Đề Xuất 5/2023 # Nuôi Chim Yến Công Nghệ Malaysia # Top 8 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 5/2023 # Nuôi Chim Yến Công Nghệ Malaysia # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Nuôi Chim Yến Công Nghệ Malaysia mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chim yến được xem là nguồn “vàng trắng” từ thiên nhiên, tuy nhiên, việc đầu tư nuôi yến cũng cần phải thận trọng vì tỷ lệ thành công chưa cao.

Ông Thành đang giới thiệu về tổ yến cho khách tham quan

Chim yến được xem là nguồn “vàng trắng” từ thiên nhiên, hiện đang mở ra cơ hội làm giàu cho người dân ở một số địa phương như Khánh Hòa, Bình Thuận, chúng tôi Tiền Giang, Kiên Giang… Tuy nhiên, việc đầu tư nuôi yến cũng cần phải thận trọng vì tỷ lệ thành công chưa cao. BẪY CHIM YẾN

Có mặt tại “đại bản doanh” nuôi chim yến ở xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ (TP.HCM) chúng tôi chứng kiến hàng chục khu nhà nuôi chim yến của người dân địa phương mọc san sát nhau như những “lô cốt”, trên nóc có tháp ống khói đồ sộ. Khi đến gần mới nghe rõ tiếng chim yến kêu râm ran vang vọng trong những “lô cốt” ấy.

Dẫn đoàn chúng tôi vào tham quan các dãy nhà nuôi yến, ông Đỗ Vĩnh Thành, GĐ Trung tâm Yến Sào Cần Giờ, đồng thời cũng là chủ nhà nuôi yến khoe: “Trong 4 dãy nhà tôi mới đầu tư xây dựng xong thì đến nay một nhà đã có yến đến ở, với khoảng 4.000 con. Tất cả được làm theo công nghệ của Malaysia và mỗi tháng tôi thu được 15kg tổ yến, bán giá từ 50- 55 triệu đồng/kg”.

Ông Thành giải thích, xây dựng nhà nuôi yến có hai loại trần gỗ và trần vách đá, nhưng thực tế tổ yến bám trên vách đá vẫn bán được giá cao hơn, do vậy những dãy nhà nuôi yến ông vừa xây dựng xong đều áp dụng mô hình của Malaysia, vừa ghép gỗ và đá. Với trần ghép gỗ sẽ rất nhanh bị hư mục vì gỗ bị ẩm mốc, hơn nữa chim yến cũng rất kỵ mùi mốc này sẽ không ở, còn khi ghép trần đá sẽ là vĩnh viễn.

Theo kinh nghiệm của ông Thành, khi quyết định đầu tư xây dựng nhà nuôi chim yến, yếu tố quan trọng nhất chính là việc thiết kế “ống khói” trên nóc nhà để bẫy chim yến. Với đường kính khoảng 2 mét và cao hơn 4 mét, “ống khói” này sẽ được dẫn từ nóc nhà thông sâu xuống tận tầng một và mùi phân chim yến sẽ bốc lên từ lối này lan tỏa cùng với những tiếng siêu âm phát ra từ rất nhiều chiếc loa nhỏ xíu gắn ở các góc vách tường nhằm dụ chim yến về.

Khoảng 6 giờ chiều mỗi ngày, khi chim yến bay về “đánh hơi” thấy mùi phân và nghe tiếng siêu âm sẽ cắm đầu bay vào “ống khói” xuống tận tầng một, sau đó không thể bay ngược lên vì đường kính rất nhỏ. Do vậy, những con chim yến sẽ bay vòng quanh trong tầng 1 rồi bay lên tầng 2, tầng 3 và tới được tầng 4 thì chim đã đủ mệt nên buộc phải ở lại ngủ qua đêm tới sáng trong nhà và chúng sẽ làm quen với những con chim yến “độc thân” khác.

