Cập nhật nội dung chi tiết về Qui Khuyen Hoc Ninh Hoa mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
S Ư U T Ầ M
BIÊN KHẢO
Thú chơi chim chào mào
Nha Trang hiện có tới hàng chục cửa hàng kinh doanh chim cảnh, nhiều hội quán, tụ điểm hội tụ nhiều nghệ nhân chơi chim. Chơi chim cảnh hiện nay, phổ biến nhất là chào mào…
Thời của chim chào mào
Được tạo hóa tô điểm bằng những nét độc đáo, với hai chấm son đỏ thắm dưới hai khóe mắt, hai dải cườm đen đậm như chiếc khăn vắt qua cổ, xõa xuống trước ngực, chóp mào nhọn cao vút trên đỉnh đầu luôn hướng về phía trước… chim chào mào toát lên một phong thái uy nghi hùng dũng như “bậc quân vương” giữa muôn loài chim cảnh. Ngoài tướng dáng đẹp, loài chim này còn sở hữu giọng hót rất nhiều âm tiết và giàu giọng điệu đã chinh phục niềm đam mê của nhiều người có thú chơi chim cảnh.
Theo ông Nguyễn Văn Quang – Trưởng bộ môn Chim cảnh – Hội Sinh vật cảnh Khánh Hòa, Chủ tịch Hội Chim chào mào Nha Trang, trước đây giới chơi chim cảnh ở Nha Trang chủ yếu chơi các loài chim như: Họa mi, sơn ca, chích chòe than, chích chòe lửa, vành khuyên… nhưng không trở thành trào lưu phổ biến như chơi chim chào mào những năm gần đây, nhất là thời điểm hiện nay. “Chim chào mào rất dễ nuôi. Ngoại trừ những chú chim có nết chơi đẳng cấp, hay có màu lông khác lạ có giá từ hàng chục triệu đồng cho đến vài trăm triệu đồng, nhìn chung đây là loài chim cảnh rất bình dân, chỉ khoảng vài trăm nghìn đồng là có thể sở hữu một chú chim chào mào. Vì thế, loài chim này ngày càng được nhiều người chơi lựa chọn”, ông Quang cho biết.
Hội thi chim chào mào chào xuân Giáp Ngọ vừa qua.
Hiện nay TP. Nha Trang đã hình thành hơn 20 hội quán, thu hút rất đông nghệ nhân chơi chào mào không chỉ ở Nha Trang mà còn đến từ các địa phương khác trong tỉnh.
Nét văn hóa đẹp
Tại các hội quán chim chào mào lớn ở Nha Trang như: A. Du (phường Vĩnh Trường), Việt Cường (phường Phước Hải), Cầu Đá (phường Vĩnh Nguyên), Phong Lan Trẻ (phường Lộc Thọ), Thiên Nhiên (xã Vĩnh Thái), Yến Phi (Công viên Yến Phi)… vào những ngày cuối tuần luôn thu hút rất nhiều nghệ nhân mang chim chào mào đến thi đấu và giao lưu. Anh Út, chủ hội quán chim chào mào Yến Phi chia sẻ: “Hơn chục năm nay, vào mỗi buổi sáng (trừ lúc mưa), tôi đều mang chim chào mào đến đây chơi và bán cà phê phục vụ những người cùng đam mê thú chơi tao nhã này. Ngoài mục đích tập dượt cho chim, đây cũng là nơi để những người cùng chung sở thích gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm nuôi chim và mang đến cho họ nhiều cảm xúc thú vị trong thú chơi của mình”.
Không chỉ vậy, để thu hút khách cũng như tạo thêm không khí sôi nổi ở nơi gặp gỡ, giao lưu giữa các nghệ nhân, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, các hội quán chim chào mào đều tổ các cuộc thi chim chào mào. Tuy giải thưởng cho chủ nhân những chú chim thắng cuộc có khi chỉ là lá cờ lưu niệm, chiếc cúp tượng trưng hay một lồng chim… nhưng mỗi cuộc thi luôn thu hút hàng trăm người chơi chim cảnh tham dự. “Nhằm tạo thêm không khí cho anh em nghệ nhân, từ Tết Giáp Ngọ 2014 đến nay, tôi đều tổ chức các cuộc thi tuần, thi tháng. Giải thưởng của các cuộc thi tuy chủ yếu mang giá trị tinh thần, nhưng có lẽ nhờ thường xuyên tổ chức và có được không gian rộng rãi, yên tĩnh nên hội quán của tôi luôn thu hút rất đông anh em có chung niềm đam mê, trong đó có không ít nghệ nhân đến từ các địa phương khác trong tỉnh”, anh Dũng, chủ hội quán A. Du cho biết.
