Top 7 # Xem Nhiều Nhất Bán Chim Khướu Da Bò Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Chim Khướu Đất, Bông, Da Bò, Đầu Bạc Hót Hay Nhất Việt Nam

Nguồn gốc xuất xứ chim khướu

Chim khướu hay còn được gọi tắt là khiếu là một giống chim thuộc họ chim Sẻ. Ở nước ngoài các bạn ấy có một cái tên rất tây là Timaliidae. chim khieu là một giống chim khá đặc biệt vì các bạn ấy rất đa dạng về chủng loại. Tùy thuộc vào khu vực sinh sống mà con khướu hình thành những đặc điểm riêng biệt để thích nghi.

Tuy vậy đa số các bạn chim khướu thường khá bé nhỏ. Và nơi có tần suất bắt gặp các bạn chim này nhiều nhất có lẽ là các khu rừng thuộc khu vực Đông Nam Á.

Hiện nay chưa có bất kỳ nguồn thông tin chính xác nào nói về nguồn gốc xuất xứ của loài chim Khướu. Nhưng theo các nhà khoa học thì chắc chắn các bạn Chim Khướu đã đến Việt Nam khá sớm. Khoảng hơn 100 năm trở lại đây. Các bạn ấy có mặt tại tất cả những khu vực vắng vẻ và ít người như rừng nguyên sinh trên mọi miền tổ quốc.

Đặc điểm ngoại hình chim khướu

Các bạn chim thuộc giống khác nhau cũng sẽ có ngoại hình khác biệt. Đây sẽ là một số tiêu chí cơ bản của một bạn chim khướu đẹp.

Đầu vừa phải với một chiếc mỏ dài nhưng phải nhỏ

Mắt một chú chim khướu đẹp nhất là màu vàng. Sau đó có thể là mát hạt lựu hoặc màu nâu

Đuôi khướu càng dài và xòe thì càng đẹp

Một chú khướu có chân thẳng, dài và to bản sẽ là lựa chọn thích hợp nhất

Đặc điểm tính cách chim khướu

Điệu bộ chim khướu

Chọn một con khướu đủ tiêu chuẩn khi những con có điệu bộ tốt sẽ được đánh giá như giọng hót của chim. Khướu biết múa đuôi là mỗi khi cất tiếng hót nó xòe đuôi rộng ra như rẽ quạt, và nhịp đuôi lên xuống nhịp nhàng. Thường thì đuôi Khướu không bật lên cao và mạnh như cách bật đuôi của Chích Chòe Lửa. Nếu khi hót mà đuôi Khướu cũng nhịp lên xuống, nhưng không xoè thì không thể gọi đó là múa đuôi được. Nên gọi là nhịp đuôi, nhưng chim biết nhịp đuôi khi hót thì cũng thường thấy, không có gì đặc biệt.

Giọng hót trời phú của chim khiếu

Có một đặc điểm cực kỳ nổi bật của những chú chim khuou đó là tiếng hót tuyệt vời. Khi hình ảnh chim khướu nảy ra trong đầu người chơi chim, chắc chắn họ sẽ nghĩ ngay tới giọng hót. Dù bạn có là người rất kỹ tính, nhưng chỉ cần nghe các bạn Khướu cất giọng hót cũng sẽ phải tấm tắc khen hay. Giọng hót của các bạn Khướu hiện nay được coi là “không có loài chim nào sánh ngang được”.

Không chỉ dừng lại là một danh ca, các bạn chim hay hót này còn một tài lẻ nữa. Đó chính là biệt tài nhái giọng rất tài tình. Các bạn chim khướu có thể nhại được giọng chim Họa Mi, vành khuyên hay thậm chí là tiếng chó sủa, nước chảy…

Tuy nhiên không phải bạn khướu nào cũng có thể nhái được nhiều giọng. Với những chú chim không được tài năng cho lắm. Dù cho có được tập luyện và huấn luyện trong thời gian dài, các bạn ấy cũng chỉ có thể hót tối đa được vài giọng. Giọng Khướu rừng sống trong môi trường tự nhiên cũng không được trong và hay như Khướu nuôi trong nhà.

Cách chăm sóc, nuôi dưỡng chim khướu

Dù mỗi loại phải có những lưu ý chăm sóc khác nhau. Nhưng tất cả đều cần đảm bảo đồ ăn thức uống sạch. Chỗ ở thoáng mát. Vì vậy chăm chim khướu tốt cũng là cách giúp chim căng lửa. Những vấn đề cần đảm bảo sạch sẽ là lồng, thức ăn nước uống. Ngoài ra khâu chọn giống cũng rất quan trọng. Hơn thế nữa việc tắm rửa cho chúng cũng vô cùng cần thiết. Do đặc tính thích tắm rửa nên chúng mới sống ở gần khe suối, chỗ có nước chảy.

15 ngày sau khi mua về bạn tập cho chúng tắm lần đầu. Lồng tắm nên là lồng khác với lồng nuôi. Quay 2 cửa lồng vào sát nhau để chim tự đi sang. Sau đó dùng tay vẩy nước hoặc bình xịt phun sương tắm nhẹ cho chúng. Chú ý ở dưới lồng tắm cũng cần đặt 1 chậu nước.

Khi đã ướt lông chim bạn mang cả lồng tắm và chậu nước ra chỗ nắng. Lúc này chim sẽ tự vẩy nước tắm rửa thoải mái. Trong khi đợi chúng tắm xong thì bạn vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ. Cứ làm như thế vài lần, chúng sẽ dạn dĩ, tự tắm được khi có người ở gần.

Khướu thích tắm, vì thế khướu thường sống ở những nơi mát, như gần khe, suối. Mang chim về nhà khoảng 2 tuần, khi chim đã dạn người hơn thì bắt đầu tập cho khướu tắm, sang chim qua lồng tắm (cẩn thận kẻo chim bay). Đưa hai lồng lại đến gần nhau, kéo cửa lồng lên, đứng lùi lại ra xa phía sau lồng có chim, khi đó khướu sợ sẽ tìm đường nhảy sang lồng tắm.

Khi khướu đã qua lồng tắm thì nhẹ nhàng đến gần, đóng cửa lồng lại. Dùng nước tưới nhẹ hoặc vẩy nhẹ nước cho ướt lông khướu, phía dưới lồng có một chậu chứa nước. Nhớ là vẩy nhẹ, vì nếu vẩy mạnh là chim sẽ trở nên nhút nhát. Sau đó lùi lại phía sau, nên để lồng tắm ở nơi có nắng nhẹ, khi đó sẽ kích thích chim tắm hơn.

Bạn ngồi ở gần đó, vừa xem chim vừa tranh thủ vệ sinh lồng kia, thay bột và nước. Ban đầu chim sẽ không dám nhảy xuống nước tắm, nhưng ánh nắng nhẹ sẽ kích thích nó, làm cho nó thấy khó chịu và ngứa ngáy, chim sẽ nhảy vào tắm. Khướu thích tắm nên có thể loại bỏ được lũ rận.