“Khi sáng ra, nếu thấy mỗi con chim yến bay từ trong nhà ra cùng với một con khác thì chắc ăn rằng chúng đã kết bạn với nhau, có bay đi đâu cũng sẽ bay về và như vậy mình đã thành công”, ông Thành hào hứng giải thích.

UỐN LƯỠI BA LẦN

Hiện nay, ở huyện Cần Giờ (TPHCM), đã có 77 căn nhà nuôi chim yến với tổng diện tích 34.688,4m² xây dựng, trong đó 17 căn nuôi có sản phẩm thu hoạch, còn 60 căn mới xây dựng, gây nuôi chưa có sản phẩm. Một trong những người nuôi yến thành công nhất ở Cần Giờ đó là ông A Lý (Việt kiều Malaysia). Căn nhà nuôi yến của ông Lý được xây dựng ở làng An Hòa, cạnh con sông lớn Lòng Tàu, là khu vực được xem là hội đủ thiên thời địa lợi, đã yên tĩnh lại có con sông vắt ngang, hệ sinh thái rất tốt, khiến mật độ chim yến dày đặc.

+ Theo ông Raymond Tan, chuyên gia chim yến của Tập đoàn Malaysia, qua khảo sát ở VN có nguồn chim yến rất nhiều (như ở Malaysia 10 năm trước) và hiện đã có khoảng 800 căn nhà yến. So với tiềm năng thì số lượng nhà yến còn rất ít, nếu biết đầu tư, ứng dụng đúng kỹ thuật, công nghệ thì sẽ thành công và phát triển tốt. + Theo ông Nguyễn Phước Trung, PGĐ Sở NN-PTNT chúng tôi nghề nuôi yến đang mở ra tiềm năng rất lớn cho Việt Nam nói chung và huyện Cần Giờ nói riêng. TPHCM hiện đang xem xét về chủ trương quy hoạch, đầu tư công nghệ nuôi yến để phát triển mạnh nghề nuôi yến tại Cần Giờ.

Căn nhà nuôi yến của ông được đầu tư rất kỹ, vừa cao, kín, chỉ làm những lỗ nhỏ cho yến bay ra vào, tường nhà xây bằng hai lớp gạch cách nhiệt, cách âm tối đa với bên ngoài. Trong nhà gắn những thiết bị kỹ thuật siêu âm giả tiếng chim, gắn hệ thống phun sương, camera theo dõi, trần nhà đóng các thanh gỗ cùng nhiều thiết bị khác…

Đồng thời, ông Lý còn về Malaysia “rinh” những chuyên gia giỏi về chim yến sang Việt Nam để hướng dẫn kỹ thuật giúp ông đạt được ước mơ của mình. Tuy nhiên, theo ông Lý, bỏ ra tiền tỉ đầu tư là vậy nhưng nếu không có gan làm giàu thì lộc trời cho cũng khó mà về được. Để thành công như hiện nay chính là cả một quá trình đầu tư gần 8 năm trời với số tiền trên cả chục tỉ đồng mới xây dựng được 4 căn nhà nuôi yến. Hiện nay, mỗi tháng ông Lý thu được khoảng 30 kg tổ yến và với giá bán 30 triệu đồng/kg đã cho ông nguồn thu siêu lợi nhuận từ “vàng trắng” tự nhiên.

Theo chúng tôi Huỳnh Văn Hoàng, Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam, nuôi chim yến có rất nhiều yếu tố thuận lợi (ông gọi đó là “3 không”: không lo nguồn giống; không lo thức ăn; không lo dịch bệnh), nếu gặp “hên” và đầu tư đúng công nghệ thì người nuôi sẽ thu siêu lợi nhuận, đồng thời còn bảo vệ mùa màng tốt. Tuy nhiên, việc xây nhà nuôi chim yến cũng cần phải chú ý đến yếu tố cân bằng sinh học giữa chim yến và côn trùng.

Còn nếu trong một khu vực có quá nhiều nhà nuôi yến, dù đầu tư đúng kỹ thuật với bạc tỉ nhưng đàn yến chưa phát triển kịp thì có thể cũng sẽ bị thất bại nặng nề.