Anh Từ Hồng Phúc (phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa), chủ nhân chú chim chào mào đoạt giải Nhì trong cuộc thi chim chào mào chào xuân Giáp Ngọ tại hội quán A. Du, tâm sự: “Ở Ninh Hòa, phong trào chơi chào mào cũng rất mạnh, nhưng tôi vẫn thường xuyên vào Nha Trang để giao lưu với anh em, nhất là tham gia các cuộc thi lớn”. Anh Lê Hùng Cường (Diên Khánh), chủ nhân chú chim đoạt giải Nhất cũng bày tỏ: “Chơi chim cảnh trước hết là để thỏa niềm đam mê của bản thân, nhưng khi nhiều người cùng chung sở thích gặp gỡ giao lưu thì niềm vui của thú chơi này như được nhân lên”. Không chỉ vậy, chúng tôi được biết, những năm gần đây, tại các cuộc thi chim do Hội Chim chào mào Nha Trang hay một số hội quán lớn trên địa bàn tổ chức, họ đều vận động các hội
Ông Nguyễn Đình Huấn – Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Khánh Hòa cho biết: “Ở Nha Trang, hội thi chim chào mào lớn nhất được tổ chức trong dịp Festival biển 2013, tiếp đó là tại Hội hoa xuân Giáp Ngọ 2014. Và có lẽ hội thi chim chào mào chào xuân sẽ được duy trì hàng năm. Tôi rất vui mừng vì bên cạnh các phong trào chơi bon sai, non bộ…, hiện nay ở Khánh Hòa nói chung và TP. Nha Trang nói riêng, thú chơi chim chào mào cũng đã trở thành một trào lưu như một nét văn hóa đẹp”.
NAM ANH
Kien Thuc Co Ban Ve Chim Vanh Khuyen
Chim Vành Khuyên là một giống chim nhỏ tựa như chim sâu, mà người miền nam gọi là chim “khoen”, có lẽ do vòng khoen màu trắng bao quanh mắt của chim.
Người mình trước đây ít ai nuôi loại chim này, có lẽ vì thấy hình dáng của chim không có vể gì hấp dẫn, hơn nữa chưa ai phát hiện được tiếng líu “nhức nhối” lỗ tai có một không hai của chúng.Chỉ có ngýời hoa là thích loài chim này, nên sau này người mình mới hay biết mà chọn chơi.
Chim khoen có tên khoa học là “Zosteropidae”, sống ở nhiều nõi trên thế giới.
Xuất xứ: Hiện nay, nghệ nhân nuôi bốn loài chim khuyên, hai loài ở miền nam và hai loài ở miền bắc.
Ở miền nam có hai loài:
1) KHOEN VÀNG: người ta ðặt cho nó là khoen vàng, vì phần lông ở dưới mỏ, ở ngực và bụng chim có sắc lông vàng óng.
2) KHOEN XANH: Loài này lông ngực và bụng có sắc lông màu vàng lục.
Hai vành khuyên vàng và vành khuyên xanh ðể gần nhau rất dễ phân biệt.
Ở miền bắc có hai loài:
1) KHOEN XANH: (Cũng giống với khoen xanh ở miền nam)
2) KHOEN XANH TRUNG QUỐC: Ðây là loài chim sống sứ lạnh, từ trung quốc đến tận vùng siberie của Nga. Ở Mông Cổ…
Có ðiều ðáng nói là hai loài chim ở miền bắc ðem vào không rõ có phải do không hợp khí hậu hay không mà nuôi chim không ðược sung, ít líu, nên ít ai nuôi. (vấn ðề này trên diễn ðàn rất hay thảo luân, khuyên xanh hay hõn hay khuyên vàng hay hơn)
Thýờng thì ngýời miền nam thích nuôi khuyên vàng hõn, vì dễ nuôi, dễ thuần. Có ngýời lại thích khuyên xanh vì cho rằng dọng líu của khuyên xanh hay hơn.
– Chim khuyên vàng sống nhiều ở vùng rừng Sác ðến Cần Giờ, Duyên hải. Giống này thích sống ở ðộ thấp, và cũng sinh ðẻ vào ðầu mùa mýa, khoảng tháng tý âm lịch. Ðây là mùa sãn bắt, và cũng là lúc nghệ nhân lo sắm lồng ðể chọn chim nuôi.
– Chim khuyên xanh trái lại chỉ thích nghi ở những cây cao, và làm tổ trên những cây cao. Chúng sống nhiều ngay taih thành phố, ở những con đường có những cây cao.
Kể ra bắt ðýợc chim khuyên xanh, vất vả còn hõn bắt cả chục con khuyên vàng! có lẽ cũng do ở ðiểm ấy mà khuyên xanh có giá cao hõn khuyên vàng.
Mặt khác chim khuyên xanh có giọng líu vượt trội hơn khuyên vàng, giọng trong trẻo và dài hõi hõn, nên ai ðã từng nuôi thì ghiền luôn, không thể chê được. Có điều phải nhìn nhận là khuyên xanh nuôi chậm có lửa hõn khuyên vàng. Vì vậy mà nhiều người mới “ngã” theo khuyên vàng và ngại nuôi khuyên xanh.
Nói chung thì từ trước tới nay, ðiều ðè nặng lên tâm lý ngýời nuôi chim hót là “không dám” nuôi chim khuyên, vì thấy khó khăn trong việc nuôi và chăm sóc. Ai cũng nghĩ rằng, nuôi một con chim cho đến nghe “líu” không phải là chuyện dễ dàng gì. Ðiều ðó có đúng không?
Hình dáng: Quả thật nhìn phớt qua, con chim khuyên chằng khác gì con chim sâu. Thân hình cũng nhỏ nhít, cũng mang một bộ lông màu vàng lục, mắt cũng có vòng khuyên trắng, cũng nhảy chụp lồng…yếu tố ðó cũng đè nặng lên ngýời mới bước, hay định bước vào nuôi giống chim này. Người ta nghĩ bỏ công ra quá nhiều để nuôi một con chim có dòng dõi không ra gì thì thật uổng phí.
Con chim khuyên thân mình có nhỉnh hõn con chim sâu, chân cao hõn và đòn dài hơn.
Và nhý trên đã nói, muốn phân biệt khuyên vàng và khuyên xanh, người ta chỉ quan sát vào phần lông ở ức và bụng chim.
