Cập nhật nội dung chi tiết về Nuôi Yến Bao Lâu Cho Thu Hoạch ? mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đó chắc chắn là câu hỏi kinh điển của tất cả những ai đang quan tâm đến nghề nuôi yến và có ý định phát triển nghề này mang lại lợi nhuận cao. Những câu hỏi về hiệu quả của nhà nuôi yến như
Bao lâu thì cho thu hoạch?
Bao lâu thì cho thu nhập cao?
Bao lâu thì thu hồi vốn?
Đầu tư một khách sạn, ít nhất sau 8 năm hoạt động thì mới có khả năng thu hồi vốn, trong quá trình hoạt động thì phải chi phí nhân viên, khấu hao, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn, chi phí marketing… với lượng khách ở trên 60% công suất thiết kế thì mới đạt điểm hòa vốn. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì công suất bình quân trên 60% thì không phải nhiều khách sạn có thể đạt được. Dưới 60% coi như là toi cơm. Sau 8 năm nếu hoạt động tốt thì thu hồi vốn và có được phần lời là cái khách sạn cũ kỹ, muốn đón khách như ngày đầu thì phải bỏ ra chi phí không hề nhỏ. Đầu tư xây nhà yến, ngoài số tiền bỏ ra ban đầu bạn hầu như không tốn thêm nhiều chi phí. Năm đầu tiên thì bên tư vấn kỹ thuật đã bao trọn gói từ bảo trì bảo hành đến mùi bầy đàn, qua năm thì 2 thì nhà yến đã có lượng chim tương đối ổn định, khi đó chẳng cần thêm mùi mẫm làm gì hoặc kỹ thuật sẵn sàng cung cấp thêm cho bầy đàn được tăng nhanh chóng. Chi phí hàng tháng của chủ nhà chỉ là điện và nước, bình quân khoảng 200k/ tháng, con số quá nhỏ bé. Thông thường, sau 1 năm thì nhà yến bắt đầu cho thu hoạch nhưng chưa nhiều. Qua năm thứ 2 sẽ bắt đầu cho thu hoạch đều. Sau năm thứ 3 sẽ cho thu nhập cao. Qua thực tế, những nhà yến tại miền Trung do các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ đều đạt thu hoạch tối thiểu hàng tháng từ 1 kg đến 3 kg sau 3 năm. Mỗi năm tiếp theo, sản lượng yến thu hoạch tăng từ 50% đến 100%. Ngôi nhà yến thành công sau 5 năm đầu tư cho chủ nhà thu hoạch nhà yến bình quân hàng tháng trên 5 kg là điều bình thường nếu bạn làm đúng kỹ thuật.
Với mức giá bán ra bình quân 30 triệu đồng/kg, thu nhập hàng tháng từ 1 nhà yến thành công là một con số không hề nhỏ.
Sau khi đọc bài viết này, bạn đã hình dung ra được mức sinh lời khi đầu tư vào nhà nuôi yến. Có thể nói đây là hình thức thu nhập thụ động cao nhất trong tất cả các lĩnh vực đầu tư. Bạn chỉ việc đầu tư và vẫn tiếp tục công việc thường nhật của mình, mọi việc chăm sóc nhà yến đã có đội ngũ thợ chuyên nghiệp đảm trách.
Với bề dày kinh nghiệm và kỹ thuật tối ưu, chủ đầu tư lượng chim trên mức bình quân trong năm đầu tiên, chắc chắn đem lại thành công cho ngôi nhà yến của bạn. Sau 3 năm, thay vì bạn nuôi yến, yến sẽ nuôi bạn với mức thu nhập cao, đảm bảo cuộc sống của gia đình bạn. Các năm sau, nguồn thu nhập sẽ không ngừng tăng đến khi diện tích trong nhà không còn đủ để bầy yến sinh sôi nảy nở.
Nuôi Yến Bao Lâu Thì Có Tổ Yến?