MINH SÁNG

Kĩ Thuật Nuôi Chim Yến Sử Dụng Công Nghệ Mới Malaysia

Đặc điểm sinh lí, sinh thái của yến

Kĩ thuật nuôi chim yến trong nhà

Chim yến là loài sống và làm tổ ở các hoang đảo ngoài biển. Phân loài chim yến ở Việt Nam có tên là Colloccalia fucipha germani hay còn gọi là Aerodramus fuciphagus germanicus.

Đối với chim yến nuôi trong nhà cần các điều kiện sau:

Điều kiện khí hậu, nhiệt độ thích hợp

Trong kĩ thuật nuôi chim yến trong nhà, yếu tố khí hậu, nhiệt độ là yếu tố đầu tiên chúng ta cần quan tâm. Nhiệt độ trong nhà yến từ 26-31 0 C, tùy theo vùng miền chim yến vẫn có thể chấp nhận sống trong điều kiện nhiệt độ trung bình trong nhà không đồng đều.

Độ ẩm thích hợp từ 74-85%. Chim yến vẫn chấp nhận làm tổ và sinh sản trong môi trường độ ẩm 89-92%, tuy nhiên sản lượng sẽ giảm 15-18%.

Chim yến sẽ không vào làm tổ khi độ ẩm luôn thấp dưới 74%. Cường độ ánh sáng trong nhà yến phải dưới 50 lux.

Hướng lỗ ra vào nhà của yến

Theo các nhà nghiên cứu chim yến trong tại các hang tự nhiên, chim yến thường ở 3 hướng Đông, Nam, Bắc. Cửa hang hướng Đông chiếm 55,6%. Cửa hang hướng Nam, Bắc chiếm 44,4%. Chim yến thường chọn hang hướng Đông là do sự tương thích về thời gian và chu kì chiếu sáng. Vì thế hướng lỗ ra vào các cửa nhà nuôi yến cũng được bố trí theo các hướng này.

Đối với kĩ thuật nuôi chim yến trong nhà, chọn hướng Đông, nếu chuồng cu nằm ở một phần giữa nhà yến thì có một phần trong nhà yến bị ảnh hưởng nhưng cường độ ánh sáng dưới 0,5 lux không ảnh hưởng đến sinh hoạt của chim yến. Nếu chuồng cu nằm ở cuối nhà yến cùng hướng Đông thì toàn bộ nhà yến cường đô ánh sáng dưới 0,02 lux.

Chu kì hoạt động của chim yến tại nhà yến

Chim yến hoạt động chủ yếu vào ban ngày. Thời điểm yến rời nhà thường từ 5h28 phút-5h36 phút sáng, khoảng 17-18 phút và về nhà là 16h55-15h15 phút, khoảng 86-87 phút. Các thời điểm này cũng có sự dao động qua các tháng. Nhân tố chi phối sự dao động này là sự thay đổi chu kì chiếu sáng và các hoạt động của chim trong mùa sinh sản.

Số lần rời nhà và về nhà trong ngày của chim yến thay đổi theo mùa sinh sản, rất rõ ràng. Trong mùa sinh sản, thời kì chim ghép đôi và làm tổ chim yến rời nhà và về nhà 1 lần/ngày. Thời kì chim đẻ và ấp trứng 2 lần/ngày. Thời kì nuôi và chăm sóc con non 4-5 lần/ngày.

Đặc điểm tập tính sinh sản của chim yến

Chim yến sinh sản theo mùa, vào giữa tháng 1 chim bắt đầu làm tổ, đến giữa tháng 3 chim bắt đầu đẻ trứng. Chim yến đực và cái cùng nhau làm tổ, ấp trứng và nuôi chim con. Chim yến sinh sống khá ổn định, bay đi bay về đúng hang, đúng tổ theo những hướng ổn định.