Khuyên vàng thì ức và bụng có sắc lông óng vàng, còn khuyên xanh là màu vàng lục.
Một trở ngại ðáng quan ngại nhất trong việc nuôi chim khuyên nữa là khó phân biệt ðýợc trống mái. Chỉ có những ngýời nhiều nãm kinh nghiệm trong nghề nuồi chim này may ra mới điểm mặt được ngay con nào là trống , con nào là mái mà thôi.
Thế nhưng chính họ cũng thú nhận với chúng tôi là không dám cam ðoan ðúng hẳn. Họ chỉ cho biết chỉ dựa trên những chi tiết sau đây để dự đoán:
– Chim trống thì mình thon, dài đòn, hàm dưới bạnh ra và chân cao.
– Chim mái thì chân thấp, thân hình bầu bĩnh.
Có ngýời lại cãn cứ vào tiếng kêu của chim khuyên mà ðịnh trống mái. Theo họ thì:
– Chim trống kêu tiếng gắt, âm cao lại siêng kêu.
– Chim mái thì kêu tiếng đc, âm trầm và ít kêu.
Thế nhý ðó cũng lại là một ðiều khó. Vì tiếng kêu của chim khuyên chỉ có “Chep! chép!”…. ðó là tiếng của khuyên mái, nhưng ðồng thời cũng là tiếng kêu của con chim trống khi chýa ðủ lửa. Thành thử người mới nuôi lần ðầu thường bị lầm, do ðó mới sinh nản chí.
Thuần hóa chim bổi:
Cũng nhý các loại chim rừng khác, chim khuyên ở rừng mới bắt về rất nhát, chúng cũng bay nhảy ðể tìm kế thoát thân.
Býớc ðầu, ta phải trùm kín áo lồng cho khuyên, và treo lồng ở nõi yên tĩnh, trong lồng ta phải ðể một cóng nhỏ ðựng nýớc uống, một cóng ðựng bột ðậu xanh trộn trứng (sẽ nói rõ cách chế biến thức ãn ở mục sau), một cóng ðựng cào cào non và nửa trái chuối xiêm, giữa khoét một lỗ tròn ðể nhết bột ðậu xanh vào(ðể chim ăn chuối rồi ãn lây sang bột ðậu xanh cho quen dần, vì chim bổi ít con thích nghi ngay ðýợc với thức ãn là bột ðậu xanh).
Vài ngày sau ta lại châm thêm cào cào, thay nửa trái chuối tẩm ðậu xanh khác…Dần dần, khi chim ðã dạn, ta hé áo lồng ra, nếu thấy chim ãn ðýợc bột thì ta bớt chuối…
Xin líu ý chim khuyên bổi vẫn thích tắm, vì vậy, ta vẫn cho chim tắm hàng ngày. Ðôi khi nhờ vào sự tắm táp ðó sẽ giúp cho chim thích nghi với môi trýờng sống mới, chim mau dạn và mau biết ãn thức ãn mới…
Chim bổi không hót cũng không líu, chúng chỉ thýờng kêu những tiếng ” chip! chíp!”, nên hiểu là chungs sợ hãi và bất ổn tinh thần.
Nuôi vài ba tháng, có khi ðến nãm sáu tháng ta mới bắt ðầu nghe chim “nói chuyện”, nghĩa là hót rỉ rả với nhiều âm ðiệu líu lo, ðó là thời kỳ chim ðã thuần hóa rồi.
Thức ãn của chim khuyên: Sống ở ngoài trời, chim khuyên ãn sâu bọ và trái cây chín ngọt, chuối là món ãn khoái khẩu nhất của chúng. Nhưng bắt nhốt vào lồng, ta phải tập cho chim ăn thức ăn mới, vừa bổ dưỡng cho chim, vừa tiện lợi cho mình.
Nghệ nhân thường tập cho khuyên ăn những thức ăn sau ðây:
– Cào cào non.
– Bột ðậu xanh trộn trứng.
– thỉnh thoảng cho ãn thêm chuối.
Cào cào non là món ãn ko thể thiếu hàng ngày, khoảng 10-20 con là ðủ, số cào cào này thýờng được nhốt vào một chiếc lồng nhỏ ðặc biệt có bạn tại các tiệm bán lồng chim. Chiếc lồng nhỏ này ðýợc gắn vào phía trong lồng khuyên, chim cứ dùng mỏ gắp từng con cào cào ra mà ãn.
Về bột ðậu xanh trộn trứng thì chế biến như sau:
– Lấy 100g ðậu xanh loại tốt ngâm nýớc trong 2h, vớt ra ðãi vó sạch rồi hấp chín, sau ðó ðem phõi khô. Ðậu khô thì ðem xay nhuyễn, trộn vào bột 6 lòng ðỏ trứng gả ( hay trứng vịt) và một muổng cafe ðường cảt trắng. Trộn xong ta ðem phõi nắng thật khô, hoặc bắc chảo lên xấy trên lửa liu riu, nhớ ðảo bôt ðều tay bằng cái muỗng lớn, cho ðến lúc bột tõi ra. Hoặc nếu cần, sau ðó lại xay nhuyễn lại. Xong ta trút bột này vào hộp ðậy kín ðể cho chim ãn dần.
Một ðiều hết sức lýu ý: Ðó là việc cám cho khuyên ãn các bạn nhớ chỉ cho ðúng một loại trong suốt thời gian nuôi chim, chỉ thay ðổi chế ðộ dinh dýõng trong từng thời kỳ của chim. Tránh việc ðổi cám sẽ làm chim bị suy dẫn ðến thay lông bất thýõng, bỏ líu, nặng hõn chim có thể bỏ ãn và chết.
