Đề Xuất 5/2023 # Thú Chơi Chim Tao Nhã Nhưng Công Phu Của Người Sài Thành # Top 7 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 5/2023 # Thú Chơi Chim Tao Nhã Nhưng Công Phu Của Người Sài Thành # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thú Chơi Chim Tao Nhã Nhưng Công Phu Của Người Sài Thành mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cùng với những người chơi khác đến từ nhiều quận, huyện khác, anh Đinh Hữu Thịnh (28 tuổi, nhà ở quận 3) đã có mặt ở đây từ sớm, ngồi quây thành một vòng tròn. Không gian ở giữa là những cặp lồng chim được đặt gần nhau để những chú chim Sâu có dịp trổ tài “khoe giọng” của mình.

Bất chấp âm thanh ồn ào của xe cộ, tiếng hót những chú chim Sâu cứ vang lên lảnh lót cả một không gian rộng lớn, mang đến cho những ai có dịp đến đây một cảm giác thanh bình giữa nơi đô thị náo nhiệt.

“Hiện nay trong giới chơi chim ở thành phố có rất nhiều điểm để anh em đến giao lưu, “đấu” các loài chim như: Hoạ mi, Hoàng yến, Vành khuyên… nhưng ở khu vực Thuận Kiều Plaza là nơi anh em thích chơi… chim Sâu. Chim Sâu được ưa chuộng vì dáng vẻ nhỏ nhắn và có giọng hót riêng biệt, nghe rất vui tai. Chiều nào tôi cũng tranh thủ công việc là tụ họp về đây, bao nhiêu áp lực của cuộc sống đều tan biến hết”, anh Thịnh cười nói.

Nhắc về chuyện “đấu” chim, anh Thịnh cho biết thêm, nếu một con chim “líu” (hót) khoẻ hay “líu” đẹp khiến cho con chim đối diện phải im tiếng hót thì được xem là “đấu” thắng. Điều đó cũng đồng nghĩa chủ nhân của chú chim Sâu chiến thắng đó cảm thấy tự hào vì không chỉ thể hiện được khả năng nuôi dưỡng, luyện chim mà còn may mắn chọn được một chú chim có “tố chất”. Đây luôn được xem là yếu tố may rủi đối với người đam mê chim cảnh.

Chính vì vậy, theo những người chơi chim Sâu tại Thuận Kiều Plaza, giá một chú chim Sâu là “vô giá”. Có những chú chim chỉ có giá khoảng một, hai trăm ngàn nhưng cũng có những chú chim có giá lên tới vài triệu cho đến hàng chục triệu đồng.

Tất nhiên ngoài giọng “líu” khoẻ, đẹp, những chú chim có giá cao còn phải hội đủ thêm nhiều yếu tố về hình thể như: lông, móng, mắt… Do đó, những người nuôi chim Sâu không chỉ đến đây để giao lưu, học hỏi mà còn trao đổi, mua bán.

Để có thể hiểu hơn về thú chơi “lắm công phu” này, chúng tôi còn theo chân anh Thịnh về đến tận nhà để “tận mục sở thị” những chú chim mà theo lời anh chúng như là những “đứa con cưng”, chỉ cần “hắt hơi, sổ mũi” cũng đủ khiến anh Thịnh mất ăn, mất ngủ.

Được biết anh Thịnh theo đuổi niềm đam mê nuôi chim cảnh hơn 10 năm qua. Anh cho biết, 10 năm sống với đam mê đã cho anh nhiều niềm vui trong cuộc sống và những kinh nghiệm “để đời”.

Anh chỉ cho chúng tôi xem bốn lồng chim gồm: Hoạ mi, Hoàng yến, Vành khuyên, Sâu đang được anh chăm chút mỗi ngày, khoe: “Trong 4 lồng chim này, tôi ưng ý nhất là chú chim Vành khuyên đã được 2 năm tuổi. Vì nó rất dạn người, không có tật và đặc biệt là biệt tài “nhái” giọng hót các loài chim khác rất điêu luyện”.

