là xúc tiến việc khoanh vùng, quy hoạch quản lý hoạt động nuôi chim yến; thực hiện công tác bảo vệ, xử lý các tác nhân gây hại gắn với việc nghiên cứu phát triển đàn yến đảo Cù Lao Chàm; triển khai các hoạt động tinh chế sản phẩm từ yến để tạo giá trị tăng thêm từ yến. Bí thư Thành ủy Kiều Cư cho biết, năm 2019 này Hội An sẽ tổ chức đấu giá công khai, minh bạch về thu nhập từ yến. “Phải làm sao đó kêu gọi các nhà đầu tư chế biến yến của chúng ta trở thành thức ăn và thức uống cao cấp, bởi vì sơ chế thì không bao giờ chúng ta có nguồn thu lớn được mà phải qua tinh chế và phải chế biến trở thành thức ăn, thức uống cao cấp, đồng thời phải giữ được thương hiệu yến của Hội An”, ông Cư nói.
Với một sản phẩm đặc trưng, hiếm có ở vùng biển đảo Cù Lao Chàm đang phát triển nhanh và đầy lạc quan về du lịch, nếu chỉ dừng lại với giá trị thương mại hiện có quả chưa thể hài lòng. Cần tăng cường nâng cấp yến sào thành một sản phẩm du lịch, một sản phẩm ẩm thực đặc biệt để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách “hạng sang” và tăng thêm giá trị sản phẩm.
Trong những năm qua, UBND thành phố đã chỉ đạo Đội quản lý khai thác yến sào Hội An phối hợp với các ngành chức năng nỗ lực mở thêm được một số điểm bán lẻ yến sào trong thành phố nhưng chừng đó là chưa đủ, mặt khác phương thức hoạt động cũng chưa thực sự năng động, linh hoạt nên hiệu quả cầm chừng. Trong khi đó, theo ý kiến của một số chuyên gia nghiên cứu bảo tồn biển, hiện nay khách du lịch rất thích đến Cù Lao Chàm để được thưởng thức món ăn cua đá vì họ cho rằng đây là món đặc sản chỉ có ở nơi này dù rằng giá thành khá cao (chừng từ 700 ngàn đồng trở lên/1kg (khoảng 4 – 5 con)). Thực tế, cua đá là loài sinh vật có nhiều ở vùng biển đảo nước ta nhưng nhờ chính quyền thành phố và Ban quản lý bảo tồn biển Cù Lao Chàm có các biện pháp quản lý, bảo tồn chặt chẽ, hợp lý kết hợp tốt với công tác truyền thông nên hiệu quả quảng bá được nâng cao, tạo cho cua đá trở thành sản phẩm lạ và hiếm. Thạc sĩ Lê Ngọc Thảo – Trưởng Ban Thư ký Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An nói: “Hiện nay, con cua đá đã rất nổi tiếng. Một vị đại biểu từ khu Cồn Cỏ nói rằng, ở đảo Cồn Cỏ con cua này rất nhiều nhưng tại sao con cua của chúng tôi không ai biết bằng con cua Cù Lao Chàm. Đó là lý do mà chúng ta đã thành công trong việc vừa nghiên cứu vừa phát triển sinh kế và đặc biệt là truyền thông cho con cua này”.
Phải chăng đó cũng là kinh nghiệm có thể chia sẻ trong việc nâng cao giá trị sản phẩm yến sào Cù Lao Chàm – Hội An.
Đỗ Huấn
Cứu Hộ Chim Yến Trên Đảo Cù Lao Chàm
TP.Hội An đang nỗ lực cứu hộ chim yến sinh sống trên đảo Cù Lao Chàm nhằm cải thiện tình trạng sụt giảm nghiêm trọng nguồn lợi yến sào được mệnh danh là “vàng trắng” của xứ Quảng.
Một góc hang Mũi Dứa Cù Lao Chàm.
