Đề Xuất 3/2023 # Phát Triển Nuôi Chim Yến # Top 4 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 3/2023 # Phát Triển Nuôi Chim Yến # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Phát Triển Nuôi Chim Yến mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

N uôi chim yến đang được xem là nghề “hái lộc trời” ở nhiều nơi có biển trên toàn quốc. Vì vậy, gần đây tại các huyện ven biển tỉnh ta, nhiều hộ dân đã học tập, đầu tư xây nhà nuôi chim yến. Đây là mô hình kinh tế mới có xu hướng phát triển nhanh bởi chỉ trong gần 2 năm đã có hàng chục nhà yến được xây mới và đang tiếp tục mở rộng. Hiệu quả kinh tế bước đầu đã được khẳng định ở một vài hộ nuôi. Tuy nhiên khó khăn cũng rất nhiều. Để nghề nuôi chim yến phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo an toàn môi trường, dịch bệnh còn nhiều vấn đề phải sớm thực hiện.

Anh Đinh Văn Thuận, xã Hải Đông (Hải Hậu) kiểm tra kỹ thuật âm thanh nhà yến.

Tuy mới hơn 1 năm, nhưng thành công bước đầu của những nhà yến đầu tiên và rất nhiều nhà nuôi yến khác ở các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Ý Yên, Mỹ Lộc đang xây dựng và bắt đầu đi vào hoạt động đã khẳng định nuôi chim yến là hướng đầu tư đúng, có thể mở ra triển vọng phát triển trên địa bàn tỉnh cũng như ở miền Bắc.

Những vấn đề đặt ra

Hiệu quả kinh tế cao, chỉ phải đầu tư một lần, không mất công chăm sóc hàng ngày nhưng để nuôi chim yến ngoài vốn đầu tư lớn còn đòi hỏi những yêu cầu khắt khe về kỹ thuật và thời gian chờ đợi thu hoạch tương đối lâu. Theo anh Đinh Văn Thuận, xã Hải Đông: Xây nhà nuôi yến thực chất là tạo vị trí cho chim yến làm tổ, trú chân chứ không tham gia được vào quy trình cho ăn hay nhân giống như những đối tượng nuôi khác. Do đó, nhà yến phải được đặt ở vị trí có nguồn thức ăn tự nhiên, xa khu công nghiệp để tránh ảnh hưởng khói bụi, hóa chất, tiếng ồn… Để đầu tư nhà yến ngoài mặt bằng chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị kỹ thuật thì vốn tối thiểu cũng trên 1 tỷ đồng. Theo đó, hầu hết các nhà yến được thiết kế sử dụng thiết bị công nghệ Indonexia, Malaixia với những yêu cầu kỹ thuật cao như: Tường nhà nuôi yến phải xây 2 lớp gạch, ở giữa lót một lớp xốp chuyên dụng để cách âm, cách nhiệt, chủ động điều chỉnh ánh sáng, đảm bảo ổn định nhiệt độ và độ ẩm trong 24/24 giờ hàng ngày với nhiệt độ từ 26-31 0 C, độ ẩm từ 74-85%… Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định việc thu hút yến vì nếu độ ẩm dưới 74% thì độ bám dính kém, nền tổ yến bị bong tróc, yến không làm tổ. Hơn nữa, nhà yến khu vực miền Bắc còn phải chi phí tốn kém hơn các vùng khác trong cả nước do có mùa đông lạnh nên phải gia cố thêm hệ thống máy điều hòa không khí sưởi ấm và một nhà côn trùng tạo thức ăn cho chim yến khi thời tiết rét đậm, rét hại. Tuy nhiên không tránh khỏi trường hợp rét đậm, rét hại kéo dài quá 1 tuần sẽ ảnh hưởng lớn tới số lượng và chất lượng đàn yến. Thậm chí, nhiều nhà yến ở các tỉnh lân cận đã giảm đến 80% số lượng chim yến sau mỗi mùa đông khắc nghiệt. Ngoài ra trong quá trình nuôi chim cũng cần đặc biệt quan tâm việc phòng thiên địch (rắn, chuột, chim cắt, chim cú) bảo vệ đàn yến. Đây là những khó khăn cơ bản cần lưu ý để tránh thiệt hại quá lớn khi đầu tư. Ngoài ra công tác quản lý đối với hoạt động này cũng cần được quan tâm. Đây là mô hình kinh tế mới phát triển tự phát nên người nuôi mới chỉ thông báo việc xây dựng nhà nuôi với chính quyền địa phương, còn những quy định chi tiết về số lượng chim yến làm tổ cũng như những ảnh hưởng về dịch bệnh, môi trường sống khu vực lân cận thì cả người nuôi và cơ quan quản lý đều chưa kiểm soát được.

