Cập nhật nội dung chi tiết về Tiếng Hót Chim Họa Mi mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ấn tượng sâu lắng còn lưu giữ trong tôi mãi tới giờ đó là một sáng mùa hè nắng nóng khi tôi còn bé. Bất chợt tôi bị đánh thức không phải là tiếng mẹ gọi như mọi ngày mà là tiếng hót lảnh lót tuyệt hay của một con chim lạ.
Tôi còn ngái ngủ nên cứ nằm sấp, áp một bên má xuống chiếu, mắt vẫn còn nhắm nhưng tai tôi đã tỉnh. Tiếng chim phát ra từ phía cuối nhà, ban đầu tiếng hót khẽ khàng tựa hồ như còn ngần ngại gì đó, dường như vừa hót nó vừa nghe ngóng những động tĩnh xung quanh. Anh tôi chồm dậy lay và kéo tay tôi ngồi dậy, anh tỏ vẻ bí mật nói khẽ : “Này, mày có nghe thấy gì không? Con Hoạ Mi nó hót rồi đấy!”. Anh khoái chí cười tít mắt. Đó là con chim mà anh tôi đã rất kỳ công mới bẫy được từ hơn tuần nay. Bỗng tiếng chim im bặt một lúc lâu. Đang vui anh tôi bỗng lo lắng, bối rối. Anh ra hiệu cho tôi im lặng, đoạn kéo tay tôi chui ra khỏi màn, hai anh em lặng lẽ, rón rén tiến về phía lồng chim. Chúng tôi men đến sát ô cửa sổ. Con chim Hoạ Mi dáng nhỏ thó, bộ lông màu nâu bạc, trông vẻ bề ngoài bình dị, cũ kỹ. Nó đang nghiêng ngó cái đầu nhỏ nhắn, cặp mắt ánh lên vẻ linh lợi, nó nghể cổ ngóng lên khoảng trời cao vời vợi. Con chim vừa nhảy nhót, xập xoè đôi cánh, vừa ngó nghiêng, nghe ngóng động tĩnh bên ngoài. Rồi như không kìm nén được nữa, nó rướn cao cổ cất lên tiếng hót lảnh lót, diệu kỳ.Tôi nín thở lắng nghe chỉ sợ gây tiếng động, nó sợ sẽ không hót nữa. Tiếng hót lúc đầu nghe véo von, vui nhộn tựa như lời giới thiệu, mời chào. Tiếng hót rộn lên giữa không gian tĩnh lặng của buổi sớm bình minh nghe thật trong trẻo lạ kỳ, rồi cứ thế giọng hót vang lên, bay vút vào khoảng không, xa vời. Cả khu vườn khi đó như lặng đi vì tiếng hót hay tuyệt vời ấy.Bỗng tiếng chim vút cao nghe réo rắt lạ thường. Tôi nghe trong đó như có tiếng reo của gió, tiếng rì rầm của khe suối giữa đại ngàn, lúc trầm, lúc bổng, lúc khoan, lúc nhặt, dập dìu, nhẹ nhàng như gợn sóng lan toả mặt hồ buổi sớm bình minh… Chúng tôi lặng đi trước giai điệu mê li, kỳ diệu ấy! Rồi đột nhiên tiếng chim trở nên trầm đục, sau lại oà lên nghe như tiếng thổn thức, nghẹn ngào hoà lẫn sự nhớ nhung, nuối tiếc và cả sự oán thán, xen lẫn bất lực!…Nhìn con Hoạ Mi lúc đó tôi thấy chiếc đầu nhỏ nhắn với cặp mỏ nhọn, đôi mắt linh lợi lúc đầu giờ đây không còn ngẩng lên cao nữa mà nó hơi cúi xuống vẻ u uất, nghẹn ngào tựa như nó đang tự sám hối! Cứ thế nó hót chừng nửa giờ rồi ngừng hót…Từ đấy mỗi sớm tôi thức dậy cùng tiếng chim Hoạ Mi. Tiếng chim Hoạ Mi nhanh chóng trở nên thân quen, gắn bó với chúng tôi, nó đem lại cho chúng tôi tôi những giây phút thư thái sau