Cập nhật nội dung chi tiết về Thuần Chào Mào Bổi Chỉ Trong 1 Tháng mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thuần chào mào bổi chỉ trong 1 tháng
Cách 1 : Sử dụng lồng ép chào mào bổi
Dùng lồng ép bổi sẽ hạn chế chim bay nhảy, chim nhảy không bị tróc đầu, gãy lông. Các bạn có thể ra tiệm chim hỏi lồng vuông ép bổi loại 15 nan lùn. Phía trên nóc và vanh phía trên lồng được làm nan khít nhau. Mục đích để chim sẽ không đâm đầu vào vanh và nóc lồng được. Lồng ép bổi còn giúp hạn chế các tật lộn mèo, bám nóc lồng, ngoái cổ… mà trong quá trình nuôi chúng ta thường gặp phải.
Các bạn treo chim nơi có đông người qua lại, và lồng chim treo ngang đầu người để chim nhanh dạn. Ban đầu chim còn sợ sẽ bay nhảy nhiều. Nhưng các bạn yên tâm chim sẽ không sao đâu, vì nhảy cũng không bị tróc đầu hay rụng lông. Các bạn cứ treo chim như vậy và hàng ngày cứ chăm sóc bình thường như tắm táp, cho ăn mồi tươi, trái cây. bảo đảm chỉ sau 1 tháng các bạn tới chim sẽ không bay nhảy nhiều nữa.
Cách thứ 2 : Dành cho người rãnh rỗi và kiên trì
Hàng ngày khoảng 8h sáng các bạn mở áo lồng và cho 1 ít cám vào cóng cho chim ăn. Các bạn chỉ bỏ cám làm sao cho chim ăn khoảng 45 phút là hết cám
Đến chiều khoảng 15h30 các bạn lại cho cám vào, nhưng lần này cho chim ăn nhiều hơn ăn khoảng 2 tiếng để chim ăn no và ngủ nghỉ. Rồi đến 17h30 các bạn trùm áo lồng và treo nơi yên tĩnh cho chim nghỉ ngơi.
Hàng ngày các bạn cứ làm như vậy, có thể thay đổi thức ăn cho chim như : chuối, mướp khía, táo, cam… 2 hoặc 3 ngày các bạn cho chim ăn cào cào non 1 lần. Cho ăn cào cào thì khoảng 30 phút tới bỏ vào cóng cho chim 1 con.
Mục đích của cách này là giúp cho chim luôn quen mặt người nuôi và cảm giác lúc nào cũng đói. Giúp cho chim biết được khi gặp chúng ta là nó sẽ được ăn, vì vậy nó sẽ không bay nhảy mà chờ đợi thức ăn. Các bạn kết hợp với cách 1 thì đảm bảo 1 tháng chim đã đứng cứng lồng rồi.
☞ BẠN NÊN XEM
Cách thứ 3 : Nhổ, cắt lông cánh để hạn chế bay nhảy ( không khuyến khích )
Chim cắt hoặc nhổ xong thì cho vào lồng nhỏ và tiến hành chăm sóc bình thường. Hàng ngày các bạn tắm nắng, tắm nước, trái cây, mồi tươi….
Chim bị cắt lông, nhổ lông sẽ hạn chế bay nhảy từ đó gặp người cũng ít nhảy, sau khoảng 1 tháng quen dần nó sẽ không bay nhảy nữa. Đối với chim bị nhổ lông cánh thì sau 1 tháng lông bị nhổ đã mọc lên đầy đủ và đẹp rồi. Còn đốii với chim bị cắt lông cánh thì các bạn phải đợi chim thay lông mới mọc lại được.
Cách Thuần Chào Mào Bổi Dạn Người Sau 1 Tháng ⋆ Wiki Việt
Đến trưa khoảng 11h30, bây giờ chim cũng đã đói các bạn lại bỏ thêm 1 chút cám để cho chim ăn khoảng 45 phút là hết cám.