Nuôi chim yến là một nghề mới có cơ hội cho phát triển kinh tế hộ ở nông thôn song kèm theo đó là những thách thức không nhỏ. Qua nắm bắt tình hình thực tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tiến hành nghiên cứu, rà soát, lập quy hoạch khu vực nuôi chim yến để tránh việc phát triển nhà yến tràn lan, tập trung bầy đàn lớn làm ảnh hưởng đến môi trường và các vùng sản xuất khác. Yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện các quy trình quản lý, cấp phép nhà yến cũng như công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đăng ký tiêu chuẩn chất lượng cho tổ yến và các sản phẩm chế biến từ tổ yến. Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, các huyện, thành phố, các ngành chức năng đang tiến hành nghiên cứu, rà soát các vị trí có lợi thế phù hợp với nghề nuôi yến của địa phương để quy hoạch vùng nuôi; rà soát, thống kê và kiểm soát các hộ xây nhà nuôi yến trên địa bàn; yêu cầu các hộ đã xây nhà nuôi yến phải thực hiện khai báo với chính quyền địa phương, làm thủ tục đăng ký chăn nuôi với ngành chức năng và tuân thủ những yêu cầu về đảm bảo vệ môi trường, quản lý chất thải của chim yến cũng như tiếng ồn do thiết bị gọi yến gây ra, tránh ảnh hưởng tới các hộ dân sinh sống xung quanh./.

Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Nghề Nuôi Chim Yến

TIN ĐỌC NHIỀU

TIN MỚI NHẬN

(Chinhphu.vn) – Nghề nuôi chim yến một số nơi mang lại giá trị kinh tế cao, tuy nhiên việc phát triển tự phát, chưa có quy hoạch vùng nuôi khiến nghề này chưa thực sự ổn định.

Việt Nam hiện có khoảng 2.500 nhà nuôi yến – Ảnh: VGP/Nguyễn Dũng

Theo thông tin mới đây từCục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), hiện, nghề nuôi chim yến phát triển khá mạnh ở các nước Đông Nam Á, trong đó, Indonesia sản lượng tổ yến chiếm 60% (150.000 nhà yến); 4 nước Việt Nam, Philippines, Campuchia, Myanmar chiếm 13%.

Theo ước tính của các chuyên gia, năm 2019, sản lượng tổ yến (yến sào) của Việt Nam khoảng 150 tấn (trên 400 triệu USD). Thị trường nhập khẩu chính là Hong Kong, Trung Quốc, cộng đồng người Hoa ở Mỹ, Australia, New Zealand.

Tại Việt Nam hiện nay có 42/63 tỉnh, thành phố có nuôi chim yến, năm 2019 có khoảng 11.750 nhà yến, tỉnh có số lượng nhà yến lớn nhất là Kiên Giang (2.500 nhà yến tính đến năm 2020).

Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, nghề nuôi chim yến đã mang lại nguồn thu lớn cho xã hội, nhưng cũng gây ra nhiều hệ lụy về kinh tế, xã hội trong thời gian qua. Đó là sự phát triển nhà yến một cách tự phát, chưa có quy hoạch vùng nuôi, chưa có các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong xây dựng và vận hành nhà yến nên hiệu quả kinh tế trong đầu tư nuôi yến chưa cao và chưa ổn định.