bộn bề bao công việc. Nhưng rồi vào một ngày mưa gió cuối hè, tôi thức dậy mà không hề nghe tiếng chim Hoạ Mi hót nữa. Linh tính mách bảo tôi hẳn đã có điều gì chẳng lành, tôi dụi mắt chui ra khỏi màn và chạy ngay đến chỗ lồng chim. Một cảnh tượng thương tâm đập vào mắt tôi, con chim Hoạ Mi bị kẹt giữa hai nan lồng, nó đã chết! Cái đầu ngật sang một bên, hai mắt nhắm nghiền! Tôi bỗng hiểu ra tất cả! Mấy hôm trước đó nó trở nên lười biếng, không chịu ăn và tìm cách thoát ra ngoài, mặc cho anh em tôi hết lòng chăm bẵm cho nó. Có lẽ sự giam hãm đã vượt quá sức chịu đựng của nó và rồi chuyện đã xảy ra… Anh em tôi buồn bã đem xác chim chôn nơi cuối vườn! Từ hôm ấy khu vườn nhà tôi trở nên vắng hơ, vắng hắt suốt một dạo dài… Ít lâu sau vào một sớm đầu thu, tôi theo bố vào rừng và bỗng nhiên nghe tiếng chim Hoạ Mi hót. Nhưng tôi nhận ra tiếng chim Hoạ Mi nơi rừng sâu khác hẳn với tiếng hót của con chim mà anh em tôi đã nuôi mấy tháng qua. Tiếng chim nơi rừng sâu này nghe rộn rã lạ thường, nó như tự tin và thoáng đãng hơn rất nhiều làm tôi thực sự ngạc nhiên!…
Sau này tôi suy nghĩ nhiều về cái chết của con chim Hoạ Mi và tôi hiểu vì sao khi hót nó thường ngẩng cao đầu, ngước mắt lên, hướng về bầu trời cao xanh vời vợi… Có lẽ lúc đó nó đang nghĩ tới bầu trời tự do mà một thời nó đã cũng bạn bầy thả sức bay lượn, hót ca… Còn những lúc tiếng hót của nó như nức nở, nghẹn ngào hẳn là nó nhớ về bạn bầy của nó chốn rừng sâu ! Thì ra đó đâu phải là tiếng hót của nó, mà đó là tiếng kêu than đấy chứ! Bố tôi bảo: “Chim Hoạ Mi ưa sống tự do. Cho dù có giam hãm, nuôi nấng, chăm bẵm tốt đến mấy nhưng khi được sổ lồng nó vẫn tìm về chốn rừng xanh với bạn bầy của nó và chỉ ở đó nó mới có tiếng hót đích thực mà thôi!”. Tôi bỗng hiểu vì sao có sự khác lạ giữa tiếng hót của những con Hoạ Mi nơi rừng sâu với tiếng chim bị giam trong lồng. Tôi thấy xót xa cho thân phận những con chim bị giam hãm và tôi thấu hiểu tự do quí giá biết nhường nào?! Và phải chăng con người chúng ta từ lâu đã quá ngộ nhận về tiếng hót của các loại chim?!
Hội Thi Tiếng Hót Chim Họa Mi Đà Nẵng Lần I
THƯ NGỎ
CLB Họa Mi Đà Nẵng dự kiến tổ chức cuộc thi Họa Mi Hót vào dịp năm mới 2012-2013 và đây là tiền đề để tổ chức những cuộc thi giọng hót chim Họa Mi có quy mô lớn hơn, mang tầm khu vực và rộng khắp cùng với các tỉnh thành lân cận trên toàn quốc. Sự kiện lần này chúng ta chỉ tổ chức trong thành phố Đà Nẵng nhằm xây dựng phong trào nuôi và thuần dưỡng Họa Mi hót, một trong những giống chim quý được mệnh danh là” Ca sĩ của rừng xanh” và qua đó chúng ta sẽ có những kinh nghiệm để giao lưu chia sẻ về nghệ thuật nuôi và thuần dưỡng Họa Mi hót với các nghệ nhân trên toàn quốc.
