Cập nhật nội dung chi tiết về Phân Tích Bài Ca Dao “Chim Khôn Kêu Tiếng Rảnh Rang…” mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Phân tích bài ca dao sau đây:
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nôi tiếng dịu dàng dễ nghe.
Bóng trăng ngã lộn bóng tre
Chàng ơi đứng lại mà nghe em thề.
Vườn đáo, vườn mận, vườn lê,
Con ong hút mật, con bướm kia ra ngoài.
Chăng về nghĩ lại mà coi,
Tấm lòng em ở gương soi nào bằng.
Bây giờ mận mới hỏi đào
Đường lên cổ tích lối vào ca dao
Hỏi đâu trúc mọc bờ ao?
Ai xinh ai đứng nơi nào cũng xinh?
Hỏi đâu táo rụng đầu đình?
Sầu ai đong đấu cho mình đến vay?
(Hỏi lối vào ca dao)
Hỏi đâu… Hỏi đâu… Hỏi người, hay hỏi chính những câu ca dao, dân ca duyên dáng, ý nhị, dịu dàng và kín đáo ấy, ơi tác giả đoạn thơ?
Ngọt ngào, thắm thiết đến lạ lùng những tình cảm tinh tế mà tác giả dân gian đã gửi gắm trong từng lời ca, điệu hát. Đọc một bài ca dao trữ tình, có khi nào ta cảm thấy khao khát muốn tìm lối vào những tình cảm tuyệt đẹp ấy?
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
Bóng trăng ngã lộn bóng tre,
Chàng ơi đứng lại mà nghe em thề
Vườn đào, vườn mận, vườn lê,
Con ong hút mật, con bướm kia ra ngoài.
Tấm lòng em ở gương soi nào bằng.
Lắng lòng lại để thực sự cảm nhận được sự rạo rực của những lòng tâm tư đang dào dạt chảy trong những mạch ngầm tình cảm, ta sẽ tìm thấy lối vào ca dao trải qua từng câu, từng chữ.
Đọc câu đầu tiên, ta bắt gặp một hình ảnh quen thuộc mà như thật lạ:
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang.
Ngọt ngào, thắm thiết đến lạ lùng những tình cảm tinh tế mà tác giả dân gian đã gửi gắm trong từng lời ca, điệu hát
Tiếng rảnh ranh là như thế nào? Có phải là tiếng hót trong trẻo, thanh thản, vui tươi, biểu hiện của một trạng thái hồ hở, thoải mái, không hề vướng bận bởi một lo toan nào? Còn chim khôn, đâu có phải chỉ nói về một loài chim. Cách mở đầu xa xôi như vậy ta thường gặp trong ca dao, nhất là trong những câu ca dao tình yêu đôi lứa, ví dụ như:
– Chim khôn ăn trái nhãn lồng
Lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi.
– Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nhị tầm xuân….
– Trên trời có đám mây xanh
Giữa mây trắng chung quanh mây vàng
Ước gì anh cưới được nàng…
Ở đây cũng vậy, từ hình ảnh chim khôn, tác giả dân gian đã khéo léo ướm lời:
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
Người khôn ở dây có thể là một cô gái thông minh, biết nết ăn nết ở và rất dịu dàng trong cách cư xử, ăn nói . Một thương tóc bỏ đuôi gà, hai thương ăn nói mặn mà có duyên kia mà. Nhất là khi người nghe nào đó đã cảm thấy dễ nghe rồi, thì cũng có thể cảm thấy dễ thương lắm chứ! Thật ý nhị mà cũng thật duyên dáng, sâu sắc, đó là cách nói về tình cảm đôi lứa trong ca dao, dễ khiến lòng ta cứ mãi xao xuyến…
Bóng trăng ngã lộn bóng tre.