Với việc bỏ ra một số vốn lớn đầu tư xây nhà nuôi Yến thì thời gian bao lâu mới thu hoạch được tổ Yến? bao lâu thì thu hồi được vốn? và bao lâu thì tổ Yến mới mang lại giá trị kinh tế cao? – là mối quan tâm hầu hết của nhiều người nuôi Yến.
Khi đã đầu tư vào nuôi chim yến trong nhà, bạn nên chuẩn bị đầy đủ vốn đầu tư, tâm lý, kiến thức về loài Yến cũng như kỹ thuật, công nghệ nuôi Yến.
Còn những nơi có điều kiện khó khăn thì phải mất tới 5 năm mới có thể thu hồi vốn, nhưng sau thời gian này chắc chắc lợi nhuận kinh tế bạn thu về sẽ vô cùng cao.
Với mức giá bán ra bình quân 30 triệu đồng/kg, thu nhập hàng tháng từ một nhà Yến thành công là một con số không hề nhỏ.
1. Thời điểm lý tưởng để thu hoạch tổ Yến
– Trước khi chim Yến đẻ trứng: đây là thời điểm tổ Yến sạch sẽ nhất, không có quá nhiều bụi bẩn hay lông – phân yến. Thu hoạch yến ở giai đoạn này, các bạn sẽ không mất nhiều thời gian để xử lý vấn đề vệ sinh sau đó.
– Thu hoạch khi chim yến non đã rời tổ: phương pháp hay thời điểm thu hoạch này bạn có thể áp dụng cho cả việc nuôi yến ở ngoài đảo hay trong nhà bởi chúng có ưu điểm: số lượng yến tăng lên vì chứa thêm số lượng lớn chim non.
2. Quy trình thu hoạch tổ Yến
– Phải lên kế hoạch thu hoạch tổ Yến khoa học để tránh làm ảnh hưởng đến nhà yến của bạn.
– Thời gian thu hoạch tổ Yến: Từ khoảng 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều và chỉ được thu tổ trong vòng 2 – 3 tiếng, đó là lúc chim Yến đi kiếm mồi. Tránh thu hoạch vào lúc chim đang nghỉ vì sẽ làm xáo trộn cuộc sống của chúng.
– Thời điểm thu hoạch cũng là lúc kiểm tra và loại bỏ các yếu tố khác gây hại với chim.
– Để cho tổ chim Yến không bị khô, gãy chân tổ thì trước khi thu tổ, phải phun sương gà trước 1 -2 tiếng để tổ yến đạt đến một độ ẩm nhất định thì tổ yến không còn khô và gãy chân tổ mà giữ được giá trị tổ yến cao nhất. Tiếp đến là dùng dao lấy tổ phải khéo léo và dứt khoát để gỡ tổ yến.
– Kế hoạch thu tổ, thời gian lấy tổ và sự đánh giá các yếu tố thu tổ đều cần phải chú ý, cẩn thận để chim không bị hoảng sợ và chim mẹ trở về cho con ăn.
Giải Độc Thông Itn Sai Lệch Về Thu Hoạch Lấy Tổ Chim Yến
Loài chim yến vốn dĩ là loài làm tổ bằng nước dãi, tựa như con tằm nhả tơ. Mỗi một lần có thai là chim yến lại nhả nước dãi làm tổ. Nếu không ai hái tổ yến xuống thì chúng sẽ xây chồng lên…
Giải độc thông tin sai lệch về thu hoạch lấy tổ chim yến.
Gần đây một số bài báo tôi có đọc được nói về vấn đề thu hoạch tổ yến là độc ác, là không bảo tồn loại chim quý này..vv.. Khi con người khai thác yến sào thì loài chim yến sẽ rơi vào nhiều bi kịch thương tâm như phải thổ huyết để xây tổ, trứng hoặc chim con trong tổ bị vứt xuống biển, chim mẹ lao đầu vào vách núi tự tử vì mất con, chim bố chung tình quyên sinh theo chim mẹ..vv..