Để chứng minh cho lời nói của mình, anh với tay lấy xuống lồng chim Vành khuyên được treo trước sân nhà và sau đó mở cửa lồng, đưa bàn tay vào vuốt ve chú chim. Chú chim với bộ lông xanh mướt này không hề sợ hãi, bay nhảy lung tung mà vẫn đứng yên trên “cầu” bắt ngang lồng.

“Vốn dĩ có tên Vành khuyên là người ta gọi tên theo vành đai quanh mắt của chúng. Ở Việt Nam có nhiều loại chim Vành khuyên, người ta thường gọi tên theo màu lông của chúng như là Khuyên vàng hoặc Khuyên xanh. Một con chim đẹp thì có nhiều tiêu chuẩn lắm, nhưng tựu trung khi chọn mua một chú chim thì phải xem dáng như con chim phải có dáng dài, đầu dẹp, to, mắt xếch, mỏ mỏng… Nếu gặp được những con như vậy thì giá nào tôi cũng ráng mua vì chúng rất nhanh hót, tướng dữ đem “đấu” rất hiệu quả”, anh Thịnh chia sẻ kinh nghiệm.

Tuy nhiên về khoản chăm sóc, thuần dưỡng cho các loài chim cảnh mới là vấn đề “đau đầu” của những người đam mê. Vì mỗi loại chim đều sử dụng từng loại thức ăn riêng biệt và quan trọng là cách phối thức ăn tươi, khô như: châu chấu, sâu, dế, kê, mè, bột ngũ cốc, đậu xanh, trứng gà… Nhưng quan trọng nhất là thức ăn khô cần phải được rang xay, trộn cùng với những loại vitamin để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng thì chim càng khỏe, giọng hót càng hay. Ngoài ra, việc phơi nắng, tắm cho chim phải được thực hiện mỗi ngày để bộ lông mượt mà.

Ngoài được chăm sóc kĩ lưỡng, thì việc tập luyện cho chim để có thể hót hay lại đòi hỏi người chơi phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Theo lời anh Thịnh, phải thường xuyên mang những chú chim đi “giao lưu” với những chú chim khác để chúng tự luyện tiếng hót và đó cũng là điều mong mỏi nhất của người đam mê chim cảnh. “Như chim Hoạ mi có giọng hót to, Hoàng yến thì nhẹ nhàng, còn Vành khuyên lại líu lo, có lúc nhẹ nhàng trầm bổng, khi nhanh mạnh gấp gáp”, anh hào hứng kể.

Mặc dù cuộc chơi này dù tao nhã và lắm công phu nhưng cũng nhiều cạm bẫy. Nhớ lại những ngày đầu tập tễnh bước vào thú chơi chim cảnh, anh Thịnh đã có lần mất “tiền oan” vì mua nhầm chim “thuốc”.

Anh kể, năm 2008, được một người bán chim ở chợ chim Thuận Kiều chào bán anh con chim Vành khuyên có dáng đẹp, hót rất sung với giá 1,5 triệu đồng. Thế nhưng chỉ sau vài ngày mua về, chú chim đó bỗng dưng bị xệ cánh, rụng lông, ngưng hót, vỡ khoen mắt. Anh chạy khắp nơi để hỏi han thì mới biết người bán đã trộn thuốc kích dục vào thức ăn khiến chú chim này bị bức rức, hót không ngơi nghỉ.

“Người đam mê thú chơi chim hễ thấy chim hót hay, hót nhiều là thích lắm. Lúc đó, 1,5 triệu đồng thời điểm đó là số tiền rất lớn cho một chú chim cảnh, tôi phải chạy vay mượn mấy nơi mới đủ tiền để mua. Nhưng điều làm cho tôi cảm thấy buồn không phải vì bị mất tiền mà buồn vì thấy chú chim tiều tuỵ bởi những kẻ hám lợi”, anh Thịnh nói.

