Đề Xuất 3/2023 # Ổ Đẻ Cho Chim Bồ Câu Bằng Nhựa Đạt Hiệu Quả Ấp Trứng Cao # Top 12 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 3/2023 # Ổ Đẻ Cho Chim Bồ Câu Bằng Nhựa Đạt Hiệu Quả Ấp Trứng Cao # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Ổ Đẻ Cho Chim Bồ Câu Bằng Nhựa Đạt Hiệu Quả Ấp Trứng Cao mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Làm ổ và đẻ trứng là một trong những tập tính của loài chim và chim bồ câu cũng không ngoại lệ, tuy nhiên khi chim bồ câu được nuôi một cách công nghiệp bị nhốt trong chuồng thì chúng không thể tự làm ổ cho mình lúc này ta cần tác động giúp chúng có những ổ đẻ thật tốt để chúng có thể đẻ trứng ở đó.

Ổ đẻ cho chim bồ câu còn có tác dụng:

Bảo vệ trứng chim không bị rơi vỡ, dập nẻ.

Tác động tích cực đến chim mẹ có thể yên tâm đẻ trứng.

Là nơi để chim mẹ chăm sóc chim con mới nở, cũng là nơi chim bố mẹ nghỉ ngơi tốt nhất.

Đặc điểm của ổ đẻ cho bồ câu bằng nhựa

Đa số các trang trại chăn nuôi đều kết hợp nuôi cả chim bồ câu giống và chim bồ câu thịt, đối với chim giống người ta sẽ xếp chúng theo từng cặp, mỗi cặp sẽ được nhốt riêng trong một chuồng nuôi và có một ổ đẻ chuẩn bị sẵn.

Hiện nay trong các trang trại nuôi chim bồ câu đều sử dụng ổ đẻ trứng bằng nhựa, chúng có đặc điểm nổi bật như:

Ổ có chất liệu nhựa tốt và nhẹ có không gây áp lực lên chuồng chim.

Ổ có miệng hình vuông giúp bà con có thể cố định vào các góc của chuồng nuôi dễ dàng.

Đáy tròn và hơi trũng giống với ổ chim tự nhiên giúp chúng có thể chăm sóc chim con dễ dàng.

Được thiết kế với những mắt lưới đảm bảo độ thông thoáng cho chim vào mùa hè.

Cách sử dụng loại ổ bằng nhựa này cũng rất đơn giản, thông thường ổ sẽ được cố định vào góc trong của chuồng nuôi xa nơi đặt đồ ăn và nước uống để hạn chế những tác động bên ngoài làm chim con hoảng loạn hay lo sợ. Dây cố định ổ đẻ thường là dây sắt dẻo hoặc dây nhựa chắc chắn chịu được tác động của chim.

Ưu điểm của ổ đẻ trứng cho chim bằng nhựa

Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết mọi trang trại nuôi chim bồ câu đều lựa chọn ổ đẻ cho chim bồ câu bằng nhựa, những ưu điểm của loại ổ này giúp bà con chăn nuôi không những khắc phục được những nhược điểm của ổ đẻ bằng rơm dạ hay bằng sắt… mà chúng còn rất đơn giản dễ sử dụng.

Ổ đẻ trứng cho chim bằng nhựa có nhiều ưu điểm như:

Nhẹ không gây ảnh hưởng đến kết cấu chuồng nuôi.

Ổ đẻ được làm bằng nhựa tốt vì vậy rất bền và có thể tái sử dụng rất lâu cho nhiều lứa chim.

Ổ có những lỗ thoáng, chất liệu nhựa không thấm nước vì vậy rất dễ cọ rửa, vệ sinh.

Giá thành rẻ chi phí đầu tư được tối ưu.

Mua ổ đẻ cho chim bồ câu bằng nhựa ở đâu tốt

Mua ổ đẻ cho chim bồ câu bằng nhựa ở đâu tốt? Đây là câu hỏi khiến rất nhiều bà con băn khoăn bởi đa số các địa điểm bán ổ đẻ cho chim bồ câu bằng nhựa hiện nay đều có chất lượng rất kém, chỉ sau 3-4 lứa đẻ và nuôi con ổ đả bị gẫy và phải thay lại ổ mới để đảm bảo an toàn cho những chú chim non. Việc thay lại ổ mới khiến bà con mất khá nhiều công sức đặc biệt là chi phí đầu tư cho ổ mới làm cho lợi nhuận của bà con bị giảm xuống.