Hình ảnh độc đáo và thật mới lạ! Bóng trăng, bóng tre, dù rất quen thuộc đối với chúng ta, nhưng khi đọc câu thơ này ta tự nhiên thấy thứ vị bởi một hai chữ ngã lộn. Chỉ là bóng thôi thì làm sao có thể ngã lộn một cách mạnh mẽ như vậy được. Trước hết, qua câu thơ, ta cảm thấy cảnh vật sao thật đẹp, đẹp một cách giao hoà, quấn quýt, và hình như trong đó có cả con người – con người với tình cảm nồng nhiệt, mạnh mẽ trào dâng trong trái tim.
Nhưng đó chỉ là cảm nhận chủ quan của người đọc. Đến câu thứ tư, con người mới thực sự xuất hiện, mà xuất hiện một cách lạ lùng:
Chàng ơi đứng lại mà nghe em thề
Thế có nghĩa đây là lời của một cô gái, nhưng cách xưng hô ấy, lời nói ấy hoàn toàn xa lạ đối với đạo đức phong kiến. Một cô gái mà có thể nói năng một cách mạnh mẽ như thế đối với người khác phái ư? Còn đâu cái ngôn, hạnh phong kiến nữa?
Nhưng hãy nhìn bài ca dao bằng cái nhìn của người dân lao động. Cô gái nói như vậy là biểu hiện của tình cảm thành thật, nồng nhiệt tự trái tim mình. Tấm lòng cô gái được bộc lộ sau câu nói đó: tâm hồn trong sáng, khao khát tình yêu và hạnh phúc, biết tự giãi bày tình cảm chính đáng của mình. Ta chợt nhớ tới những câu ca dao với những cô gái trong sáng và tràn đầy mơ ước tình yêu như thế:
Em thề một tiếng kẻo lòng anh nghi.
Trong câu ca dao này, cô gái này không hề quanh co, bóng gió. Cô nói thẳng, nhưng lời nói của cô vẫn có gì rất nữ tính, rất dịu dàng dễ nghe, và do đó, cũng rất dễ thương:
Vườn đào, vườn mận, vườn lê
Con ong kia hút mật, con bướm kia ra ngoài.
Hình ảnh vườn đào nhiều lần đã bắt gặp trong văn học dân gian:
Những khu vườn, những con ong, con bướm… Cảnh vật bình dị, dân dã mà vẫn tươi tắn, tràn đầy sức sống và tình tứ nữa. Chẳng phải trong Truyện Kiều và trong văn học nói chung, ong bướm vẫn thường được dùng để chỉ tình yêu đôi lứa, điều cấm kị trong xã hội phong kiến đó sao:
Tường đồng ong bướm đi về mặc ai.
Huống gì trong ca dao, vườn đào, vườn lựu, vườn lê, ong bướm tất cả như đang giao hoà trong một sức sống trào dâng, mãnh liệt.
Và đến hai câu cuối cùng, cô gái như thầm thì, nhắn nhủ:
Tấm lòng em ở gương soi nào bằng.
Em trong sáng, tinh khiết hơn gương soi, tâm hồn em đây, đang chờ đợi, đang khao khát tình yêu, hạnh phúc. Cô gái như muôn bày tỏ, phân trần, như muốn người ấy hiểu cho cô, tin cô, tin ở tấm lòng trong sáng của cô. bài ca dao khép lại với hình ảnh tấm lòng em ở gương soi nào bằng. Không hiểu sao, đọc đến câu cuối này, bản thân em cũng muốn thanh minh cho cô gái, lời thề của cô đáng tin lắm chứ, bởi vì tâm hồn cô trong trắng biết nhường nào.
Bài ca dao ấy đã và sẽ sống mãi trong kho tàng văn học dân gian vô giá dân tộc ta. Muôn đời tình yêu đôi lứa chân thực, chân chính sẽ là một trong những tình cảm đẹp nhất của con người, cũng như cây đòi mãi mãi xanh tươi…
Từ khóa tìm kiếm
chim khôn kêu tiếng rảnh rang
chim khôn hót tiếng rảnh rang
Sự Tích Chim Sơn Ca
Chim Sơn Ca Xưa có một người trước khi đi xa từ biệt ba con gái, hỏi các con muốn lấy quà gì. Cô cả muốn lấy ngọc, cô thứ hai xin kim cương, cô út nói:
– Thưa bố, con chỉ thích được một con chim sơn ca vừa nhảy nhót vừa hót véo von.