Mỗi mùa khai thác yến tại Cù Lao Chàm đều ảnh hưởng đến trứng và chim yến non.. Ảnh: Q.H
Mỗi năm, yến sào tại đảo Cù Lao Chàm được khai thác 2 vụ. Vụ 1 khai thác từ ngày 15 đến ngày 30.4, thu hoạch tổ và bỏ trứng, vụ 2 khai thác từ ngày 15 đến ngày 30.8, thời điểm chim con đã rời khỏi tổ. Trong quá trình chim mẹ ấp trứng và chăm sóc chim con ở vụ 2, do nhiều yếu tố tác động, một số tổ bị rơi rụng và chim non bị rơi ra khỏi tổ. Chim yến con rơi ra gần như không có cơ hội sống sót, hiện tượng này có xu hướng ngày càng gia tăng, đặc biệt là tại những hang có mật độ tổ cao. “Trong quá trình chim yến nuôi con ở vụ 2 thì số chim con rơi khỏi tổ khá nhiều, trên vài nghìn con. Đây là một trong những nguyên nhân làm suy giảm đàn yến của Cù Lao Chàm. Xuất phát từ tình hình đó, chúng tôi cùng một số nhà khoa học trên địa bàn xúc tiến một đề tài nghiên cứu và đề xuất giải pháp để cứu hộ chim non rơi khỏi tổ. Hy vọng đề tài sẽ xây dựng được mô hình cứu hộ chim non” – kỹ sư Huỳnh Ty, Đội phó Đội Quản lý và khai thác yến Hội An chia sẻ.
Giải pháp cứu hộ
Kỹ sư Huỳnh Ty cho biết thêm, đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh trong thời gian 2 năm, từ nay đến năm 2019 là “Kỹ thuật xây dựng nhà nuôi và nhà tập bay để cứu hộ chim yến đảo Cù lao Chàm” với mục đích cứu hộ các chim non bị rơi khỏi tổ, giúp chúng tiếp tục phát triển để bay theo đàn, tăng tỷ lệ chim non tái đàn mỗi năm. Qua khảo sát tất cả vị trí tại 10 hang yến ở đảo Cù Lao Chàm, Đội Quản lý và khai thác yến Hội An đã chọn hang Mũi Dứa, một hang mới cải tạo để dẫn dụ chim yến nằm bên cạnh hang Cả để xây dựng khu cứu hộ. Nhà nuôi được xây gạch, tường dày 20cm, nền láng xi măng; trụ bê tông cốt thép, sàn bê tông cốt thép dày 12cm, trên sàn là hồ chứa nước ngọt với mực nước từ 40 đến 50cm. Trong nhà lắp đặt hệ thống nuôi côn trùng, nguồn cung cấp thức ăn cho chim. Sau khi chim được cứu hộ, vào giai đoạn chim chuyền, chim tự chuyển qua giai đoạn tập bay, đồng thời bổ sung thêm một số thức ăn để tập cho chim tự bắt mồi trong tự nhiên.
PGS-TS. Đinh Thị Phương Anh (Đại học Đà Nẵng) cho rằng, nhà thực nghiệm cứu hộ chim yến non nên ở vị trí một trong các đảo có chim yến làm tổ, gần hang có mật độ tổ yến cao và được xây dựng theo kiểu bán hoang dã, gần các đảo có phủ kiểu thảm cây bụi và trảng cỏ, có hệ côn trùng phong phú, đặc biệt là phải gần nguồn nước ngầm, có hệ nước mặt tự nhiên hoặc nhân tạo. Yến rất nhạy cảm với mùi lạ, âm thanh lạ, độ ẩm và nhiệt độ thay đổi. Do đó, môi trường bên trong quyết định 50% sự thành công của nhà yến; nên cứu hộ trứng và chim non ở vụ 1, cứu hộ tối đa số lượng cá thể chim non khỏe mạnh ở vụ 2; nhà tập bay nên liên thông với nhà nuôi. Cả nhà cứu hộ và tập bay của chim yến non phải tạo môi trường an toàn cho chim bằng cách tiêu diệt địch hại và tránh những loài vật có hại như chuột, dơi, rắn, nhện, ong, kiến…
Biện pháp kỹ thuật
“Để cứu hộ, việc đầu tiên là phải xây dựng quy trình cứu hộ chim yến non rồi quy trình tập bay để tái nhập vào đàn cho chúng. Để có cơ sở, phải xây dựng nhà thực nghiệm để đánh giá hiệu quả của quy trình. Theo tôi, mô hình thực nghiệm càng gần với tự nhiên càng tốt và phải đảm bảo các điều kiện cung cấp nguồn thức ăn và nguồn nước cho chim yến. Sau này sẽ có nhiều giải pháp kỹ thuật khác nhưng để nhanh chóng phục hồi đàn yến thì đó là giải pháp đầu tiên”.(PGS-TS. Đinh Thị Phương Anh – Đại học Đà Nẵng)