Công ty thiết bị chăn nuôi Hoài Yến là một trong nhưng đơn vị phân phối dụng cụ chăn nuôi uy tín tại khu vực Hà Nội và toàn khu vực phía bắc. Công ty cung cấp dụng cụ nuôi bồ câu chất lượng cao, giá rẻ được đông đảo bà con tìm đến và lựa chọn làm đối tác cung cấp dụng cụ chăn nuôi lâu dài. Ổ đẻ do chúng tôi cung cấp luôn đảm bảo:

Sản xuất đúng yêu cầu kỹ thuật về ổ đẻ cho chim bồ câu.

Ổ được làm từ chất liệu nhựa cao cấp rất bền và có thời gian sử dụng lên đến 1,5 – 2 năm tương đương với 30 – 50 lứa chim non.

Giá thành cạnh tranh.

Lợi ích khi mua dụng cụ chăn nuôi tại công ty dụng cụ chăn nuôi Hoài Yến

Khách hàng đến với công ty dụng cụ chăn nuôi Hoài Yến không những có thể dễ dàng tìm thấy được dụng cụ chăn nuôi cần thiết mà còn nhận được rất nhiều các lợi ích khi mua hàng.

Khách hàng thân thiết luôn được ưu tiên về giá.

Mua với số lượng càng nhiều giá càng rẻ.

Các sản phẩm dụng cụ chăn nuôi được bảo hành theo quy định của công ty.

Được giao hàng trên toàn quốc, thanh toán tại nhà theo hệ thống bưu điện hoặc thỏa thuận giữa hai bên.

Được tư vấn và chia sẻ những kinh nghiệm chăn nuôi hữu ích.

Để đảm bảo lợi ích của bà con chăn nuôi và giúp bà con làm giàu từ chính những vật nuôi của mình hãy liên hệ với chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn kĩ thuật tốt nhất từ con giống, mô hình tới vật dụng cho chăn nuôi mang lại hiệu quả cao.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo số điện thoại: 0983.64.84.94

Bật Mí Dấu Hiệu Bồ Câu Sắp Đẻ Trứng Chuẩn Nhất

I. Kinh nghiệm nhận biết dấu hiệu bồ câu sắp đẻ trứng chuẩn nhất

1. Bồ câu đẻ mấy trứng?

Tùy vào giống bồ câu sẽ cho sản lượng và năng suất trứng khác nhau. Một số giống bồ câu được nuôi phổ biến tại nước ta là Bồ câu Pháp, bồ câu Gà và bồ câu ta. Ngoài ra còn một số giống bồ câu nuôi làm cảnh. Năng suất trứng cụ thể của từng loài như sau:

Bồ câu Pháp sinh trưởng và phát triển nhanh, độ tuổi sinh sản khá dài từ 4-5 năm, mỗi năm đẻ trung bình từ 8 -10 lứa. Con mái đẻ liên tục trong 5 năm, sau 3 năm thì khả năng sinh sản giảm sút. Từ 4-5 tháng tuổi, bồ câu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng, ấp sau 16-18 ngày sẽ nở. Chim bố sẽ chịu trách nhiệm chăm sóc và nuôi dưỡng chim con. Chim mái nghỉ dưỡng sức từ 7-10 ngày sẽ đẻ lứa tiếp theo và tiếp diễn liên tục như vậy.

Bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi, bồ câu Gà đẻ trứng, mỗi lứa đẻ 1 cặp trứng, ấp sau 18 ngày sẽ nở ra chim con.

Bồ câu ta là giống chim khá mắn đẻ, mỗi năm đẻ từ 5-6 lứa với sản lượng trứng từ 10-12 quả/năm. Thời gian ấp trứng khoảng 15 ngày sẽ nở.

2. Nhận biết dấu hiệu bồ câu sắp đẻ trứng

Trung bình, bồ câu thường đẻ từ 5-8 lứa/năm. Nuôi sau 5-6 tháng có thể bán chim bồ câu thương phẩm. Thông thường chim bồ câu bố mẹ sẽ nuôi con từ 40 -60 ngày trước khi để lứa kế tiếp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc, chế độ dinh dưỡng bồ câu sẽ đẻ số lượng và mật độ khác nhau.