Bố bảo:
– Được, nếu có thì bố sẽ mang về cho con.
Rồi bố hôn ba con ra đi.
Đến ngày về, ông bố mua được đủ ngọc và kim cương cho hai con lớn. Còn chim sơn ca nhảy nhót và hót véo von, thì ông tìm khắp nơi mà chẳng thấy. Ông lấy làm buồn lắm vì cô út là con cưng của ông. Ông đi qua một khu rừng trong đó có một tòa lâu đài lộng lẫy. Bên lâu đài có một cái cây. Tít trên ngọn cây, ông thấy một con chim sơn ca vừa nhảy vừa hót véo von.
Ông mừng quá kêu lên:
– Chà! Chú mày hiện ra thật đúng lúc.
Ông bèn gọi đầy tớ bảo trèo cây bắt chim. Nhưng khi ông vừa bước lại gần bỗng có một con sư tử nhảy chồm lên, quẫy người gầm, làm chuyển động cả cành lá. Sư tử hét lên:
– Ta sẽ ăn thịt đứa nào lấy trộm con chim sơn ca nhảy nhót hót véo von của ta.
Người bố thưa:
– Bẩm ông, tôi không biết là chim của ông. Ông cho tôi chuộc tội bằng vàng khối. Xin ông tha chết cho tôi.
Sư tử nói:
– Người muốn sống phải hứa về nhà gặp cái gì trước tiên phải làm cho ta cái đó làm của riêng. Nếu ngươi chịu thì ta tha chết mà lại tặng thêm con chim cho cô con gái cưng của ngươi nữa.
Người bố từ chối đáp:
– Nhỡ ra khi tôi về nhà gặp ngay con gái út tôi thì biết làm thế nào? Cháu yêu tôi lắm, bao giờ cũng chạy ra đón tôi.
Nhưng người đầy tớ sợ bảo:
– Thưa ông, có thể ông gặp đúng cô út, nhưng biết đâu lại chẳng gặp con mèo, con chó gì đó.
Người bố nghe xuôi tai, cầm lấy con chim sơn ca nhảy nhót, hót véo von, và hứa về nhà gặp gì trước tiên sẽ cho sư tử. Ông ta về tới nhà thì gặp ngay đúng con gái út cưng nhất. Cô ta chạy lại hôn bố, vuốt ve bố. Cô thấy bố mang về một con chim sơn ca nhảy nhót, hót véo von, thì mừng mừng rỡ.
Bố thì chẳng vui mừng chút nào, khóc lóc bảo con:
– Con yêu của bố ơi, bố mua cho con con chim nhỏ này bằng giá rất đắt. Bố đã phải hứa đem con cho một con sư tử. Nó mà được con là nó xé xác con ra ăn thịt mất.
Rồi ông kể lại đầu đuôi câu chuyện, bảo con chớ có đi, thôi thì cũng đành liều, muốn ra sao thì ra. Cô gái an ủi ông và nói:
– Bố yêu của con ơi, bố đã hứa thì phải làm. Bố để con đi đến chỗ ấy làm cho sư tử nguôi giận. Sau đó con sẽ trở về, không can gì đâu.
Sớm hôm sau, cô hỏi đường, từ biệt bố, ung dung đi vào rừng. Thật ra con sư tử là một ông hoàng bị phù phép, ban ngày thì bản thân và kẻ hầu người hạ đều là sư tử cả, đến đêm lại hiện nguyên hình người. Cô gái được tiếp đón rất niềm nở và đưa vào cung điện. Đêm đến, sư tử hiện thành một người rất đẹp. Lễ cưới tổ chức linh đình. Hai vợ chồng sống với nhau rất vui vẻ, ngày ngủ đêm thức.