Lồng chim và cách chãm sóc: Người ta nuôi chim khuyên trong những chiếc lồng nhỏ. Lồng này thường làm nan nhỏ và khít hõn lồng nhốt chích chòe và họa my. Nói một cách khác, những nõi làm lồng ðã ðặc chế ra một loại lồng nhỏ dành riêng cho chim khuyên.
Lồng nhốt chim khuyên thường thì xinh xắn, nan lồng nhỏ nên nhìn con chim nhốt bên trong rất rõ ràng.
Bình thường thì việc chãm sóc cho chim khuyên không có gì ðáng quan tâm: nước và thức ăn ðầy ðủ là được Cũng như ðối với các loại chim khác, mỗi lần cho chim tắm(phải sang lồng tắm) thì chúng ta lo làm vệ sinh lồng chim cho sạch sẽ. tắm xong ta cho chim sang lồng rồi tìm chỗ mát mà treo.
Ðối với những con chim tới thời kỳ thay lông, thì ta phải ðể tâm chãm sóc kỹ hõn. Chim thay lông thì có hiện týợng lông výõng vãi ở ðấy lồng, hoặc khi tắm thì lông rớt vào khay nýớc tắm. Chim thường thay lông từ vùng mặt, vùng ðầu, kế tới vùng cổ, vùng ức bụng rồi mới ðến phần cánh và sau cùng là phần ðuôi.Lông cũng không rõi rớt từng chùm, mà là từ từ, cái nào rõi trước thì ra lông mới trýớc. Nhờ vào cách thay lông ðó, nên trong thiên nhiên, chim vẫn bay ði kiếm ãn ðược.Tuy nhiên trong thời gian thay lông chim bị suy yếu về sức khoẻ, do ðó ta phải cho chim ãn cào cào nhiều hõn ngày thýờng, ðể giữ cho chim ðýợc mập mạnh. Chim mạnh thì rút ngắn thời gian thay lông, ngược lại chim suy thì thời gian thay lông kéo dài.
Trong thời gian chim khuyên thay lông, ta nên treo chim vào nõi yên tĩnh, thýờng xuyên trùm kín áo lồng, ðể chim tĩnh dýỡng, và cũng ðể tránh gió ðộc. Việc cho khuyên tắm trong thời gian thay lông vẫn bình thường, không sao cả.
Ðiều chắc quý vị cũng thừa biết là trong suốt thời gian chim thay lông, chim sẽ không hót vì…”mất lửa”. Khi chim ðã bắt ðầu hót lai rai, là việc thay lông ðã gần xong, “lửa” ðã có trở lại. Chỉ khi nào lớp lông ðã thực sự mượt mà, mình chim thon nhỏ, là lúc chim ðủ lửa ðể hót to.
Nhân nói về lông, cũng xin nói thêm là có loại dày lông có loại mỏng lông, vì con khuyên mỏng lông trông gọn gàng hõn, còn con dày lông thì trông có vẻ sồ sề một tí. Thức tế cũng cho thấy, con mỏng lông sung hõn con dày lông.
Trong phần chãm sóc chim cũng không thể không bàn ðến việc…luyện giọng cho chim. Các nghệ nhận thường treo chim mình gần các lồng chim lạ, trước hết là ðể chim sung hõn, thích “líu” hơn, và bắt chýớc giọng chim khác mà líu hay hơn.
Ðiều cần là nên cáp hai con có cùng ðộ sung như nhau, nếu chim yếu lửa mà treo gần chim mạnh lửa thì chim yếu sẽ sợ sệt và không giám líu và có khi là “rớt” luôn. Vì như chúng ta đã biết, giọng hót của chim, dù là loại chim gì, cũng ðýợc coi là sự biểu dưõng sức mạnh, để giữ gìn lạnh địa của mình, và để rủ rê chim mái.
Nuôi chim khuyên ngýời ta chịu nhất ở tiếng “líu”của nó. Có thể nói mà không sợ lầm là nuôi chim khuyên mà không biết líu thì không ai nuôi cho uổng công hết, líu ðược coi là cách hót bài bản, có đủ âm ðiệu trầm bổng liên tục một hồi dài. con chim khi đã biết líu, được coi là con chim thuần thục, ðủ lửa, ðó là thời gian đứng Khi líu, con chim chỉ đứng yên một chỗ như tập trung hết trí lực và tâm hồn của mình vào việc biểu diễn âm ðiệu thiên phú. Trong giây phút gần như xuất thần đó, con chim tí hon như không còn nhỏ bé, tầm thường nữa, mà xứng danh là một nhạc sỹ tài hoa đang gắng công nắn nót cung ðàn muôn điệu của mình.
Cái quyến rũ của nghề nuôi chim khuyên (khoen) là ở chỗ kỳ bí ðó!
Chim Họa Mi Và Hoa Hồng
VNTN – Nàng nói sẽ khiêu vũ với ta nếu ta mang hoa hồng đỏ đến cho nàng cậu sinh viên trẻ tuổi khóc lóc. “Nhưng chẳng còn bông hồng đỏ nào trong vườn nhà ta cả”.
Từ tổ của mình trên vòm cây sồi xanh, Chim Họa Mi đã nghe thấy tiếng chàng, cô nhìn xuyên qua tán lá và ngạc nhiên.