Chim Cảnh – Thú Chơi Tao Nhã

Chọi chim – một hoạt động luôn thu hút đông đảo các thành viên CLB và những người ưa thích chim cảnh tham gia.

(HBĐT) – Gần 2 tháng qua, vào sáng thứ bảy và chủ nhật, không khí ở Trung tâm giải trí Sao Mai (TPHB) luôn rộn ràng, náo nức trong tiếng hót lảnh lót như một dàn nhạc của những chàng họa mi, chích chòe, chào mào… do những thành viên CLB mang đến để tổ chức dượt chim.

CLB chim cảnh Hòa Bình đi vào hoạt động đã tạo nên không khí gắn bó như một gia đình lớn của những người đam mê, yêu quý chim cảnh ở TPHB và các huyện lân cận như: Cao Phong, Kỳ Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi… CLB là tổ chức tự nguyện của những người có cùng sở thích với trên 50 thành viên. Trong đó có người đã bước qua tuổi thất thập với thâm niên chơi chim ngót nghét 50 năm nhưng cũng có người chỉ mười tám, đôi  mươi mới vào nghề nhưng tất cả đều đam mê chim cảnh, chim hót, chim chọi và thống nhất tuân thủ nguyên tắc  hoạt động  là vui chơi lành mạnh trên cơ sở chấp hành nghiêm túc những quy định của luật pháp Nhà nước, cùng chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ nhau trong cách chọn, chăm sóc, luyện chim, bảo vệ các loài chim hoang dã.

ông Đặng Đình Phùng, một người đam mê chim họa mi say sưa nói:  Trong số các loài chim cảnh, họa mi được ví là “nghệ sĩ của rừng xanh” bởi giọng hót luyến láy, lên bổng, xuống trầm tựa hồ tiếng suối reo, gió thổi vi vu. Không những thế, họa mi còn là những đấu sĩ không khoan nhượng khi xung trận. Tính cách của chim họa mi cũng khác biệt so với nhiều loại chim rừng khác, đó là sự cao sang, cầu kỳ, trau truốt. Bởi thế, việc thuần hóa chim họa mi không hề đơn giản, vì họa mi thuộc loại chim ương ngạnh, khó tính, khó thuần.

Nói về  các loài chim chào mào, ông Vũ Văn Thúy, ủy viên Ban điều hành CLB Chim cảnh Hòa Bình nhận xét: Khi vào thú chơi, bất cứ loài chim gì cũng phải cần sự đam mê và siêng năng chứ chỉ thích theo phong trào thì không thể bền và giỏi được. Chim chào mào gồm các loại: gián cánh, bạch đề, bạch tạng, chào mào bông, mơ… Khi chọn chim phải chọn con lanh lợi. Cặp chân phải to dài, thân hình phải dài và có miệng mỏng, ngắn thì mới siêng hót…

Không chỉ say mê nói về đặc tính của các loài chim, thành viên của CLB còn thường xuyên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm về phương pháp tập luyện, chăm sóc cho từng loài chim. Háo hức hơn cả là những cuộc thi chim, ở đó,  những chú chim đoạt giải được đánh giá theo các tiêu chí về hình dáng, màu sắc, giọng hót. Đặc biệt, chim phải thi đấu bền bỉ và luôn giữ lửa từ khi bắt đầu đến cuối trận. Là người rất ưa thích chim chọi, ông Bùi Việt Dũng, thành viên CLB say sưa nói: Chơi chim họa mi chọi mới lý thú nhưng rất cầu kỳ. Để có được một con chim “máu chiến”, người chơi phải tuyển lựa từ khi chim còn non, phải trông tướng chim, từ đầu, mặt, đôi mắt, móng chân, màu lông đến tìm hiểu nguồn gốc sinh trưởng, tập quán của nó. Chỉ một chú chim đang nhảy nhót, nhào lộn trong lồng, ông Dũng cho biết thêm: Chú chim này mới mười hai tháng tuổi, có ngoại hình đầu xà, móng mèo, mắt sắc, chân dài, mỏ thanh mỏng, đúng chuẩn của chim chiến đấy…