Một hôm, chàng bảo:
– Mai ở nhà em có lễ cưới đấy. Chị cả lấy chồng. Nếu em thích đi thì để bảo bầy sư tử đưa đi.
Nàng thưa vâng vì cũng muốn về thăm bố luôn thể. Bầy sư tử đi theo nàng.
Ở nhà thấy nàng về thì mừng quá vì ai cũng tưởng là nàng đã bị sư tử xé xác ăn thịt từ lâu rồi. Nàng kể chuyện đã lấy được chồng đẹp ra sao, mọi việc đều tốt lành. Nàng ở lại nhà suốt thời gian cưới rồi lại về rừng.
Đến lúc chị hai đi lấy chồng, nàng lại được mời về dự lễ cưới bảo sư tử:
– Lần này em không muốn đi một mình. Chàng phải đi cùng em.
Sư tử đáp là như thế rất nguy vì nếu bị ánh sáng của đèn, lửa, chiếu phải thì chàng sẽ biến ngay ra chim bồ câu, bay suốt bảy năm trời ròng rã. Nàng bảo:
– Không sao chàng ạ. Chàng cứ đi với em. Em nhất quyết giữ cho chàng, tránh cho chàng khỏi bị bất kỳ ánh sáng gì chiếu phải.
Hai vợ chồng cùng ra đi, mang theo cả con nhỏ. Tới nơi, nàng cho làm cái buồng tường thật dày, ánh sáng không lọt vào được. Chàng phải ngồi trong đó, trong khi đèn nến đám cưới thắp lên ở ngoài. Nhưng cửa làm bằng gỗ tươi bị nứt một kẽ nhỏ, không ai biết. Đám cưới rất linh đình, ở nhà thờ về có nhiều đèn đuốc. Khi đi qua phòng, có một tia sáng nhỏ như sợi tóc lọt vào chiếu phải người hoàng tử. Hoàng tử biến hình liền. Vợ vào tìm chàng chẳng thấy, chỉ thấy một con chim bồ câu trắng. Chim bồ câu bảo nàng:
– Trong bảy năm ròng rã, anh sẽ phải bay đi khắp bốn phương trời. Cứ bảy bước anh sẽ nhả xuống một giọt máu đào và để rơi xuống một chiếc lông trắng để đánh giấu đường đi. Em cứ theo vết anh đi thì sẽ giải thoát được cho anh.
Nói rồi bồ câu bay ra cửa. Nàng đi theo vết chim. Cứ bảy bước lại có một giọt máu đào và một chiếc lông trắng rơi xuống chỉ đường. Nàng đi mãi khắp chân trời góc bể không ngoái cổ nhìn
quanh, không nghỉ ngơi. Bảy năm dài đằng đẵng sắp qua, nàng lấy làm mừng là sắp được giải thoát nhưng thật ra thì còn lâu. Rồi bỗng nàng không thấy lông và máu đào rơi xuống nữa. Nàng ngẩng lên nhìn thấy chim bồ câu đã biến mất. Nàng nghĩ bụng thiên hạ chắc không ai cứu giúp được mình, liền lên mặt trời hỏi:
– Mặt trời ơi, ánh mặt trời lọt vào các khe ngách, vượt mọi đỉnh cao, mặt trời có nhìn thấy con bồ câu trắng nào bay qua không?
Mặt trời đáp:
– Không, nàng ạ. Ta chẳng thấy chim bồ câu nào. Nhưng để ta cho nàng một cái hộp nhỏ, khi nào cần lắm hãy mở ra.
Nàng cảm tạ mặt trời rồi lại đi cho đến tối. Trăng lên, nàng hỏi:
– Trăng ơi trăng tỏ suốt đêm, trăng đi qua khắp đồng ruộng núi rừng, trăng có thấy con chim bồ câu trắng nào bay qua không?