“Vườn nhà tôi không có hoa hồng đỏ!” Cậu khóc và đôi mắt đẹp của cậu đẫm lệ. “À phải rồi, hạnh phúc thường đến từ những điều nhỏ nhặt. Ta đã đọc mọi điều mà những nhà thông thái viết, và tất cả những bí ẩn triết học đều là của ta. Vậy mà khao khát có được một bông hồng lại khiến cuộc sống của mình đến khốn khổ”.
“Cuối cùng thì cũng có một kẻ thực sự đang yêu”, Họạ Mi nói. “Hàng đêm ta đã hót vì chàng dù biết rằng chàng không hề biết; hàng đêm ta đã kể câu chuyện này với những vì sao, và giờ thì ta đã gặp chàng. Tóc chàng sẫm màu như đóa lan dạ hương, môi chàng đỏ màu hoa hồng mà chàng khao khát. Nhưng niềm say mê đã khiến gương mặt chàng trông nhợt nhạt như màu ngà còn nỗi buồn in dấu lên trên vầng trán”.
“Hoàng tử sẽ tổ chức một bữa tiệc vào tối mai”, chàng sinh viên trẻ tuổi rên rỉ, “và người ta yêu sẽ đi cùng ngài ấy. Nếu ta tặng nàng một bông hồng nhung, nàng sẽ khiêu vũ với ta cho đến tận bình minh. Nếu ta tặng nàng một bông hồng nhung, ta sẽ ôm nàng trong vòng tay, nàng sẽ tựa đầu lên vai ta, tay trong tay. Nhưng vườn nhà ta không có hoa hông đỏ nên có lẽ ta sẽ phải ngồi một mình còn nàng sẽ làm ngơ ta thôi. Nàng sẽ không thèm chú y đến ta, và trái tim ta sẽ tan vỡ”.
“Đây quả thực là một người tình chân thành”, Chim Họa Mi nói. Ta ca hát về những điều làm chàng đau khổ, niềm vui của ta thì đối với chàng lại là nỗi đau. Rõ ràng Tình Yêu là một điều kì diệu. Nó quý hơn ngọc lục bảo và đắt hơn ngọc mắt mèo. Cả ngọc trai lẫn ngọc thạch lựu đều không thể mua được mà cũng không ai đem nó ra bán buôn. Nó không phải là món hàng cũng như không thể cân đo đong đếm bằng vàng được”.
“Những người nhạc công sẽ ngồi ở chỗ của họ”, chàng sinh viên nói, “và chơi nhạc, còn tình yêu của ta sẽ khiêu vũ trong tiếng đàn hạc và đàn vĩ cầm. Nàng sẽ khiêu vũ thật nhẹ nhàng đến mức đôi bận chân như lướt đi trên không, và những vị triều thần trong trang phục sặc sỡ sẽ vây quanh nàng. Nhưng nàng sẽ không nhảy vơi ta bởi ta không có hoa hồng đỏ”. Và rồi chàng ta gieo mình xuống thảm cỏ, khuôn mặt vùi trong đôi bàn tay khóc nức nở.
“Sao chàng lại khóc?” Thằn Lằn Xanh bé bỏng hỏi khi chú chạy ngang qua chàng trai với đôi tai dỏng lên.
“Thực ra là tại sao?” Bướm nói trong khi vẫn đang vỗ cánh dập dờn đuổi theo tia nắng.
“Vì sao thế” Hoa Cúc thì thầm khe khẽ với người láng giềng, giọng dịu dàng.
“Chàng ấy khóc vì một bông hồng đỏ”, Chim Họa Mi nói.
“Vì một bông hồng đỏ ư?” tất cả đồng thanh hét lên. “Thật là buồn cười!” và chú Thằn Lằn vốn là kẻ hay giễu cợt liền cười phá lên.
Nhưng Họa Mi hiểu nỗi buồn thầm kín của chàng sinh viên. Cô yên lặng đậu trên cây sồi và suy nghĩ về điều bí ẩn của Tinh Yêu.
Đột nhiên cô sải đôi cánh nâu của mình rồi bay vút lên trời cao. Cô bay qua khu rừng như một cái bóng, và cái bóng đó chao liệng trên khu vườn.
Ngay chỗ trung tâm của thảm cỏ có một cây hoa Hồng tụyệt đẹp. Khi nhìn thấy nó, cô bay tới và tìm thấy một cành hoa.
“Hãy cho tôi một bông hồng đỏ”, cô cất tiếng gọi, “rồi tôi sẽ hót cho bạn nghe bài ca hay nhất”.
Nhưng Cây lắc đầu.
“Hoa của tôi màu trắng”, nó trả lời. “Trắng như bọt biển, và trắng hơn cả tuyết trên núi cao. Nhưng hãy đi tới chỗ người anh em của tôi mọc quanh cái đồng hồ mặt trời cũ, có lẽ cậu ấy sẽ cho bạn điều bạn muốn”.
Thế là Họa Mi bay tới chỗ cây hoa hồng mọc quanh đồng hồ mặt trời cũ.
“Hãy chọ tôi một bông hồng đỏ”, cô cất tiếng gọi, “rồi tôi sẽ hót cho bạn nghe bài ca ngọt ngào nhất”.
Nhưng Cây lắc đầu.
“Hoa của tôi màu vàng”, nó trả lời. “Vàng như tóc của nàng tiên cá ngồi trên chiếc ngai hộ phách, và vàng hơn cả đóa thủy tiên nở trên đồng cỏ trước khi người thợ gặt đến cùng lưỡi hái của ông ta. Nhưng hãy đi tới chỗ người anh em của tôi mọc dưới cửa sổ phòng chàng Sinh viên, có lẽ cậu ấy sẽ cho bạn điều bạn muốn”.
