Đề Xuất 6/2023 # Tổng Hợp Những Cách Nuôi Chim Họa Mi Hót Sung Bạn Nên Biết # Top 14 Like | Lamdeppanasonic.com

Đề Xuất 6/2023 # Tổng Hợp Những Cách Nuôi Chim Họa Mi Hót Sung Bạn Nên Biết # Top 14 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tổng Hợp Những Cách Nuôi Chim Họa Mi Hót Sung Bạn Nên Biết mới nhất trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Những cách nuôi chim họa mi hót hay

– Lưu ý khi chọn giống

Với bất cứ vật nuôi nào cũng vậy, việc lựa chọn giống là điều đầu tiên cần quan tâm hàng đầu. Chính vì vậy, muốn sở hữu một chú chim họa mi đẹp, hót hay và nhiều bạn nên thực sự cẩn thận để chọn mua giống tốt. Những đặc điểm của cơ thể sau đây bạn có thể tham khảo để chọn giống chim họa mi thật sự tốt: 

Những chú chim họa mi xà đầu (đầu rắn): Biểu hiện là nhìn ngang thấy mỏ trên, trán và đỉnh đầu tạo thành một đường thẳng, bạn chú ý đặc điểm này để lựa chọn giống tốt. 

Lựa chọn chú chim sở hữu lông tơi, xốp và mềm min: Lông đầu mỏng và ôm sát da đầu, còn lông cánh mềm hơn. 

Cẳng chân chim to, còn các vảy chân có viền thẫm, ngón ngắn và có hình dạng móng mèo. 

Mắt chim họa mi không có giác mạc là lựa chọn tốt nhất, những chú chim có chấm đen ở đồng tử nhỏ hơn những con khác. Từ đồng tử lóe ra bốn tia mắt, bạn nên chọn những chú chim có tia càng to, rõ và càng dày lại càng tốt.

– Cách lựa chọn lồng chim

Việc mua lồng chim cũng khá quan trọng trong việc chăm sóc những chú chim của bạn. Cụ thể, lồng chim nên có khoảng 60 nan là hợp lý, đường kính đáy lồng nhỏ hơn hoặc bằng 40 phân. Về chất liệu nên ưu tiên chọn tre hoặc mây để làm lồng. Bạn nhớ nên vệ sinh lồng chim thường xuyên để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho chú chim nhà mình. Vì chim họa mi là loại động vật ưa khí hậu lạnh nên bạn không nhất thiết phải cho chúng phơi nắng nhiều, tuy nhiên cũng không được cho chúng ra quá nhiều gió nên tốt nhất tối đi ngủ bạn nên đậy kín áo lồng chim lại. 

– Kết hợp nuôi thêm chim mái

Đây là một trong những cách nuôi chim họa mi căng lửa, bởi khi bạn kết hợp nuôi thêm một chim mái ở cách xa đó một chút (nên khuất mặt nhau), tiếng chim mái kêu sẽ kích thích chim trống hăng lên và mau dạn hơn rất nhiều. Thông thường, một chim mái có khả năng giúp khoảng 2-3 chú chim trống tăng lửa và hót hăng hơn rất nhiều.  

– Chú ý về chế độ dinh dưỡng cho chim

Có thể bạn cũng biết, chim họa mi là loài chim ăn uống giản dị nhất trong các loài chim. Thức ăn của chúng chỉ cần đơn giản là trộn gạo với trứng, cào cào là được. Lượng thức ăn chúng bổ sung vào cơ thể cũng không nhiều, chỉ một thìa cà phê nhỏ mà thôi. Do vậy, cung cấp thức ăn cho chim cũng đơn giản, để chúng sung sức và hót nhiều mỗi ngày bạn nên cho chúng ăn mỗi ngày khoảng 20 – 30 con cào cào. 