Trăng đáp:
– Không, nàng ạ. Ta chẳng thấy chim bồ câu nào. Nhưng thôi để ta biếu nàng một quả trứng, khi nào cùng lắm hãy mở ra.
Nàng cảm ơn trăng, lại đi đến lúc gió đêm thổi. Nàng hỏi gió:
– Gió ơi, gió thổi khắp ngọn cây cành lá, gió có thấy con chim bồ câu trắng nào bay qua không?
Gió đêm đáp:
– Không, ta chẳng thấy con chim bồ câu nào. Nhưng để ta hỏi ba ngọn gió khác, may ra chúng có thấy chăng.
Gió đông và gió tây không thấy gì. Gió nam bảo:
– Ta có nhìn thấy chim bồ câu trắng bay về Hồng hải. Nó lại biến thành sư tử vì hạn bảy năm đã hết. Sư tử hiện đương đánh nhau với một con rồng, rồng đó là một nàng công chúa bị phù phép.
Gió đêm bèn bảo nàng:
Nàng lại đi và thấy mọi việc xảy ra đúng như lời gió đêm nói. Nàng đếm gốc sậy ở bờ bể, chặt lấy cây thứ mười một để đánh rồng. Sư tử quả là thắng rồng. Lập tức cả sư tử và rồng đều lại hiện nguyên hình người. Nhưng công chúa vừa mới được giải khỏi phù phép, biến từ rồng thành người liền nắm tay Hoàng tử kéo lên cưỡi chim ưng cùng đi mất.
Tội nghiệp cô gái tha phương lại bị bỏ rơi. Nàng ngồi khóc. Mãi sau nàng mới lấy lại can đảm và nghĩ bụng:
– Gió đưa đến đâu, ta đi đến đấy, gà còn gáy ta còn đi, đi cho đến lúc tìm thấy chàng.
Rồi nàng đi mãi, đi mãi đến tòa lâu đài là nơi Hoàng tử và công chúa ở. Tới nơi nàng nghe nói là sắp tổ chức lễ cưới hai người. Nàng liền mở hộp của mặt trời cho: trong hộp có một cái áo sáng như mặt trời. Nàng lấy áo ra mặc rồi đi vào lâu đài. Tất cả mọi người kể cả
cô dâu đều trố mắt ra nhìn. Cô dâu thích chiếc áo quá, mong sao lấy được làm áo cưới. Cô dâu hỏi nàng có bán áo không.
Nàng trả lời:
– Tôi không bàn áo lấy tiền bạc, chỉ đổi lấy xương thịt thôi.
Cô dâu hỏi ý nàng định nói gì. Nàng đáp:
– Tôi xin ngủ một đêm trong phòng chú rể.
Cô dâu không muốn thế, nhưng lại thích chiếc áo. Cô cũng thuận, nhưng bắt người hầu cẩn thận cho Hoàng tử uống thuốc ngủ. Đêm đến, chàng đã ngủ, người ta dẫn nàng vào phòng. Nàng ngồi bên giường bảo:
– Em theo chàng đã bảy năm tròn, em đã đi tìm mặt trời, mặt trăng và bốn ngọn gió để hỏi tin chàng, em đã giúp chàng thắng được con rồng, chàng nỡ lòng nào lại quên em?
Hoàng tử ngủ say, chỉ cảm thấy như có tiếng gió rì rào bên ngoài trong đám lá thông.
Đến sáng, người ta dẫn nàng ra khỏi phòng. Thế là nàng mất không chiếc áo vàng. Mất công vô ích, nàng ra cánh đồng cỏ ngồi khóc. Nàng chợt nhớ đến quả trứng của mặt trăng cho. Nàng đập trứng ra thì thấy một con gà mái ấp và mười hai con gà con tuyền bằng vàng, chạy tung tăng kêu chiếp chiếp, rồi lại rúc vào cánh mẹ, nom thật đẹp. Nàng liền đứng dậy xua gà đến cánh đồng cỏ cho đến lúc cô dâu nhìn qua cửa sổ thấy đàn gà con thích quá, xuống hỏi mua. Nàng đáp:
– Tôi không bán gà lấy tiền bạc, chỉ đổi lấy xương thịt thôi. Tôi xin ngủ trong buồng chú rể một đêm.