Một ngày chủ nhật cuối năm, hàng chục khán giả, kẻ đứng, người ngồi gồm đủ lứa tuổi thuộc nhiều thành phần đều say mê như hút hồn vào trận thư hùng của cặp chim họa mi được coi là hay nhất sới chọi tại Trung tâm giải trí Sao Mai. Bốn lồng chim đặt giữa sới, nằm sát nhau. Lồng chim mái phía sau lồng chim trống. Vào trận, chúng thẳng thừng tung ra những ngón đòn hiểm hóc như lấy móng, khóa cánh, dùng mỏ nhọn hoắt mổ thẳng vào những chỗ hiểm của đối thủ. Hai họa mi mái vừa bay nhảy, vừa quan sát và cất tiếng lảnh lót, thúc giục chim trống đánh trận. Cuộc chiến giữa hai đấu thủ chỉ kết thúc sau hơn 1 tiếng đồng hồ, khi còn một chú chim chiến mổ tróc da đầu  đối thủ.

Từ thú chơi cung đình của các bậc vương hầu, quý tộc thời phong kiến, chơi chim cảnh, thi chim, chọi chim giờ nhanh chóng lan rộng rồi trở thành thú chơi của mọi người  bởi tính thanh cao, tao nhã, tinh thần thượng võ của nó. Bên cạnh đó, thú chơi chim còn góp phần bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, làm đa dạng thêm những nét sinh hoạt văn hóa, gần gũi với việc giữ gìn bảo vệ môi trường sinh thái. Từ thú chơi tao nhã này, những người đam mê chim cảnh còn có cơ hội tham gia các hội thi ở các tỉnh, thành phố bạn để mở mang giao lưu nên ngày càng thu hút nhiều người tham gia. Xuân Nhâm Thìn, Hội thi chim sẽ được CLB chim cảnh Hòa Bình tổ chức tạo cho sắc xuân ở TPHB thêm đặc sắc, phong phú và hấp dẫn.

                                                                                    Đức Phượng

Chơi Chim Cảnh, Thú Vui Tao Nhã

Đã từ lâu, chơi chim đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của nhiều người dân Huế. Họ tìm đến với thú vui này như để tìm lại một kỷ niệm của tuổi thơ, hay đơn giản chỉ để tìm những phút thư giãn. Nhộn nhịp thị trường chim cảnh

Mấy năm trở lại đây, trào lưu chơi chim cảnh rộ lên ở nhiều địa phương, Huế cũng không phải ngoại lệ. Những cửa hàng bán chim cảnh mọc lên để thỏa mãn nhu cầu của người chơi. Tại công viên Phú Xuân, công viên 3/2, công viên Kim Đồng, khu vực quanh Đại nội Huế… người ta dễ dàng bắt gặp những chiếc lồng chim treo thành dãy, tiếng chim ríu rít với nhiều màu sắc sặc sỡ. Chủng loại chim được bày bán cũng rất phong phú với nhiều loài: chích chòe, sáo, vẹt, sơn ca, khứu, chào mào…

Giá cả các loại chim cảnh trên địa bàn Thừa Thiên Huế rất khác nhau tùy theo chất lượng (đẹp, hót hay, đá giỏi) của mỗi loại chim mà giá trị của chúng cũng cao thấp khác nhau. Giá một con chim chào mào mới bẩy về có giá 80 đến 150 ngàn đồng. Chim chào mào “đứng lồng” (khi người đến gần chim không hoảng sợ) giao động từ khoảng 200 – 250 nghìn đồng/con; chim chích chòe lửa, chích chòe than bổi mới bẫy về có giá 250 – 300 nghìn đồng/ con; chim họa mi, khướu bổi có giá từ 700 – 900 nghìn đồng/con và các loại chim như cu gáy, vành khuyên, sơn ca thì giá từ vài chục nghìn đồng đến vài trăm triệu đồng tùy thuộc vào tố chất từng con. Những con có tố chất tốt thường có giá rất cao mà chỉ những người sành chơi mới định giá được.

