Xem 11,088
Cập nhật nội dung chi tiết về Tìm Hiểu Về Chim Chào Mào Bạch, Loài Chim Đột Biến Gen mới nhất ngày 18/05/2022 trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến nay, bài viết này đã thu hút được 11,088 lượt xem.
--- Bài mới hơn ---
Trong thế giới tự nhiên chào mào đã hiếm mà chào mào bạch tạng còn hiếm hơn chúng dường như rất ít xuất hiện, có rất ít người biết tới loài chim này. Chim chào mào bạch tạng là loại chào mào đột biến gien, có màu lông trắng như tuyết toàn thân, chân hồng, mỏ hồng và mắt hồng. Chào mào đột biến là loại chim hiếm trong thiên nhiên và được rất nhiều người săn đón, chúng có giá từ 40 triệu đến 300 triệu. Rất nhiều người chơi chim đã chi ra số tiền khủng để sở hữu chúng để phục vụ cho niềm đam mê của họ hoặc với mục đích sinh sản.
Quá trình sinh sản của chim chào mào bạch
Đối với loài chim chào mào bạch đột biến gen này thì quá trình sinh sản cần được chú ý. Đặc biệt chim chào mào bạch thường bắt cặp và sinh sản từ tháng 11 đến tháng 6 dương lịch năm sau, và cũng có nhiều con đẻ thời gian khác. Đây là thời gian anh em cho chim vào aviary ( gọi là lồng nuôi chim loại lớn). Trước tiên cho con trống vào sau đó cho chim mái vào, nếu thấy 2 con ve vãn nhau, con đực múa xòe thì coi như đã bắt cặp xong.
Cách chọn lồng cho chào mào bạch tạng sinh sản
Nên làm các loại lồng lớn có kích thước rộng khoảng 1m, cao 1,5m và dài 2m. Trong lồng nên bố trí cây xanh, cầu cho chim nhảy, dưới nền để đất, phía trên cần che mưa và nắng. Đặc biệt là hướng lồng về phía đông để chim đón ánh ban mai và tắm nắng. Trong aviary nên để 1 cóng nước uống loại lớn, cóng thức ăn và 1 khay nước để chào mào tắm. Lồng phải để nơi yên tĩnh, ít người qua lại và tạo sao cho đẹp như ngoài thiên nhiên thì tỉ lệ sinh sản của chào mào càng cao. Cho rơm, rạ, vỏ dừa khô để chim làm tổ,hoặc có thể tự làm cho chim.
Dinh dưỡng cho chào mào bạch sinh sản
Đây là điều quan trọng nhất để quyết định chào mào có sinh sản hay không. Chim bình thường ăn với chế độ đó. Đến mùa sinh sản cần phải tăng thêm thức ăn, đặc biệt là chim mái. Thức ăn cần bổ sung trái cây, mồi tươi như cào cào, dế, trứng kiến, sâu tươi… hầu như ngày nào cũng phải có.
Giai đoạn chim chào mào bạch đẻ trứng
Chào mào thường đẻ 3 trứng, cũng có con đẻ tới 5 trứng, nhưng thường nở ra chỉ được 3 con, lúc này cần bổ sung nhiều mồi tươi, vitamin C, chất đạm để giúp chim khỏe mạnh và không ăn trứng. Bạn chú ý không thò tay vào ổ, tránh trường hợp chim bỏ ấp.
Chào mào bạch ấp trứng
Chào mào trống và mái thay nhau ấp trứng để luôn giữ đủ nhiệt độ cho trứng nở. Mất khoảng 2 tuần là thời gian mà trúng có thể nở, nếu giangặp thời tiết không thuận lợi thì có thể xê dịch ngày nở trứng 1-2 ngày.
Chăm sóc chào mào bạch con
Sau 14 ngày ấp trứng thì đã cho ra những chú chào mào con rất đẹp. Giai đoạn này bạn cần bổ sung thức ăn cho chào mào bố và mẹ đồng thời thêm thức ăn để nuôi chào mào con.
--- Bài cũ hơn ---
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tìm Hiểu Về Chim Chào Mào Bạch, Loài Chim Đột Biến Gen trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!