Có lời khuyên với tác giả là khi viết về chim yến và tổ yến thì trước hết bạn phải hiểu nó, phải nghiên cứu sâu về nó chứ đừng thụ động “nghe kể lại” cộng với thành kiến sẵn có rồi đưa ra những suy luận chủ quan, dẫn đến những nhận định cực kỳ sai lầm và thiếu hiểu biết.
1. Loài yến vốn dĩ là loài làm tổ bằng nước dãi, tựa như con tằm nhả tơ. Mỗi một lần có thai là chim yến lại nhả nước dãi làm tổ. Nếu không ai hái tổ yến xuống thì chúng sẽ xây chồng lên. Nghĩa là lúc này chim non không nằm ở lớp tổ cũ nữa mà là trên một lớp mới. Do đó, nếu hái Tổ Yến khi chim non đã bay đi thì không hề ảnh hưởng tới cuộc sống của loài chim này !!!
Bài viết nói rằng khi chim yến cái sắp sinh mà bị hái mất tổ, nó sẽ đâm đầu vào vách đá tự tử, rồi chim yến đực cũng đâm đầu vào vách đá chết theo, đây là 1 trong những chuyện hư cấu hết sức buồn cười. Chim yến đã có từ hàng nghìn năm nay, và chưa có một tài liệu, hình ảnh, video clip nào chứng mình được điều đó.
Sự thật là nếu tới ngày sinh mà không may bị hái mất tổ, chim yến mẹ sẽ tìm 1 cái tổ nào gần đó để đẻ nhờ. Vậy nên có tổ yến có đến 3, 4 trứng thay vì 2 như bình thường. Điều này ít khi gặp vì người thu hoạch tổ yến thường biết chọn thời điểm để hái, chỉ xảy ra khi có sơ xuất.
Hơn nữa, nếu không hái tổ thì những chim con sau này khi trưởng thành đâu còn chỗ làm tổ, diện tích hang yến không thay đổi trong khi lượng yến ngày càng nhiều. Nếu cứ để như vậy thì khi chim con lớn lên sẽ ko còn chỗ nữa và phải làm tổ dưới chỗ thấp. Khi đó tổ yến, trứng yến, hay chim con đều có thể sẽ dễ bị sóng biển cuốn trôi…
GIẢI ĐỘC THÔNG TIN “Con người tàn ác với chim Yến” và “chim Yến đập đầu tự tử, nhả ra máu… ”
Trước tiên chúng ta phải hiểu rằng yến huyết, yến hồng là do phản ứng hóa học tạo thành màu đỏ, chứ không phải là “yến thổ huyết ra để làm tổ”. Điều này khoa học đã chứng minh từ lâu, dựa vào phân tích xét nghiệm. Tổ Yến sào khi mới làm ra có màu trắng, nếu được làm ở những nơi có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc biệt thì sẽ làm biến đổi màu sắc, biến thành tổ màu cam hoặc hồng/ đỏ.
Chắc hẳn là tác giả bài viết thấy tên gọi Yến Huyết thì suy diễn ngay luôn là nó là từ máu chim thổ ra vậy !!! Thật ra máu ở ngoài không khí khi đông lại sẽ có màu đen, chứ không phải màu đỏ như suy nghĩ của bạn đâu và nếu là máu chim thổ ra thì tuyệt đối không nên ăn.
+, Ngành yến bây giờ đã hình thành như 1 ngành khoa học, có nghiên cứu, phân tích. Được US Fish & Wild Life ở Mỹ công nhận là an toàn cho hệ sinh thái, và cho kinh doanh tiêu thụ ở Mỹ. Nếu chim yến mất tổ đập đầu tự tử, nhả máu ra làm tổ để phục vụ con người như bài viết nói thì các nhà bảo tồn, nhà khoa học đã lên tiếng từ lâu.