Đến chiều khoảng 15h30 lại cho cám vào, nhưng lần này cho chim ăn nhiều hơn ăn khoảng 2 tiếng rồi 17h30 cho chim đi ngủ là tốt.
Các bạn cần thay đổi các món ăn cho chim ngày thì trái cây : Chuối, táo, cam, mướp khía… Ngày thì cho ăn cào cào non. Đối với cào cào thì khoảng 30 phút tới cho em nó 1 con.
+ Cách 2 : Dùng lồng ép chim bổi, với cách này thì chim nhanh dạn, nhanh chơi và không bị tróc đầu hoặc gãy lông.
Các bạn cần phải chuẩn bị : Lồng ép chim bổi, loại 15 nan lùn. Phía trên nóc lồng và vanh phía trên cần phải làm nan sát nhau. Mục đích chim sẽ không đâm đầu vào vanh lông và nóc lồng, đồng thời chim sẽ không phát sinh tật lộn mèo, bu nóc, ngoái cổ. Ngoài ra loại lồng nhỏ như vậy sẽ hạn chế chim bay nhảy và nhanh dạn.
Các bạn cho chim vào và phải treo ở nơi nào càng đông người qua lại càng tốt, treo ngang với đầu người. Chim sẽ bay nhảy nhiều nhưng không đâm đầu vào nan lồng được. Cứ để như vậy và chăm sóc bình thường thì chim sẽ rất nhanh dạn và không bị tật lỗi. Nếu kết hợp với cách 1 nữa thì chim thuần người hơn cả mong đợi.
+ Cách thứ 3 : Cách này hơi bạo lực từ lúc đầu, nhưng chim dũng nhanh dạn hơn. Và thường áp dụng cho chim mới bẫy về.
_Bước 1 : Chim sau khi mua hoặc bẫy về thì nhổ mỗi bên cánh khoảng 4 sợi lông. Hoặc có thể cắt cánh mỗi bên 4 sợi bằng kéo, cắt vậy thì phải xác định nuôi hết 1 năm chim mới thay lông mới, nên nhìn hơi xấu. Mục đích để chim hạn chế bay nhảy vì lông cánh bị nhổ hoặc cắt làm chim bay mất thăng bằng và khó bay hơn.
_Bước 3 : Sau khi bẫy được 3 tiếng thì bạn cho vào lồng 1 trái chuối cho chim ăn, vì lúc này chim cũng đã đói.
_Bước 4 : Sau 1 ngày nghỉ ngơi và làm quen với cuộc sống giam cầm thì em nó cũng bớt hoảng loạn 1 phần. Lúc này các bạn cần nhốt 1 con chim mái vào chung với em nó và cho cám vào nhằm giúp chim học theo chim mái ăn cám. Sau 3 ngày thì chim đã biết ăn cám và mình lấy chim mái ra.
Nếu không có chim mái thì treo 1 em chim thuần bên cạnh để chim học ăn cám. Rồi treo chim nơi có người qua lại nhiều, và treo chim ngang với đầu người.
Sau khoảng 3 tuần là thấy kết quả ngoài mong đợi, và thời gian đó mấy cái lông cánh lúc nhổ cũng đã mọc lên rồi.
+ Cách thứ 4 : Cách này nhanh nhưng chim bị xấu và phải đợi qua 1 mùa lông mới chơi được.
Với những cách trên thì khoảng 1 – 3 tháng chim đã dạn và bắt đầu xổ bọng cho các bạn thưởng thức rồi đó.
Đó là những kinh nghiệm của mình, hi vọng các bạn sẽ làm thành công. Nhưng phải nhớ 1 câu : ” Dục tốc bất đạt”. Cái gì ép quá cũng không tốt, cứ để tự nhiên lại hay. Quan trọng hơn cả là niềm đam mê, các bạn cứ gần gũi chim, chơi với chim nhiều thì sẽ nhanh dạn thôi. Rất mong được nhận thêm sự chia sẻ của các bạn.Thân!