Khi nào chim hay nhảy bám vào thành lồng chứ không đứng yên, không rũ lông là khướu tắm đủ, khi đó bạn nên mang lồng đến và sang chim qua lồng, cách sang cũng tương tự, đứng về phía lồng tắm, bắt đầu kéo cửa lồng, khi chim đã qua lồng bên kia thì đóng cửa lại, mang chim ra cho chơi nắng nhẹ, khi đó chim sẽ rũ lông, rỉa cánh cho hết bụi bẩn bám ở người.

Chế độ dinh dưỡng, ăn uống chim khướu

Giống họa mi, thức ăn của chúng là bột gạo rang trộn trứng gà. Ngoài ra mỗi ngày bạn nên bổ sung thức ăn tươi cho chúng. Đó là cào cào, thằn lằn con, gián đất,…. hoặc thịt bò băm. Nhìn chung việc này đơn giản. Cứ cho chim ăn nó, đủ chất chúng sẽ rất sung và hót nhiều. Ngược lại chim đói khát thì hót rất ít.

Vấn đề sức khỏe chim khướu

Dù có sức khỏe được coi là tốt hơn hẳn những giống chim cảnh khác. Nhưng những bạn Chim Khướu cũng có thể mắc một số loại bệnh như:

Đây là một bệnh bắt nguồn từ thói quen lười dọn dẹp chuồng chim. Những chú chim đứng trên nước thải hoặc phân của mình nhiều sẽ bị vi khuẩn tấn công. Dẫn đến khó khăn trong việc đứng và tình trạng ngứa chân.

Cách điều trị đơn giản nhất là dùng nước muối vệ sinh chân chim và xịt thuốc Frontline lên vùng bị ghẻ cho đến khi khỏi thì thôi.

Đây là một bệnh phổ biến ở đa số thú nuôi có lông rậm. Lớp lông là một môi trường cực kì lí tưởng cho rận sinh sống. Chúng sẽ chui và sống dưới lớp lông của Chim Khướu. Khiến cho những chú chim đáng thương bị ngứa và gãi bằng mỏ liên tục. Việc thường xuyên rỉa lông bằng mỏ để gãi ngứa sẽ khiến cho lớp lông này bị xù lên. Nhìn vừa mất thẩm mỹ mà còn gây ngứa ngáy khó chịu cho chim.

Điều trị: Các bạn có thể áp dụng cách điều trị giống như của bệnh ghẻ. Tuy đơn giản nhưng an toàn và đảm bảo đem lại hiệu quả.

Ngoài 2 bệnh phổ biến trên thì chim khướu còn có khá nhiều loại bệnh khác. Nhưng xác suất gặp không cao. Để tránh cho chim bị bệnh thì bạn nên chăm sóc chim chu đáo. Chú ý vệ sinh lồng chim cũng như cung cấp chế độ ăn uống hợp lý.

Cách huấn luyện chim khướu

Tương tự như các loài chim khác, khi mua về bạn nhốt chim luôn trong lồng. Vì lúc này chúng còn rất lạ. Nếu có người đi qua chúng sẽ sợ hãi mà bay tán loạn. Đồng thời cũng cần phủ áo lồng rồi treo cao ở nơi yên tĩnh. Làm như vậy sẽ tránh được chim hoảng sợ, nhảy nhót làm gãy đuôi, trầy xước trán.

Chim khướu dù được thuần hóa nhưng vẫn giữ được giọng hót nguyên thủy của chúng. Do vậy, khi nuôi bạn nên nuôi chúng từ khi còn tấm bé. Lúc này giọng hót của chúng chưa điêu luyện. Khi thuần dưỡng được rồi giọng nó sẽ rất cao và hay. Tuy nhiên việc này đòi hỏi bạn kiên trì và tốn công sức.

Đối với chim non chưa đủ lông cánh. Việc phân biệt được mồi cũng không có khả năng. Tất cả đều nhờ vào việc đút mớm của cha mẹ. Vì thế người ta thường làm 1 mô hình giống với tổ của chúng trong rừng cho chim ở. Sau đó đều đặn cách 1 giờ cho chim ăn 1 lần. Ở giai đoạn này chúng tiêu thụ thức ăn rất nhanh để mau lớn. Khi cảm thấy đói, cứ thấy người chúng sẽ tự há mỏ ra chờ. Ngược lại khi chúng đã nó có cạy mỏ chúng cũng không được. 6 tuần sau là chim có thể bay nhảy được rồi. Sau 2 tháng là đã bập bẹ hót vài tiếng. Lúc đầu chỉ hót 1 tiếng nhiều lần, không ngân nga cũng không cao thấp gì.

Gặp phải con chim nào bướng bỉnh suốt ngày bay nhảy thì rất dễ gãy móng, sứt đầu. Có khi vài ba hôm đã chết. Vì vậy, để tránh điều này bạn nuôi chim trong lồng phủ kín áo. Trong lồng đảm bảo thức ăn nước uống đầy đủ cho chim. Thức ăn gồm sâu và chuối chín là được. Lồng chim treo cao ở nơi yên tĩnh cho chim đỡ sợ. Cách vài 3 ngày thay nước cho chim rồi lại treo lồng ở chỗ cũ. Sau 1 thời gian bạn có thể hé dần áo lồng cho chim quen với môi trường. Thông thường cần 4 tháng mới có thể gọi là quen. Và tới tận nửa năm chúng mới coi như thuần được. Thậm chí có con còn lâu hơn.

Cách nhận biết chim khướu thuần chủng hay không

Hiện tại chưa có thông tin về cách nhận biết chim khướu thuần chủng.

Đặc tính của loài này thuộc giống chim có kích thước lớn. Do vậy lồng nuôi chúng cũng phải to để đảm bảo. Lồng có thể làm bằng tre hoặc mây. Thông thường người ta hay dùng lồng tre. Các nan lồng cần được đan khít. Không gian trong lồng thoáng đã. Và lồng thì nên được quét sơn để tránh ẩm mốc. Cầu cho chim khướu đứng thư giãn nên để to tầm ngón tay cái là được. Chúng sẽ đứng vững vàng hơn.

Cách chọn giống lai của loài chim khướu trên thị trường

Chim khướu có kích thước trung bình, thỉnh thoảng có loại cỡ nhỏ. Vì chúng thuộc cùng giống với chim sẻ. Lông chim khướu rất mềm và xốp và thường hơi xỉn. Chân chim cũng cao hơn 1 số loài để thích nghi với việc đi trên mặt đất hoặc cành cao. Cánh chim hình hơi tròn. Tiếng hót to, vang và rất thu hút. Nếu là giống chuyên hót thì người thon thả hơn,chân nhỏ, lông cũng mỏng và mỏ cũng dài hơn.

Như đã nói dựa theo màu sắc chim khướu có 3 loại. Đó là khướu ô, khướu ô lờ, khướu bạc má. Về cơ bản phân biệt 3 loại này rất dễ. Nếu là khướu ô thì lông đen toàn bộ. Nếu là khướu ô lờ lông cũng đen nhưng bên má có lông bạc. Còn khướu bạc má thì màu đen hoặc xanh hai bên má có nhúm lông trắng nhỏ.