Trên cơ sở mô hình cứu hộ đã triển khai tại Khánh Hòa, kỹ sư Nguyễn Xuân Viễn – Công ty Yến sào Khánh Hòa cho biết, công ty hiện quản lý 33 đảo yến với 173 hang và từng bước nghiên cứu hoàn thiện quy trình cứu hộ chim yến ở các đảo trong toàn tỉnh. Trong quá trình nuôi chim cần phải thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe, màu sắc chim con. Đặc biệt phải quan sát phân chim để đánh giá tình trạng sức khỏe chim nuôi. Lưu ý là khi chim khỏe, phân chim có hai khổ màu trắng đen; chim yếu, phân có nước, có mùi tanh, chim có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Đối với những con này phải tách biệt sang chuồng riêng biệt, tránh lây nhiễm những con khỏe và được chăm sóc riêng. Kỹ sư Nguyễn Xuân Viễn nêu kinh nghiệm: “Thức ăn luôn đảm bảo tươi, sạch và được bảo quản nơi thoáng mát, giai đoạn chim dưới 30 ngày tuổi khi cho ăn phải được cắt nhỏ, phù hợp với cỡ miệng chim. Thao tác cho ăn phải cẩn thận, tránh không để thức ăn dính miệng. Ngoài ra phải luôn đề cao phòng chống địch hại để đảm bảo đàn chim nuôi, kết hợp khi cho ăn tiến hành cho chim uống nước 2 – 3 lần/ngày”.
PGS-TS. Trương Xuân Lam – Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật cho biết, nguồn thức ăn cho chim yến là vấn đề rất quan trọng. Ở đâu có cây cối, rác rưởi, phế thải nông – lâm nghiệp, có côn trùng là có thức ăn cho chim yến. Thường các côn trùng này bị cuốn và bay theo các luồng gió, luồng không khí và chim yến lợi dụng việc này để thu bắt con mồi. PGS-TS. Trương Xuân Lam cho biết: “Qua nghiên cứu đã xác định được 21 loài có trong dạ dày chim yến, các loài sâu hại 11 loài và 10 loài sâu trên cây trồng”. Còn PGS-TS.Nguyễn Lân Hùng Sơn (Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) thì đề nghị, Hội An cần chủ động phối hợp với các đơn vị nghiên cứu và sản xuất để hợp tác phát triển trong thời gian tới. Bên cạnh tạo nguồn thức ăn nhân tạo cho nuôi chim yến, cần chú trọng quy hoạch vùng kiếm ăn tự nhiên của chim ở các vùng ven bờ thuộc Quảng Nam và Đà Nẵng. “Việt Nam đã xây dựng các mô hình cứu hộ trên đất liền, gắn liền giữa các nhà yến với hệ thống cứu hộ, nhân nuôi, tập bay cho chim yến và Công ty Yến sào Khánh Hòa đã hoàn chỉnh mô hình này. Nhưng trên đảo và làm trực tiếp trên điều kiện bán hoang dã thì Việt Nam chưa có. Nếu chúng ta hoàn thiện được mô hình thì không chỉ có ý nghĩa riêng với Cù Lao Chàm – Hội An mà nó sẽ tạo ra một mô hình để áp dụng trên toàn bộ hệ thống đảo duyên hải, dọc bờ biển. Đấy là cái mà chúng tôi rất kỳ vọng mặc dù điều kiện nghiên cứu trên đảo đòi hỏi phải nỗ lực rất lớn và khắc phục rất nhiều khó khăn, kể cả kinh phí lẫn nguồn nhân lực” – PGS-TS.Nguyễn Lân Hùng Sơn nói.
Hy vọng, giải pháp cứu hộ chim non để tái hòa nhập đàn này sẽ sớm được áp dụng vào thực tế, góp phần tăng số lượng đàn yến trắng tự nhiên, từ đó nâng cao sản lượng tổ, tăng nguồn lợi từ yến sào Cù Lao Chàm – Hội An.
QUỐC HẢI
Tìm Hiểu Nguyên Nhân Sụt Giảm Số Lượng Yến Ở Cù Lao Chàm
Một chiều cuối tháng 11/2016, tôi trở lại đảo Cù Lao Chàm Hội An, nắng trời đã giảm sâu, khoảng từ 5 g đến 6g15 chiều, nhìn và thấm thía sự tụt giảm rất nhanh đàn chim yến quí giá có từ ngàn xưa.
Xin thông cảm về nổi buồn này, về trách nhiệm của một người con đất Quảng xa xứ lâu ngày khi thấy một nguồn tài nguyên quí giá của Hội An nổi tiếng của thế giới bị lụi tàn theo thời gian… nên xin được lên tiếng góp ý.