Xuất phát từ niềm đam mê vô bờ bến tiếng hót có một không hai của loài chim quý này mà bao nhiêu sách vở của các bậc tiền bối cách đây hàng trăm năm mô tả không hết lời. Không ngẫu nhiên mà trong vườn NGỰ UYỂN của vua chúa từ xưa chỉ có độc nhất giống chim Họa Mi. Chúng tôi BĐH của CLB Họa Mi Đà Nẵng rất mong những người đam mê Họa Mi hót hãy đăng ký gia nhập CLB và đăng ký dự thi và qua đó chúng tôi BĐH luôn lắng nghe thấu hiểu các ý kiến đóng góp của các bạn để Hội Họa Mi Đà Nẵng ngày càng lớn mạnh cũng như phong trào chơi chim Họa Mi ngày càng phát triển.
BĐH xin gửi đến các thành viên trong CLB Họa Mi Đà Nẵng và những người đam mê chim Họa Mi hót mẫu đăng ký và bảng phát thảo thể lệ thi Họa Mi hót để quý vị đăng ký, tham khảo và cho ý kiến.
Mọi ý kiến xin gửi về BĐH tại địa chỉ 27 Quang Dũng- Đà Nẵng (Café CLB tọa lạc trên bờ hồ Thạc Gián đường Hàm Nghi) hoặc qua địa chỉ – Email: hoa.cenluco@gmail.com– Website: chúng tôi
Chân thành cảm ơnTM BĐH CLB HỌA MI ĐÀ NẴNG
HÒA SHELL0905.534368/0913402026
Hội Họa Mi Đà Nẵng27 Quang Dũng-Thanh Khê-Đà Nẵng
THÔNG BÁO(V/v đăng ký tham gia giải thi Họa Mi hót LẦN I -Năm 2013)
Kính gửi:Toàn thể anh em nghệ nhân yêu thích chim Họa Mi hót TP Đà Nẵng
I. MỤC ĐÍCH:Nhằm tạo sân chơi lành mạnh, nơi hội tụ, giao lưu, học hỏi, chia sẻ những kỹ năng chăm sóc, thuần dưỡng chim Họa Mi, qua đó góp phần thúc đẩy và nhân rộng thú chơi chim Họa Mi hót và tăng cường tình đoàn kết, thân ái trong những người nuôi chim Họa Mi , ghi nhận sự thành công của những nghệ nhân.
Hội Họa Mi Đà Nẵng trân trọng kính mời toàn thể anh chị em yêu thích chim Họa Mi hót trên toàn thành phố Đà Nẵng, cũng như các thành viên trong Hội Họa Mi Đà Nẵng về tham dự hội thi.
II. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI: Toàn thể anh chị em nghệ nhân yêu thích chim Họa Mi hót
III. TIÊU CHÍ – ĐIỀU LỆ HỘI THI:Có 5 tiêu chuẩn đối với chi Họa Mi hót
1. Âm lượng : (điểm tối đa 20 điểm)To rõ, ngân nga, lúc trầm bổng lúc cao vút . Tiếng hót thật thanh tao2. Chất giọng: (Điểm tối đa 30 điểm)Trong trẻo và hót được nhiều giọng khác nhau, có làn điệu và bài bản hẳn hoi. Giọng hót đa dạng, mang nhiều âm tiết khác nhau (Giống như các ca sĩ phải hát được nhiều thể loại, nhiều bài hát . Xin mượn vài câu thơ để nói lên chất giọng tuyệt vời của chi Họa Mi
Họa mi sao hót đến nao lòngGọi bạn tình hay gọi mùa xuân?Náo nức thế! Nên lời không dứtXô nát buồn! Sao giọng rưng rưng?