Gía bán chim khướu hiện nay

Giá của chim khiếu khá cao so với đa số các loài chim khác. Và giữa những bạn chim khiếu thuộc những giống khác nhau lại có sự khác biệt về giá thành. giá chim khướu bạc má sẽ thường giao động trong khoảng từ 1 đến 2 triệu đồng. Nhưng cụ thể một chú khướu bạc má giá bao nhiêu thì còn phụ thuộc vào những tiêu chí nói trên. giá khướu mun thì rẻ hơn chút xíu khi dao động từ 1-1,5 triệu đồng. Ngoài ra còn có loại chim khướu da bò với giá thành rơi vào khoảng 1,6 triệu.

Mua ở đâu uy tín tại TPHCM HN

Liên hệ Duys Pets 097.6666.156 Để được tư vấn miễn phí

Đặc Điểm Da Và Sản Phẩm Của Da Chim Bồ Câu Và Chim Cút

Đăng ngày: 16/02/2014 11:23

Da của chim bao phủ toàn thân và có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc trao đổi nhiệt giữa cơ thể với môi trường, nhất là ở chim non

Da của chim bao phủ toàn thân và có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc trao đổi nhiệt giữa cơ thể với môi trường, nhất là ở chim non. Da gồm 2 phần chính, lớp biểu bì với lớp tế bào hình trụ cùng với lớp mô liên kết mỏng và sợi collagen tạo thành lớp da ngoài bền chắc, nghèo mạch máu và hầu như không có tuyến ngoại tiết. Dưới lớp biểu bì là lớp mô liên kết mỏng gần giống như mô mỡ, có chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh. Đặc điểm lớn nhất của da chim là mỏng, nghèo các tuyến dưới da, không có tuyến mồ hôi. Người ta cho rằng, cùng với việc phát triển của lớp da, khả năng điều chỉnh nhiệt của nó dần dần thay đổi, cho phép cơ thể chim thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường xung quanh. Trong những ngày đầu tiên sau khi nở, việc thải nhiệt xảy ra trên toàn bộ bề mặt da. Khi đó thân nhiệt của chim con khoảng 38,7 – 38,9oC. Việc giữ nhiệt kém của bộ lông tơ đã làm hạn chế khả năng thích nghi của cơ thể chim non với những thay đổi đột ngột về nhiệt độ môi trường, vì vậy khi nuôi chim non, việc giữ nhiệt độ thích hợp là quan trọng nhất.

Trong những tuần tuổi đầu tiên đã xảy ra việc thay lông tơ bằng lông non đồng thời với việc phát triển các nang lông và tạo nên các nếp nhăn của da. Trong thời kỳ tiếp theo đến 150 ngày tuổi, lớp lông non được thay bằng lông trưởng thành có khả năng cách nhiệt rất tốt. Nhiệt độ bên trong cơ thể trong thời kỳ này là 40,6 41,0 o C. Trong giai đoạn này, những biến đổi nhiệt ở môi trường bên ngoài ít ảnh hưởng hơn đến cơ thể chim (A. G. Xviridjuc).

Cần lưu ý là thân nhiệt của chim rất cao so với động vật có vú (40 – 41oC), toàn thân (trừ mỏ và chân) của chim được che phủ bởi một lớp lông vũ dày. Tuyến mồ hôi (một tuyến có vai trò to lớn trong việc thải nhiệt của cơ thể khi quá nóng) lại không có ở chim, do đó, việc thải nhiệt của cơ thể trong điều kiện thời tiết nóng là cực kỳ khó khăn. Trong chăn nuôi cần hết sức chú ý đến đặc điểm này để thiết kế chuồng trại, tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi thích hợp, có độ thông thoáng cao, mát mẻ và thông khí tốt.

Tuyến phao câu (tuyến sáp) là tuyến duy nhất có ở biểu mô của chim, nằm ở vùng đốt sống đuôi, tuyến này có 2 thuỳ hình ô van, chất tiết của chúng là chất nhờn, thành phần gồm nước, protein, lipit, axit nucleic, lexitin. Khi mới tiết ra, chất tiết ở dạng dầu nhờn, đặc quánh, sau một thời gian ngắn, chúng biến thành dạng sáp, có tác dụng làm cho bộ lông nhờn, sáng bóng và mềm mại, không thấm nước, nhất là ở thuỷ cầm. Sự hoạt động của tuyến phao câu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng mỡ trong thức ăn, nước uống. Sự hiểu biết về vai trò của tuyến phao câu cho đến nay vẫn chưa đầy đủ. Nếu cắt bỏ tuyến phao câu ở con trống, nó sẽ trở nên giảm tính hăng và mất các phản xạ sinh dục thứ cấp.

Sản phẩm của da a. Bộ lông

Lông phân bố không đều trên bề mặt cơ thể chim non cũng như trưởng thành, chiếm tỷ lệ 4-9 % khối lượng cơ thể và chứa 82% protein.

Những chim non vừa nở được phủ lông tơ, gốc của lông tơ gắn vào thân của lớp lông đầu tiên, phía ngoài xoà ra, phủ đều trên bề mặt của da. Sau 2-3 tuần tuổi, thân lông đầu tiên mọc từ túi lông, thay thế lông tơ. Việc hình thành bộ lông đầu tiên của chim non ở các loài và giống khác nhau thì khác nhau và được hoàn thiện ở những tuần tuổi khác nhau.

Người ta phân biệt các loại lông theo cấu trúc và chức năng của chúng: lông ống, lông nệm (lông bông), lông chỉ, lông chổi và lông tơ.

Lông ống có số lượng nhiều nhất, đó là lông cánh, lông đuôi và lông bao phủ trên thân, chúng nằm xếp lớp lên nhau và tạo thành bộ lông bên ngoài. Về cấu tạo, loại lông này chỉ có 1 trục, 2 phiến lông đối xứng 2 bên và có nhiều móc lông để móc vào nhau tạo thành phiến.

Cùng với lông nệm nằm dưới, nó tạo nên lớp lông cách nhiệt, bao phủ hầu như toàn thân. Tuỳ thuộc vào nơi mọc mà người ta gọi tên của chúng: lông cổ, gáy, lưng, vai, diều, ngực, bụng, cánh

Ở cánh có 3 loại lông ống: lớn, trung bình và nhỏ. Lông cánh dài và chắc, làm thành quạt lông chắn gió, lông vũ hàng thứ nhất ở vùng ngón thứ 2 và thứ 3; chim có 10 – 12 chiếc. Lông vũ hàng thứ hai (11 – 12 chiếc) dính tới mặt ngoài của xương cánh tay và có hình quạt đều rộng, 3 – 4 lông dính tới ngón thứ nhất của cánh tạo nên lông cánh nhỏ, có ý nghĩa rất quan trọng khi bay lên và hạ cánh, chống lại sự tạo thành dốc thang của các dòng không khí phía trước.