Sự tụt giảm này được nhận định có xu hướng sẽ giảm sâu hơn nữa trong những năm tới và sẽ là sự đáng buồn cho một thương phẩm thiên nhiên được tạo hóa ban tặng cho đảo Cù Lao Chàm Hội An nổi tiếng trên thế giới hàng trăm năm nay. Ngày mà hình chim yến Cù Lao Chàm Hội An đã được khắc họa trên trống đồng thời Vua Minh Mạng xác nhận hình tượng bảo vật linh thiêng quý của nước Việt Nam (trống đồng hiện trưng bày tại Bảo tàng TP.Hồ Chí Minh).Tổng gía trị yến tổ Hội An Cù lao Chàm, trước năm 2010 là trên 120 tỷ, khoảng 1 tấn yến tổ, và không ngờ thiên tai, sự thay đổi môi trường sống dẫn đến, từ sau năm 2011 sản lượng yến tổ ở đây ngày một tụt giảm, sau hết vụ hai khai thác năm 2016, giá trị yến tổ Cù Lao Chàm Hội An được tính toán không vượt qua con số 40 tỷ.
(1) Vùng cung cấp côn trùng thức ăn cho chim yến thay đổi bị đẩy lùi xa, chim yến cũng phải thay đổi vùng hoạt động và vùng cư trú.Sự xuất hiện các khu dân cư, các khu đô thị và các khu resort nghỉ dưỡng ven bờ đảo Cù lao Chàm, vùng ven biển Cửa Đại và các vùng ven biển của Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình… đã gần như xóa hết vùng sản sinh côn trùng thức ăn tự nhiên của đàn yến đảo Cù Lao Chàm.Vùng hoạt động kiếm ăn truyền thống bị xóa, những vùng thức ăn mới mỗi ngày bị đẩy lùi vào sâu trong nội địa vùng rừng núi Trường Sơn đến các vùng cao nguyên và vượt qua đèo Hải Vân đến các tỉnh phía bắc miền Trung. Chim yến phải bay đi xa tìm đến những vùng thức ăn mới. Đến những vùng thức ăn mới, thì các đàn chim yến tơ sẽ bỏ đảo và tìm những nơi ở mới.Thực tế tự nhiên đã thấy tại nhiều hang núi ở các tỉnh phía bắc miền trung như núi Ông Thanh Hóa , những nhà cao tầng, rạp chiếu phim ở Nam Định, Đà Nẳng… chim yến tự tìm đến định cư sống.Những ngày mưa bão miền Trung, vùng biên giới Việt Lào lại xuất hiện nhiều đàn chim yến đến săn mồi vì vào mùa này khí hậu ở Lào là nóng ấm.
(2) Sự xuất hiện của các nhà nuôi yến trong nội địa đã thu hút đàn chim yến tơ của đảo Cù lao Chàm.Từ sau năm 2011, khi những nhà yến trên đất Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và các tỉnh phía Bắc đèo Hải Vân thì đàn chim yến và sản lượng yến tổ đảo Cù lao Chàm giảm sút. Sản lượng yến tổ Cù Lao Chàm không ai nghĩ rằng sau 5 năm, trong vụ khai thác năm 2016 không vượt qua con số 40 tỷ, giảm chỉ còn 30% so với trước năm 2010.Thử tính toán từ Quảng Ngãi ra đến Ninh Bình, cuối năm 2015 thống kê có hơn 1000 nhà yến. Sau đợt rét đầu năm 2016 hơn 90% số chim ở đây chết. Theo ghi nhận của chúng tôi trong năm 2016 là các nhà yến này đã phục hồi chim về ở lại, phần lớn cũng có 50-100 chim ở, ở Huế Thừa Thiên, Quảng Bình, Quảng trị sức phục hồi đàn chim nhanh, nhiều nhà có 500-600 con, vài nhà trên 1.000 con, 1.500 con. Các nhà yến này đã giữ chân gần 50.000-60.000 chim yến tơ về ở mà chỉ có yến xuất xứ từ yến đảo Cù lao Chàm và các nhà yến tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam và Đà Nẳng từ đàn yến còn sống sót sau mùa lạnh.(3) Thời tiết khắc nghiệt đầu 2016 đã giết hại đàn chim yến đảo Cù lao Chàm.Nhiệt độ xuống thấp dưới 10oC gió biển thổi mạnh, kéo dài 6-8 ngày, nguồn côn trùng không còn nữa, chim bị khát, bị đói mà chết. Theo tính toán đã giết gần hết số chim non, chim tơ và hơn 30% chim trưởng thành của đảo.(4) Cách khai thác yến tổ truyền thống ở đảo đã hủy hoại và làm suy giảm, tăng đàn chậm.Không ai phê bình cách khai thác yến tổ truyền thống. Ở Phuket Thái, ở các đảo yến ở Indonesia và Malaysia cũng như ở các đảo yến Khánh Hòa Việt Nam đều phải làm như vậy, không có cách nào tốt hơn. Các nhà quản lý, các nhà KH-KT đành phải chấp nhận sự khai thác xuân thu nhị kỳ này; lần đầu là tận thu lấy hết tổ yến có trong hang, chấp nhận thải bỏ chim yến non, trứng yến có trong hang; lần hai có thể để lại 15-20% không khai thác để có đàn chim non bổ sung.