3. Vóc dáng: (ĐIểm tối đa 15 điểm) Ngũ trường, ngũ đoản, Mình củ đậu đuôi lá vả, lông mượt mà , đặc biệt không khuyết tật. (không cần màu sắc đỏ vàng xanh đều được)
4. Độ lì khi hót : (Điểm tối đa 20 điểm)Có thể hót liên tục không dứt trong thời gian dài quy định, không biết mệt mõi- Điểm tối đa 205. Phong cách khi hót : (Điểm tối đa 15 điểm)Phải biết múa (bung cánh, xòe đuôi), làm dáng (chim ngóc đầu bên này bên kia, gật gù..)và chim không có bất kỳ tật xấu nào như sàng cầu, nhảy xổm, lộn mèo, ngước ngoái đầu, tắm cóng, (Trường hợp bạ lồng đá xem như bị loại)Ngoài ra có điểm cộng cho những chú chim được nuôi trong lồng đẹp (Ví dụ hai chú chim cân tài cân sức thì lồng đẹp hơn sẽ thắng)
VẬY TỔNG CỘNG 100 điểm.
IV ĐIỀU LỆ HỘI THI:
Nhằm đảm bảo sự thành công của Hội thi chim Họa Mi hót BTC đề ra điều lệ thi cụ thể như sau:
– Các nghệ nhân tham gia cuộc thi phải đóng lệ phí theo đầu chim là từ 100.000 VNĐ đến 150.000 VNĐ– Các nghệ nhân dự thi đăng kí cho BTC từ ngày có thông báo đến 07h30 ngày 10/01/2013 Âm Lịch. – Mỗi nghệ nhân có quyền đăng ký nhiều lồng.– Vào cuộc thi, chủ chim chịu trách nhiệm trao chim cho BTC đưa vào khu vực thi và giao trọn quyền cho Ban Giám khảo sắp xếp thi đấu, chủ chim phải rời xa khu vực chim dự thi– Thể thức thi đấu bốc thăm theo số đeo đã đăng ký:Số chim dự thi dự kiến trên 100 lồng
+ Vòng 1: Được chia làm 10 lượt , mỗi lượt 10 lồng, thời gian 10 phút/ lượt. Sau đó Ban GK chon được 10 lồng để vào Vòng bán kết-Vòng 2.Sau đó BGK sẽ tổ chức bôc thăm 5 con một lượt của Vòng 2
+ Vòng 2 Mỗi lượt BGK chọn ra 2 con và thời gian thi là 15 phút. Như vậy có 4 con vào Vòng 3 (VÒNG CHUNG KẾT)
+ Vòng chung kết: BGK sẽ chọn ra NHẤT, NHÌ, BA và KHUYẾN KHÍCH. Thời gian là 20 phút.
– Ban Tổ chức tổng kết công bố phát giải thưởng cho các nghệ nhân có chim đoạt giải.
V. THÀNH PHẦN BAN TỔ CHỨC – BAN GIÁM KHẢO:Họp Hội HỌA MI bàn bạc cụ thể
VI. THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM ĐĂNG KÝ:
1. Thời gian, lệ phí và số người tham gia:– Dự kiến khoảng 100.000 VNĐ- 150.000 VNĐ– Thời gian : Vào dịp TẾT NGUYÊN TIÊU (Trước và sau ngày 15/1/2013 Âm Lịch)– Số người tham gia: Dự kiến trên 100 Người mới tổ chức.