Thế là Họa Mi bay tới chỗ cây hoa Hồng mọc dưới cửa sổ phòng chàng Sinh viên.
“Hãy cho tôi một bông hồng đỏ”, cô cất tiếng gọi, “rồi tôi sẽ hót cho bạn nghe bài ca du dương nhất”.
Nhưng Cây lắc đầu.
“Hoa của tôi màu đỏ”, nó trả lời, “đỏ như bàn chân chim bồ câu, và đỏ hơn cả dải san hô hình rẻ quạt vĩ đại uốn lượn trong đại dương ngầm. Nhưng mùa đông đã khiến gân lá tôi chết cóng còn sương giá làm tê buốt những nụ hoa, bão tố bẻ gãy cành nhánh, và tôi sẽ không nở hoa được cả năm này”.
“Một bông hồng đỏ là tất cả những gì tôi cần”, Chim Họa Mi kêu lên, “chỉ một bông thôi! Chẳng lẽ không có cách nào để có được nó ư?”
“Có một cách”, Cây trả lời. “Nhưng điều đó quá kinh khủng đến mức tôi không dám kể cho bạn”.
“Kể cho tôi biết đi”, Chim Họa Mi nói, “tôi không sợ đâu”.
“Nếu cần một bông hồng đỏ”, Cây nói, “bạn phải làm ra nó bằng âm nhạc dưới ánh trăng và nhuộm nó bằng máu từ chính trái tim mình. Bạn phải hát cho tôi nghe với lồng ngực ấn vào gai nhọn. Bạn phải hát cho tôi cả đêm với chiếc gai xuyên qua tim, và dòng máu phải chảy vào huyết quản tôi, trở thành một phần trong tôi”.
“Chết là một cái giá xứng đáng phải trả cho một bông hồng đỏ”, Chim Họa Mi khóc, “còn Cuộc Sống thì thật thân thương. Thật vui khi được ở trong khu rừng xanh mát, ngắm Mặt Trời trong cỗ xe bằng vàng và Mặt Trăng trong cỗ xe ngọc trai. Ngọt ngào thấy mùi thơm của cây táo gại, ngọt ngào thay những đóa hoa chuông giấu mình trong thung lũng, và cả cây thạch nam hoa nở trên đồi. Nhưng Tình Yêu còn tốt đẹp hơn Cuộc sống, và trái tím của một con chim là gì mà sánh được với trái tim một con người?”
Thế là cô sải đôi cánh nâu rồi bay vút lên trời cao. Cô lướt nhanh qua khu vườn như một cái bóng, và rồi như một cái bóng cô liệng qua khu rừng. Chàng Sinh viên trẻ tuổi vẫn còn nằm trên thảm cỏ nơi cô nhìn thấy trước kia, còn những giọt nước mắt vẫn chưa khô đi trong đôi mắt truyệt đẹp.
Chàng Sinh viên nhìn lên từ bãi cỏ và lắng nghe những chẳng thể hiểu được lời Chim Họa Mi đang nói với mình bởi chàng chỉ biết những điều được viết trong sách.
Nhưng cây sồi hiểu tất cả và cảm thấy buồn vì cây rất mến cô Họa Mi nhỏ bé làm tổ trên cành nhánh của mình.
“Hãy hót cho tôi nghe một lần cuối”, cây thì thầm. ‘Tôi sẽ cảm thấy rất cô đơn khi vắng bạn”.
Thế là chim Họa Mi cất tiếng hót vì cây sồi. Giọng cô như nước sủi tăm trông chiếc bình bạc.
Khi cô hát xong thì chàng Sinh viên cũng vừa thức giấc. Chang ta lấy từ trong túi ra một cuốn sổ cùng một cây bút chì.
“Không thể phủ nhận là nàng thật xinh đẹp”, chàng tự nói với mình khi đi khỏi lùm cây. “Nhưng nàng có cảm xúc không? Ta e là không. Thực tế là nàng giống hầu hết giới nghệ sĩ. Nàng luôn có một phong cách giả tạo. Nàng sẽ không hi sinh bản thân vì người khác. Nàng chỉ nghĩ về âm nhạc và ai cũng biết là nghệ thuật thì ích kỉ. Tuy vậy, phải công nhận là giọng nàng đôi lúc khá hay. Thật đáng tiếc là nó chẳng có nghĩa lí gì hết cũng như không có giá trị thiết thực”. Chàng đi về phòng, nằm xuống giường rồi bắt đầu nghĩ về tình cảm của mình. Một lúc sau chàng đã chìm vào giấc ngủ.
Khi Mặt trăng tỏa sáng trên trời cao, Chim Họa Mi bay tới chỗ cây hoa Hồng và lao ngực mình vào gai nhọn. Cô cất tiếng hót cả đêm với chiếc gai đâm vào ngực và vầng Trăng thủy tinh lạnh lẽo cúi xuống lắng nghe cô. Cả đêm dài cô ca hát, còn chiếc gai cứ đâm sâu dần vào lồng ngực và dòng máu trong cô cứ chảy ra mãi.
Đầu tiên cô ca hát cho sự ra đời của tình yêu trong trái tim một đôi trai gái. Và trên cành cao nhất của cây hoa Hồng, một đóa hoa tuyệt diệu dần nở, từng cánh từng cánh một mỗi khi một bài ca được cát lên. Ban đầu nó có màu nhạt như làn sương bao phủ trên dòng sông và ánh bạc như đôi cánh bình minh. Đóa hoa ấy như hình bóng của một bông hồng soi trong chiếc gương tráng bạc, trong hồ nước, bông hồng nở trên cành cao nhất ấy.