Dấu hiệu bồ câu sắp đẻ thường có các biểu hiện như sau:

Xù lông

Xệ đít và xệ xương đít để đủ rộng giúp trứng có thể chui ra

Vùng lông ở ức sẽ bị rụng nhiều

Xương ghim mở rộng

Bồ câu mái xuất hiện nhiều biểu hiện đặc trưng như: Vỗ cánh theo nhịp, thường nhảy ổ và nằm, đồng thời tha rác về lót ổ

3. Cách nuôi bồ câu nhanh đẻ

Để bồ nhanh đẻ trứng, bà con cần quan tâm tới cách ghép đôi, chuẩn bị ổ đẻ và chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc chim bồ câu trong thời kì sinh sản.

Cách ghép đôi bồ câu

Lựa chọn những con chim sở hữu các đặc điểm sau làm giống: có lông bụng dày, mượt, mỏ xẻ, không có dị tật, lanh lợi, đuôi nhọn. Nuôi chim đến gần 6 tháng sau đó mới tiến hành ghép đôi và nuôi riêng lẻ từng cặp. Mỗi cặp bồ câu có thể sinh sản trong 5 năm, sau 3 năm hiệu suất đẻ trứng giảm nên thay mới.

Tiến hành ghép cặp sau khi xác định chính xác đâu là con trống, đâu là con mái. Nếu quan sát thấy hiện tượng chim đuổi theo nhau, con trống gù gọi con mái hoặc khi đôi chim rỉa lông cho nhau có nghĩa là đôi chim đã trở thành 1 cặp. Bà con tiến hành đánh dấu chim trống, chim mái để phòng khi chim bị lẻ đôi do một trong hai con chết, con còn lại sẽ bỏ đi nơi khác tìm bạn. Khi đó phải ghép đôi cưỡng bức cho con chim lẻ.

Ghép cưỡng bức bằng cách tách đôi ra, và đưa trống mái vào theo lựa chọn của mình. Chỉ một thời gian ngắn khi bồ câu ưng nhau, thì có thể thả ra, để tự do bay trong chuồng nuôi. Đôi khi có một vài trường hợp đánh nhau chảy máu, thì phải tách ra, ghép cặp với con khác.

Ghép đôi chim bồ câu có sự chọn lọc để đem lại hiệu quả tốt nhất. Con chim cái cần lựa chọn những con đầu đẹp, mình thanh, mau ăn còn con đực đầu to hơn, khỏe mạnh. Nếu đàn chim số lượng lớn, cách tốt nhất để ghép cặp là cho chim tự do chọn đôi.

Để bắt được chính xác cặp chim ghép đôi tự nhiên cần phải quan sát kĩ và không làm chim hoảng loạn. Tốt nhất nên thực hiện vào buổi tối khi cặp chim đứng cạnh nhau ngủ.

Bện vòng rơm lót ổ có đường kính bên trong khoảng 25cm, cao từ 12 -15cm hoặc hộp gỗ vuông có kích thước mỗi chiều 25cm, cao 12 -15cm rồi lót rơm dài, khô và sạch vào để làm ổ đẻ cho chim bồ câu. Tránh làm ổ bé quá dễ làm vỡ trứng khi chim xoay mình. Đặt ổ ở nơi yên tĩnh, hạn chế âm thanh, ánh sáng ảnh hưởng tới sự tập trung ấp trứng của bồ câu mái.

Thức ăn cho chim bồ câu sinh sản

Lượng thức ăn cần cung cấp cho bồ câu trong giai đoạn sinh sản rơi vào khoảng 60g/ngày và cân bằng giữa các loại thức ăn giàu tinh bột, đạm, béo và khoáng chất.

Bồ câu rất thích ăn các loại hạt như lua, ngô, đậu, bobo, kê… Do vậy, bà con thường trộn các loại thức ăn này với nhau, kích thích chim ăn nhiều.