Trước năm 2000, các nhà KH-KT Việt Nam đã thống kê trong 10 năm 1986-1996 và xác nhận số chim yến tơ thế hệ sau mỗi năm bổ sung vào quần đàn chim yến đảo rất thấp là 10,3%. Và tỷ lệ này từ sau năm 2010 khi các nhà yến xây nhiều ở các tỉnh miền trung và tốc độ xây dựng các khu dân cư, khách sạn và khu nghỉ dưỡng nhanh chóng chiếm hết vùng đất ven biển của Hội An, Đà Nẳng, Quảng Nam… đã xuống số âm.
SUY NGHĨ CÁC BIỆN PHÁP PHỤC HỒI ĐÀN CHIM YẾN ĐẢO CÙ LAO CHÀM HỘI AN ĐỂ HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1/- Xây nhà yến trên đất Hội AnTừ đảo Cù Lao Chàm vô đất liền Hội An gần 25 km, hàng ngày chim yến đảo Cù Lao Chàm phải bay vào đất liền kiếm ăn ở các vùng rừng bụi ven biển Cửa Đại, Hội An, Quảng Nam và Đà Nẳng. Các vùng này đã bị xóa mất nên chim yến phải vào sâu thêm 10-20 km, vào những vùng rừng cây bụi đồi núi cạnh dẩy Trường sơn và phía bắc đèo Hải Vân săn mồi ăn. Khi đến kiếm mồi ăn ở những nơi mới, để sinh tồn số đông chim yến tơ của đảo dễ phải ở lại những hang núi tự nhiên, nhà cao tầng bỏ hoang, nhà hát và sau này là những nhà yến mới xây ở Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng và các tỉnh phía Bắc đèo Hải Vân.Chim yến đảo Cù Lao Chàm đã ở lại mang phồn thịnh đến cho những chủ nhà yến ở các vùng từ Quảng Ngãi ra tới tận Ninh Bình. Số lượng và sản lượng yến tổ của đảo mỗi năm một giảm sút và nay chỉ còn dưới 30% so với trước năm 2010.Không có biện pháp nào ngăn chặn sự sụt giảm sụt đàn chim yến đảo Cù lao Chàm hiệu quả nên ngày nay trong nội thành và ngoại thành TP Hội An đã có sự xuất hiện (không chính danh) 10-12 nhà yến hoạt động và có kết quả tốt. Món quà phồn thịnh tạo hóa ban tặng cho TP. Hội An Cù lao Chàm đã đến lúc cư dân Hội An được nhận hưởng.