Nhưng Cây lại kêu gọi Chim Họa Mi hãy ấn ngực sâu hơn nữa vào chiếc gai. “Ấn sâu nữa đi hỡi Chim Họa Mi bé bỏng”, Cây hét lên, “nếu không Ngày sẽ đến trước khi bông hoa được hoàn thành”.
Thế là chim Họa Mi ấn ngực sâu hơn vào mũi gai và càng hát to hơn trước, bởi cô hát cho sự ra đời của tình yêu nồng nàn trong linh hồn một người đàn ông và một cô gái. Và rồi một màu hồng phớt hiện lên trên những cánh hoa như gương mặt ửng hồng của chú rể khi anh ta hôn cô dâu. Nhưng chiếc gai vẫn chưa chạm tới được trái tim cô, vì thế mà phần trung tâm bông hoa vẫn còn màu trắng, bởi chỉ có máu từ trái tim một con Chim Họa Mi mới thắm đỏ được trái tim của một đóa hoa.
Cây lại kêu gọi Chim Họa Mi hãy ấn sâu hơn nữa. “Ấn sâu thêm nữa hỡi Họa Mi bé bỏng”, Cây hét lên, “nếu không Ngày sẽ đến trước khi bông hoa được hoàn thành”.
Thế là Chim Họa Mi ấn sâu hơn nữa, và rồi mũi gai chạm vào tim cô. Một cơn đau nhói lên nhức nhối trong cô. Nỗi đau ngày càng cay đắng hơn, và bài ca của cô cũng càng lúc càng dữ dội hơn bởi vì cô hát cho thứ Tình Yêu được Cái Chết hoàn thiện, cho thứ Tình Yêu không bao giờ bị chôn vùi.
Và rồi đóa hồng tuyệt đẹp đã thắm đỏ như mọc trên nền trời phương đông. Những cánh hoa đỏ thắm, và chính giữa đỏ như một viên hồng ngọc. Nhưng giọng Chim Họa Mi càng lúc càng yếu đi, đôi cánh nhỏ của cô bắt đầu đập và một màng sương mỏng bao phủ đôi mắt. Tiếng hót tắt dần và cô cảm thấy như cổ họng mình nghẹn lại. Đến lúc này cô bật lên một tiếng hát cuối cùng, Vầng Trăng bạc nghẹ thấy khiến nàng quên mất bình minh và cứ thế nán lại trên bầu trời. Bông Hồng nhung nghe thấy và nó run rẩy cả người trong cảm giác đê mê, cánh xòe rộng đón lấy khí trời lành lạnh buổi sáng. Tiếng vọng lách qua dãy đồi và đánh thức những người chăn cừu đang mê ngủ. Nó trôi bồng bềnh qua đám lau sậy trên sông và chúng mang thông điệp của nó ra khơi.
“Hãy nhìn kìa!” Cây hoa kêu lên, “Giờ thì bông Hồng đã trọn vẹn”. Nhưng không thấy chim Họa Mi đáp lời bởi cô đã nằm chết trên dải cỏ với chiếc gai cắm thấu tim.
Buổi trưa chàng Sinh viên mở cửa sổ và nhìn ra ngoài. “Sao mình lại may mắn thế vậy chứ!” – chàng kêu lên. “Bông hồng đỏ đây rồi! Ta chưa từng nhìn thấy bông hồng nào nhứ thế này trong đời. Nó đẹp đến nỗi ta dám chắc là nó hẳn phải có một cái tên Latin dài dằng dặc”. Và chàng nhoài người xuống hái nó.
Chàng đội mũ rồi chạy nhanh tới nhà ngài Giáo sư với bông hồng trong tay. Con gái của ngài Giáo sư đang ngồi trên ngưỡng cưa cuộn chỉ xanh vào một cái ống với con cho nhỏ nằm dưới chân.
“Nàng nói rằng sẽ khiêu vũ với ta nếu ta mang đến cho nàng một bông hồng đỏ”, chàng Sinh viên nói. “Đây là bông hồng đỏ nhất trên thế giới. Nàng sẽ cài nó trên ngực mình chỗ trái tim, và khi chúng ta khiêu vũ cùng nhau nó sẽ nói cho nàng biết ta yêu nàng như thế nào”.
Nhưng cô gái cau mày.
“E rằng nó sẽ không hợp với bộ váy của tôi”, cô trả lời. “Hơn nữa, cháu trai của nhà Chamberlain vừa gửi tôi vài thứ đồ trang sức thật và ai cũng đều biết là nữ trang đắt hơn hoa nhiều”.
“Thế đấy, ta xin lấy danh dự mà thề, nàng thật vô ơn”, chàng Sinh viên nói một cách giận dữ. Rồi chàng ta vứt đóa hoa ra đường, nó rơi xuống rãnh nước và bị một cái bánh xe ngựa cán qua.
‘Vô ơn!” cô gái nói. “Tôi nói cho mà biết, anh là đồ xấc xược. Và xét cho cùng thì anh là cái thá gì. Chỉ Ịà sinh viên thôi. Sao, tôi không tin là anh có lấy nổi khóa giày bằng bạc như cháu trai nhà Chamberlain đâu”. Rôi cô nàng đứng dậy khỏi ghế và đi vào nhà.