– Thức ăn chính: bao gồm lúa, ngô do thực phẩm này dễ kiếm, hàm lượng dinh dưỡng cao và rẻ tiền. Do kích thước hạt ngũ cốc lớn, không nên để nguyên hạt cho chim ăn, vừa lãng phí thức ăn, vừa dễ gây hóc hoặc chim không tiêu hóa được. Nên sử dụng máy nghiền ngô vỡ mảnh 3A2,2Kw để làm nhỏ thức ăn ra theo kích thước khác nhau, phù hợp với từng lứa tuổi của chim, giảm công sức và thời gian sơ chế thức ăn. Bà con chỉ cần làm một mẻ lớn rồi đem cất trữ, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát để cho bồ câu ăn dần.

– Thức ăn phụ: các loại đậu như: đậu xanh, đậu đen, đậu nành… Tuy nhiên, do thành phần chất béo khá lớn, nên chỉ cho ăn với một lượng vừa phải và khuyến khích rang chín trước khi cho ăn.

– Sạn sỏi nhỏ: bà con nên sử dụng các sạn sỏi nhỏ đường kính hạt nhỏ hơn 3mm và trộn chung với muối, khoáng Premix để cho chim ăn, hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.

Thông thường, bà con phối trộn thức ăn hàng ngày cho bồ câu, vừa đảm bảo cung cấp đủ và cân bằng dinh dưỡng vừa ổn định lượng thức ăn chăn nuôi. Một số công thức phối trộn thức ăn đem lại hiệu quả kinh tế cao như:

– Thức ăn dùng nguyên liệu thô: 55% ngô, 25% đậu, 20% gạo đem trộn với nhau, nghiền nhỏ và dùng máy ép cám chim 3A1100W nén lại thành những viên có kích thước vừa miếng rồi cho chim ăn. Hoặc có thể điều chính công thức như sau: 50% ngô, 35% đậu, 15% gạo cũng đem lại kết quả tương tự.

– Thức ăn thô kết hợp với thức ăn tinh: sử dụng 50% cám viên kết hợp với 50% ngô.

– Thức ăn bổ sung: cho ăn bằng máng riêng với thành phần bao gồm: 80-85% khoáng Premix, 5% NaCl, 10 -15% sạn nhỏ và cho ăn đều đặn hàng ngày.

Bồ câu ăn gì nhanh đẻ trứng? Ngoài cung cấp đủ lượng thức ăn và cân bằng hàm lượng dinh dưỡng, bà con cần tăng khẩu phần ăn các loại như: đậu xanh, gạo lức, ngô, thóc… được sàng lọc kĩ, có chất lượng tốt và giảm các loại cám công nghiệp để chim có đủ dinh dưỡng và sức khỏe tốt, duy trì khả năng sinh sản cũng như chất lượng trứng. Bà con cần đảm bảo cho ăn 2 bữa/ngày, mỗi bữa cách nhau 8 tiếng với lượng đều đặn và đúng giờ.

II. Bí quyết dùng trứng bồ câu giả tăng năng suất sinh sản

Một trong những cách kích thích bồ câu đẻ nhiều lần hơn chính là sử dụng trứng giả để giảm thời gian nghỉ giữa các lứa, tăng năng suất sinh sản. Kĩ thuật này được thực hiện bằng cách đưa trứng giả vào ổ để đánh lừa chim mẹ, trứng thật được lấy ra và cho vào lồng ấp (tăng tỉ lệ ấp nở thành công lên đến 90%). Chim mẹ ấp trứng giả hơn chục ngày sẽ tiết ra sữa diều nuôi con, lúc đó ghép con lại để chim mẹ nuôi, lấy trứng giả ra ghép cho ổ khác. 9-10 ngày sau chim mẹ có thể đẻ lứa trứng tiếp theo.

Phương pháp này giúp bà con nông dân tiết kiệm đến 3/4 thời gian so với phương pháp ấp trứng thủ công truyền thống, khi mà chim mẹ cần 40 – 45 ngày mới đẻ lứa kế tiếp. Từ đó giảm chi phí thức ăn, tăng năng suất và hiệu quả sinh sản.

Mời quý vị và bà con theo dõi video sử dụng Máy vỡ ngô thành mảnh 3A2,2Kw

Cách Đuổi Chim Bồ Câu Hiệu Quả? Nên Đuổi Chim Bằng Cách Nào?