Cách Thuần Chim Họa Mi Bổi Dạn Người Chỉ Sau 1 Tháng Nuôi Nhốt
Chim họa mi bổi là chim mới bắt từ rừng về nên bạn cần chuẩn bị một vài thứ để nuôi chim hoàn hảo nhất. Vì chim mới từ rừng về còn rất sợ sệt nên khi thuần chim họa mi bạn cần có kỹ năng, kiên nhẫn và hết sức cẩn thận.
Đầu tiên, việc chọn nuôi chim họa m i bổi nên bắt đầu vào những tháng dương lịch là 12 đến tháng 3 năm sau. Vì thời gian này hầu như chim đã trải qua thời kỳ thay lông gần như hoàn chỉnh. Và đặc biệt sau khi thay lông thì con nào cũng bắt đầu có lửa trở lại. Bắt những con đã căng lửa thì vô cùng dễ thuần hóa nó mau dạn.
Tiếp theo, trong nhà bạn phải có chim họa mi mái, nếu chim mái hót hay, giọng thánh thót và thuần nữa thì quá tốt. Có chim mái là đã chiếm phần trăm lớn trên con đường đi đến thành công của việc thuần chim họa mi rừng. Còn không có chim mái sẽ khó có thể thuần được, đôi khi còn làm hỏng chim.
Với một tay chơi chim chuyên nghiệp sẽ biết được mức cần thiết to lớn của họa mi mái. Để tăng thêm phần trăm thành công thì nên có hai con mái sẽ dễ căng lửa hơn cho chim rừng. Sau khi chim dạn hơn rồi thì bắt đầu tách mái dần dần.
Họa mi bổi mới về phải có không gian riêng cho mình, đặc biệt là họa mi trống. Nếu để gần với những con chim khác, họa mi đã có sẵn tính hung hãn thì càng làm chúng háu đá hơn. Chúng sẽ bắt đầu giành giật chim mái cho mình, đá nhau gây tổn thương cho họa mi.
Người nuôi chim phải dành nhiều thời gian chăm chút cho chú chim của mình. Chỉ dạy và gần gũi họa mi bổi nhiều hơn, nhằm giúp chúng tiếp xúc với con người nhiều, không còn nhát với chủ mình nữa. Từ đó, thời gian và chất lượng thuần hóa chim họa mi cũng tăng cao hơn.
Lồng dành cho họa bổi thích hợp nhất là loại lồng hộc có kích thước 25x25x25 hoặc là 20 cũng được. Các mặt trên dưới phải kín toàn bộ. Hai bên cánh lồng, các mặt trước sau của lồng cũng nên để hé thôi. Với trong gian rộng rãi, thoáng đãng thì chim có thể tự do bay nhảy, theo dõi các hoạt động xung quanh dễ dàng.
Nên thiết kế lồng có hai cửa trước sau luôn, để khi sang lồng thì chim ít bị hơn. Lồng phải hết sức tự nhiên, không gian lớn để chim có được cảm giác tự do. Nếu lồng chật quá, khi mới về chim còn rất nhát sẽ nhảy loạn xạ. Điều này làm chim dễ bị thương như gãy cánh, rụng lông, trầy xước đầu và chân.
Theo nhiều người truyền lại, thì ở giai đoạn thuần hóa chim Họa Mi bổi nhất định phải treo lồng ở nơi yên tĩnh và có phủ áo lồng. Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với con người. Cần quan sát xem chim có nhát nhiều quá hay không, nếu không thì có thể hé lồng nhiều hơn một chút cho chim thoải mái hơn. Còn nhát quá thì hé màn ít thôi.
Khi di chuyển chim từ lồng hộc để thuần sang lồng chim nuôi bình thường thì cần khoảng thời gian 3 đến 4 ngày. Nhằm giúp chim quen với môi trường sống mới, bớt hoảng loạn hơn. Tuyệt đối không quên để họa mi mái gần cạnh, điều này giúp chúng đỡ sợ hãi hơn rất nhiều khi thấy đồng loại mà còn là chim mái.