Thú chơi tao nhã

Anh Hiệp, chủ một của hàng bán chim trên đường Đoàn Thị Điểm cho biết: “Gần đây phong trào chơi chim rất phát triển nên chim bán rất chạy. Chúng tôi lấy hàng từ nhiều nguồn; nhưng nhiều nhất vẫn là từ những người đi bẫy chim ở các vùng núi như Bình Điền, A Lưới, Phong Điền… và một số tỉnh lân cận. Kinh doanh thế này thôi chứ chủ yếu là thỏa mãn đam mê là chính. Ở đây chim có giá bao nhiêu cũng có từ tiền trăm đến tiền triệu”.

Lý do khiến ngày càng có nhiều người theo đuổi thú chơi chim cảnh bởi nó giúp con người thấy thoải mái hơn. Tôi gặp anh Nguyễn Văn Hanh, một người mê chơi chim cảnh khi anh đang chọn cho mình một chú chim yêu thích trên công viên Phú Xuân, anh cho biết: “Mỗi người có một sở thích khác nhau như du lịch, câu cá… còn tôi thích chơi chim bởi nuôi chim là một cách giúp tôi xả stress mà lại rất lành mạnh, không gây ảnh hưởng xấu đến những người xung quanh. Đặc biệt, chơi chim cảnh giúp người ta kiềm chế được tính nóng nảy của bản thân và tập tính kiên nhẫn. Tôi thường dành thời gian rảnh rỗi để chăm sóc chim cảnh. Chúng như những đứa con của tôi vậy”.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố có khá nhiều quán cà phê nhỏ vừa kinh doanh cà phê, vừa là nơi gặp gỡ của người yêu chim. Quán cà phê Camay trên đường Hàn Thuyên là một ví dụ. Mặt dù số lượng lồng chim ở đây không nhiều khoảng chưa đến 10 lồng, chỉ nuôi 1 loại chim miều (chào mào), thế nhưng lại được nhiều người đến để được nghe chim hót. Vừa ngồi nhâm nhi ly cà phê, vừa lắng nghe tiếng hót thánh thót của những chú chim thật không gì có thể thỏa mái hơn. Anh Nguyễn Phúc Tuân một khách hàng quen thuộc của quán cho biết: “Không cần nuôi chim hay chơi chim, cứ mỗi buổi sáng đến đây vừa uống cà phê, vừa nhìn ngắm và nghe chim hót thôi lòng tôi cũng đã thấy khoan khoái rồi. Coi như đây là một phút thư giãn để khởi đầu cho một ngày làm việc”.

Để có thể đánh giá được một con chim thì phải căn cứ vào giọng hót của nó là chủ yếu. Mỗi loài cho một giọng khác nhau và tùy thuộc vào sở thích mỗi người mà họ chọn cho mình những con chim ưng ý. Dung mạo của những chú chim cũng khá quan trọng. Nhìn màu lông, sải cánh, vảy chân… người chơi chim có thể biết được “cá tính” của từng con. Đó là những kinh nghiệm lựa chọn chim của những người sành chơi.

Thú chơi chim thích hợp với rất nhiều lứa tuổi khác nhau từ những cô cậu học trò đến những người già; bởi vậy thú vui này là điểm gặp gỡ của mọi lứa tuổi. Với nhiều người thì nuôi chim là một việc tốn kém thời gian và tiền bạc. Nhưng đối với những người say mê chơi chim cảnh thì nó lại là niềm đam mê, là thú chơi dân dã, một sự trải nghiệm và hứng thú. Không ít người cho rằng, chơi chim là một thú của những người phong lưu (!).