Nhiều bạn thắc mắc về cách đuổi chim bồ câu như thế nào vì đôi khi chim bồ câu bay vào nhà làm tổ, đẻ trứng và thải phân ra sân vườn, ban công, gác mái khiến bạn rất khó chịu. Vấn đề này nghe có vẻ đơn giản vì người Việt Nam nếu thấy bồ câu bay vào nhà mà đuổi không đi thì chắc chắn sẽ tìm cách cho nó vào nồi ngay. Nói vui vậy thôi chứ bồ câu thường là bồ câu nuôi và vì tính nhân đạo cũng như tránh xích mích với hàng xóm láng giềng nên đuổi chúng đi vẫn là cách nên làm nhất. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online (NNO) sẽ giới thiệu với các bạn những cách đuổi chim bồ câu hiệu quả nhất. Bạn có thể áp dụng ngay sau khi tham khảo bài viết này.

Cách đuổi chim bồ câu hiệu quả

1. Khiến chim câu bị chói mắt

Khi chim bồ câu bay tới khu vực nhà bạn mà chim bị chói mắt sẽ khiến chim bay tiếp và không hạ xuống khu vực nhà bạn nữa. Cách này khá hiệu quả nếu bạn làm đúng cách. Lời khuyên khi sử dụng phương pháp đuổi chim này là dùng đĩa CD buộc thành một dây dài rồi treo lên. Khi chim bồ câu bay tới khu vực nhà bạn sẽ bị ánh mặt trời chiếu vào đĩa CD và phản chiếu lại làm chim bị chói mắt. Đây là lý do các bạn thấy một số gia đình treo đĩa CD ở trên ban công. Không phải họ treo chơi cho đẹp đâu mà là để đuổi bồ câu đấy.

2. Dọa chim bồ câu

Cách trên chỉ làm bồ câu thấy khó chịu và chuyển hướng không đậu ở nhà bạn nữa (chuyển sang nhà hàng xóm). Đôi khi cách trên rất hiệu quả nhưng có lúc lại không hiệu quả đặc biệt vào mùa ít nắng, trời âm u. Lúc này bạn hãy áp dụng biện pháp khác đó là dọa chim bồ câu. Chim bồ câu nếu thấy không an toàn thì cũng sẽ không bay vào nhà bạn nữa. Cách này đơn giản là dùng những đồ vật như thú bông, hình con đại bàng, hình chim cắt, chó, mèo, hổ báo … Nói chung là dùng bất cứ thứ gì có hình dạng của các động vật mà bồ câu sợ, đặt gần khu vực chim hay đậu là được. Vài lần chim bồ câu thấy sợ sẽ không đậu vào nhà bạn nữa.

3. Làm chim bồ câu không có chỗ đậu

Nếu hai cách trên không áp dụng được hoặc không hiệu quả thì việc làm cho chim bồ câu không có chỗ đáp xuống thường cực kỳ hiệu quả. Cách này bạn phải chú ý khi bồ câu đáp xuống nhà bạn thì chim sẽ đáp xuống chỗ nào. Kế tiếp là bạn thiết kế sao cho vị trí chim đáp xuống đó chim không đứng được. Làm vậy sau vài lần không có chỗ đáp xuống chim sẽ phải đáp chỗ khác (nhà hàng xóm). Gợi ý là nếu chim đậu ở ban công bạn có thể dùng nhiều chai nước khoáng uống hết cho nước vào trong, đậy nắp kín rồi buộc ở thành ban công. Nước bên trong chai sẽ phản quang làm chim chói mắt, còn bản thân chai nước tròn và khá trơn nên chim sẽ không đứng được ở trên thân chai nước. Cách này được nhiều người áp dụng và đã thành công.

4. Loại bỏ thức ăn mà chim bồ câu có thể ăn

Những cách vừa nêu trên có thể sẽ đuổi được chim bồ câu nhưng cũng có thể không. Lúc này bạn hãy thử tìm hiểu xem có phải nhà bạn có thức ăn mà chim bồ câu có thể ăn được không. Có thể đây mới là lý do khiến chim hay đậu ở nhà bạn. Nếu có, hãy loại bỏ hết những thức ăn mà chim có thể ăn được. Khi không có thức ăn chim sẽ bỏ đi kiếm ăn ở nơi khác.