Lông đuôi (10 – 12) nằm theo hàng ngang, mọc tới 4 – 6 đốt sống đuôi cuối cùng. Lông đuôi có thân lông cứng và phiến lông thẳng.

Lông bông có trục ngắn, phiến lông trên đầu trục là một búi mềm không định hướng. Người ta phân biệt lông bông phủ toàn thân ở chim non và trưởng thành. Số lượng lông bông không giống nhau ở các loài và giống chim. Lông bông phát triển mạnh ở vùng bụng của chim.

Tất cả lông bao và lông tơ tạo thành bộ lông nhỏ của chim, lông cánh và lông đuôi tạo nên bộ lông lớn.

Lông chỉ hay là lông hình sợi rất giống như lông mao của gia súc nhưng rất mảnh. Những lông này mọc thành từng nhóm nhỏ (từ 2 đến 10 chiếc) xung quanh lông vũ. Có thể quan sát loại lông này rất rõ sau khi chim đã được vặt lông rồi cho tiếp xúc với nền nhà trong vòng 3-5 phút, khi đó, chúng sẽ mọc rất nhanh và nhiều. Chức năng của lông này hiện chưa được giải thích rõ.

Lông chổi (giống hình chổi quét sơn) mọc xung quanh lỗ thoát chất tiết của tuyến phao câu (tuyến sáp), có thân tương đối dài và mỏng, ở đầu có một chùm tơ.

Lông tơ chỉ có một thân mỏng, không có phiến lông, mọc chủ yếu ở gốc mỏ, thỉnh thoảng ở ngón chân, trên mắt (lông mi).

Lông bao của các loài và giống chim khác nhau thì khác nhau, chúng tạo nên đặc trưng về hình dạng bên ngoài của chim. Lông chim thực hiện những chức năng khác nhau: bảo vệ cơ thể khỏi những ảnh hưởng xấu của môi trường (lạnh, ấm…), điều hoà nhiệt và xúc giác. Một số lông chuyên dùng để bay, một số khác là dấu hiệu sinh dục thứ cấp của chim.

Màu sắc lông chim gắn chặt với sự có mặt của những sắc tố melanin và lipocrom. ở trong lông, sắc tố có hình hạt hay hình gậy. Melanin được tạo nên trong ti lạp thể của tế bào sinh trưởng biểu mô melaniphor. Tiền sắc tố melanin là melanogen. Sự oxy hoá melanogen ở các mức độ khác nhau sẽ cho ra các màu của lông khác nhau: vàng đất, vàng gỉ sắt, hung gỉ sắt, nâu hung, nâu, đen.

Màu lông rực rỡ của một số giống chim được tạo bởi sắc tố khác – lipocrom. Nó thuộc nhóm sắc tố carotenoit. Lipocrom hoà tan trong mỡ và có nguồn gốc ngoại sinh. Chúng làm cho lông có màu màu vàng, đỏ, xanh da trời hoặc xanh lá cây. Mỗi cá thể có thể có một màu hoặc nhiều màu.

Nếu không có sắc tố thì lông màu trắng, đó là chim bạch tạng, thường thấy ở chim bồ câu trắng.

Hocmon tuyến giáp trạng tham gia điều khiển quá trình mọc lông bình thường ở chim. Sau khi cắt bỏ tuyến này thì sự khác biệt về màu sắc lông giảm đi hoặc mất hoàn toàn.

b. Sinh lý thay lông

Thay lông là sự thay đổi thường kỳ của lông và thành phần cấu trúc biểu bì của da. Đối với chim hoang dã, sự thay lông có tính mùa vụ, thường là bắt đầu vào mùa thu, khi di chuyển chỗ ở hoặc lúc bắt đầu mùa đông giá lạnh. Vì vậy thay lông là sự thích nghi sinh học của chim với việc thay đổi điều kiện sống. Chim đã được thuần hoá đã nhận được tính di truyền này từ tổ tiên của chúng.

Người ta phân biệt thay lông của chim non (thay lông non) và thay lông thường kỳ (hàng năm) của chim trưởng thành, trùng với mùa nhất định. Chim cầm có thể thay toàn bộ hay một phần của bộ lông. Khi thay lông, trong cơ thể chim xảy ra những thay đổi về hoạt động của hệ thần kinh về cơ quan nội tiết, đồng thời diễn ra quá trình tăng cường trao đổi chất, chủ yếu là trao đổi protein và muối khoáng, cơ thể rất mất cân bằng, giảm sức đề kháng với bệnh tật, dễ ốm, chim trưởng thành giảm nhanh hoặc ngừng đẻ trứng.

Những thay đổi mạnh của thức ăn và điều kiện nuôi dưỡng, các tác nhân strees (nhiệt độ, độ ấm cao, thấp; bệnh tật… ) đều có thể gây nên hiện tượng thay lông trước thời hạn.

Ở chim non, cơ thể thay lớp lông đầu tiên bằng lớp lông cơ bản (lớp thứ hai), quá trình này kết thúc khi khối lượng cơ thể đã cơ bản hoàn thành và bắt đầu thành thục sinh dục. Thời điểm bắt đầu và số ngày thay lông non của chim ở các dòng, giống khác nhau thì khác nhau, bắt đầu từ 1,5 tháng tuổi và kết thúc hoàn toàn lúc bắt đầu đẻ trứng. Việc thay lông ở chim trống xảy ra mạnh mẽ hơn ở chim mái. Thay lông cánh xảy ra cùng lúc với việc thay các lông khác.

Thay lông cánh ở chim bắt đầu theo hướng từ trong ra ngoài. Lông cánh của chim con có 7 lông ống hàng thứ nhất và tám lông hàng thứ hai. Tiếp theo mọc 3 lông hàng thứ nhất còn lại, trong khi đó thay lông hàng thứ nhất bắt đầu từ những lông cuối (8 – 10) chưa mọc hết. Trong thời gian này xuất hiện những lông vũ chưa đủ dài của hàng thứ hai. Việc thay chúng xảy ra theo hướng ngược lại – từ ngoài vào giữa cánh.

Thay lông của chim trưởng thành được nhắc lại mỗi năm một lần trong đời và thường diễn ra vào một mùa cố định trong năm, khi thời gian chiếu sáng thay đổi: từ ngày dài chuyển sang ngày ngắn, thường gặp vào cuối mùa hè và mùa thu, thỉnh thoảng vào mùa đông.

Sự thay lông vĩnh viễn ở chim thường diễn ra tuần tự từ lông móc cổ, lưng, sau đó đến những phần khác, đồng thời thay cả lông cánh. Lông cánh của hàng thứ nhất rụng kế tiếp nhau bắt đầu từ chiếc thứ nhất đến chiếc thứ 10. Mỗi chiếc lông cánh được thay tương đương với sự thay 10% bộ lông của cơ thể. Chiếc lông đầu tiên được thay vào đầu thời kỳ thay lông, chiếc thứ năm vào thời kỳ giữa, chiếc lông thứ 10 sẽ rụng vào cuối kỳ thay lông. Theo số lượng những chiếc lông cánh đã được thay, ta có thể xác định mức độ thay lông của chim.