Trong khi ở Mỹ chỉ cần mặc 1 bộ quần áo bằng da thú là đã bị lên án, bị tẩy chay. Vậy thì nếu tàn ác đến mức đó liệu chính phủ Mỹ có cho phép Tổ Yến được nhập vào thị trường Mỹ không, hay là cũng đã bị cấm cửa như sừng tê giác từ lâu rồi ?
+, Tác giả viết là chim yến “tước lông đến xơ rơ đôi cánh, trơ da thịt trân mình chịu đựng cơn gió biển rít buốt đến xương tuỷ” – vậy trong hàng tỷ tỷ con chim yến đang sống đó, có ai chụp được hình 1 con chim yến nào mà rỉa trơ trọi lông để làm tổ được không ? Đây lại là 1 điều hư cấu thái quá.
+, Sự thật là chim yến không chung thủy như đồn đại. Đúng là khi chim chọn bạn đời, nếu không có chuyện gì xảy ra cặp chim sẽ sống với nhau trọn đời. Nhưng nếu có một con chết thì chim còn lại sẽ tìm và kết bạn với chim yến khác. Điều này đã được nhiều hiệp hội nuôi yến nghiên cứu và khẳng định.
+, Con người nuôi yến không thể nào có chuyện giết yến để lấy tổ. Xây nhà nuôi yến là đã bỏ ra 1 số tiền lớn để đầu tư, nếu ai dùng những cách thô bạo để lấy tổ của chim yến, chắc chắn 1 điều là nó sẽ bỏ đi nơi khác. Vậy nên không ai dại dột đến mức vì 1 vài cái tổ mà để chim bay hết. Thay vào đó họ sẽ đợi chim non bay đi rồi mới hái, sau này chim mẹ tới thời kỳ sinh sản sẽ làm tổ mới. Đàn chim yến sẽ càng ngày càng tăng lên. Như vậy không phải là có lợi hơn sao ? Việc gì phải làm chuyện vừa tội lỗi vừa không có hiệu quả kinh tế như bài viết nói đến vậy ?
Kết luận:
1. Thông tin có tác động mạnh mẽ tới đời sống, thậm chí điều chỉnh hành vi của con người. Trong trường hợp này, có một số bạn đọc đã cho biết là từ khi đọc bài về chim Yến xong, đã thôi, không dùng tổ Yến nữa.
Nếu liên hệ với thông tin về việc nước mắm có Asen vừa qua, càng phải thận trọng. Giả sử ai cũng “tẩy chay” dùng Yến sau khi đọc bài viết trên, thì ngành Yến sẽ lao đao, nguồn tài nguyên quý của đất nước sẽ bị bỏ phí !
( Giải Đáp Thắc Mắc) Nhà Yến Bao Lâu Thì Có Tổ?
Việc nhà yến bao lâu thì cho tổ quyết định rất lớn đến việc thành công hay thất bại của nhà yến đó. Vậy nhà yến bao lâu cho thu hoạch? Điều bạn cần tránh nhất chính là tâm lý vội vàng, mong rằng nhanh thu lại số vốn đã bỏ ra dẫn đến việc thu hoạch không đúng thời điểm hay sai cách thức. Với những lý do như vậy, không những năng suất bị giảm, chất lượng tổ yến cũng không đạt mà còn ảnh hưởng đến việc tăng số lượng bày đàn chim yến.
Một nhà yến được xây dựng và đầu tư tốt về trang thiết bị tạo môi trường thuận lợi cho chim yến sinh sống và làm tổ thì bạn có thể thu hoạch khoảng sau một năm nhưng không quá nhiều. Những năm tiếp theo nhà yến sẽ cho tổ yến ổn định hơn, kể từ năm thứ ba trở về sau việc thu hoạch sẽ đem lại thu nhập cao hơn. Tuy vậy nhưng trên thực tế, thời điểm thu tổ yến phụ thuộc và chịu ảnh hưởng rất nhiều vào những yếu tố khác nhau. Ví dụ như điều kiện sống bên trong và bên ngoài nhà yến, mật độ chim yến trong vùng…
Nếu bạn có ý định đầu tư vào ngành nuôi yến trong nhà, mong muốn nhận được sự thành công, hãy chuẩn bị tâm lý tránh vội vàng và trang bị thật kĩ những kiến thức cần thiết về việc nuôi yến.