3/- Tạo môi trường cần có để duy trì sự sống của chim yến trong ngày rét trànvề.Khi rét đậm, rét hại tràn về có năm lạnh đi kèm với mưa nên ẩm độ tương đối cao trên 60%, có năm không có mưa nên ẩm độ thấp dưới 50%. Đợt rét đầu năm 2016 là năm rét khô nhiệt độ xuống thấp có nơi 4-8oC, nhiều vùng ẩm độ chỉ còn dưới 40% làm chim yến chết nhiều. Nhiều nơi lại cấp hơi nóng khô vào nhà yến làm chim yến chết nhanh hơn.Chim yến nhờ ăn côn trùng liên tục nên việc bổ sung nước cho cơ thể rất nhanh vì côn trùng chứa hơn 80% nước. Khi rét tràn về chim không còn mồi ăn nên không có nguồn bổ sung nước lại bị rét khô, ẩm độ trong không khí thấpvà oái âm là các loại máy sưởi lại cung cấp hơi nóng khan nước nên chim bị mất nước nhanh dẩn đến chết trước khi chết vì bị đói ăn.Các loại máy sưởi đốt không khí nóng hiện dùng cho nhà yến vào mùa lạnh gần như không đạt hiệu quả như mong muốn mà có tác dụng ngược lại góp phần làm giảm độ ẩm trong nhà yến tác động gây mất nước cho chim.Một số chủ nhà yến, các nhà kỹ thuật đã nghiên cứu sử dụng một loại thiết bị tạo hơi nước nóng có thể điều chỉnh nhiệt độ có hiệu quả , hơi nước nóng này hòa tan ngay trong không khí lạnh nâng ngay nhiệt độ trong nhà yến lên và bổ sung độ ẩm trong không khí nhà yến do bị mất nước vì lạnh. Máy rất đơn giản cơ động xách tay, có tên Amazon Steam, thiết kế gọn 5-7 kg, giá thành rẻ 5-5,5 tr/máy tùy loại, nên có thể tùy diện tích hang động hay nhà yến mà trang bị máy nhiều hay ít.
4/- Thu trứng, ấp trứng, dưỡng chim yến đến đủ lông cánh thả lại đảo yến.Sự tiến bộ của KH-KT trong ấp nở trứng gia cầm đã áp dụng ấp nở trứng chim yến và ương dưỡng đến thành chim tơ biết bay thả lại trong hang động thành công..Ở Indonesia, năm 2008, N. Hary đã nghiên cứu thực hiện thành công. Ở Johor, PeNang Mã Lai thực hiện thành công năm 2010.Ở Việt Nam, công ty Yến sào Khánh Hòa, bắt đầu từ năm 2011 đã làm việc này và đã thả chim trả lại các đảo yến, bổ sung và giúp tăng số lượng chim yến sống tại các đảo yến thành công.
Một công ty tư nhân, năm 2016 cũng làm việc này thành công nhưng tỷ lệ trứng nở chỉ 60% vì trứng thu gom từ nhiều nguồn, từ nhiều nhà yến và thời gian từ nhà yến đến nhà ương dưỡng hơn 20 giờ.Trước đây tỷ lệ chim yến tơ thả ở lại nơi thả chỉ 20-30% nay tỷ lệ này đã nâng lên 70%Việc khai thác yến tổ theo cách truyền thống tại các đảo yến, trước năm 2010 là điều phải chấp nhận, chấp nhận đã thải giết bỏ mỗi năm 2 lần hàng chục, hàng trăm ngàn trứng chim yến và chim yến non tỷ lệ tăng đàn chậm thấp dưới 10% và khi phong trào xây dựng nhà yến trong đất liền phát triển mạnh, chim tơ của các đảo yến đi vào trong những nhà yến yến mới ở, tỷ lệ. này giảm thấp chỉ còn 1-2% có khi là tỷ lệ âm.Ở Khánh Hòa Việt Nam đã thấy được vấn đề nhanh chóng thực hiện trong các kỳ khai thác yến tổ của đảo,thu lấy trứng đem về cho ấp nở ương dưỡng đến thành chim tơ biết bay thả lại trong hang động, bổ sung số chim tơ mất đi do di thực và tăng lượng đàn chim sống ở đảo lên nhanh chóng. Indonesia và Malaysia cũng đã làm tương tự theo đơn đặt hàng của các chủ đảo yến.Nên hiểu rằng, chim yến tơ ấp nở nhân tạo do người nuôi có thể gọi là chim “mồ côi” khi thả vào hang động số chim ở lại cao khác với chim yến tơ do chim bố mẹ ấp dưỡng ở lại nhà yến rất thấp.Những chim yến tơ do ấp dưỡng nhân tạo sẽ ở lại đảo lâu dài có thể hết cuộc đời của chim, tỷ lệ bỏ đi rất thấp nếu có sự thay đổi môi trường và sự thiếu hút mồi ăn trầm trọng nhưng thế hệ sau của những chim yến này có thể rời bỏ đảo đi tìm nơi ở mới.