Vì là chim bổi nên khuyên bạn chỉ cho chim ăn loại thức ăn ngoài tự nhiên vốn dĩ quen thuộc với chúng từ lâu. Các loài côn trùng có thể cho ăn như: trứng kiến, sâu, cào cào, châu chấu,… Vì vốn là loài chim quý, rất khó ăn khi ở trong môi trường mới, chúng thà đói chết chứ không hề chịu ăn thức ăn lạ khác.
Do đó, việc vào cám cho chim giúp cho việc nuôi nhốt trở nên đơn giản hơn, đồng thời giúp việc thuần chim Họa Mi nhanh hơn.
Khi đã nuôi được một thời gian thì bắt đầu cho chúng ăn hỗn hợp tấm rang trộn với trứng. Có thể tập dần cho chim ăn cám được rồi. Khi cho ăn chỉ hé lồng để chúng thấy được mặt chủ, quen dần. Khi chủ đến là chúng biết mình được cho ăn, cứ thế khoảng 6 tháng là chim bổi dạn dĩ hẳn lên nhiều, còn căng lửa nữa.
Về các loại cám, thì chỉ cần cho chim ăn cám mà gà, vịt hay ăn là được (cám Ba Vì). Chú ý không được cho chim ăn những loại cám nóng vì sẽ làm lông của chúng xơ xác, màu lồng xỉn lại, không đẹp. Đồng thời cũng không quên bổ sung các món ăn tự nhiên (dế, cào cào,…) những món ưa thích của chim.
Muốn chim nhanh thuần hơn nữa thì cần cho chim ăn vào mỗi buổi sáng một ít cám. Đến khoảng 10h trưa là hết cám, sau đó bỏ đói 2 đến 3 tiếng rồi cho ăn lại. Khi bạn đến cho ăn thì chúng đã mệt, ít nhảy nhót hoảng loạn hơn. Và nên nhử cho chim ăn cào cào, sẽ dễ tiếp cận chim hơn, cứ thế dần 3- 4 ngày là chim quen ngay.
Không nên không chim họa mi ăn mồi tươi ngon vào buổi chiều muộn. Thời gian chấp nhận được là 2h chiều. Nếu ăn côn trùng tươi muộn thì sẽ ảnh hưởng đến đường ruột, chim sẽ đi phân lỏng.
Ngoài cung cấp đủ thức ăn nước uống thì việc tiếp theo là tắm táp, vệ sinh cho chim sạch sẽ. Việc cho chim tắm cũng góp phần thuần hóa chim Họa Mi bổi nhanh hơn.
Tắm nước là một thói quen vốn có của chim họa mi từ trong tự nhiên. Vì chim họa mi chịu lạnh được nhưng chịu nóng thì không thể nên phải thường xuyên tắm táp cho chúng.
Đặt một khay nước đủ để ngập đầu chim vào lồng tắm cho chim. Đặt luôn chim mái ở gần đó giúp chim ốp mái đồng thời ít hoảng sợ hơn nhiều. Khi càng được tắm thường xuyên chim sẽ nhanh dạn hơn.
Chim họa mi cũng cần phải tắm nắng để hấp thụ vitamin D. Vitamin giúp bộ lông mượt mà, óng ả hơn, xương cứng cáp và sức khỏe của chim cũng được tăng cường. Nên tắm nắng cho họa mi vào sáng sớm, phơi nắng ít thôi vì chim không thể chịu được nhiệt độ cao. Tránh nơi có gió lùa nếu không chim sẽ dễ bị trúng gió.