Kết quả thống kê ban đầu cho thấy, hiệu quả đầu tư nhà yến tại Việt Nam khá thấp, không quá 10% nhà yến đầu tư có hiệu quả cao, chỉ 20% có hiệu quả.

Nhiều khu vực phù hợp với nghề nuôi yến (Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên) thì số lượng nhà nuôi yến lại tăng quá nhanh, dẫn đến nguồn thức ăn của chim yến bị khan hiếm, hiệu quả sinh sản giảm, quần đàn tăng chậm. Sản phẩm tổ yến có giá trị rất cao nhưng chưa quản lý được chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chất lượng tổ yến có sự khác nhau giữa các vùng.

Người dân tại các địa phương vẫn không ngừng xây dựng nhà nuôi yến với các kiểu nhà khác nhau, cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương cũng khá lúng túng trong việc quy hoạch, quản lý vì chưa có cơ sở khoa học về nhà yến.

“Vấn đề cấp bách đặt ra cho ngành yến là cần có bức tranh tổng thể của ngành, nghiên cứu một số đặc điểm chính của chim yến, quản lý được chủ nhà yến, nhà yến theo mã định danh, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm tổ yến phục vụ cho xuất khẩu, chế biến sâu tổ yến để tăng giá trị sản phẩm”, ông Trọng nói.

Xây dựng mã định danh từng nhà nuôi yến

Nhìn thấy cơ hội phát triển và dấu hiệu tự phát trong sản xuất khiến hiệu quả kinh tế chưa cao, Bộ NN&PTNT vừa có Công văn số 9301/BNN-CN do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến ký gửi Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất đề tài độc lập cấp quốc gia: Nghiên cứu thực trạng và xây dựng giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi chim yến phục vụ xuất khẩu.

Đề tài nhằm đánh giá hiện trạng nghề nuôi yến nhà và hiệu quả đầu tư khai thác tổ yến ở Việt Nam; xác định được một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của chim yến nhà tại Việt Nam. Chất lượng tổ yến của Việt Nam; đưa ra các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu đối với nhà nuôi yến, môi trường thuận lợi cho yến sinh sống, dinh dưỡng thức ăn cho yến.

Đặc biệt, tập trung xây dựng được mã định danh cho chủ nhà yến, nhà yến, quản lý nhà yến bằng công nghệ thông tin, liên kết theo chuỗi sản phẩm, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm phục vụ xuất khẩu.

Ông Trọng hy vọng kết quả đề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học rất quan trọng về chim yến, tổ yến, nghề nuôi yến và đặc biệt là xây dựng được các giải pháp đồng bộ để phát triển bền vững nguồn lợi yến sào tại Việt Nam, phục vụ xuất khẩu tăng giá trị sản phẩm.

Các nhà quản lý tài nguyên yến sào sẽ có cơ sở khoa học đầy đủ hơn trong việc hoạch định các chính sách về quy hoạch và quản lý nghề nuôi chim yến; các tổ chức, cá nhân sẽ có thêm những dữ liệu khoa học cần thiết để đầu tư xây dựng nhà nuôi yến cũng như khai thác và tiêu thụ tổ yến đạt hiệu quả kinh tế cao.

Đỗ Hương

La Bàn Chim Yến Phát Triển Chu Kỳ 12 Tháng

Nhiều dư luận, nhiều gạch đá từ mọi diễn đàn anh em trong cộng đồng nuôi yến Việt Nam (từ Facebook cho đến Youtube) đến với tôi. Nhờ vậy, tôi đã học rất nhiều thứ. Tôi vẫn quyết tâm cho ra là bàn chim yến phần 2. Lần này, tôi cũng cảm ơn nhiều anh em thiện chí đóng góp thêm để tôi có thể chỉnh sửa lại các chu kỳ.

Hoài nghi sẽ bắt đầu ở mỗi người sẽ khác nhau là điều không tránh khỏi. Sơ đồ 12 tháng sẽ giúp mọi người cập nhật liên tục thời gian nào chim yến sinh sản, thời gian nào chim yến ra ràng, … ở nơi đó. Tôi đa chỉnh lại theo ý kiến của một số anh em trong hội những người nuôi chim yến, anh em có thể lấy về xem hoặc chỉnh lại theo ý a e muốn.

