Cập nhật nội dung chi tiết về Sài Gòn: Thú Chơi Chim Cảnh Cũng Công Phu, Tốn Sức mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
SAIGON — Vài năm gần đây, cùng với các thú chơi cây cảnh, cá cảnh, v.v…, chơi chim cảnh đã rộ lên tại nhiều địa phương. Từ chỗ chơi chim chỉ cốt làm cảnh ban đầu, dần dà đã phát sinh thêm trò đá chim, luyện hót, sưu tầm chim quý…
Theo trang web của Diễn đàn Chim Cảnh – Cá Cảnh VN, thú chơi chim cảnh hiện nay khá phổ biến trong mọi thành phần từ bình dân đến thượng lưu. So với nhiều thành phố lớn khác, có thể nói Sài Gòn là nơi tập trung rất nhiều chủng loại chim cảnh. Nổi tiếng nhất vẫn là những phố chim cảnh nằm dọc đường Lê Hồng Phong (Q.10), khu Thuận Kiều (Q.5), hoặc rải rác quanh khu vực các công viên Tao Đàn, Hoàng Văn Thụ, Lê Thị Riêng…, kế đó là một số điểm bán chim cảnh phía sau Lăng Bà Chiểu, Chợ Cầu Mống… với hàng trăm loại chim. Nhiều chủng loại như vậy nhưng giới chơi chim chỉ phân làm 3 loại, đó là: chim cảnh, chim hót và chim nuôi để đá. Chim để làm cảnh thì phải đẹp mã bể ngoài, như: Hoàng Yến, Yến Phụng, Thanh Tước, Hoả Tiễn, Chích Choè…; nhưng chim hót thì chỉ cần hót hay là đạt, như: Sơn Ca, Hoạ My, Khướu, Thanh Lam, Hồng Hoàng…, hoặc chim để dạy nói thì có Vẹt, Nhồng, Cưỡng, Sáo. Nói về chim đá thì có Hoạ My, Chích Choè than, Chích Choè lửa, Chìa Vôi.., tức loại chim võ sĩ, được rèn một cách công phu để đá cược với nhau.
Cũng theo Diễn đàn Chim Cảnh – Cá Cảnh VN, trên thị trường chim cảnh tại Sài Gòn hiện nay, đa số các giống chim được bẫy từ vùng núi các địa phương Long An, Bình Phước, Đồng Nai, xa hơn là Tuy Hoà, Cam Ranh, hoặc tận rừng Tây Nguyên, rừng núi phía Bắc. Do đặc tính của các loài chim từng vùng và năng khiếu riêng của mỗi loại, mà dân sành chơi rất nhạy bén trong việc chọn mua về nuôi dưỡng. Theo họ, chim được bẫy từ những vùng đất vốn có tiếng trước đó thì mới hay, chẳng hạn chim Cu Lửa vùng nào mà chẳng có, nhưng phải là Cu Lửa Phan Thiết mới xứng danh, hoặc Khướu, Sơn Ca phải là của vùng rừng núi Quảng Nam, Huế thì giọng hót mới đạt chất lượng; còn Chích Choè than hay Cu Gáy phải kể đến Gò Công, hoặc Bến Tre mới là hạng nhất.
Khu phố chim cảnh Thuận Kiều, quận 5 Sài Gòn.
Tất nhiên tùy chất lượng (đẹp, hát hay, đá giỏi) của mỗi loại, giá trị kinh tế của chim sẽ chênh lệch cao thấp khác nhau. Đối với một số loại chim cảnh bình thường thì giá cả tương đối ổn định, chẳng hạn loại Yến Phụng, Cu Đất, Vành Khuyên khoảng chừng trên dưới 50 ngàn đồng/ cặp; Kim Tước, Hoả Tiễn, Thanh Tước từ 100 đến 150 ngàn đồng/con; Kéc từ 70 đến 80 ngàn đồng/con. Riêng các loại chim có nhiều tài như Hoạ My, nếu dân chơi chim đã mê giọng hót tuyệt hay của nó, chim còn đá giỏi nữa, thì giá mỗi con có thể lên đến 2 – 3 triệu đồng; Sơn Ca núi có con giá cả cây vàng cũng chỉ nhờ vào giọng hót hay của nó. Riêng về chim đá, đối với những con “chiến tướng” đã từng đoạt chức vô địch tại một hội đá chim nào đó mà hiện nay vẫn còn sung, thì giá có khi lên đến cả chục triệu đồng.