Chim non mới nở trụi lông, màu hồng nhạt. Sau 5-6 ngày tuổi, bắt đầu đâm lông tơ nhưng rất ít, cứ như vậy đến khoảng 20 ngày tuổi. 30-40 ngày tuổi lông mọc đều, khoảng 45 ngày có thể bay được. Chim yến 8-10 tháng tuổi thành thục và bắt đầu đẻ trứng. Chim yến xây tổ khoảng 30-80 ngày, giao phối và đẻ trứng 5-8 ngày, ấp trứng 23-30 ngày, từ khi trứng nở đến khi bay khỏi tổ là 43-46 ngày

Chim yến bắt đầu ghép đôi sống chung sau 3-4 tháng tuổi.

Trong cách nuôi chim yến, nhịp độ sinh sản phụ thuộc vào phương pháp thu hoạch tổ yến. Nếu sau khi chim yến làm xong tổ và chuẩn bị đẻ mà bị lấy tổ không cho chim ấp nở nuôi con thì chim sẽ lập tức làm tổ lại. Vì thế chim nhà có thể đẻ nhiều lần trong chu kì một năm. Nếu để chim tự ấp nở nuôi con thì 1 năm chim chỉ có thể đẻ khoảng 3 lần. Chu kì sinh sản của chim là 3-4 tháng/lần, trong đó 1-2 tháng xây tổ, 2,5 tháng ấp nuôi con, còn lại là thời gian nghỉ ngơi.

Những điểm cần nắm rõ khi xây dựng và vận hành nhà nuôi yến

Ván làm tổ cho yến

Chim yến tiết nước bọt để làm tổ sinh sản. Tổ yến có thể gắn được trên nhiều vật dụng như đá, tường gạch, tường bê tông, ván gỗ…nhưng không gắn được trên sắt thep, nhựa giả vì những vật này không thấm nước.

Ở Inđônêxia, trước năm 1996 thời kì đầu của ngành nuôi chim yến, ván giả tị (Teak) được chọn dùng nhiều. Ván giả tị có đặc điểm tốt cho chim yến làm tổ vì thớ gỗ lớn, xốp, nhẹ, hút nước nhanh.

Các nhà khoa học và chủ nhà nuôi yến đã khảo sát và kết luận chim yến thích gắn tổ trên các tấm ván vì dễ bám hơn trên gạch đá. Vì khi chim treo mình làm tổ, nước bọt phun ra, ván hút nước tốt, hấp thu khô nhanh giúp yến không bị mệt mỏi vì mất nhiều thời gian.

Ván giả tị không mùi, không có vị đắng, ít bị mạt gỗ xâm hại, khi đóng chắc chắn không lung lay. Đây là yếu tố quan trọng để chim đeo bám lên ván. Do đó trong kĩ thuật nuôi chim yến, người ta thường chọn ván giả tị cho yến làm tổ.

Để thu hút chim yến về ở thì các yếu tố về môi trường phải được thực hiện đồng bộ. Yếu tố không khí luân chuyển trong nhà yến cũng rất quan trọng trong kĩ thuật nuôi chim yến để chim yến vào thăm dò và nó có quyết định ở lại hay không trong thời gian đầu 2-3 tháng của nhà yến. Trong thời gian đầu chim yến vẫn đến thăm viếng và trú đêm, nhưng sau 1-2 tháng số chim giảm dần, đến thời gian làm tổ gần như vắng bóng chim quần đảo trên nhà yến. Nếu trong trường hợp nhiệt độ, âm thanh, áng sáng đều đạt thì là do không khí trong nhà yến luân chuyển không đúng yêu cầu. Nhiều nhà yến để bị vướng, dẫn đến tình trạng nấm mốc, không khí trong nhà yến luôn nóng quá khiến chim yến không ở được.