Cô dâu đồng ý, lại định đánh lừa nàng như tối hôm trước. Nhưng khi Hoàng tử đi nằm thì chàng hỏi người hầu xem tiếng rì rào đêm trước là gì. Người hầu kể lại hết: hắn phải cho chàng uống thuốc ngủ vì có một cô gái đáng thương đã lén vào ngủ trong phòng và đêm nay hắn sẽ lại phải cho chàng uống thuốc ngủ nữa. Hoàng tử bảo:
– Ngươi hãy đổ thuốc ngủ xuống bên giường ta.
Đến đêm, người ta lại dẫn nàng vào phòng chàng. Nàng vừa bắt đầu kể lại cuộc tình duyên đau khổ thì chàng nhận ra ngay tiếng nói của người vợ hiền. Chàng ngồi nhỏm dậy kêu lên:
– Bây giờ anh mới thật được giải khỏi phù phép. Anh đã sống như trong giấc mơ vì công chúa kia phù phép anh để anh quên nàng.
Đến đêm, chàng và nàng lén ra khỏi lâu đài vì họ sợ bố công chúa là một người phù thủy. Hai vợ chồng cưỡi chim ưng, vượt bể Hồng hải, tới quãng giữa thì nàng thả hạt dẻ xuống. Một cây dẻ lớn liền mọc lên làm chỗ đậu nghỉ ngơi cho chim. Chim đưa họ về nhà, họ lại gặp con, con đã khôn lớn đẹp đẽ. Họ sống với nhau sung sướng cho đến khi chết.
Sự Tích Chim Khướu Bạc Đầu, Đọc Bài Sự Tích Chim Khướu Bạc Đầu Mới Nhất
Để có thể nuôi được các con sống sót, ông bố và bà mẹ đã phải lần lượt đi vay mượn thóc gạo xoay vòng khắp cả bản. Và họ hứa rằng, đến bao giờ các con đủ lớn thì sẽ cho chúng nó đến ở đợ, làm thuê để trả nợ cho mọi người.
Rồi thời gian lần hồi trôi qua, những đứa con lớn lên theo ngày tháng và rồi từng đứa cứ thế phải đi ở đợ, làm thuê cho nhà người để trả nợ. Nhưng trong khi những món nợ chồng chất vẫn chưa trả hết được thì ông bố lại bị lâm trọng bệnh rồi mất. Bà mẹ dường như không còn chịu đựng được nữa, tinh thần suy sụp rồi đâm ra ốm nằm liệt. Cảnh tình gia đình đã khốn khổ nay lại càng thêm muôn phần khốn khổ.
Không còn cách nào khác, người con trai cả mới bàn với mẹ rằng hãy đem bán đứa em gái út cho nhà tạo, để lấy tiền bạc đem về mua thuốc thang chữa trị bệnh cho mẹ.
Bà mẹ ứa nước mắt, bảo:
– Con là anh trai cả, từ nay hãy thay mẹ cố gắng đứng ra gánh vác mọi công việc trong nhà. Cho dù gặp phải cảnh khốn khổ, khốn nạn đến mấy cũng không được bán em. Mẹ đã già rồi, có chết cũng chẳng sao, không cần phải lo lắng thuốc thang chữa trị cho mẹ nữa.
Người con trai cả không chịu, anh tìm cách nhắn các em về để cùng bàn cách kiếm tiền mua thuốc đem về chữa trị bệnh cứu mẹ.
Nhưng cảnh ở đợ, mỗi đứa một nơi phụ thuộc vào nhà chủ, vì thế người anh không gặp được đủ mặt tất cả, mà chỉ gặp được mỗi đứa em thứ hai.