Quá trình thay lông có thể khác nhau. Việc thay lông chậm thường gặp ở chim đẻ nuôi lồng trong điều kiện tiểu khí hậu được điều chỉnh ổn định. Lông của chúng rụng dần dần, việc đẻ trứng không bị gián đoạn. Khi thay lông nhanh, chim có thể thay một lúc vài chiếc lông cánh và xuất hiện những khoảng da trần trên cơ thể.

→ TẢI TÀI LIỆU

Cách Dạy Khướu Làm Chim Khướu Mồi

Chỉ những người sống bằng nghề bẫy Khướu chuyên nghiệp hoặc tài tử mới cần nuôi Khướu mồi. Dân chuyên nghiệp thì bẫy Khướu bổi làm kế mưu sinh, còn dân tài tử là những nghệ nhân nuôi chim, thỉnh thoảng đem chim mồi vào rừng một chuyến, hy vọng bắt được vài con Khướu hay để về nuôi nghe hót.

Tùy theo nhu cầu mà có ngưừi nuôi một vài con Khướu mồi, hoặc nuôi với số lượng nhiều hơn. Thật ra, một lần vào rừng bẫy Khướu bổi, dù là đi trong ngày, không ai lại chỉ mang theo một con Khướu mồi đã cho là đủ được!

Khướu mồi cũng có con hay con dở. Con Khướu mồi gọi là hay là con có tài… sát thủ, hễ vào rừng lần nào nó cũng lập được nhiều thành tích đáng kể khiến chủ nuôi phải hài lòng, còn nếu nuôi phải con Khướu mồi dở thì “hành nghề” có lúc thành lúc bại. Nhiều khi nó làm cho chủ nuôi phải phát cáu, bực mình, muốn… phóng sanh cho khuất mắt!

Với con chim mài thật hay thì khi vừa vào đến cửa rừng, nó tài tình đến độ phát hiện ngay được sự hiện diện của một con Khướu bổi nào gần đó nên cất tiếng hót vang. Tiếng hót của con Khướu mồi đã báo cho chủ nuôi biết tin vui, và tùy đó mà lo hành sự. Nó có khả năng “làm việc” bất cứ giờ giấc nào trong ngày, và có thể theo chủ vào rừng ba bốn ngày liền mà cơ hồ như không biết mệt! Nghĩa là đến góc rừng nào mà còn chim bổi là mồi sẵn sàng hót lên thúc đá…

Ngược lại với con Khướu mồi dở, nhiều khi tỏ ra đỏm lược ở nhà, nhưng khi vào rừng lại tỏ ra nhát như cáy, miệng kín như ngậm tăm! Có con cũng tỏ ra dạn dĩ, nhưng đánh được một hai còn bổi rồi thì nó trở chứng so đầu rụt cổ! Nhiều khi con bổi đến cận bên, chỉ cần con mồi can đảm hót giục thêm vài ba câu nữa là chim bổi vào ngay bẫy rập, nhưng nó lại… lặng thinh khiến con bổi phải lãng ra xa…

Vuột mất một con Khướu bỗi đôi khi chủ nuôi không tiếc, mà chỉ giận con chim mồi quá dại, của ngon dâng ngay tận miệng mà lại dại dột không ăn!

Vậy, đặc tính cần có của một con Khướu mồi là gì? Nó phải là con chim thật dữ, nhưng đồng thời cũng là con chim thật khôn! Chữ khôn ở đây xin được hiểu theo nghĩa… nghề nghiệp: siêng hót và hót hay để rủ rê chim bổi đến gần, và biết hót thúc đúng lúc để “chọc tức” con chim bôi hăng tiết nhào vào lưới rập ngay…

Chim mồi mà hay như vậy thì ai cũng chuộng, dù trả mua với giá nào chắc chắn chủ nó cũng không chịu buông.

Muốn tạo một con Khướu để làm mồi thật hay, ta phải làm những việc sau đây:

Chọn chim dữ và khôn: Chim Khướu dùng làm mồi phải là con chim dữ. Nó là con Khướu thuộc, được nuôi ít ra cũng được vài mùa, dừ đó là chim bổi hay chim con nuôi lên cũng được, cần nhất là con chim đó phải dạn người, phải siêng hót, và phải… khôn: không những đi đến đâu cùng có thể mau mồm mau miệng hót ngay được, mà còn biết dụ con mồi đúng lúc!

Con chim đã dữ thì không hề biết sợ một con bổi nào, bao giờ nó cũng biết tự tin vào tài năng của chính nó. Mà dù đức tính tự tin của nó yếu thì chủ nuôi cũng có cách bổ khuyết, bằng cách năng đi tập dượt luôn tại các tụ điểm chơi chim…

Tập cho chim sống trong lục: Ai cũng hiết bẫy chim là phải dùng lục. Lục là một cái lồng đặc biệt dùng để nhốt chim mồi, và bên trên là lưới rập để bắt chim bổi. Lục để bắt Khướu tuy to, nhưng cũng chật hẹp hơn lồng nuôi rất nhiều.

Con chim đã quen ở trong lồng, nay cho qua lục mười con như một đều không thích ứng, chúng cứ tìm đủ mọi cách để cố thoái thân. Vì vậy, muốn tập cho Khướu làm chim mồi, thì trước hết ta phải tập cho nó đứng trong lục cho quen đã. Cách tập này không phải chỉ trong một tuần hoặc năm ha bữa là xong! Có con Khướu phải tập nửa năm hoặc cả năm mới thuần thuộc.

Phải tập làm sao cho con chim có thói quen ở trong lồng cũng được mà ở trong lục cũng dễ dãi bằng lòng thì mới xách đi làm mồi được. Thí dụ khi đi rừng thì cho chim sang lục, mà khi về lại cho chim sang lồng nghỉ ngơi cho rộng rãi. Việc từ lục sang lồng hay từ lồng sang lục, hai chỗ ở một rộng một hẹp mà con Khướu mồi vẫn dễ dãi chấp nhận thì lúc đó nó mới thực sự là con chim mồi!

Việc này tuy khó nhưng chim cũng quen dần. Trước tiên là nuôi con Khướu mà mình muốn tập làm chim mồi trong lục. Nuôi cho đến một ngày nào đó nó chịu đứng yên như cách sống trong lồng, rồi xách lục đến các tụ điểm chơi chim mà tập dượt cho chim quen đi…

Sau một thời gian, ta phải tập cho chim có một thói quen khác là: hễ đi dượt thì sang chim qua lục, mà về nhà phải sang chim trở về lồng. Việc sang qua sang lại chỗ ở như vậy mà chim tỏ ra không hề sốc, thì đó là lúc làm mồi được.