Luân chuyển không khí trong nhà yến

Trong 2-3 tháng mùa đông, có những đợt không khí lạnh nhiệt độ giảm xuống 18 0C, sau đó thời tiết lại trở lại bình thường, giao động từ 20-25 0C. Ở nhiệt độ này chim yến vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên trong những ngày rét đậm, chim yến cũng cần năng lượng để chống lại cái lạnh. Chim yến chết là do không có mồi ăn, không có đủ năng lượng để duy trì thân nhiệt. Vì thế chim yến phải đi săn mồi ngay khi có thể hoặc do chính chủ nuôi yến cung cấp. Vì thế kĩ thuật nuôi chim yến trong nhà chúng ta cần quan tâm tới nguồn thức ăn của yến.

Nuôi yến tại vùng lạnh Ánh sáng cho nhà yến

Theo các nhà nghiên cứu chim yến chỉ sống và làm tổ trong nhà yến ở những nơi có ánh sáng dưới 50 lux. Chim yến không sống ở những nơi tối hoàn toàn “0 lux”. Chim yến thường sống ở những nơi có ánh sáng từ 0,2 lux trở lên nhưng không xác định chính xác bao nhiêu là thích hợp.

Ánh sáng chỉ ảnh hưởng đến đời sống của chim yến vào ban ngày thời kì chim quẹt nước bọt làm tổ, thời kì chim đẻ trững, ấp trứng, chăm sóc và nuôi con. Để bảo vệ chim non, chim yến không thích tổ bị nhìn thấy nên sánh sáng chiếu vào chim cảm thấy không an toàn.

Kĩ thuật nuôi chim yến

Trong kĩ thuật nuôi chim yến trong nhà chúng ta cũng cần quan tâm đến độ ẩm trong nhà yến. Chim yến thích hợp với nhiệt độ không quá 32 0C và không thấp hơn 20 0 C. Theo khảo sát, độ ẩm phải trên 73% chim mới làm tổ được, nếu không chim sẽ rời đi nơi khác cư trú. Vì dưới độ ẩm này nền tổ yến bị bong tróc không dính được được vào vách đá hay tấm ván. Độ ẩm này cũng phải được gữ trong suốt thời gian chim làm tổ đến sinh sản, ấp trứng, nuôi con non. Độ ẩm này cũng phải duy trì liên tục, thường xuyên ngày và đêm kể từ khi nhà yến hoạt động.

Độ ẩm trong nhà yến

Do phân chim yến thải ra ngoài còn chứa nhiều xác côn trùng và chất dinh dưỡng chưa tiêu hóa hết. Ở môi trường tự nhiên dưới tác động của cac loài vi sinh vật đã phân hủy phân chim yến tạo ra các mùi của khí NH3, H­2S, NO2, NO, CO2. Chim yến sinh ra và lớn lên đều quen thuộc với hồn hợp mùi này. Người ta còn gọi là “mùi sinh cảnh trong nhà yến”. Do đó trong kĩ thuật nuôi chim yến trong nhà chúng ta cũng phải chú ý đến cách tạo ra mùi sinh cảnh đặc trưng này.

Các loại mùi phổ biến hiện nay có Swiftlet Hormone Liquid, PW Cair, Love Potion,…Ở Việt Nam có tinh yến hương, Lộc yến hương, Dura, SH 125, nước Rubi…

Công Nghệ Nuôi Yến Tại Quảng Bình Và Các Tỉnh Miền Bắc

Các anh chị ở Quảng Bình cần chuyển giao công nghệ nuôi chim yến trong nhà hãy mạnh dạn trao đổi với chúng tôi – Yến sào Tầm Cao Việt. Chúng tôi mong muốn chuyển giao cho các bạn công nghệ nuôi yến và cùng nhau hợp tác phát triển nghề nuôi yến tại Quảng Bình.