Thức ăn cho chim khá đơn giản, thế nhưng có một điều lưu ý, bạn không nên thay đổi thức ăn một cách quá đột ngột. Vì chim họa mi khá nhạy cảm với thức ăn lạ và rất dễ dị ứng, nôn mửa và suy nhược nhanh chóng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chúng và khả năng hót hay của chúng cũng bị giảm đi rất nhiều. 

Cách nuôi chim họa mi hót hay, khỏe mạnh

Cách nuôi chim họa mi thay lông được các chuyên gia chia sẻ

– Lựa chọn thức ăn cho chim

Về thức ăn cho chim họa mi thông thường là cám trộn trứng hoặc ngô với trứng, chỉ cần cho chim ăn cám – lòng đỏ trứng gà theo tỷ lệ 3 – 4. Giai đoạn chim thay lông cần phải có sức khỏe tốt, nên lúc này bạn cần tăng cường mồi tươi cho chúng như châu chấu, dế một cách thường xuyên và đều đặn.

Lưu ý: Khi nuôi chim họa mi bạn nên tập cho chúng ăn mồi tươi vì đây là thức ăn giàu dinh dưỡng rất tốt cho chim. Một điều hết sức lưu ý, không nên cho chúng ăn sâu quy vì khi đó chim sẽ bị bó lông và lông khi thay sẽ bị quăn, xấu. 

– Về lồng trại cho chim họa mi

Lựa chọn lồng sao cho chim được sống yên tĩnh, thoáng mát và độ ẩm tốt. Về buổi tối đêm, chim được ngủ ở nơi tránh gió nên được phủ kín áo lồng. Vệ sinh lồng thường xuyên (khoảng 1 tuần trở lên) để tránh bị hôi, mất vệ sinh ảnh hưởng đến sự phát triển của chim. 

– Vệ sinh cho chim họa mi thay lông

Việc tắm cho chim họa mi hợp lý, đúng cách sẽ giúp chúng thay lông nhanh chóng hơn. Nên nếu có điều kiện, bạn nên cho chim tắm buổi chiều để tuột lông rất nhanh. Chim họa mi thường thay lông theo trình tự như sau: lông đầu, lông cánh, lông người, lông đuôi và lông sau cánh cuối cùng, sau mỗi một lần thay lông, chim sẽ nuôi lông măng ra hẳn rồi mới thay tiếp đợt mới.

Lưu ý chăm sóc khi chim họa mi thay lông để chúng phát triển tốt

Cách Nuôi Họa Mi Hót

Kỹ thuật nuôi chim cảnh ngày càng phát triển và lan rộng, một phần là nhờ vào mong muốn được nghe những tiếng hót véo von, lanh lãnh có thể đi vào lòng người, đem đến tính giải trí cao của các loài chim cảnh. Mà nhắc đến tiếng hót hay, không thể không nhắc đến tiếng hót của .

Tóm tắt nội dung bài viết

Điều đầu tiên, muốn sở hữu một con Họa Mi hót nhiều, hót hay thì khi chọn mua phải chọn được con tốt và cần chú ý những đặc điểm cơ thể như đầu chim Họa Mi có rất nhiều hình dạng, nên chọn loại xà đầu (đầu rắn), tức là nhìn ngang thấy mỏ trên với trán và đỉnh đầu tạo thành một đường thẳng. Chọn lông tơi, xốp, mềm. Lông đầu mỏng, ôm sát da đầu, lông cánh mềm. Chọn cẳng chân to, các vảy chân có viền thẫm, ngón ngắn, móng mèo. Mắt chim Họa Mi không có giác mạc, cụ thể là lồng đen mà có nhiều màu. Phải chọn con có chấm đen ở đồng tử nhỏ hơn những con khác. Từ đồng tử lóe ra 4 tia mắt, nên chọn tia càng to, càng rõ, càng dày càng tốt.