“Tình Yêu thật là một thứ vớ vẩn”, chàng Sinh viên nói lúc quay bước. “Nó chẳng hề có ích bằng nửa lập luận bởi vì nó chẳng chứng minh được gì hết. Nó còn nói cho ta biết về những điều chẳng bao giờ xảy ra và khiến người ta tin vào thứ không có thật. Tóm lại thì nó không thiết thực. Ta nhất định phải quay về với Triết học và học Siêu hình học mới được”.
Thế là chàng ta quay về phòng và lấy ra một quyển sách bụi bám dày rồi bắt đầu đọc.
Oscar Wilde, tên đầy đủ là Oscar Fingal O’Flahertie Wills Wilde, là một nhà văn nổi tiếng của Ireland. Ông được biết đến như một nhà mĩ học nổi bật, ông còn là người đầu tiên giảng giải về phọng trào nghệ thuật vị nghệ thuật lúc bấy giờ. Nổi tiếng về tài tranh luận và phong cách ăn mặc lịch lãm. Ông sáng tác nhiều và viết với một giọng văn tự nhiên. Những kiệt tác tràọ phúng, những vở kịch châm biếm, lối chơi chữ và văn phong hóm hỉnh đậm chất Ireland.Trương Thị Mai Hương dịch
Nguồn nguyên tác: chúng tôi
Câu Hỏi Của Hoa Thiên Cốt
Sáng sớm tinh mơ, chiều vàng ngả bóng, nơi vườn quê, nơi sườn non, nơi cánh rừng ngọn suối, tiếng chim hót véo von… ta lắng tai nghe mà thấy yêu đời kì lạ. Tiếng chim của đất trời đôi với em là khúc hát của quê hương, là bài ca của sự sống. Tiếng chim nơi ngôi vườn của bà ngoại trong những tháng ngày hè, đối với em đã trở thành kỉ niệm. Nhất là tiếng hót của chim họa mi. Năm học lớp Ba, em bị ốm nặng. Bố mẹ đi công tác xa. Em ở với bà. Bà chăm sóc thuốc men mãi mà em vẫn đau yếu, người xanh xao gầy tóp lại. Nhiều tuần, bà thức trắng đêm. Thế rồi, một hôm sau cơn mưa rào, trời hửng nắng. Em nằm chập chờn bỗng nghe chim hót trên cây nhãn vườn bà. Hai con chim trống mái thi nhau cất tiếng hót véo von, lánh lót, réo rắt. Lần đầu trong cuộc đời, em mới được nghe chim hót hay như thế. Tiếng hót họa mi nghe thật “mê”, và kì lạ thay, cơn sốt chiều ấy dịu dần trong bóng chiều buông. Em thấy thanh thản lâng lâng. Em ngủ say lúc nào không biết. Sáng hôm sau, rồi chiều hôm sau, cặp chim họa mi lại đến hót ở vườn bà. Qua cành nhãn, em nhìn thấy hoạ mi đang sát cánh nhau cùng hót. Lúc đầu em ngỡ, họa mi phải đẹp lắm mới có giọng hót hay như thế. Nhưng không phải, lông họa mi không rực rỡ sắc màu như hoàng yến, như chim thiên đường,… mà chỉ khoác một màu nâu đỏ bình dị, mộc mạc. Xung quanh mắt chim có một vành lông trắng kéo dài từ đuôi mắt ra sau gáy, như một nét vẽ lượn sóng. Người ta gọi các “mi vẽ” ấy là “họa mi”, sau trở thành tên của con chim ca sĩ này chăng ? Cái mỏ màu ngà, cái cổ rướn cao… họa mi hót mê say, cả vườn cây như lắng nghe âm thanh lúc trong lúc đục, lúc nhặt lúc khoan, đầm ấm ríu ran. Họa mi hót sớm sớm chiều chiều như tiếng đàn thần đã làm cho em khỏi bệnh. Hơn tuần lễ sau, chim họa mi bay đi đến vườn quê nào, cánh rừng nào, em cứ bâng khuâng mãi. Có nhiều đêm nằm mơ, em vẫn nghe họa mi hót. Về lại thành phố, em nói lại với bố mẹ về tiếng chim họa mi hót nơi vườn bà. Hình như sau đó, mẹ em viết thư cho anh trai em, một sĩ quan Công an Biên phòng Tây Bắc. Tết năm ấy, anh về phép thăm nhà, và mang về cho em một đôi chim họa mi làm quà. Mỗi con được nhốt trong một chiếc lồng son vô cùng xinh xắn, cả nhà ai cũng vui thích về đôi chim họa mi ấy. Anh trai em còn cho biết: “ở các chợ miền núi, người ta nuôi và bán chim họa mi không chỉ để nghe giọng hót mà còn cho nó chọi nhau. Thế võ tranh hùng của họa mi lúc kịch chiến hấp dẫn lắm”Rồi không biết ai xui, độ tháng sau, em mở lồng cho chim họa mi bay đi. Em viết thư cho anh trai: “Anh ơi, họa mi đã làm cho em khỏi bệnh. Em đã trả lại tự do cho đôi chim họa mi là để tạ ơn loài chim thảo hiền ấy. Chắc là anh đồng tình với việc làm của em ?”… Mẹ em bảo: “Con còn bận học, thì giờ đâu mà nuôi chim ? Vả lại, con chim nào cũng cần tự do. Bầu trời bao la là cái lồng chim con ạ! Con làm thế là phải đạo…”
Bạn đang đọc nội dung bài viết Qui Khuyen Hoc Ninh Hoa trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!