Cách Thuần Chào Mào Bổi Nhanh Dạn Trong Thời Gian Ngắn
Để thuần 1 chú chào mào nhanh nhất người ta thường chuẩn theo một số quy tắc. Dù là chào mào bổi hay chào mào bẫy rừng gì thì cũng có phương pháp nhất định…
Chuẩn bị lồng ép bổi vuông
Những chú chim bổi về thông thường rất nhẩy, nhiều con nhẩy rúc nan Lồng đến sứt mặt chẩy máu trông rất thương ! tuy nhiên các Bạn cũng không cần lo quá về vấn đề này . Sau khi thay lông hoặc đóng vẩy khô chim sẽ rụng vẩy sẹo và trổ lông lại như thường! Để tránh những chú chim khi thuần trở lên xấu xí do rụng đuôi, cánh, sứt mặt vv..v Các bạn nên chuẩn bị một Lồng thuần nhỏ, kích cỡ 30×30 hình vuông hoặc Lồng tròn đường kính khỏng 30cm cao 50cm là OK . Sau đó mua tấm nhựa trong flastic mỏng luồn vào trong lồng và bắt chặt ngăn cách chim với nan Lồng ( Ta bịt 3 cạnh và đỉnh Lồng, chỉ chừa lại phần cửa lồng đẻ cho thức ăn , nước uống, phần cửa lồng này hướng ra phía đông người nên chim sẽ ít khi nhảy ra phía đó ). Trong những ngày đầu tập vào cám cho chim các Bạn nên chùm gần kín hết áo Lồng để chim bớt hoảng sẽ chịu ăn hơn . Sau khi chim đã chịu ăn một thời gian khoảng 4-5 ngày các Bạn hé từ từ áo Lồng để chim quan sát và làm quen dần với Môi trường xung quanh khi bị nuôi nhốt. mõi ngày các Bạn hé ra một chút khoảng 7-10 ngày sau có thể mở hết áo Lồng. Lúc này có thể phân làm 3 cách :
Cách 1 : Để nơi đông người và không trùm áo lồng
– Các Bạn muốn chú chim nhanh thuần và rút ngắn nhanh thời gian để chú chim đứng Lồng thì sẽ mạo hiểm hơn một chút đối với cách thuần này . Sau khi mở hết áo lồng các bạn đẻ chim dưới đất chỗ đông người qua lại, nếu nhà Bạn nào có cửa hàng mặ Tiền thì rất tốt! cứ để như vậy mặc chim nhẩy trong Lồng, thỉnh thoảng cho chim ăn và tắm rửa, nghịch chơi với chim… Chỉ khoảng 3-5 tháng chú chim đã khá đứng lồng .
– Nhược điểm của cách thuần này sẽ là khiến cho chú chim bị ép quá nhanh ! nhiều chú nhát quá bị ép có thể bể chim ( chim lúc nào cũng sợ sệt, rú một góc không dám hót hét ) nhiều chú ép quá sinh tật trong lúc hoảng sợ tìm đường chạy mà bị Ngoái, lộn mất giá trị của Chú Chim.
Cách 2 : Trùm áo lồng
Với những Bạn có nhiều kiên nhẫn: Chim sẽ có thời gian trùm áo lồng lâu hơn:
– 1 tháng sau vào cám chỉ mở 1 góc 1/4 Lồng.
– tháng thứ 2 mở 1 nửa lồng theo chiều ngang Lồng
– Tháng thứ 3 mở 1 nửa theo chiều dọc (phần chân lồng mở hết, trùm phần đỉnh Lồng )
* Tất cả các tháng trên đều treo cao hơn hoặc ngang đầu người và treo chỗ nhiều người qua lại
– Sau khi chú chim quen dần với môi trường, ít nhẩy mạnh hơn sẽ mở hết áo Lồng, lúc này chim đã được 6-7 tháng Lồng. Lúc này mới có thể trùm đỉnh Lồng và để chim dưới đất chỗ nhiều người qua lại để thuần chim cho đứng.
– Phải xác định một điều những chú chim bổi này ta chỉ có thể nghe hót vu vơ! Để chú chim có thể chơi tốt Đổ giọng, đấu, ché..v.vv ở mọi nơi, với mọi đấu thủ chũng ta phải có chế độ luyện tập, dợt, dãi cho chim và chú chim đó phải qua ít nhất 1 mùa thay lông Lồng! Vấn đề thay Lông cho chim chúng ta sẽ bàn sau ! Trước hết là sau khi chim đã đứng Lồng không còn nhảy nhiều nữa thì chúng ta bắt đầu tập dợt cho chúng !