Các biện pháp cần làm để đàn yến đảo Cù lao Chàm – Hội An phục hồi và phát triển bền vửng, tăng đàn và tăng sản lượng.1. Xây dựng mô hình sản xuất chim yến giống ngay trên đất đảo Cù Lao Chàm.Trứng và chim yến non trong hai kỳ khai thác yến tổ nên chọn kỳ đầu tháng 3 âl để thu trứng thực hiện ấp nở, nuôi dưỡng và thả lại chim yến tơ cho các đảo Cù lao Chàm. Thời điểm tháng 3 – 4 âl là giao mùa của hai gió, biển êm và ít gió, khai thác yến tổ thuận tiện, việc thu giữ trứng và chim non chuyển về nhà ấp dưỡng sẽ nhanh và thuận lợi.
Bảo đảm thời gian vàng để trứng và chin non chuyển từ hang yến đến lồng ấp về đến nhà sản xuất một cách nhanh chóng nhất, không phải hoang phí loại bỏ trứng chim mới sinh vỏ mềm,đảm bảo tỷ lệ nở cao nhất. Tỷ lệ ấp nở hiện nay ở VN tùy nơi thực hiện là 70% và 80%, tỷ lệ này có thể đạt trên 90%Thời gian chuyển chim yến tơ thả vào hang yến thường thực hiện ban đêm nên cần cự ly di chuyển ngắn không bị dằn sốc do mưa, bão, sóng lớn và cũng cần thời gian kiểm tra các yếu tố môi trường thích hợp tương đồng giữa nơi nuôi dưỡng và hang yến thả nuôi, chim yến tơ sẽ ở lại tỷ lệ cao có thể đạt trên 80% mà tỷ lệ tốt nhất của N.Harry tại Indonesia thực hiện mới chỉ trên 60% do vận chuyển xa cả hàng trăm km. Khoảng cách từ nơi nuôi dưỡng đến nơi thả nuôi càng xa , tỷ lệ thành công thường giảm sút.
2. Tổ chức sản xuất mồi ăn côn trùng cho chim yến ở các thời kỳ tăng trưởng mới nở, mọc lông, mọc cánh và biết bay sử dụng. Nuôi loại kiến nhỏ (kiến đen, kiến riện… ) để lấy trứng kiến trắng kích thước nhỏ. Nuôi ruồi dấm, nuôi mọt bột và các con phù du khác để đa dạnh hóa mồi ăn. Tổ chức nuôi qui mô lớn mọt bột để dự trữ số lượng thành trùng và nhộng mọt bọt trong thời gian dài để sử dụng cho chim yến đủ ăn trong những ngày rét lạnh giử sống được số lượng lớn chim của đảo.
3. Thực hiện cho chim yến ăn mồi côn trùng bổ sung vào thời điểm trước khi đàn chim yến về đảo 20-30 phút. Chim có thói quen trước khi bay về hang yến thường quần đảo nhiều lần để kiếm mồi ăn. Cách làm này tập cho chim đảo có thói quen quay về đảo săn mồi sẽ giử được chim giảm thất thoát một số chim yến tơ của những thế hệ sau của đàn chim yến đã thả và của những đàn chim yến đã sống trong hang yến giúp tăng nhanh đàn chim sống ở đảo.
4. Thực hiện việc chống rét cho đàn yến đảo Cù Lao Chàm bằng thiết bị tạo hơi nước nóng xách tay, gọn nhẹ đặt ở nhiều nơi trong các hang động của đảo yến Cù lao Chàm. Máy tự động có thể phun hơi nước với áp suất 1-2 psi và hơi nước phun ra có thể có nhiệt độ 50oC giúp cân bằng nhanh với nhiệt độ không khí bị rét xâm lấn để có một nhiệt độ thích ứng phù hợp 20-25oC giúp chim tiết kiệm bớt tốn hao năng lượng chống lạnh giúp chim có thể kéo dài thời gian sinh tồn qua những ngày rét lạnh. Các miệng hang phải được tự động đóng lại để giử chim yến trong hang động và không cho không khí bên ngoài lọt vào hang độngMột số nhà KH-KT còn nêu phương án sử dụng nhà kính để chống rét cho nhà yến và cho chim yến nhưng sẽ tốn phí nhiều và khó áp dụng trên những đảo yến mà chỉ có thể khả thi ở các nhà yến riêng lẻ.
5. Thực hiện xây dựng một dây chuyền thu gom mọt bột từ sinh khối nuôi ra môi trường bằng ánh sáng, thực hiện cho chim yến ăn mọt bọt trong hang yến bằng ánh sáng hay bằng phểu thổi trong những ngày rét theo giờ qui định. Mỗi ngày 4-5 lần, mỗi lần 4-10 phút tùy lượng côn trùng cung cấp.