2. Cách đăng ký dự thi: Các nghệ nhân đăng ký như sau– Đăng ký nhắn tin qua điện thoại di động (0913.402.026/0905.534.368)– Đăng ký qua website: www.chimcanhdng.net– Đăng ký tại địa chỉ : 27 Quang Dũng-Thanh Khê-Đà Nẵng (Bàu Thạc Gián-Đường Hàm Nghi)
3. Địa điểm thi : Café CLB Họa Mi , Số 27 Quang Dũng, Thanh Khê Đà Nẵng
VII. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG:– Họp Hội HỌa Mi bàn bạc cụ thể
* Lưu ý:+ Giải thi chỉ được tổ chức khi có số lượng lồng chim đăng ký tham gia ít nhất từ 100 lồng chim trở lên+ Những người nằm trong BTC, BGK không được tham gia thi chim+ Các Anh, Chị, Em khi đến tham gia dự thi liên hệ Ban tổ chức để đóng lệ phí tham gia và lấy số thứ tự dự thi tại bàn của Ban tổ chức hoặc tại 27 Quang Dũng-Thanh Khê-Đà Nẵng.
Ban Điều Hành Hội Họa Mi Đà NẵngTrân trọng kính mời,(Thông báo này thay cho thư mời)
Kinh Nghiệm Nuôi Chim Họa Mi Hót
Kinh nghiệm nuôi chim Họa Mi hót, Nguồn: Sưu tầm
– Tổ của chúng thường làm ở những lùm cây ở các đồi trọc hay những cây cao. Tổ họa mi rất kín đáo trên những chảng ba của cây hay nơi có nhiều cành nhỏ đan xen nhau.
– Mỗi lứa chúng đẻ khoảng 3 – 4 trứng, một điều lạ là chim trống và mái thay nhau ấp đến khi trứng nở. Mỗi mùa sinh sản họa mi đẻ được vài ba lứa. Họa mi là giống chim rất chung thủy, trống mái lúc nào cũng kề cận nhau như hình với bóng.
2. Mùa thay lông – Mùa thay lông của họa mi kéo dài từ 2 – 3 tháng mới chúng tôi nào yếu thì thay trước, chim nào khoẻ thì thay sau. Mùa thay lông của họa mi nuôi nhốt không trùng với chim ngoài trời.
– Khi họa mi bắt đầu thay lông ta cần phải có một kế hoạch cho chúng, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho chúng có thể hoàn thành việc thay lông của mình. + Lồng chim phải được phủ cả ngảy, treo vào nơi yên tĩnh. + Tuyệt đối không cho nghe hoặc nhìn thấy chim mái. + Nên cho ăn cào cào, loại cào cào già để chúng thay lông cho nhanh. + Vài ba ngày cho chim sưởi nắng sáng khoảng 15 – 20 phút. Khi lớp lông mới đã phủ nhiều ta cần tháo bớt khăn chùm lồng.
– Điều đặc biệt nguy hiểm là chim mắc phải chứng thay lông bất định kì, có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc này: + Nuôi dưỡng không đúng mức: không đủ chất, bữa đói bữa no, thay đổi thức ăn đột ngột. +Thiếu chăm sóc: lâu không cho chim tắm nắng, tắm nước. + Di chuyển xa đột ngột: cá nhân tôi đã từng di chuyển một con họa mi từ Hà Nội vào trong Nam, khoảng tuần đầu chim vẫn ăn uống hót nhưng sau đó suy dần và cuối cùng chết. Kể ra chuyện này là muốn những ai chưa nắm nhiều kinh nghiệm về nuôi chim thì có thể tránh khỏi nguy cơ xấu nhất.
3. Phân biệt chim trống, mái Thường thì với loài chim con trống thường sặc sỡ, bắt mắt nhưng với họa mi thì khác. Chim trống và mái giống nhau như hai giọt nước nhưng cũng có một số kinh nghiệm có thể tin cậy được. – Quan sát những sợi râu đen như râu mèo của chúng, nếu là trống thì những sợi này mọc xuôi theo chiều mỏ còn chim mái thì mọc ngang.