Cách thứ 3 : Nhổ, cắt lông cánh để hạn chế bay nhảy (không khuyến khích)
Chim cắt hoặc nhổ xong thì cho vào lồng nhỏ và tiến hành chăm sóc bình thường. Hàng ngày các bạn tắm nắng, tắm nước, trái cây, mồi tươi….
Chim bị cắt lông, nhổ lông sẽ hạn chế bay nhảy từ đó gặp người cũng ít nhảy, sau khoảng 1 tháng quen dần nó sẽ không bay nhảy nữa. Đối với chim bị nhổ lông cánh thì sau 1 tháng lông bị nhổ đã mọc lên đầy đủ và đẹp rồi. Còn đối với chim bị cắt lông cánh thì các bạn phải đợi chim thay lông mới mọc lại được.
Đó là 3 cách thuần chào mào bổi chỉ trong mà nhiều người đã làm thành công. Trong đó cách 1 và 2 được áp dụng nhiều nhất. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn mới bắt đầu chơi chim chào mào.
Nguyên tắc của việc thuần chim Chào mào
Nguyên tắc của việc thuần chim bổi là vấn đề về tâm lý. Chim bẫy ở ngoài rừng về tâm lý thường rất hoảng loạn và muốn có thể thuần được chim bổi phải sử dụng phương pháp đánh vào tâm lý. Có nghĩa là khi bẫy được con chim từ ngoài rừng về công việc đầu tiên cần làm là phải ổn định tâm lý cho nó. Đó là chúng ta phải chùm lồng, có đầy đủ nước và thức ăn trong đó.
Lồng trùm kín, treo ở vị trí không quá tối và phải đảm bảo cho con chim cảm thấy được an toàn bằng cách nghe những con chim khác hót và có sự kết nối với đồng loại. Sau khoảng 3 ngày mở áo lồng hình và vén lên 1 góc nhỏ để chim nhìn thấy cảnh vật xung quanh, bắt đầu làm quen với môi trường sống mới. Sau 3 ngày đầu tiên bắt đầu tập vào cám cho chim. Có nhiều cách nhưng có 2 cách hiệu quả hơn cả:
Cách 1: Cho chim vào 1 lồng bẫy. Dùng cám nghiền mịn ra sau đó để với hoa quả, mà cụ thể là chuối. Lăn chuối qua lớp cám để cám bám quanh bề mặt quả chuối cho chim ăn chuối và dần dần nó sẽ quen dần mùi cám.
Cách 2: Nhốt chim trống cùng với chim mái. Những con chim mái ăn cám cứng rồi thì sẽ làm cho con chim Chào mào rất hay bắt chước, nó có tính bắt chước rất cao. Chim Chào mào mái sẽ dạy cho con chim Chào mào trống ăn cám nhanh hơn. Cho chim trống vào sống chung trong khoảng 1 tháng để nó thích nghi và học cách ăn cám từ chim mái.
Lưu ý: Trong thời gian này đừng quên cho chim tắm vì tắm táp đầy đủ sẽ giúp chim nhanh dạn. Chim trống thấy chim mái tắm sẽ bắt chước theo. Sau 1 tháng có thể tách chim ra. Nên treo chim chỗ đông người qua lại, treo tầm ngang vai chứ không quá đầu.
Sau khi thuần được chim ăn cám rồi, bước tiếp theo cũng là bước quan trọng nhất là cho chim tắm. Nếu chim chịu tắm sẽ rất nhanh dạn. Để cho chim tắm cũng phải để ý đến tâm lý của nó, nó phải cảm thấy an toàn mới chịu tắm.