Tập làm mồi: Hãy chim thì bẫy ở rừng nên phải có thời gian để tập cho chim mồi làm quen với không khí của rừng, với quang cảnh của rừng, nếu không nó sẽ bở ngỡ và sinh ra sợ sệt. Phải tập làm sao cho con chim dù ở nhà hay ở rừng, lúc nào cũng dạn dĩ hót được: tức là chịu hót trong mọi hoàn cảnh, treo đâu hót đó thì mới có thể làm mồi.

Muốn tập được như vậy thì không cách nào hơn là cho chim “đi thực lế” nhiều lần ở rừng để nó quen dần và dạn dần… Nếu ở gần rừng thì việc này thực hiện dễ, nhưng nếu ở xa rừng thì chỉ có cách mỗi lần đi bẫy chim, nên cho những con “học trò” này theo. Nó theo mãi rồi quen, và khi đã quen thì nó giữ được sự tự tin, không còn phập phồng lo sợ nữa…

Cũng có nhiều con Khướu thuộc, không qua việc tập luyện nhưng vẫn làm mồi được. Nhưng, dù sao có thời gian để tập luyện “đúng sách vỏ”, đúng bài bản thì con mồi đó vẫn tốt hơn, vẫn có giá trị hơn.

Tập làm mồi cũng còn có nghĩa dạy cho con chim mồi biết cách tập hót đúng lúc để dụ chim bổi về, và cách hót giục để dụ chim bổi vào đá mà sập bẫy.

Đây là công việc tế nhị, khó khăn, chủ nuôi phải đích thân tập luyện nhiều lần cho “học trò” thuộc bài như cháo thì mới trở thành con mồi giỏi được.

Chẳng hạn, vào rừng, sau khi tìm chỗ thích hợp để treo lồng chim mồi lên, chủ chim liền tìm chỗ giấu mình gần đó rồi huýt gió giả tiếng Khướu mái ro ro để con chim tập sự hót ngay.

Cần phải tập đi tập lại việc đó rất nhiều lần, bằng cách giờ này treo lục ở điểm này, giờ sau lại đem treo qua bụi lùm khác. Và cứ mỗi lần treo lục xong là ta phải giả tiếng mái ro ro để con mồi tập sự hiểu mà cất tiếng hót ngay. Chỉ khi nào việc hót “liền tức thì” đó trở nên một thói quen quí giá thì con chim đó mới có thể làm mồi được.

Mặt khác, quí vị cũng cần biết, con chim làm mồi tuy đã biết rõ công việc của nó làm, nhưng chỉ dùng được trong thời gian nó thực sự căng lửa. Con mồi giỏi mà bị thay lông, hay bị suy, dù đem ra rừng cũng không làm được trò trống gì. Ngay cả thời gian tập luyện cho con chim làm mồi cũng phải chọn thời điểm sung súc nhất của nó, tức là sau mùa thay lông xong. Con chim thay lông xong thì đủ lửa, hót căng. Chim đó mới dạn dĩ, mới có được bản lĩnh đóng trọn vai trò con mồi trứ danh được.

Con Khướu mồi, dù tập sự mà vào rừng treo lục lên chịu hót ngay là có thể cho “hành quân” được. Hãy cho nó xâm nhập trận địa và tập cho nó đánh bắt những con bổi đầu tiên để mở đầu “sự nghiệp” rở ràng của nó sau này.

Lần này treo lục lên, chủ chim lại tìm chỗ lý tưởng để núp rình. Hễ chim mồi trong lục hót thúc lên thì thế nào Khướu bồi ngoài trời cũng kéo đến. Đây là lúc chủ chim có cơ hội tốt để tìm hiểu sự thông minh tài trí của con chim mồi tập sự của mình hay dở ra sao.

Nếu thấy con chim bổi lại gần, tức là đậu trên một cành cây nào gần dó, mà nó vẫn bình tĩnh hót rân lên như có ý thách thức con chim rừng bên ngoài vào lục đấu đá thì nó đã xứng đáng là chim mồi thực thụ rồi. Tất nhiên, thấy chim lạ mà dám hiên ngang đứng hót là chứng tỏ con mồi tập sự đã có thừa bản lãnh rồi. Nhưng, ngược lại, khi nhác thấy chim bổi lại gần mà đứng trong lục nó tỏ ra mất tự nhiên, nghĩa là ra vể sợ sệt, thì đó là lúc chủ chim phải giả dạng giọng con Khướu mái kêu ro ro để “nhắc nhở” cho con mồi tập sự bình tĩnh, để hót lên dụ kẻ thù vào bẫy sập…

Tuy nhiên, việc đó không phải dễ dàng, vì ít có con mồi lập sự nào lại “khôn” đến mức đó. Thường việc này tập đi lập lại nhiều lần, nghĩa là phải đành để sảy chim bổi nhiều lần thì mới mong chim mồi “thuộc bài” được.

Chắc quí vị cũng biết, khi chim bổi rất dữ, dính lưới nó vùng vẫy (chỉ trừ những chim quá dữ, tuy bị lâm cảnh nguy khốn, nhưng nó vẫn liếp tục hướng vào chim mồi mà tiếp tục đấu đá) để cố thoát thân. Hành động hoảng loạn này của chim bổi đôi khi làm cho chim mồi bên trong cũng sợ hãi theo. Vì vậy, khi bắt chim bổi ra khỏi lưới rập, ta phải làm cho thật nhanh gọn, tránh cho con bổi giãy giụa mạnh, và nhất là đừng kêu toáng lên như heo sắp chọc tiết vậy.

Với chim mồi lập sự lần đầu, sau khi hắt được con bổi đầu liên là nó đã hoảng hồn, ít con có thể còn hình tĩnh để tiếp tục đánh bắt những chim bổi khác. Tuy nhiên lần đầu “ra quân” mà nó đạt được chiến tích đó cũng đủ làm cho chủ nuôi hả dạ lắm rồi!

Nên cho con mồi đó nghỉ ngơi để nó định tĩnh lại tinh thần. Nhưng, không nên để nghỉ lâu ngày vì nó có thể dễ dàng quên hết bài vở đã học lâu nay.

Việc đời “trăm hay không bằng lay quen”, nghề gì cũng phải “văn ôn võ luyện” cho thành thạu mới chóng giỏi tay nghề. Con Khướu mồi cũng vậy, nếu không thường xuyên đi rừng thực tập, nó khó lòng trở thành con chim sát thủ nổi danh được!

Các cụ ngày xưa khi chọn Khướu làm chim mồi, thường lựa ra những con có tướng đẹp, siêng hót mới chịu nuôi. Các cụ còn chọn Khướu mắt thau (mắt màu vàng), hoặc Khướu mắt đỏ (mắt hột lựu) cho là giống tinh khôn nhất, dễ dạy bảo nhất. Những chim như vậy là chim quí, cả trăm con may ra chọn được một!