– Quan sát tổng thể hình dáng: thường thì chim mái và trống còn có nhiều điểm khác nhau, chim mái thường đầu nhỏ, thân hình mảnh khảnh, chân nhỏ… , chim trốg thì vạm vỡ, đầu to… Nhưng để quan sát như vậy thì rất khó, vì ta dễ bị hoa mắt với hàng chục hàng trăm con ở trong lồng. Quan sát con chim khác quan sát con ngựa, con chó ở chỗ, với ngựa hay chó thì càng nhìn kĩ càng thì sẽ thấy rõ những điểm tốt và xấu.
4. Cách pha chế thức ăn – 1 lon tấm gạo (250g)
– 5 trứng gà.
– 1 muỗng cafe đường cát.
– 2 muỗng cafe bột sò và xương.
– Rang tấm bằng chảo dưới lửa nhỏ đến khi hơi vàng bắt chảo xuống tiieesn hành cho ngay 5 quả trứng vào tấm, rắc đường bột sò vào và trộn đều sau đó đem phơi khô. Nếu tấm bị vón cục lại ta cần bóp nhuyễn ra.
* Lưu ý: nhiều người chỉ sử dụng lòng đỏ trứng gà nhưng theo quan điểm cá nhân và cũng dựa vào kinh nghiệm của nhiều nghệ nhân nuôi chim thì ta có thể sử dụng cả lòng trắng trứng chim vẫn khoẻ mạnh và còn đẹp mã, bóng lông.
– Ngoài ra mỗi ngày cần bổ sung thêm thức ăn tươi cho chim họa mi có thể là cào cào, sâu tươi…tuyệt đối không cho họa mi ăn sâu khô vì giọng chim sẽ hư, khàn.
– Cần nói thêm chim họa mi cũng dễ nuôi vì có người cho ăn cả bột đậu, nhưng giọng mi trở nên khàn vì có nhiều chất dầu.
5. Thuần dưỡng họa mi bổi – Theo giới nuôi chim thì chim “bổi” là chim rừng đánh bẫy về còn nhát người, người ta còn gọi những chim đánh bẫy về được khoảng dăm bữa nửa tháng là chim “bổi” lỡ, nghĩa là chim đã chịu ăn và tỉ lệ sống khi ta nuôi sẽ cao hơn , vì vậy giá cả có nhích hơn chút đỉnh.
– Tập cho chim dạn dần: họa mi bổi rất nhát người,chúng không như chim chích choè lửa rất mau dạn, với họa mi thì tránh cho chim gặp người trong tuần lễ đầu, trừ khi tiếp tế thức ăn cho chúng. Muốn vậy cần trùm áo lồng và treo vào nơi yên tĩnh, ta sẽ hé áo dần trong khoảng 10 ngày sau.
– Ngoài ra cần chăm sóc chu đáo, họa mi bổi cũng cần tắm nắng và tắm nước nhưng trong khoảng thời gian ngắn khoảng 15 – 20 phút.
Nghệ Thuật Nuôi Chim Họa Mi Hót Nhiều
Nếu nuôi chim Họa Mi đúng phương pháp thì chỉ trong nửa năm chim sẽ dạn người. Nuôi được một tuần thấy chim bớt nhát thì hé áo lồng ra từ từ và treo chim Họa Mi ở chỗ ít người qua lại để chim quen dần.
Chim Họa Mi tắm thì bình thường, chỉ có những lần đầu tắm cho chim nên nhẹ nhàng để tránh làm chim bị hoảng sợ.
Muốn chim Họa Mi trống mau dạn, ta treo một chim mái ở cách xa đó, khuất mặt càng tốt. Khi nghe tiếng của chim mái, chim Họa Mi trống sẽ hăng lên và mau dạn người. Một chim mái có thể giúp hai, ba con chim trống tăng lửa.
+ Thức ăn cho chim Họa Mi
– Trong số các loại chim rừng thì chim Họa Mi và chim Khướu ăn thức ăn giản dị nhất. Chỉ cần gạo trộn trứng và cào cào là nó sẽ ăn được.