Khu vực Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, kể cả Hải Phòng và một số tỉnh Miền Bắc vẫn nuôi yến được với điều kiện khu vực đó có chim yến sinh sống. Quan trọng khí hậu có mùa lạnh nên công tác sưởi ấm mùa lạnh và nuôi tạo côn trùng là cần lưu ý. Thật ra điều kiện khí hậu lạnh là 1 trở ngại cho việc dẫn dụ nuôi chim yến. Nếu ta biết biến trở ngại thành ưu thế thì sự thành công là rất lớn.Vì sao? Vì khí hậu không phù hợp, ít người dám đầu tư nên khi quyết tâm và thêm đam mê thì chúng ta điều khiển được khí hậu thành ấm áp cho nhà yến mình vào mùa đông. Khi đó, chim yến từ những nhà khác không đạt điều kiện hay chim yến ngoài tự nhiên sẽ lựa chọn nhà yến của mình để trú đông và nhà yến của mình sẽ tăng bầy đàn đáng kể.Vấn đề quan tâm thêm là sưởi ấm mùa đông cho nhà yến và gây nuôi côn trùng cho chim yến ăn tại nhà yến hoặc gần nhà yến của mình . Qua khảo sát của một số chuyên gia trong và ngoài nước, và tình hình nuôi chim yến ở các tỉnh, chim yến hiện có mặt ở hầu hết các địa bàn sau: Nuôi yến ở Vệt Nam và nuôi yến ở Quảng Bình: Các Quận nội ngoại thành thuộc TP. Hồ Chí Minh – đặc biệt là ở Cần Giờ có rất nhiều “phố nuôi chim yến” là nơi xuất phát phong trào nuôi yến tại TP. Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Nha trang, Phan Thiết, Đồng Nai, Gò Công, Sóc Trăng, Bạc liêu, Rạch Giá, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh long, Trà Vinh, Tiền Giang, Long An, Cần Giờ, Bình Phước, Bà Rịa, Vũng Tàu, Long Thành, Cà Mau, Định Quán, Bảo Lộc, Biên Hòa, Cần Đước, Cần Giuộc, Trà Vinh, Bến Tre, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hải Phòng, Vinh, Nam Định,… Việc xây dựng nhà yến tại các khu vực mới rộ lên phong trào nuôi chim yến là rất đáng quan tâm. Ở Quảng Bình có nguồn thức ăn cho chim yến (mối và các loại côn trùng bay nhỏ); Là nơi có điều kiện thời tiết mát mẻ và ổn định, vùng có nhiều cây cối và hồ, biển hoặc sông nước, đồng ruộng; Yên tĩnh, ít ồn ào cũng là một trong những điều kiện tốt để nuôi chim yến. Vì thế xây nhà nuôi yến ở Quảng Bình cũng rất tiềm năng dành cho các nhà đầu tư. Thông thường nuôi yến ở các khu vực mới rất thành công vì chưa có nhà yến cạnh tranh ( có thể nói nhà yến của mình là duy nhất). Hoặc xây nhà yến gần một nhà yến thành công cũng là một lợi thế để thu hút những yến con mới lớn, nói nôm na là kết ” thông gia ” với nhà yến gần nhà yến của mình. Nếu các bạn thấy ở địa phương mình ( gần nhà mình ở) có thể đầu tư, đừng ngần ngại hãy liên hệ với Cty Tầm Cao Việt để được tư vấn miễn phí và chuyển giao công nghệ nuôi chim yến.

Để biết chắc chắc khu vực có kế hoạch xây nhà nuôi yến, chúng ta phải tiến hành thử chim (gọi chim về) để kết luận khu vực có thể nuôi chim được không.Tùy theo số lượng bầy đàn mà nên đầu tư quy mô tương ứng và phù hợp. Mọi chi tiết về nuôi yến hoặc khảo sát thử yến tại Quảng Bình xin liên hệ:

CTY TNHH YẾN SÀO TẦM CAO VIỆT

42 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP.HCM.