Tập con Khướu làm mồi, ai cũng biết, tốn rất nhiều công sức, và mất nhiều thời gian. Có khi nhờ con hay dẫn dắt con dở, con lâu năm dẫn dắt con mới nhập môn, thế nhưng cũng tốn cả vài ba năm mới tạo được một con mồi xuất sắc. Nhưng nếu trời ngó lại luyện được con mồi hay thì có thể nuôi mình đến cả chục năm. Cho nên sức của mình bỏ ra tuy nhiều cũng không thấm tháp gì so với những lợi lộc quá lớn do con Khướu mồi mang lại.

Có một con Khướu mồi tốt trong tay, là một điều quí hiếm, cho nên chỉ khi nào thực sự giải nghệ, không còn đi bẫy chim nữa, người ta mới chịu “buông” nó ra. Đôi khi việc làm đó không phải vì tham tiền (vì bán được giá rất cao) mà vì không muốn tài năng của con chim quí vì mình mà mai một với thời gian. Mình không còn dùng thì nên giao lại cho người khác nuôi, để con mồi không “lục” nghề, uổng phí của trời.

Nói như vậy để quí vị thấy, có nhiều ông cụ quí mến con chim mồi chẳng khác nào quí mến đứa con ruột thịt của mình! Đỏ là đứa “con nhờ con cậy” của ông ta, đã sống với ông một phần cuộc dời, và có nhiều kỷ niệm sâu sắc với ông diễn ra từ khu rừng này sang khu rừng khác. Nếu con mồi lỡ ra bị chết, ông ta có thể vì buồn mà ngã bệnh suốt tháng và chuyện buồn chán này có khi cũng kéo dài đến mấy năm… mới khuây khỏa được.

Chim Khướu (Khiếu) Ăn Gì? Bán Ở Đâu? Giá Bao Nhiêu? Sinh Sản Thế Nào?

Dù là người khó tính tới mức nào chỉ cần nghe Khướu cất giọng hót cũng sẽ giãn cơ mặt và nở một nụ cười ở trên môi.

Giọng hót của Khướu hiện nay không có loài chim nào có thể sánh ngang được

Qua tìm hiểu của chúng tôi thì trên Internet chưa có bất kỳ tài liệu nào ghi chính xác về nguồn gốc xuất xứ của chim Khướu.

Chỉ chắc chắc một điều rằng chúng rất hiện ở nước ta từ rất sớm.

Cách đây khoảng 100 năm, chúng thường sinh sống và làm tổ trong các khu rừng vắng bóng người ở miền Bắc, Trung, Nam.

Chim khướu có biệt tài nhái giọng rất tài tình, chúng có thể nhại được giọng chim Họa Mi, vành khuyên, tiếng chó sủa, mèo kêu, nước chảy…

Dù cho bạn bỏ nhiều thời gian để huấn luyện, chúng cũng chỉ có thể hót được khoảng 3- 4 tiếng

Giọng Khướu rừng cũng hót không được trong và hay như Khướu nuôi trong nhà.

Có lẽ một phần do kế sinh nhai trong môi trường tự nhiên nên chim Khướu rừng cũng không có thời gian để phát huy khả năng ca hát của mình.

Cũng giống với tất cả các loài chim khác, chim khướu là loài đẻ trứng. Thông thường, mùa sinh sản của loài chim này vào tháng 4 đến tháng 6 hàng năm, mỗi lần chim đẻ từ 3 đến 4 trứng.

Chim khướu mẹ sẽ có nhiệm vụ ấp và bảo vệ trứng. Thông thường, sau khoảng 15 đến 16 ngày thì trứng chim bắt đầu nở.

Chim non mới nở thường rất yếu, chúng chỉ chờ chim bố mẹ săn mồi, sau đó đút, mớm thức ăn .

Khoảng 1 tháng sau khi nở, chim non bắt đầu mọc lông, có thể nhảy được từ cành này sang cành khác và học cách tự kiếm mồi.

Khoảng 5 đến 6 tháng tuổi, chim bắt đầu trưởng thành, dần thay lông và bắt đầu hót để tìm kiếm bạn tình.

Hiện nay ở Việt Nam Khướu được phân thành 2 loại chính là Khướu Mun và Khướu Bạc Má

Dòng chim khướu mun sinh sống chủ yếu ở Miền Bắc và không sống được ở Miền Nam.

Khướu Mun Mái có mắt đen láy, phần đuôi mắt có vệ đen dài. Đỉnh đầu sẽ có một cụm nhỏ lông màu trắng.

Về hình dáng loài khướu này có một cụm lông nhỏ màu trắng dài chỉ thằng ngón tay ở 2 bên má. Vậy nên , người đời lấy đặc điểm này gắn thành cái tên cho chúng là khướu Bạc Má

Thường thì Khướu Bạc Má có nguồn gốc từ Bảo Lộc lông sẽ có màu xám nhạt, còn chim Khướu ở vùng Phú Giao lông sẽ có màu đỏ mận, Khướu Khe xanh lông lại có màu xám đậm…

Chân có màu đen, móng đen. Đặc biệt theo kinh nghiệm chơi chim lâu năm của tôi thì con chim nào có bốn móng chắc ở 2 chân thì đều hót rất hay.

Người xưa có câu “kỳ nhân dị tướng”, câu nói này cũng đúng với hầu hết các loài chim khướu.

Nên không quá bất ngờ khi rất nhiều người nuôi chim lâu năm thường săn lùng các loài chim khướu có dị tướng để mua với mức giá cao.

Mỗi anh em chơi chim là có những quan điểm riêng biệt. Có ông cho rằng Khướu Mun thì giọng vang, cao, hót dẻo dai hơn Khướu Bạc Má.

Ông khác lại gân cổ lên bảo Khướu Bạc Má Khe Sanh theo tôi mới là giống Khướu hót căng lửa nhất.

Không nên đâm thọc, chê bai khiến cho cộng đồng chơi chim mất đoàn kết.

Kỹ thuật nuôi chim thì đơn giản tuy nhiên chăm sóc thế nào để chúng sống được lâu và hót căng lại là chuyện khác.

Đối với các loài động vật có lông thì việc thay lông là rất bình thường.

Thông thường chim thường thay lông sau khi quá trình sinh sản của chúng đã kết thúc. Thường rơi vào tháng 7 âm lịch.

Quá trình thay lông nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe của mỗi chú chim. Khướu khỏe thì thanh lông sớm còn chim yếu thì quá trình này diễn ra chậm hơn.

Vào giai đoạn thay lông, Khướu phải đối mặt với tình trạng sức khỏe suy giảm, xệ cánh, tình trạng này bất kỳ chú khướu nào cũng phải trải qua 1 lần mỗi năm.

Nói thì có vẻ đơn giản, tuy nhiên nếu người chơi chim không chú ý chăm sóc, sưởi ấm, trùm lồng, bổ sung các thức ăn bổ dưỡng cho khướu thì chú chim rất dễ chết.

Bạn không nên để vẻ ngoài của Khướu đánh lừa. Tôi đã gặp rất nhiều trường hợp Khướu thay lông những vấn hót rất căng, tuy nhiên chỉ một thời gian sau là suy yếu và chết.