– Cách chế biến gạo trứng:
+ Lấy một lon sữa bò tấm đem lên chảo rang vàng, đảo đều tay. Sau đó đập khoảng bốn lòng đỏ trứng gà hay trứng vịt, trộn đều cho trứng quyện vào tấm rồi đem phơi vài giờ cho khô hoặc sấy lửa liu riu cũng được.
Thức ăn thì đổ đầy cóng, chim Họa Mi đã vào cám thì không cho ăn mồi tươi quá nhiều, cho ăn ít mồi tươi vì chim Họa Mi cần luyện ăn cám, nếu cho ăn mồi tươi nhiều sẽ dẫn đến việc chim bỏ cám, ngoài ra ăn mồi tươi nhiều chim dễ bị bệnh đường ruột, chim Họa Mi mà bị đường ruột cộng với việc không ăn cám thì chim sẽ bị suy.
Về nguyên tắc thuần chim thì chú chim Họa Mi càng bớt sợ bao nhiêu thì càng nhanh thuần bấy nhiêu.
Khi thay thức ăn và nước, dọn vệ sinh lồng, tốt nhất ta nên chuyển chim qua một chiếc lồng khác. Cho chim tắm thì phải cẩn thận ko để chim hoảng sợ, lúc chim Họa Mi qua lồng tắm chim sẽ rất đề cao cảnh giác, nếu bạn không cẩn thân, đến gần có thể chú chim sẽ bị hoảng. Nếu bạn không chắc là chim có hoảng hay không thì tốt nhất không nên cho chim Họa Mi tắm, nếu chim cần tắm thì chim sẽ tự vẩy nước trong cóng để tắm.
Chim Họa Mi ăn ít nhưng lại uống nhiều nước. ta nên theo dõi cóng nước thường xuyên, nếu thấy hết nước là châm thêm ngay vào để chim uống đủ nước, một ngày cho chim ăn một muỗng cafe nhỏ thức ăn là được. Nếu muốn chim sung thì cho chim ăn cào cào!
LỒNG CHIM VÀ CÁCH CHĂM SÓC:
– Lồng nuôi Họa Mi khoảng 60 nan là được, đường kính đáy lồng khỏang 40 phân hoặc có thể nhỏ hơn. Dùng lồng tre hoặc mây để mỗi lần tắm cho chim Họa Mi thì ta vệ sinh lồng cho nó, Ta phải cọ sạch cóng nước và quét hết rác rến dưới đấy lồng cho kỹ
– Họa Mi là loài chim ưa khí hậu lạnh nên không nên cho phơi nắng nhiều, nếu để ở nơi có nhiều gió chim Họa Mi sẽ dễ chết đột ngột, tốt nhất là tối đi ngủ nên đậy kín áo lồng lại
– Tóm lại nuôi chim Họa Mi không tốn nhiều công phu mà còn giản dị.
Tìm hiểu về chim khướu và cách thuần dưỡng chúng
Chia sẻ cách nuôi chim khướu hót hay
Làm thế nào để biết được chim khướu ăn gì?
NUÔI HỌA MI ĐÁ:
– Nuôi Họa Mi đá công phu hơn nuôi Họa Mi hót nhiều, bản chất Họa Mi hung hăng, hiếu thắng. Muốn chọn giống chim Họa Mi đá tốt thì nên chọn giống ở Lạng Sơn, Móng Cái vì chim Họa Mi ở nơi đây rất dữ! Nên họn những con có lông màu gạch cua, chân cứng cáp móng sắc nhọn, mắt lanh, mỏ cứng.
– Sau đó nhốt chim vào lồng rộng để chim tự do bay nhảy, cầu cho chim đậu phải là cầu nhám hoặc lấy giấy nhám dán vào vì chim bám vào móng sẽ đc mài sắc. Lồng phải để ở nơi yên tĩnh để chim Họa Mi bớt hót, chim Họa Mi bớt hót thì đá mới sung.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tiếng Hót Chim Họa Mi trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!