Diễn đàn Chim Cảnh – Cá Cảnh VN ghi nhận lồng chim cũng là yếu tố rất quan trọng trong việc tạo cảnh nuôi chim. Mỗi loại lồng phải phù hợp với từng loại chim, nếu không sẽ rất khó coi và tất nhiên những chú chim sẽ “đâm buồn” mà đổ bệnh. Dân chơi chim thường làm lồng có chiều cao và mảnh cho Sơn Ca, Hoạ My, vật liệu được làm từ tre hay những thanh gỗ vót nhỏ rất công phu. Chim Hồng Hoàng, Ngọc Yến lồng thấp và nhỏ hơn. Sáo, Kéc, Nhồng, Cưỡng… thường được nuôi trong lồng có hình quả chuông để úp. Bên cạnh đó việc cho chim tắm và chim ăn cũng rất nhiêu khê. Như chim Sơn Ca, Họa My ưa ăn gạo rang xay nhuyễn trộn với lòng đỏ trứng gà có tẩm bơ. Chim Vành Khuyên, Sáo, Cưỡng thì ăn cào cào, châu chấu chứ không ăn sâu bọ. Kéc thường dễ nuôi với các loại lúa, bắp và ăn thêm ớt để mau biết nói.
Nghề Chơi Cũng Lắm Công Phu
06/04/2015 08:01
Năm 2011 đến nay, các hội chim chào mào và cờ tướng trên địa bàn tỉnh được thành lập và hoạt động khá hiệu quả. Ban chủ nhiệm các hội, đa phần là những thành viên ban đầu có niềm đam mê chăm chút chim cảnh, nghiên cứu và thử nghiệm sự biến hóa của các nước cờ. Gần 5 năm hoạt động, Ban chủ nhiệm các hội vẫn say với phong trào, luôn trăn trở phát triển hội viên và tổ chức nhiều sân chơi lành mạnh, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của các tầng lớp nhân dân…
Ông chủ quán cà phê kiêm chủ nhiệm hội cờ tướng
Năm 2011, phong trào mở cửa hàng kinh doanh giải khát (trên địa bàn thành phố Kon Tum) với sáng kiến bày biện nhiều bàn cờ tướng phục vụ giải trí miễn phí cho khách nở rộ. Quá trình “ăn nên làm ra” ở các quán cà phê kèm dịch vụ miễn phí này có cửa hàng cà phê cờ tướng Thành Đạt (đường Trường Chinh) của ông chủ Nguyễn Đức Đạt. Đến nay, cửa hàng cà phê “kiêm” nơi hoạt động của Hội Cờ tướng Thành Đạt thường xuyên đón 50 – 70 vị khách là thành viên, do ông Đạt làm chủ nhiệm. Đây là Hội cờ tướng được nhiều người biết đến, bởi lẽ hoạt động có uy tín, tổ chức nhiều giải cờ tướng không chuyên cấp tỉnh thu hút đông đảo người mê cờ tìm đến.