Mùa thay lông có lẽ là mùa buồn nhất của những chú Khướu và người nuôi. Bởi phải bỏ ra nhiều công sức để chăm bẵm mà lại không được hưởng trọn vẹn giọng hót của Khướu.

Nếu chơi Khướu bổi chỉ để chúng sống thì ta cho ăn gì cũng được.

Nhưng để chúng hót hay nhất vịnh bắc bộ và có sức khỏe dồi dào thì cần phải có một chế độ ăn uống khoa hoc và đủ chất.

Khướu không hề kén ăn. Chúng có thể ăn thằn lằn, ếch, nhái, thịt bò, chuối, táo và các loại hoa quả khác. Nhưng thức ăn hằng ngày của chúng nên là gạo rang trộn trứng.

Hòa trộn 1Kg gạo tấm với 20 lòng trứng gà hoặc vịt đều được.

Rang đều gạo tấm trên bếp lửa nhỏ, khi gạo đã vàng thì bạn hòa trộn 20 lòng trứng với gạo.

Cho thêm một chút đường, sữa bột và bột xương trộn khoảng 5 phút và đem phơi khô dưới nắng.

Tấm gạo rang trộn trứng có thể cho khiếu ăn trong thời gian dài.

Tuy nhiên, hàng tuần bạn nên đem ra phơi dưới ánh nắng mặt trời khoảng 3-5 tiếng để tránh ẩm mốc.

Một lưu ý khác bạn cần quan tâm là không nên thay đổi thức ăn của Khướu liên tục thì có thể sẽ làm chúng bị sốc.

Vậy nên, trước khi mua chim bạn cần hỏi thật cẩn thận người bán về chế độ ăn uống trước đây của chim để về chăm sóc được tốt hơn.

Trong quá trình cho chim ăn bạn cũng cần đặc biệt chú ý về lượng nước có trong lồng.

Khướu ăn và uống rất khỏe nên tuyệt đối không được để thiếu nước có thể khiến chúng bị chết.

Là loài chim có kích thước lớn, vì vậy, chuồng nuôi chim khướu cũng cần phải đảm bảo đủ rộng rãi, giúp chim có thể thoải mái nhảy nhót.

Lồng thường được làm bằng mây hoặc tre, với các nan được đan khít. Tuy nhiên, bạn vẫn phải đảm bảo không gian thoáng đãng bên trong, tránh để chim bị bí bách, mệt mỏi.

Ngoài ra, bạn nên treo một số cành cây trong lồng để chim có được cảm giác giống như đang ở ngoài thiên nhiên.

7. Một số tiêu chí lựa chọn chim Khướu tốt

Đại đa số những người mới chơi chim thường có thói quen mua thật nhiều chim.

Với nhiều giống khác nhau để nghe được nhiều giọng hót cũng như hiểu hơn về kinh nghiệm chăm sóc của nhiều chim khác nhau.

Còn đối với những nghệ nhân chơi chim lâu năm lại hoàn toàn ngược lại. Họ chỉ muốn chăm sóc 1,2 chú chim đã vượt qua sàng lọc gắt gao theo kinh nghiệm của họ.

Một là đỡ tốn kinh phí, 2 là có thể tập trung chăm lo cho chúng được tốt hơn.

Thông thường, người chơi chim thường dựa vào 3 tiêu chí sau để chọn giống chim Khướu tốt

Qua chia sẻ của người chơi chim lâu năm thì Khướu chỉ có 2 âm là Âm Thổ và Âm Kim.

Những chú chim mang âm thổ thì giọng hót sẽ có phần Trầm còn âm Kim thì có xu hướng nhỏ nhưng lại vang khá xa.

Nhưng người chơi khướu cũng thật khắt khe họ đa phần sẽ chọn giống Thổ pha kim. Tức giọng hót vừa vang nhưng lại có độ trầm bổng nhất định

Trong giạng của những chú khướu thường sẽ có những âm thanh tương tối quen thuộc đôi khi sẽ có một số âm thanh khác thường như tiếng gió hú, tiếng nước suối róc rách…

Tùy vào từng giống chim mà hình dáng của chúng sẽ không giống nhau.

– Phần Đầu: Khướu có vóc dáng đẹp phải là chim có chiếc mỏ dài nhưng nhỏ.

Nếu bạn may mắn tìm thấy chú Khướu này hãy nhanh chóng chọn mua, bởi đây là chú chim khôn, học nhanh nên sẽ hót rất hay

– Về Mắt: Khướu đẹp nhất phải là giống có mắt vàng, tiếp theo là mắt hạt lựu, cuối cùng là Khướu mắt nâu.

– Về Đuôi: Nên chọn mua Khướu có đuôi thước, to , dài

– Về chân: Cần chọn mua những chú chim có đầy đủ móng, chân cần thẳng, to để tạo được thế đứng vững chãi

Một chú Khướu có duyên hay không được đánh giá qua cử chỉ, đây cũng là tiêu chí quyết định giá bán có cao hay không.

Bởi chỉ những chim quý mới có được điệu bộ tốt. Một chú chim quý không chỉ có giọng hót hay khi đấu mà khi chúng hót chiếc đuôi của chúng xòe ra và đập lên đập xuống nhẹ nhàng.

Mặc dù Khướu là một dòng những giống chim có sức khỏe tốt.

Tuy nhiên, chúng cũng có thể mắc một số bệnh như ghẻ, rận, ngoài ra nếu không chăm sóc tốt chúng cũng có thể mắc bệnh cảm, suy nhược cơ thể…

Khi bị vi khuẩn Chorioptex tấn công khiến cho chim bị khó chịu, nếu không điều trị kịp thời, bệnh tình nặng có thể sẽ khiến chim không đứng được trên cầu nữa.

Điều trị: Nếu chim đã mắc bệnh, bạn có thể điều trị cho chúng bằng cách cho chân chim vào nước muối rửa sạch và xịt thuốc Frontline lên vết thương mỗi ngày cho đến khi khỏi hẳn

Rận chủ yếu sống ký sinh dưới lớp lông chim. Nếu có rận hút máu thì Khướu sẽ ngày càng ốm yếu và thường xuyên rỉa vào lông.

Điều này vô tình khiến lông Khướu bị xù lên, trông rất mất thiện cảm.

Điều trị: Sử dụng nước muối pha loãng để tắm cho chim đồng thời kết hợp dùng Fronline để xịt vào cánh sẽ trừ được rận mạt.

Và còn rất nhiều bệnh khác, Tóm lại để chim luôn khỏe mạnh thì cần cho chúng ăn uống tẩm bổ đầy đủ, kết hợp tắm nắng và cho đi ngủ sớm.

Tùy thuộc vào từng giống chim Khướu mà giá bán sẽ khác nhau, cụ thể

10. Mua, Bán chim Khiếu ở đâu tại Hà Nội, TpHCM

Bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng chim cảnh tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh hoặc các chợ chim lớn gần khu vực bạn sinh sống để chọn mua trực tiếp.

Khi mua với số lượng lớn mức giá sẽ rẻ hơn rất nhiều