Người anh cả nói với em trai:
– Anh đã quyết định bán thân cho tạo mường để lấy tiền mua thuốc chữa trị bệnh cứu mẹ rồi. Vậy từ nay, mọi việc lớn nhỏ ở trong nhà anh giao cho em đứng ra lo liệu.
Nói là làm, người anh cả đi đến nhà tạo bán thân và được trả cho một nén bạc. Người em thứ hai liền đem số bạc đó đi mua thuốc về chữa trị bệnh cho mẹ. Mua được thuốc về, mười đứa con đều thầm hy vọng rằng rồi mẹ sẽ mau chóng khỏi bệnh, và cho dù mẹ không còn làm được công việc gì nữa nhưng cũng vẫn sẽ là chỗ dựa tinh thần cho họ. Tuy nhiên, một nén bạc đã không thể cứu được người mẹ xấu số. Chỉ được vài ngày sau đấy, bà mẹ đã tắt thở, khuất núi quy tiên theo chồng.
Mẹ mất, nên tất cả mười anh em đều có mặt đầy đủ để lo liệu ma chay. Những đứa con tội nghiệp, người nào cũng mang một vòng khăn trắng được quấn cao vượt hẳn lên trên đỉnh đầu để chịu tang. Nghĩ tủi phận nghèo, cha mẹ chết đi mà mắt nhắm không được yên bởi món nợ vẫn còn để lại cho con cái, nên những đứa con cứ thế ôm lấy nhau mà khóc lóc thảm thiết. Họ khóc mãi, khóc mãi cho tới khi thân xác gầy rạc, tàn tạ, lả đi rồi chết, mang theo cả nợ vào trong đất (pạ nỉ khảu đin). Sau khi chết đi rồi, mười anh em nhà họ hoá thành loài nôộc khộ hô hó (chim khướu đầu bạc), con nào con nấy đều có một chòm lông trắng dựng ở trên đỉnh đầu. Người ta bảo, chòm lông trắng đó chính là do chim khướu đầu bạc ở kiếp trước chết mà vẫn chưa trả hết nợ nên kiếp này phải mang theo.
Và vì cùng chung là anh em ruột thịt một nhà, nên loài chim khướu đầu bạc này luôn quấn quít bên nhau, không bao giờ bay lẻ loi từng con. Chúng bay đi đến đâu kéo theo cả bầy đàn đến đó. Cho nên vào tầm khoảng tháng mười một, mười hai, là khi chim khướu kéo nhau bay ra đồng, người ta đi đánh bẫy thì thường đánh bẫy được cả đàn là vậy.
Bài Văn Mẫu Tả Đôi Chim Sơn Ca
Đề bài: Tả đôi chim sơn ca
Phần 1: Dàn ý Tả đôi chim sơn ca
Phần 2: Bài văn mẫu Tả đôi chim sơn ca
Chim sơn ca được mệnh danh là một trong những loài chim có tiếng hót hay nhất, có lẽ vì thế mà những bạn hát hay thường được cô giáo khen là những chú chim sơn ca. Nghe thấy tiếng hót trong trẻo trong vườn, em ra nhìn mới thấy đó là một đôi chim sơn ca.
Chim sơn ca có thân hình nhỏ, kích thước bé như những con chim sẻ thường thấy trên cánh đồng, tuy nhiên sơn ca có mỏ hình chóp dài hơn, chân nhỏ và dài hơn chim sẻ, đôi chân chim sẻ có thể bay chuyền cành còn chim sơn ca thường bay và đi lại trên mặt đất nhiều hơn, chúng khó giữ được thăng bằng khi đậu trên cành cây. Bộ lông chim sơn ca không sặc sỡ mà lại tối màu với màu nâu hung hay nâu vàng xỉn màu, lông phần ngực có màu nâu nhạt. Đôi chim sơn ca đang cùng nhau tìm kiếm thức ăn rất tình cảm, thi thoảng lại bay lên vài vòng hót líu lo rồi lại sà xuống đi bộ thong dong dưới mặt đất, nhìn chúng, em không thể phân biệt đâu là con mái đâu là con trống bởi chúng khá giống nhau, chỉ nghe mọi người nói chim trống sẽ là con có tiếng hót trong trẻo và hay hơn.