Sơ đồ là bàn lấy tổ chim yến Bình Phước – Năm 2020

Ảnh la bàn chim yến trên được chỉnh cho vùng Tây Ninh, Đồng Nai – Lương Tiến Đạt

Sở đồ chu kỳ sinh trưởng chim yến 2017

Nguyễn Leo : Tháng này là tháng 9 nhà e khoảng 150 tổ lên kiểm tra thì 1 nửa có trứng 1 nửa có chim non không biết đường mà lần,tháng 9 thì mưa còn chỗ e nắng nóng muốn ngộp thở

Chu Đức Lưu : Mình có 2 nhà cùng một vùng, một nhà giống như của bạn, còn một nhà thì trong tháng 9 này là thu hoạch hết đợt luôn. Từ kinh nghiệm thực tế, mình thấy: chỉ trong cùng một vùng như nhau, nhưng thời gian thu hoạch tổ các nhà Yến vẫn khác nhau. Ví dụ: có lúc chim mới ra ràng, chủ nhà chưa kịp lấy tổ, thì chim bố mẹ đã sinh sản ngay vào tổ đó, chim không mất công làm tổ nữa, thì thời gian sinh sản nó sẽ khác đi.

Lương Tiến Đạt : Vùng Tây Ninh Đồng Nai trễ hơn 1 tháng với lịch sơ đồ la bàn 2017

Duy Khiêm Tuy Hoà : Miền trung ko phù hợp sơ đồ là bản phát triển la bàn năm 2017. Cái này chỉ phù hợp trước đây 2 năm…giờ các vùng đều trễ hết.. 1,2 tháng

…..

Nếu thông tin có gì sai sót thì mọi người có thể bỏ qua cập nhật sơ đồ phát triển cho nhà nuôi yến của mình. Việc này giúp những người đi sau có xây nhà yến biết tìm hiểu đầu tư, học hỏi kiến thức nghề nguồi yến

Cách Nuôi Chim Chích Chòe Lửa Hót Hay Thánh Thót Và Phát Triển Tốt

Để sở hữu một chú chim chích chòe lửa hót hay là điều mà rất nhiều người mong muốn. Ngoài do thiên phú về giọng hót và bộ lông, thì tiếng hót của chim có thánh thót hay không lại phụ thuộc yếu tố của chính người nuôi dưỡng, chăm sóc. Bài viết này sẽ chia sẻ những đặc điểm của loài chim này cũng như kỹ thuật nuôi đúng chuẩn nhất để chim chích chòe phát triển tốt và hót hay.

Chim chích chòe là gì?

Chim chích chòe là một loại chim cảnh không chỉ có giọng hót hay mà còn sở hữu dáng đẹp, điệu bộ trang nhã:

– Về lông chim có ba màu lông như sau: Màu đen, màu trắng và màu nâu sẫm.

– Sở hữu giọng hót vô cùng thu hút, gồm có ba âm chính trong giọng của chim là âm thổ, âm đồng, âm kim. Một chú chim hót giọng to hay nhỏ, trầm hay thanh là do trời phú, bạn chỉ có thể sửa giọng khàn sang giọng thanh mà thôi.

Lưu ý: Một chú chim chích chòe hót hay hay hót dở còn phụ thuộc nhiều vào cách chăm sóc từ chủ nhân như nguồn thức ăn, phương pháp chăm sóc, luyện tập…

Cách phân biệt chim chích chòe than trống và mái

Có nhiều cách để giúp phân biệt chim chích chờ than trống và mái, bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:

– Lông ngực và lông trên đầu: Chim trống thì lông có màu đỏ đậm, khi thay lông sẽ cho lông màu đen nhiều và đậm có ánh tuyển khá bắt mắt. Còn với chim chích chòe than mái thì lông sẽ có màu nhạt hơn.

– Hình dáng của chim: Chim trống thường có thân hình to, chân cao và to, móng dài, râu cũng dài và đâm ra phía trước gần như xuôi theo mỏ,… Con mái thì thân hình bé hơn và đầu nhỏ.