Điều khá lý thú, ông Đạt chia sẻ, năm 2011 trở về trước, bản thân ông không biết đến môn cờ tướng này, nhưng vì mưu sinh mở quán giải khát kèm phục vụ bưng bê, sắp xếp từng quân cờ tướng cho “thượng đế”, nên dần dà thu nạp ít kiến thức cơ bản về môn thể thao này…
Ông Đạt cho biết, sau khi về hưu, ông từ tỉnh Hải Dương vào thành phố Kon Tum thăm người quen, đồng thời tìm cơ hội kinh doanh nuôi sống bản thân. Năm 2011, ông thuê mảnh đất tại đường Trường Chinh (phường Trường Chinh, thành phố Kon Tum) với ý định mở quán kinh doanh ăn uống. Nhưng sau gần 1 tháng loanh quanh khắp thành phố, ông lại đổi ý định chuyển sang xin giấy phép kinh doanh cà phê cờ tướng.
Từ những vị khách đầu tiên đến quán, năm 2012, mọi người đã kêu gọi ông Đạt đứng ra thành lập Hội với mục đích tổ chức các giải thi đấu giao lưu cho vận động viên không chuyên môn cờ tướng. Tuy nhiên, ông Đạt đã từ chối với lý do tuổi cao (gần 70), phần nữa không biết nhiều về các luật cờ tướng trong nước và quốc tế nhưng anh em vẫn tình nguyện đề xuất ông Đạt làm Chủ nhiệm Hội bởi sự nhiệt tình, mặt khác khuôn viên sân vườn Thành Đạt rộng gần 1.000m 2 có nhiều cây xanh mát, có đến 15 bộ bàn ghế với 15 bộ cờ tướng đủ cho các đối thủ đầy đam mê tranh tài, tập dượt mỗi khi rảnh rỗi. Vậy là, ông nhận chức Chủ nhiệm Hội Cờ tướng “không lương” có 75 hội viên tham gia hoạt động đến nay.
Các kỳ thủ không chuyên so tài tại Giải cờ tướng mở rộng vui xuân 2015. Ảnh: MT
Nói về Hội Cờ tướng Thành Đạt, ông Nguyễn Văn Tiến – Phó Giám đốc Trung tâm Huấn luyện Thể dục – Thể thao tỉnh (Sở VHTT&DL) cho biết: Hội Cờ tướng Thành Đạt hoạt động khá thường xuyên, thu hút nhiều anh em vận động viên môn cờ tướng chuyên và không chuyên trên địa bàn tỉnh. Đây là sân chơi lành mạnh cần được khuyến khích mở rộng để các tầng lớp nhân dân có sân chơi bổ ích, rèn luyện trí tuệ, sức khỏe.
Chung niềm đam mê
Thu hút lớp trẻ trên địa bàn tỉnh thời gian qua còn có các Câu lạc bộ Chim chào mào. Ông Nguyễn Minh Khánh – Phó Chủ tịch Hội Chào mào tỉnh là người có nhiều tâm huyết sưu tầm, chăm sóc các loài chim cảnh. Năm 2011, ông đã cùng các thành viên khác đứng ra thành lập Hội, đến nay tổng số hội viên có hơn 300 người.
“Trước năm 2011, gia đình sinh sống chủ yếu là kinh doanh thương mại ở địa bàn thành phố. Một lần tình cờ có người quen biết sở thích của tôi là sưu tầm các loài chim cảnh, nên đã tặng 1 lồng chim chào mào. Sau gần 1 năm chăm sóc, chú chào mào trưởng thành và tham gia vài hội thi đã đạt giải cấp tỉnh. Dù giá trị giải có vài trăm ngàn, nhưng là sự cổ vũ lớn đối với tôi. Từ đó, niềm say mê chăm sóc, sưu tầm chim chào mào càng tăng và tôi bỏ không ít tiền để mua, trao đổi với anh em hội viên khác” – ông Khánh kể.
Ông Khánh cho hay, từ năm 2011, chào mào của anh Linh (Phó chủ tịch Hội) đã đạt giải Ba 5 tỉnh Tây Nguyên. Sau đó, có người ở tận Đăk Lăk tìm đến hỏi mua, anh Linh đã bán với giá 30 triệu đồng. Tuy nhiên, 3 năm trở lại đây, chú chào mào này đạt liên tiếp các giải lớn khu vực miền Trung – Tây Nguyên và giá trị của nó tăng đến 300 triệu đồng nhưng ông chủ mới nhất quyết không bán chú chim này.