Lồng nuôi Họa Mi khoảng 56 – 60 nan là được, đường kính đáy lồng khoảng 40 phân hoặc có thể nhỏ hơn. Có thể dùng lồng tre hoặc mây. Mỗi lần tắm cho chim là mỗi lần vệ sinh lồng cho nó, ta phải cọ sạch nước và quét hết rác bên dưới đáy lồng cho kỹ. Họa Mi là loài chim ưa khí hậu lạnh nên không cần cho phơi nắng nhiều, nếu để ở nới có nhiều gió chim dễ chết đột ngột, tốt nhất là tối đi ngủ nên đậy kín áo lồng lại.

Nếu có kỹ thuật nuôi chim Họa Mi đúng phương pháp thì chỉ trong nửa năm chim sẽ dạn người. Trong quá trình nuôi khoảng 1 tuần thấy chim bớt nhát thì hé áo lồng ra từ từ và treo chim ở chỗ ít người qua lại để chim quen dần. Chim Họa Mi tắm thì bình thường, chỉ có những lần đầu tắm cho chim nên nhẹ nhàng để tránh làm chim hoảng sợ.

Nếu là chim Họa Mi trống làm sao để nó mau dạn, ta treo 1 một chim mái ở cách xa đó, khuất mặt càng tốt. Khi nghe tiếng của chim mái, chim trống sẽ hăng lên và mau dạn người. Một chim mái có thể giúp 2-3 chim trống tăng lửa.

Trong số các loài chim rừng biết hót, chim Họa Mi thức ăn giản dị nhất, chỉ cần trộn gạo với trứng và cào cào là đủ. Chim Họa Mi tuy lớn con, nhưng ăn uống không tốn bao nhiêu. Mỗi ngày nó chỉ ăn một muỗng cà phê nhỏ. Muốn cho chim sung, phải cho ăn cào cào, mỗi ngày vài ba chục con.

Lưu ý: Không đổi thức ăn đột ngột bởi Họa Mi sống ngoài thiên nhiên tuy ăn côn trùng là chính, nhưng vẫn được coi là giống chim ăn tạp. Khi nuôi nhốt trong lồng ta tập cho chung ăn thức ăn riêng. Và chim đã quen với một loại thức ăn nào đó thì ta nên cho chim ăn mãi thức ăn đó. Tất nhiên tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng của chim mà có sự thay đổi thành phần thức ăn. Nhưng nhất thiết không nên thay đổi thức ăn đột ngột, vì họa mi rất dễ “dị ứng” trước mùi vị thức ăn lạ nên dễ bị suy và thường dẫn đến việc thay lông.

Cách tập cho chim Họa Mi hót hay

Để có một con chim Họa Mi hót hay và nhiều giọng, bạn phải luôn luôn cho chim đi dượt, một con chim có tuổi lồng, già rừng thường thì là giọng rất trong và hay tiếng hót có hồn của núi rừng. Nếu chim của bạn là chim mộc hoặc mộc tức là chim mới bắt ở rừng ra thì bạn vẫn phải mang đi dượt chim, bằng cách trùm kín áo lồng để dưới đất cho nó nghe ngóng các con khác hót để bắt giọng.

Kĩ Thuật Và Những Cách Nuôi Chim Họa Mi Hót Nhiều

Chim họa mi – tiếng hát của núi rừng

Tiếng hát của chim họa mi được công nhận như những tiếng vang vọng của thiên nhiên. Những danh ca nổi tiếng thường được ví như “họa mi”. Loài họa mi là chim rừng, sống chủ yếu ở các nước khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là tại các vùng núi cao của Trung Quốc và Việt Nam như Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu.