Cách nuôi chim chích chòe lửa hót hay thánh thót và phát triển tốt

Với những yếu tố sau đây bạn cần tham khảo thực hiện để giúp chim chích chòe lửa hót hay, giúp tiếng chim chích chòe lửa mái hót thánh thót mà còn phát triển tốt nhất:

– Chọn lồng nuôi chim chích chòe lửa

Để giúp những chú chim chích chòe lửa hót hay (chim chích chòe than hót giọng rừng hay) cần hết sức lưu ý về lồng nuôi. Lồng chim có nhiều loại để lựa chọn như sau:

Lồng bình dân: Mua ở ngoài chợ với giá khoảng vài chục nghìn.

Lồng đặt: Với giá thường sẽ đắt hơn, khoảng vài trăm.

Lồng ngoại: Loại lồng này có giá đắt, đến cả vài triệu, được trạm trổ vô cùng cẩn thận và cầu kỳ.

Yêu cầu khi chọn lồng nuôi như sau:

Chim ngắn đuôi: Dùng lồng từ 64 – 68 nan.

Chim dài đuôi: Dùng lồng từ 72 – 80 nan.

Cóng ăn cóng uống của chim nên dùng theo bộ, là 2 hoặc 4 cái cùng loại với nhau. Cóng làm bằng sành sứ, có hoa văn sắc sảo, màu sắc bắt mắt.

– Cách chọn chim chích chòe lửa theo vóc dáng, điệu bộ

Về vóc dáng của chim chích chòe lửa đẹp

Là chim ngũ trường: Tức là chúng có 5 phần đầu, mỏ, chân, mình, đuôi đều dài.

Chọn chim thon mỏ, nhỏ đầu: Chim có đầu nhỏ sẽ nhanh nhẹn. Phần mỏ thon, không bị cong quặp như mỏ diều hâu thì vừa hát hay vừa đá giỏi.

Chim mới thay lông có bộ lông mượt, lông sẽ ép sát vào mình trong rất thon gọn, đẹp. Phần lông cánh và lông đuôi không bị gãy. Đuôi to bản.

Về điệu bộ của chim chích chòe lửa tốt

Khi đứng hót, chim ngẩng cao đầu, tự tin. Hai chân đứng thẳng, dạng chân ra.

Chim đánh đuôi con vật khác mạnh bạo, tiếng đánh đuôi kêu khá đanh thép.

Khi chúng bị nhốt trong lồng không bay loạn xạ như các loại chim bổi, chim nhát.

Không ngủ hoặc đứng trên cóng. Không đứng mãi một chỗ ở trên cầu.

– Lưu ý về thức ăn bổ sung cho chim chích chòe lửa

Chích chòe lửa là loại chim khá dễ nuôi, ăn ít, số lượng thức ăn trong ngày không nhiều với nguồn thức ăn từ đạm động vật chỉ một nửa. Nguồn thức ăn chủ yếu nên bổ sung cho chim như sau:

Thức ăn có chất đạm: Trứng kiến, cào cào, sâu tươi, sâu non, sâu khô, trứng gà, trứng vịt, dế, giun đất, nhộng tằm, thịt tươi, tôm tép nhỏ.

Bột đậu phộng trộn trứng khá hợp lý.

Cũng có thể cho ăn thêm bột sò, bột thịt, bột cá, bột ruốc, gạo lứt, bột dinh dưỡng trẻ em.

Thức ăn bổ sung để chim chích chòe lửa hót hay

– Cách tập cho chim chích chòe lửa non hót hay

Đối với những chú chim chích chòe non muốn hót hay cần được tập luyện và học theo những âm thanh xung quanh, hoặc học từ những chú chim thuần thục. Vì thế, khi chim non đến tháng thứ 5 – 6 thì bạn nên đem chim ra các điểm tập hót để luyện giọng cho chim. Tuy nhiên khi đem chim đi dượt thì chúng phải khá căng lửa và được thay lông xong.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Phát Triển Nuôi Chim Yến trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!