Chăm sóc, sưu tầm chim chào mào là niềm đam mê của nhiều người. Ảnh: MT
Gặp và chia sẻ niềm đam mê những chú chim chào mào, các thành viên của Hội cho biết phải mất ít thời gian nhất là 1 năm và lâu hơn đến 3 năm mới nuôi trưởng thành 1 chú chim chào mào có cơ hội ra sân “chọi”. Tùy vào niềm đam mê, thu nhập của mỗi cá nhân để chăm sóc cho con vật cưng. Có người mới mua chào mào về có thể mua thức ăn trộn sẵn được bán tại các đại lý kinh doanh thức ăn chim vật cảnh. Nhưng qua thời gian tìm đến các CLB, được anh em hội viên chia sẻ kinh nghiệm tự mua nguyên liệu cám, các loại rau, vitamin, khoáng chất… về trộn, xay nhuyễn. Sau đó, họ điều chỉnh liều lượng thức ăn tổng hợp này theo chế độ phù hợp để nuôi dưỡng cho chào mào phát triển tốt về thể trạng, sắc màu bộ lông và giọng hót.
Ngoài thú chăm sóc chào mào, những người có tiền kha khá còn sưu tầm nhiều lồng đẹp với thiết kế cầu kỳ đa dạng hoa văn bên ngoài, nhằm nâng giá trị của cặp lồng – chim. Tìm hiểu từ anh em hội viên đến các chủ cửa hàng kinh doanh các loại lồng chim cảnh, nhiều người xác nhận có chiếc lồng lên đến vài trăm triệu đồng, hoặc tiền tỷ. Nguyên liệu để chế tác ra những chiếc lồng này là các loại gỗ quý như cẩm lai, trắc đỏ, hương được khắc, trạm trổ các hình phúc lộc thọ, hay phật di lặc… chạy viền xung quanh chân đế, hoặc từ nắp trên đến cuốn tay cầm giá mốc của lồng. Đúng là nghề chơi cũng lắm công phu!
Tuy nhiên, theo ông Khánh cái “say” của người chơi chào mào là tiếng “chét” (tiếng hót) của nó áp đảo đối phương khi bước ra sàn đấu chính thức. Và mỗi năm, Hội tổ chức 2 – 4 hội thi để động viên, trao đổi kinh nghiệm chăm sóc chào mào có tiếng hót hay. Còn lại, hội viên đến với các CLB như một thú vui tao nhã sau một ngày lao động vất vả được gặp mặt bạn bè, được nói về niềm đam mê, lắng nghe tiếng chim hót… Vì vậy mà, Hội Chào mào có hội viên đủ thành phần trong xã hội, từ những người lao động chân tay đến cán bộ viên chức với nhiều lứa tuổi khác nhau.
Ông Đặng Đức Mạnh – Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh thống kê toàn tỉnh có gần 60 câu lạc bộ chào mào, cờ tướng ở các huyện, thành phố; riêng hoạt động mạnh cấp tỉnh có Hội Cờ tướng Thành Đạt, Hội Chào mào có nhiều phong trào phát triển hội viên, tổ chức các giải thi đấu khá hiệu quả. Gần 5 năm qua, các đơn vị này thu hút trên 760 hội viên. Hầu hết, hội viên là những người trẻ, nên các sân chơi đã được quản lý tốt, hướng đến hoạt động giải trí thể thao – văn hóa tinh thần lành mạnh. Đồng thời, ở các hội, CLB còn tuyên truyền, phổ biến và giáo dục thành viên về ý thức bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ các loại sinh vật cảnh quý hiếm.