6. Cho xây dựng nhà nuôi chim yến trên các quận huyện không nằm trong khu qui hoạch du lịch của TP. Hội An. Các nhà yến phải đạt về môi trường kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ định kỳ. Những nhà yến này có thể cung cấp đàn chim yến tơ cho đảo yến, trong phạm vị 25 km, nếu là vùng phong phú dồi dào mồi ăn, trong những tháng chuyển mùa “mùa của bà già đi biển” chim yến trong nội địa bay ra đảo săn mồi.
Các biện pháp này phải thực hiện tốt đạt yêu cầu và phải đồng bộ thì việc phục hồi đàn yến mới có kết quả và phát triển bền vửng. Thời gian phục hồi đàn yến đảo Cù lao Chàm đạt được sản lượng như trước năm 2011 phải mất từ 4-5 năm.Mong đàn yến đảo Cù lao Chàm sớm phục hồi và phát triển bền vững.
Sữa Similac Cho Bé Sơ Sinh Giải Quyết Nỗi Lo Của Mẹ
Bạn đang lo lắng về tình trạng suy dinh dưỡng của con ? Bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn phiền vì mỗi lần đến bữa lại rất khó để nịnh bé ăn hết khẩu phần ? Bạn mong muốn bồi bổ thêm cho con giúp bé chắc xương và sáng mắt ? Mọi câu hỏi đặt ra về vấn đề chọn sữa cho con sẽ được sữa similac cho bé sơ sinh giải đáp giúp bạn.
Bắt nguồn từ hãng Abbot, sữa similac luôn là lựa chọn hàng đầu về sữa bột cho trẻ sơ sinh được người tiêu dùng ở khắp nơi trên thế giới ưa dùng, trong đó có cả Việt Nam. Tại thời điểm là trẻ sơ sinh, bé cần lượng dinh dưỡng lớn và đầy đủ. Vì thế mà sữa bột cho trẻ độ tuổi sơ sinh rất cần công thức sữa giống sữa mẹ và bổ sung thêm các chất cần thiết hơn. Sữa similac sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bé và giúp mẹ giảm phần nào nỗi lo lắng, suy tư.
Chăm sóc bé tốt hơn nhờ sữa similac cho bé sơ sinh
Việc chăm sóc con là công việc phức tạp và tốn rất nhiều thời gian cũng như công sức. Không những khó khăn mà còn rất khó lường trước những gì mà đứa trẻ mắc phải như chứng kén ăn, biếng ăn, chậm lớn, còi xương, chậm phát triển. Vì vậy rất nhiều loại sữa được pha chế ra nhằm giải quyết những rắc rối này. Thay vì đau đầu giữa một siêu thị hàng trăm loại sữa, các mẹ hãy chọn sữa similac cho bé sơ sinh để chăm sóc tốt nhất cho con.
Tùy từng tình trạng sức khỏe khác nhau của từng bé mà Abbot lại pha chế ra các loại sữa khác nhau có chức năng khác nhau. Sữa dành riêng cho trẻ còi xương sẽ có hàm lượng immunify cao giúp tăng cường sức khỏe cho xương vững chắc. Mẹ nào muốn bồi bổ cho mắt con sáng tinh anh có thể chọn sữa Similac có Intell pro giúp mắt sáng hơn. Trẻ có hệ tiêu hóa chưa hoạt động tốt hay mắc phải chứng chướng bụng sẽ dùng loại sữa similac sensitive hỗ trợ đắc lực cho đường ruột hoạt động tốt hơn, giúp bé hấp thụ chất nhanh hơn và thèm ăn.
Sữa similac cho bé sơ sinh luôn là lựa chọn hàng đầu
Thay vì bỏ ra số tiền phung phí mà lại không hiệu quả, sữa không đạt chuẩn còn gây nên nhiều mối nguy hiểm tiềm tàng cho bé. Giai đoạn chăm sóc bé thời sơ sinh là tiền đề quan trọng quyết định phần lớn thể lực và tư duy của bé sau này, vậy nên không nên ngần ngại mua cho con sữa tốt, sữa đạt chuẩn.
Sữa similac cho bé sơ sinh với thương hiệu nổi tiếng đảm bảo chất lượng sẽ giúp bạn chăm con tốt hơn, giúp bé yêu của bạn ăn khỏe, mau lớn và phát triển tốt nhất. Hãy để sữa similac đem lại cho con yêu một thể lực tốt và tư duy lành mạnh, thông minh.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nỗi Niềm Yến Cù Lao Chàm trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!