Điều kiện đầu tiên của việc nuôi được một chú chim họa mi hót nhiều là bạn phải chọn được chim họa mi giống tốt , thứ hai là tới cách chăm họa mi hót. Người nuôi có thể đăng kí các đặc điểm sau của chim họa mi :

Mắt : bạn chọn những chú chim họa mi có đôi mắt long lanh, mắt to nhưng con ngươi nhỏ và có phản ứng nhạy bén với những tác nhân chung quanh, da quanh mắt mỏng, màu sắc của mắt tươi, đuôi mắt có vệt lông nhỏ màu trắng kéo dài ra sau ót. Nên chọn con có chấm đen ở đồng tử nhỏ hơn những con khác. Từ đồng tử lóe ra 4 tia mắt, nên chọn tia càng to, càng rõ, càng dày càng tốt. Nếu có kinh nghiệm, những người chơi chim thường quan sát kĩ xa nhãn (nhãn cầu) của chim họa mi thuộc loại nào : kim xa nhãn, thiết xa nhãn, ngân xa nhãn, huy xa nhãn.

Thử phản ứng của chim : bạn thử bằng cách dùng ngón trỏ nhẹ nhàng vẽ hình tròn hoặc hình chữ thập để đánh giá phản ứng của chim. Có hai trường hợp sau : nếu đó là chim nuôi chưa thuộc thì phản ứng của nó là nhảy loạn xạ trong lồng tìm lối thoát thân. Còn chim thuần thuộc thì nó cứ đứng yên trên cần đậu, đôi mắt và chiếc đầu của nó di chuyễn theo hướng ngón tay vẽ hình của bạn, chứng tỏ chim có cá tính mạnh, bạo dạn, tự tin và phản xạ nhạy bén.

Ngoài ra, bạn cũng phải chọn lồng phù hợp với chim họa mi. Kích cỡ lồng phù hợp : đường kính đáy lồng khoảng 50 phân và khoảng 70 nan hoa. Lồng tre hay lồng mây đều có thể dùng được. Tạo không gian trong lồng để chim có một môi trường sống lý tưởng giúp phát huy tiếng hát của chúng

Chọn lồng cho chim họa mi – tạo không gian sống Cần có sự chăm sóc tỉ mỉ và kiên trì khi nuôi chim họa mi

Họa mi là loài chim rất nhát, bởi vậy cách chăm sóc chim họa mi hót hay cũng phải tỉ mỉ và kì công hơn nhiều loài chim cảnh khác. Bước đầu, người nuôi nên để chim tránh tiếp xúc với người lạ trong khoảng một tới hai tuần, trừ lúc cho chúng ăn; cách làm như sau : trùm áo hay vải vào lồng và để nơi ít tiếng ồn, người nuôi cho chim họa mi làm quen và tiếp xúc dần với môi trường xung quanh, nên làm từ từ và kiên trì. Thường thì trong khoảng nửa năm chim sẽ dạn với người.

Dinh dưỡng cho chim họa mi là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên giọng hót của chim. Thức ăn của chúng rất đơn giản : chỉ cần gạo, trứng và cào cào ; chim họa mi ăn rất ít, một ngày chúng ăn chỉ khoảng một thìa thức ăn. Muốn cho chim hót sung thì bạn nên cho chúng ăn cào cào, vài ba chục con mỗi ngày. Một điều lưu ý là chế độ thức ăn của chim họa mi phải ổn định, bạn không nên thay đổi thức ăn của chúng đột ngột . Khi nuôi nhốt trong lồng ta tập cho chung ăn thức ăn riêng. Và chim đã quen với một loại thức ăn nào đó thì ta nên cho chim ăn mãi thức ăn đó. Tất nhiên tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng của chim mà có sự thay đổi thành phần thức ăn. Nhưng nhất thiết không nên thay đổi thức ăn đột ngột, vì họa mi rất dễ “dị ứng” trước mùi vị thức ăn lạ nên dễ bị suy và thường dẫn đến việc thay lông.