Mai Trâm
Thú Chơi Chim Chào Mào Của Người Sài Gòn
Dưới những tàn cây mát mẻ, lắng tai nghe những tiếng hót líu lo của những chú chim chào mào đẹp nhất ngân vang tựa như dàn hợp xướng mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Cảnh tượng bình yên đó diễn ra giữa lòng Sài Gòn xô bồ khiến lòng ta thấy nhẹ bẫng, quên đi những muộn phiền, ồn ào nơi thành phố phồn hoa. Vào mỗi cuối tuần hay những khi rảnh rỗi, thay vì đi đến những khu ăn uống, khu mua sắm, các bạn có thể đến những khu chợ chim ở Sài Gòn để tận hưởng lối sống thi vị cũng như thú chơi chim chào mào của người Sài Gòn.
Hiện nay, ở Sài Gòn có một số nơi thường tập trung những người có chung sở thích chơi chim nói chung, chơi chim chào mào nói riêng và cũng là nơi tập trung những giống chim chào mào đẹpnhất là cà phê chim Tao Đàn và chợ chim Lê Hồng Phong.
Nơi thường tập trung dân yêu thích chim chào mào là chợ chim Lê Hồng Phong ( quận 10). Nằm trên con đường chính của quận, chợ chim không phải là một nhóm tụ lại mà những lồng chim được treo dọc những ngôi nhà nằm san sát nhau tạo thành một khu chợ nổi tiếng ở Sài Gòn. Thú nuôi chim ở đây như là một thú vui truyền thống. Dọc hai bên đường, dưới những tàn cây mát rượi người dân treo nhữn lồng chim với những chú chim chào mào đẹp nhất mà họ tuyển chọn được cùng với nhiều loài chim khác cùng nhau cất tiếng hót vang vọng một dải đường. Điều này cũng chính là một trong những điều thu hút khác du lịch đến với Sài Gòn.
Thú chơi chim chào mào của người Sài Gòn vô cùng bình dị, mọi người rất dễ dàng hòa nhập với cộng đồng những người có cùng sở thích chơi chim, chỉ cần xách theo lồng chim thì khách có thể hòa chung niềm vui và sở thích mà không cần quen biết từ trước. Thú chơi chim chào mào không đơn thuần chỉ là một sở thích nữa mà là một nét đẹp trong đời sống tinh thần của người Sài Gòn.
Nâng Tầm Thú Chơi Chim Cảnh
(GLO)- Hội thi Tiếng hót chim chào mào là dịp để các câu lạc bộ chào mào trong tỉnh có thể gắn kết, giao lưu, học hỏi các câu lạc bộ ngoài tỉnh. Đây còn là dịp để các nghệ nhân phát huy tính đoàn kết, tương thân tương ái bằng hoạt động nhân đạo.
Sáng 15-3, Hội Chào mào tỉnh Gia Lai phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức Hội thi tiếng hót chim chào mào tại Trường Tiểu học Chu Văn An (TP. Pleiku). 7 giờ sáng đã có hàng trăm lồng chim đến đăng ký chuẩn bị cho hội thi bắt đầu vào lúc 9 giờ. Những chiếc lồng chim được chạm khắc tinh xảo và tiếng hót hàng trăm chú chào mào đã khuấy động cả một góc phố, rất nhiều người không tham gia tại hội thi cũng bị thu hút đã ghé vào chiêm ngưỡng và cổ vũ hội thi.