Điện Thoại: (08) 6252 4947 – Fax: (08) 6252 4948

Hotline: 0916 146 805 – 0938 311 453 ( 24/7 )

Email: Email: nhayenvietnam@gmail.com

Thiết Bị Nuôi Yến Chính Hãng Malaysia, Giá Tốt

Thiết bị nuôi yến là danh từ chung để chỉ các vậy dụng cần thiết dành cho nhà nuôi chim yến. Yến Hòn Đất chuyên cung cấp tất cả các loại thiết bị nhà yến chính hãng. Sản phẩm được nhập khẩu từ Malaysia, chất lượng ổn định. Đã được hầu hết các hộ nuôi yến ở Việt Nam sử dụng. Chúng tôi cam kết cung cấp sản phẩm với giá tốt nhất và nhiều ưu đãi nhất. Gọi ngay: 0395 27 27 27 để được tư vấn. Và sau là là một trong nhất thiết bị không thể thiếu cho ngôi nhà yến của bạn.

Là thiết bị rất quan trọng trong ngôi nhà yến của bạn. Chúng có nhiệm vụ phát ra âm thanh để dụ chim yến về làm tổ. Chúng tôi đang cung cấp một số loại loa nhà yến phổ biến hiện nay như loa: Audax, Nestamp, Swallow. Loa được nhập khẩu từ Malaysia, giá cả phải chăng. Chất lượng bền bỉ, đã được chứng nhận tại nhiều ngôi nhà yến ở nước ta.

Amply thiết bị nuôi yến chuyên dụng

Amply là thiết bị dùng để xử lý âm thanh đầu ra cho hệ thống loa trong ngôi nhà yến của bạn. Chúng có nhiệm vụ rất quan trọng trong việc dẫn dụ chim yến. Một amply chất lượng cao sẽ xử lý âm thanh tốt, đầu ra âm thanh trung thực. Giúp việc gọi chim hiệu quả hơn. Một số loại amply nhà yến phổ biến nhất hiện nay: Nestamp, Swallow… 2 loại thiết bị nuôi yến này cũng được nhập khẩu trực tiếp từ Malaysia. Bảo hành 12 tháng, giá tốt.

Thiết bị dây loa nhà yến

Trong hệ thống âm thanh nhà yến thì không thể không sử dụng đến dây loa. Loại dây loa mang thương hiệu Nestamp của Malaysia là lựa chọn tối ưu nhất dành cho bạn. Thiết bị có dây nhuộm đồng 100% đảm bảo cho tính hiệu âm thanh truyền đi tốt nhất. Đặc biệt là vô cùng bền bỉ, có thể sử dụng lên đến hơn 10 năm.

Các loại dụng cụ hỗ trợ cần thiết

Sản phẩm nhập khẩu từ Đài Loan, sáng bóng có thể soi thấy trứng, chim non bên trong tổ yến. giúp cho việc thu tổ trở nên dễ dàng không còn phải 1 tay dùng dao cán vàng, 1 tay dùng cái gương để soi, lưỡi dao bén có độ vênh để nại rất dễ. cán dao được làm bằng nhựa mềm cầm rất thoải mái, đặc biệt trong quá trình hái tổ thường hay đổ mồ hôi tay cũng sẽ không bị trượt, vì lớp nhựa mềm đặc thù của dao. Trọng lượng nặng khoản 150g hơn, cầm rất là chắc tay. Việc thu tổ trên nhà yến sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều khi sử dụng thiết bị nuôi yến chuyên dụng của Yến Hòn Đất.

Khi xây dựng nhà yến người ta dùng lưới bịt thông gió. Nó nhằm ngăn thiên địch vào bên trong nhà yến, lỗ lưới 2 ly có thể ngăn được cả thằn lằn, lưới inox 304 đã được kiểm định chất lượng.

Đồng hồ hẹn giờ Hager là thiết bị có khả năng đóng – cắt mạch điện một cách tự động, theo giờ bạn đã cài đặt. Giúp bạn dễ dàng quản lý thiết bị điện. Tiếc kiệm điện và thời gian vận hành. Thiết bị nhà yến Hager với độ chính xác cao, được sử dụng phổ biến ở tất cả các ngôi nhà yến ở Việt Nam. Với giá vô cùng hợp lý và độ bền cao.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Nuôi Chim Yến Công Nghệ Malaysia trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!