Kĩ năng để có một con chim họa mi hót giọng thánh thót và nhiều giọng, bạn nên cho chim họa mi của mình đi dượt, một chú chim già rừng thường có giọng hót rất cao và trong, mang cái hồn của thiên nhiên núi rừng. Dù cho chim họa mi bạn nuôi là chim mộc mới mang từ rừng về, bạn cũng nên mang đi dượt chim, bằng cách trùm áo lồng thật kín để chúng nghe ngóng những con chim khác để bắt giọng. Nếu không đi dượt chim, bạn nên mua các băng đĩa thu âm tiếng hót của họa mi trống hót hay, hót nhiều về để chim bạn nuôi tập giọng. Trong trường hợp muốn tập cho chim hót khỏe và hay cần bỏ hết áo lồng, treo chim lên cao, yên tĩnh chim hót rất hay và nhiều giọng.

Ngoài ra việc tắm nắng, tắm nước cho chim cũng là một việc quan trọng và không được quên vệ sinh lồng chim sạch sẽ.

Hướng Dẫn Chế Biến Cám Tổng Hợp Cho Chim Họa Mi

Chim họa mi là giống chim quý, sạch sẽ và hót hay. Cách đây khoảng chục năm về trước trước thì chim họa mi rất sẵn hầu như ai có nhu cầu chơi đều có thể mua cho mình được vài con, vì chim mộc chỉ khoảng 70K một con, chim thuần và tài chỉ vài 100K một con.

Thời gian hiện tại thì chim họa mi không còn sẵn nữa và chim cảnh bây giờ là chim đại gia rồi vì một chú mi hót được cũng cỡ vài triệu.

Nuôi chim cảnh hầu như mọi người thường cho chim ăn cám chim với túi đóng sẵn bán ở các cửa hàng thực chất đây thường là thứ cám cò hàm lượng chất dinh dưỡng không cao.

Ăn thứ cám này chúng ta cần bổ sung thức ăn tươi như cào cào, châu chấu và một số loại sâu bọ tươi sống khác.

Nhưng vì nguồn thức ăn tươi này không phải lúc nào cũng kiếm được nên dẫn tới việc chim thiếu dinh dưỡng do đó lông chim không được mượt mà và hót không căng, sức đề kháng với bệnh tật kém.

Để khắc phục việc chim thiếu dinh dưỡng bạn nên bỏ chút thời gian để tự làm thức ăn cho chim họa mi nói riêng cũng như chim cảnh nói chung từ nguồn nguyên liệu rất sẵn trên thị trường.

1- Chuẩn bị nguyên liệu

+ Trứng gà : 10 quả. + Gan lợn : 500gr. + Lạc (đậu phộng) : 200gr. + Cám cho gà con : 1kg. + Hạt Kỷ tử : 25gr bạn chọn hạt màu đỏ, to bằng quả ớt nhỏ.

2- Cách làm

+ Rang lạc, xay nhỏ, cho ra bát. + Tách lòng đỏ trứng gà, để riêng ra tô + Trộn lẫn Kỷ tử với lòng đỏ trứng, cho vào xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố, đổ ra bát. + Gan lợn thái nhỏ, xay nhuyễn bằng máy sinh tố, đổ ra bát. + Trộn lẫn tất cả với nhau rồi trộn đều vào cám, bóp cho thật đều, để khoảng 10 phút sau đó đổ vào rổ, dùng bàn tay chà để cho cám lọt xuống cái chậu lớn, rồi mang ra phơi nắng cho khô giòn, nếu không có nắng thì rang thật nhỏ lửa cũng được nhưng phơi nắng là tốt nhất.

Lưu ý:

Với trường hợp bạn nuôi ít chim để tiện cho việc bảo quản khỏi bị mốc do lượng thức ăn làm hơi nhiều thì bạn có thể chỉ chuẩn bị 1/2 số nguyên liệu bên trên.

Với cách làm này có thể có người nói:Người còn chả có mà ăn hơi đâu mà tốn kém thế.Nhưng với con chim vài triệu nhất là hót hay thì tiếc gì tý trứng gà với ít gan lợn.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tổng Hợp Những Cách Nuôi Chim Họa Mi Hót Sung Bạn Nên Biết trên website Lamdeppanasonic.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!