Quang cảnh hội thi. Ảnh: H.S
Tham gia hội thi, nghệ nhân Đỗ Trần Huy chia sẻ: “Để có một chú chim đủ yếu tố tranh tài, người chơi tốn rất nhiều công sức. Ban đầu phải sưu tầm hàng chục chú chim có ngoại hình đẹp, sau đó bỏ ra ít nhất một năm để thuần dưỡng. Khi chim đã thuần, người chơi sẽ sàng lọc để chọn chú chim có tố chất tốt nhất như: xiêng bọng, chớp cánh, sàng cầu bền bỉ, có khả năng dọa nạt chim cùng thi đấu”. Nghệ nhân Trần Quốc Trung-Hội phó Câu lạc bộ Chào mào phường Trà Bá (TP. Pleiku) cho hay: “Hội thi chào mào lần này quy tụ các nghệ nhân trên ba miền đất nước, chất lượng hội thi được đánh giá cao. Bên cạnh đó, Ban tổ chức đã phát động phong trào nhân đạo, khơi dậy tính nhân văn trong mỗi nghệ nhân. Sân chơi này là dịp đẩy mạnh phong trào chơi chim cảnh tỉnh nhà, là cơ hội để các nghệ nhân trên toàn quốc giao lưu, học hỏi và thắt chặt tình bằng hữu. Ngoài ra, các nghệ nhân còn được chiêm ngưỡng những chú chim hay, chim độc có giá trị từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng, đặc biệt là các chú chim đột biến có lông trắng, số lông trắng càng nhiều giá trị chim càng cao”.
Nhằm nâng cao tính chuyên môn và tính khách quan cho hội thi, tất cả thành phần Ban giám sát và Ban giám khảo đều là các nghệ nhân có uy tín tại các Câu lạc bộ Chào mào ngoài tỉnh như: TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Lạt… Ông Trương Đình Hoàng-Trưởng ban giám sát hội thi đến từ TP. Hồ Chí Minh đánh giá: “Đội ngũ giám sát và giám khảo có chuyên môn tốt, qua đó tạo tâm lý thoải mái cho các nghệ nhân tham gia hội thi, tránh những bức xúc có thể gây ảnh hưởng xấu đến sân chơi vốn mang tính tao nhã, lành mạnh. Ngoài ra, khi tham gia hội thi các nghệ nhân ngoài tỉnh như tôi có thể tham quan và khám phá phong cảnh, con người tại Gia Lai”.
Ảnh: H.SHội thi lần này có tổng số 429 lồng dự thi, với 13 vòng thi đấu, trong đó 10 vòng sơ loại và 3 vòng chung kết. Cơ cấu giải thưởng khá hấp dẫn với giải nhất là một xe Honda Air Blade, giải nhì ti vi LG 42 inch, giải ba ti vi LG 32 inch và nhiều giải khác. Bên cạnh đó, 42 doanh nghiệp, các câu lạc bộ chào mào và anh em nghệ nhân tham gia hội thi đã quyên góp 60 triệu đồng tổ chức hoạt động từ thiện. Ông Trần Văn Tính-Chủ tịch Hội Chào mào tỉnh Gia Lai cho biết: “Trước lúc bắt đầu hội thi, Ban tổ chức hội thi và Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã trao 600 suất quà, mỗi suất trị giá 100.000 đồng bằng hiện vật cho trẻ em nhiễm chất độc da cam; 36 suất quà, mỗi suất trị giá 350.000 đồng cho người già không nơi nương tựa và 10 suất học bổng, mỗi suất trị giá 700.000 đồng cho các em học sinh nghèo, khuyết tật vượt khó”.
Kết thúc hội thi, giải nhất thuộc về nghệ nhân Ngô Thanh Hùng là chủ nhân chú chim cảnh mang số báo danh 168. Hội thi khép lại trong không khí vui tươi, hồ hởi. Không chỉ những nghệ nhân đoạt giải trong hội thi lần này mà những nghệ nhân ra về “tay trắng” ai cũng vui, bởi cái quan trọng nhất đọng lại sau hội thi chính là một sân chơi lành mạnh, qua đó các nghệ nhân có thể giao lưu học hỏi lẫn nhau, phát triển thêm mối thâm tình bằng hữu giữa các nghệ nhân trong và ngoài tỉnh. Và, điều đặc biệt nữa là ngoài thú chơi ra, mỗi nghệ nhân đã có sự đóng góp để giúp đỡ những trẻ em nhiễm chất độc da cam, những người già neo đơn và trẻ em nghèo vượt khó có thêm nghị lực khắc phục khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Sài Gòn: Thú Chơi Chim Cảnh Cũng Công Phu, Tốn Sức trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!