Tìm hiểu thêm : ( Giải Đáp Thắc Mắc) Cách Lấy Tổ Yến Như Thế Nào Hiệu Quả
Một số lưu ý trong quá trình thu hoạch tổ yến
Thông thường có ba thời điểm tốt nhất để thu hoạch tổ yến: trước thời điểm chim yến đẻ, chim yến đẻ được hai trứng và chim non rời đi. Bên cạnh đó, lúc thu hoạch tổ yến chính là thời điểm để bạn có thể kiểm tra và kịp thời phát hiện được những yếu tố bất lợi khác gây hại đến đàn chim yến nhà bạn.
Có thể thu hoạch khi chim yến đẻ 2 trứng
Nên thu hoạch tổ yến khi chim yến đang đi kiếm ăn
Công đoạn lấy tổ chim phải thật sự khéo léo, dùng dao để gỡ tổ một cách dứt khoát. Thêm vào đó, trước khi thực hiện công đoạn này nên sử dụng nước để phun sương một đến hai tiếng đồng hồ giúp tổ yến có độ ẩm và chân không bị gãy.
Điều cuối cùng nên nhớ, quá trình thu hoạch tổ, thời gian vào nhà yến thu hoạch đều cần làm với sự cẩn thận, tỉ mỉ không làm chim yến sợ khi trở về tổ.
Nên đọc : ( Giải Đáp Thắc Mắc) Xây Nhà Yến Tiền Chế Bao Nhiêu Tiền
Những lưu ý khi nuôi chim yến và vận hành nhà yến
Quá trình nuôi yến và vận hành nhà yến cần nắm bắt được những kỹ năng cũng như kỹ thuật tốt mới có thể duy trì nhà yến thành công. Vậy nhưng không phải ai cũng có biết cách chăm sóc chim yến tốt nhất để thu được tổ chim có chất lượng. Nhà yến sau một thời gian vận hành có thể bị cũ và hư hỏng một vài trang thiết bị vì thế bạn nên thường xuyên kiểm tra để sửa chữa, bảo hành. Loa là bộ phận cực kỳ quan trọng trong việc dẫn dụ chim yến về nhà yến của bạn làm tổ, thỉnh thoảng bạn nên xem thử loa có hoạt động tốt hay không, có cần điều chỉnh để phù hợp với tần số của chim yến hay không. Ngoài ra, kiểm tra giá làm tổ có bị nấm mốc hay không là việc làm hết sức cần thiết vì giá tổ là nơi chim yến sinh sống và làm tổ. Nếu có vấn đề nên xử lý triệt để nhằm tránh ảnh hưởng xấu đến chất lượng nhà yến. Thường xuyên làm vệ sinh phân chim yến sạch sẽ để tránh tạo môi trường cho các loại vi khuẩn sinh sôi phát triển tấn công đàn chim yến.
Kiểm tra những điều kiện sống trong nhà yến để điều chỉnh phù hợp với loài yến như ánh sáng, âm thanh, độ ẩm, không khí, những bẫy tiêu diệt thiên địch… Bên cạnh đó, vệ sinh môi trường xung quanh thường xuyên, dọn dẹp rác, chặt cây to hay phát quan cây cối, bụi rậm nhằm hạn chế thiên địch phát triển, tạo môi trường sống tốt nhất dành cho chim yến.
Địa chỉ: 36 Nguyễn Tất Thành, Đại Lộc, Quảng Nam.
Điện thoại: 0708444479
Email: nguyen.yduoc@gmail.com
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nuôi Yến Bao Lâu Cho Thu Hoạch ? trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!