5. Xịt nước

Một cách được khá nhiều người yêu thích khi đuổi chim bồ câu chính là xịt nước. Bạn có thể sắm một vòi nước tăng áp hoặc dùng một súng bắn nước lớn (loại cho trẻ con chơi) để đuổi chim. Cách này người đuổi chim sẽ được vài vai super man bảo vệ hòa bình của ngôi nhà. Có lẽ đây là lý do mà nhiều người yêu thích cách đuổi chim này mặc dù nó không hiệu quả cho lắm vì bồ câu rất thích tắm mưa.

6. Giăng lưới

Như vậy, với những cách đuổi chim bồ câu hiệu quả vừa kể trên, các bạn có thể kết hợp những cách này để có thể đuổi được những con bồ câu phiền phức khỏi nhà mình. Tất nhiên, có thành công hay không thì còn phụ thuộc vào … chim chứ không phải bạn cứ muốn là được. Đùa đấy.

Chim Bồ Câu Ấp Trứng Bao Nhiêu Ngày Thì Nở

Câu hỏi: Chim bồ câu ấp trứng bao nhiêu ngày thì nở

Trả lời:

Trứng chim bồ câu ấp chuẩn 17 ngày thì nở. Nếu nhiệt độ ấp không chuẩn thì thường trứng bồ câu sẽ nở sớm hoặc nở muộn hơn so với ngày chuẩn đôi chút. Thông thường, trứng bồ câu nở trước ngày 17 gọi là nở sớm, trứng nở sau ngày 17 gọi là nở muộn. Nếu trứng nở sớm quá hoặc muộn quá thì tỉ lệ bồ câu nở ra bị dị tật rất cao, con non yếu. Do đó, người nuôi chim bồ câu thường luôn cố gắng để ấp trứng bồ câu cho nở đúng ngày.

Khi ấp trứng bằng máy ấp trứng bồ câu, thời gian ấp trứng bồ câu dao động trong khoảng 16 – 18 ngày. Trong khoảng thời gian 16 – 18 ngày trứng nở vẫn không bị coi là nở sớm hay nở muộn. Trứng nở trước ngày 16 thì là nở sớm, trứng nở sau ngày 18 mới coi là nở muộn.

Thông tin thêm

Khi ấp trứng bồ câu bằng máy ấp trứng, các bạn cần phải chú ý tới ngày nở chuẩn để làm mốc theo dõi. Nếu thấy trứng có dấu hiệu nở sớm thì cần chú ý giảm bớt nhiệt độ ấp 0,1 độ C để trứng nở chậm hơn cho sát ngày chuẩn. Nếu trứng tới hết ngày 17 mà chưa có dấu hiệu nở thì bạn nên tăng nhiệt độ lên thêm 0,1 độ C để trứng không bị nở muộn ngày.

Chắc sẽ có bạn thắc mắc tại sao ấp bằng máy cho phép nở tới ngày 18 vẫn không bị coi là nở muộn nhưng mới tới cuối ngày 17 đầu ngày 18 mà đã điều chỉnh. Nguyên nhân vì trứng nở càng chuẩn ngày thì chất lượng chim non càng tốt (kinh nghiệm chăn nuôi). Do đó, mặc dù hết ngày 17 trứng vẫn chưa phải là nở muộn nhưng để tránh việc trứng nở muộn thì cần tăng nhiệt độ lên một chút vì nở muộn thường đều do thiếu nhiệt.

Câu hỏi tương tự: Chim bồ câu ấp trứng bao nhiêu ngày thì nở

Bồ câu ấp bao nhiêu ngày thì nở

Chim bồ câu ấp bao nhiêu ngày thì nở

Chim bồ câu ấp bao nhiêu ngày

Bồ câu ấp trứng bao nhiêu ngày

Bồ câu ấp bao nhiêu ngày

Trứng bồ câu ấp bao nhiêu ngày thì nở

Chim bồ câu ấp bao nhiêu ngày nở

Bồ câu ấp bao nhiêu ngày nở

Chim bồ câu ấp trứng bao nhiêu ngày

Bồ câu ấp bao nhiêu ngày mới nở

Chim câu ấp bao nhiêu ngày thì nở

Bạn đang đọc nội dung bài viết Ổ Đẻ Cho Chim Bồ Câu Bằng Nhựa Đạt Hiệu Quả Ấp Trứng Cao trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!