Ngoài việc lựa chọn cho mình một chú chim ưa ý, người chơi chim còn phải lựa chọn cho mình một chiếc lồng phù hợp với chim cũng như tình hình kinh tế của bản thân. Thường những chiếc lồng tre, lồng sắt có giá từ 150 đến 500 ngàn/cái. Còn những chiếc lồng bằng gỗ có chạm trổ tinh vi có giá từ 2 triệu đồng đến vài chục triệu đồng/cái. Người chơi chim có thể mua lồng ở ngay những cửa hàng bán chim.

Theo Hoàng Loan (TTH)

Ông Hồ Văn Tuấn, một người có kinh nghiệm chơi chim lâu năm ở Bình Điền cho biết: “Chơi chim cảnh đòi hỏi rất nhiều thời gian cũng như công sức. Chăm chim cũng như chăm sóc những đứa con của mình vậy, đòi hỏi tính cẩn thận, kĩ lưỡng đến từng chi tiết. Chẳng hạn như tắm chim cảnh, phải tập cho chim tự tắm trong lồng nước chứ con người không thể trực tiếp tắm cho nó, nếu không cẩn thận có thể làm cho lông chim bị hư hỏng, khiến chim sợ hãi… Rồi chế biến thức ăn cho chim cũng công phu không kém. Tôi thường phải trộn thêm trứng và tôm khô vào thức ăn để đủ chất cho chim… Đó là chưa kể chuyện cho chim tắm nắng, tập hót… Dù vậy, với người chơi chim, tất cả chỉ là… chuyện nhỏ!”.

Thú Chơi Chim Chào Mào Của Người Sài Gòn

Dưới những tàn cây mát mẻ, lắng tai nghe những tiếng hót líu lo của những chú chim chào mào đẹp nhất ngân vang tựa như dàn hợp xướng mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Cảnh tượng bình yên đó diễn ra giữa lòng Sài Gòn xô bồ khiến lòng ta thấy nhẹ bẫng, quên đi những muộn phiền, ồn ào nơi thành phố phồn hoa. Vào mỗi cuối tuần hay những khi rảnh rỗi, thay vì đi đến những khu ăn uống, khu mua sắm, các bạn có thể đến những khu chợ chim ở Sài Gòn để tận hưởng lối sống thi vị cũng như thú chơi chim chào mào của người Sài Gòn.

Hiện nay, ở Sài Gòn có một số nơi thường tập trung những người có chung sở thích chơi chim nói chung, chơi chim chào mào nói riêng và cũng là nơi tập trung những giống chim chào mào đẹpnhất là cà phê chim Tao Đàn và chợ chim Lê Hồng Phong.

Nơi thường tập trung dân yêu thích chim chào mào là chợ chim Lê Hồng Phong ( quận 10). Nằm trên con đường chính của quận, chợ chim không phải là một nhóm tụ lại mà những lồng chim được treo dọc những ngôi nhà nằm san sát nhau tạo thành một khu chợ nổi tiếng ở Sài Gòn. Thú nuôi chim ở đây như là một thú vui truyền thống. Dọc hai bên đường, dưới những tàn cây mát rượi người dân treo nhữn lồng chim với những chú chim chào mào đẹp nhất mà họ tuyển chọn được cùng với nhiều loài chim khác cùng nhau cất tiếng hót vang vọng một dải đường. Điều này cũng chính là một trong những điều thu hút khác du lịch đến với Sài Gòn.

Thú chơi chim chào mào của người Sài Gòn vô cùng bình dị, mọi người rất dễ dàng hòa nhập với cộng đồng những người có cùng sở thích chơi chim, chỉ cần xách theo lồng chim thì khách có thể hòa chung niềm vui và sở thích mà không cần quen biết từ trước. Thú chơi chim chào mào không đơn thuần chỉ là một sở thích nữa mà là một nét đẹp trong đời sống tinh thần của người Sài Gòn.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thú Chơi Chim Tao Nhã Nhưng Công Phu Của Người Sài Thành trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!