Phải nói rằng, ai ai cũng yêu quý loài chim sơn ca bởi chúng không chỉ nhỏ nhắn, xinh xắn mà còn mang tiếng hót làm đẹp cho cuộc đời.
Thật may mắn và thích thú khi em được tận mắt nhìn thấy một đôi chim sơn ca ngay trong chính khu vườn nhà mình.
Đôi chim nhỏ bé, bay nhanh thoăn thoắt và hót líu lo trong vườn khiến em nhìn mãi mới nhận ra là chim sơn ca. Bởi sơn ca gần giống với chim sẻ, dáng nhỏ nhắn và màu lông nâu hung màu cỏ úa, trên đầu chim sơn ca còn có một chỏm lông giống như cái mào, đây chính là điểm khác biệt so với chim sẻ. Con trống có lẽ là con có đầu và ức to hơn con cái, tiếng hót cũng trong trẻo lảnh lót và hót hay hơn, nó đang cố thể hiện giọng ca của mình để quyến rũ con mái nhưng con mái lại đang mải tìm kiếm thức ăn, không hề để ý tới. Đôi chân dài, ngón chân nhỏ trông thật mỏng manh nhưng nhìn chúng đi rất chắc chắn, những ngón chân dài khiến chúng không thể đậu trên cành cây hay dây điện như một số loài chim khác. Chiếc mỏ hình chóp dài giúp chúng bắt con mồi rất chính xác, đôi mắt đen và to chắc chắn rất tinh tường để nhìn thấy những con mối, kiến nhỏ trong đống lá hay dưới tán cây. Tiếng hót của đôi chim nghe rất hay, vang vọng cả khu vườn, có lẽ vì thế mà nhiều người đã chọn loài chim này nuôi làm chim cảnh để mang lại cho người nghe những bản hòa ca vui tai.
Em yêu lắm loài chim sơn ca, nhất là đôi chim sơn ca trong vườn nhà em!
Trong vườn nhà em mới phát hiện ra một tổ chim nhỏ trên cây bưởi, bố em nói đó là tổ của chim sơn ca, sau một khoảng thời gian ngồi chờ đợi, cuối cùng em đã được tận mắt nhìn thấy chim sơn ca.
Loài chim này có hình dáng nhỏ bé, bộ lông màu nâu xám pha chút màu hung hung của cỏ úa, phần lông cánh và đầu sẫm hơn, đuôi màu nâu bóng còn phần ức màu nâu nhạt pha màu trắng. Đôi chim bay rất nhanh, vừa bay vừa chao liệng và hót líu lo, tiếng hót nghe rất trong trẻo, cao vút và lảnh lót, đó như là tiếng cảnh báo cho đối phương canh chừng để bay vào tổ. Đôi chân dài, ngón chân nhỏ và khẳng khiu được bao bọc bởi một lớp vảy mỏng hình vảy cá, chúng không chuyền hay đậu trên cành cây như những loài chim khác mà đi lại dưới mặt đất. Khi vào gần tổ, một con chim đứng ở ngoài còn một con mang mồi vào mớm cho chim non ăn, chiếc mỏ dài hình chóp của nó cắp một con côn trùng nhỏ từ từ thả vào miệng chim non.
Đôi chim sơn ca này quả là những ông bố bà mẹ mẫu mực, yêu thương con của mình. Chứng kiến đôi chim sơn ca cẩn thận, tỉ mỉ chăm sóc con cái, em lại càng thêm yêu quý, trân trọng chúng hơn.
https://thuthuat.taimienphi.vn/ta-doi-chim-son-ca-46383n.aspx
Bạn đang đọc nội dung bài viết Phân Tích Bài Ca Dao “Chim Khôn Kêu Tiếng Rảnh Rang…” trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!