Sau 1 tuần lông sẽ cho chim vào lồng tắm và cho một con chim thuần vào. Những con bổi khi nhìn thấy con thuần tắm sẽ học và tắm theo. Khi con bổi tắm được 1 lần thì từ những lần sau sẽ không cần phải nhìn con thuần tắm theo nữa. 1-2 tuần đầu mà chim tắm được thì sau này con chim sẽ có bộ lông đẹp và giữ được lửa rừng.
Quãng thời gian tiếp theo khi chim chịu tắm rồi mở toàn bộ áo lồng ra và treo chim ở những nơi có người qua lại. Lưu ý phải cách chỗ người qua lại khoảng 3-5 mét để con chim nhìn thấy con người ở một cự li vừa phải.
Lưu ý: Không nên và cũng không khuyến khích dùng cách cắt cánh, nhổ lông vì nó phản khoa học, làm chim mất lửa và khiến chim không thể nhảy, khiến tâm lý của chim hoảng loạn và có thể mất tâm 1-2 năm mới chơi lại được.
Một số chú ý khi thuần chim Chào mào
1. Lồng chim
Nên chọn lồng 15 nan, nóc khít, lồng không quá rộng cũng không quá hẹp với kích thước chim. Có thể bố trí 2 cầu để chim có không gian tung.
2. Áo lồng
Chim mới bẫy về rất nhát nên cần dùng áo lồng chùm kín để ổn định tâm lí. Trùm lồng 1 ngày cho quen lồng sau đó mới từ từ mở áo lồng ra. Có thể mở áo lồng theo hình chữ A hoặc mở từ dưới lên rồi vén 1 góc lên phía đỉnh lồng. Việc mở áo lồng không nên quá nôn nóng và phải kiên nhẫn thì chim mới dễ thuần và ít tật.
3. Thức ăn
Nên nhớ rằng chim đã ăn cám không có nghĩa là bỏ hoàn toàn thức ăn là mồi tươi, hoa quả trái cây chín. Điều đó là không nên vì khi con chim đã chịu ăn cám nhưng hệ tiêu hóa chưa thực sự quen thì cần phải bổ sung các thức ăn tự nhiên ở bên ngoài như đu đủ, chuối, cam, cà chua, cào cào… Phải cho ăn kết hợp giữa mồi tươi, cám và hoa quả trong khoảng 3 tuần đầu mới có thể ăn cám cứng được.
4. Chế độ dợt dãi
Ban đầu khi thuần dưỡng ở nhà chúng ta đã có thay đổi lúc treo lên, lúc hạ thấp, đồng thời nếu nhà rộng rãi, chúng ta sẽ ngày treo chỗ này, ngày treo chỗ khác cho chú chim làm quen dần với sự di chuyển. Sau đó chúng ta có thể đem chim đến trường, đến cội (là những nơi anh em chơi chim tụ tập) ban đầu nên trùm kín áo lồng và để xa cho Chim được nghe giọng đấu của chim khác! Với nhiều chim đấu tại trường có thể chú chim của chúng ta sẽ không ra giọng. sau vài ba lần như vậy khi đã nghe giọng đáp trả của chú Chim cũng ta sẽ hé dần áo lồng và vẫn đẻ xa để chim có thể quen dần và không quá sọ trước sự áp đảo dọa nạt của Chim khác. Sau một thời gian khi thấy chim nhà có nhiều biểu hiện tốt như hót đấu trả lại nhiều hơn, nhấp bung cánh..vv. dáng điệu xung mãn hơn ta có thể treo gần hơn chút để chim nhà được thấy những chim khác (không nên sáp gần quá nhanh ) vài ba lần nữa như vậy ta có thể treo gần hơn cách những chú chim khác khoảng 1m và xem biểu hiện! chú chim nhà đã đấu tốt hơn, làm thế nhiều hơn là được! Nếu thấy chim nhà có biểu hiện cúp mào, xù lông thì nên đưa chim ra xa để làm quen tiếp! tránh để quá lâu chim sẽ bị bể .
Tổng hợp từ internet
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thuần Chào Mào Bổi Chỉ Trong 1 Tháng trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!