Top 12 # Xem Nhiều Nhất Các Loại Chào Mào Quý Hiếm Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Các Loại Chào Mào Quý Hiếm Tại Việt Nam

Chào mào Huế

Chào mào Huế là loại chào mào được nhắc đến đầu tiên trong các loại chào mào quý hiếm tại Việt Nam. Chào mào Huế không phải con nào cũng to như mọi người hay nói, cũng có con to yếm đậm, dày, đầu to, mào cao, thân hình dài, mào lân …nhưng cũng có con nhỏ và tướng tá thì dưới trung bình đầu nhỏ, mào cui, thân hình bình thường…. Chào mào Huế có cái đặc biệt là chất giọng đặc trưng và được chia làm 2 giọng chính là giọng thổ (trầm) và giọng chuông (thanh). Giọng chuông thì phổ biến hơn, nói giọng chuông chứ không hoàn toàn thanh như chào mào Bàu Công hay Thủ Đức (Bình Dương) mà còn có pha lẩn một chút trầm nhẹ. nghe âm điệu trầm bổng xen kẻ.

Chào mào Trung Mang

Đây là loại chim chào mào được coi là hiếm và không đụng hàng, luôn trở nên được nhiều người tìm kiếm và mua trong thời gian gần đây.

Chào mào ô

Đây là loại chào mào được những người dân ở vùng dân tộc tại Đắc Lắc nuôi. Chúng có tiếng hót riêng biệt mà không một loài chào mào nào có được. Được đặt cho cái tên là chào mào ô bởi phía trước yếm, bụng của chúng có một màu đen tuyền. Giá của loại chào mào này khá cao, được rất nhiều người trong giới chơi chim cảnh săn lùng.

Chào mào xòe đuôi cứng

Chào mào xòe đuôi cứng có đặc điểm đuôi xờ như cánh quạt. Mỗi khi chim xòe đuôi hết bản, trông chúng giống chim họa mi. Loại chim này cũng nằm trong các loại chim quý hiếm, được rất nhiều người yêu thích tại Việt Nam

Chào mào Yếm khít

Chào mào Yếm khít có phần yếm màu đen nhìn như một vòng tròn rất đẹp mắt, thường thấy ở gốc bổi Trà My của Bác Sơn Cao. Loài chim này cũng được khá nhiều người săn tìm với giá cao.

Bắt Được Chim Chào Mào “Nữ Hoàng” Đặc Biệt Quý Hiếm

Chào mào “nữ hoàng” là loại chim cảnh cực “độc”, quý hiếm. Toàn bộ phần cổ và đầu chim có màu lông trắng muốt, đôi mắt đỏ như lửa, thường có giá vài trăm triệu đồng.

Mới đây một người dân ở Lào Cai đã may mắn có được con chim này.

Anh Bùi Đức Anh, một người say mê thú chơi chim cảnh ngụ tại thành phố Lào Cai, đang sở hữu một con chim chào mào “nữ hoàng” cho biết, trong chuyến đi tìm mua chim cảnh ở thôn Khe Đền, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, vợ chồng anh đã may mắn mua lại được con chim quý này của một gia đình người dân tộc Mông với giá rất “khủng”.

Chào mào “nữ hoàng” là một loại chào mào đột biến gen, rất hiếm gặp.

Anh Đức Anh không tiết lộ số tiền chính xác phải bỏ ra nhưng cho biết con chim có giá tương đương 5 con trâu cái to. Trước khi anh Anh hỏi mua, con chim quý này đã có người trả giá mua để xuất đi nước ngoài.

Anh Giàng A Mùa, cư trú tại thôn Khe Đền, là người trực tiếp cùng mấy anh em trong nhà may mắn bắt được con chim chào mào “nữ hoàng” kể trên cho biết, các anh bắt được chim quý trong một khu rừng dưới dãy Hoàng Liên Sơn, thuộc huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Một người chơi chim tận trong Nam đã tới trả giá 95 triệu đồng nhưng các anh không bán.

Thông tin giới chơi chim Lào Cai cho biết, đây là con chim chào mào “nữ hoàng” thứ hai xuất hiện ở khu vực miền Bắc, sau con chim chào mào “nữ hoàng” khác trị giá 300 triệu đồng do một người chơi chim ở Hà Nội nuôi từ năm 2012.

Nhiều tỉnh thành đang có phong trào nuôi chim chào mào làm chim cảnh vì chim dễ nuôi, có giọng hót hay, nhiều con có giá trị kinh tế cao vì hình dáng đẹp, nhất là những con chào mào đột biến gen, có màu lông hoa mơ, lông trắng bạc toàn thân, lông đầu trắng tinh, mắt đỏ như lửa…

Những con chim này tùy theo mức độ quý hiếm có giá từ vài chục triệu tới vài trăm triệu đồng.

Theo Báo Dân Trí

Đàn Chim Quý Tộc Đột Biến Gen Siêu Quý Hiếm Trị Giá 10 Tỷ

Trong giới chơi sinh vật cảnh ở Việt Nam, Chương Tailor không phải là một cái tên xa lạ. Không chỉ là một doanh nhân nổi tiếng trong ngành thời trang, anh Dương Văn Chương (hay còn gọi Chương Tailor) được biết đến với bộ sưu tập chim cảnh đột biến gen quý hiếm lên tới 75 con với tổng giá trị vào khoảng 10 tỷ đồng.

Trong đó có nhiều con được xem là độc nhất vô nhị ở Việt Nam như chim hoàng khuyên, chào mào, chích choè than bạch, chích choè lửa bông kiếm trắng, họa mi bạch tạng.

Được biết, để sở hữu được dàn chim quý, anh Chương phải mất rất nhiều thời gian, lặn lội từ Hà Nội đi khắp các tỉnh thậm chí ra nước ngoài để tìm mua.Trung bình mỗi con chim quý trong bộ sưu tập của anh Chương có giá từ 150 – 500 triệu đồng.

Chú chim hoàng khuyên mắt đỏ hiếm có trị giá hơn 10.000 USD (khoảng 230 triệu đồng) được “ông vua chim cảnh” Việt Nam cất công mang về từ Indonesia.

Trong số này, phải kể đến “nữ hoàng” chào mào từng gây xôn xao dư luận bởi vẻ đẹp và giọng hót hay thi đấu dàn rất hay. “Nữ hoàng” chào mào sở hữu một bộ lông trắng từ đầu đến vai, chân hồng mỏ hồng vô cùng ấn tượng.

Anh Chương cho biết, săn tìm được loài chim quý này, không phải có tiền mua được mà bản thân phải có duyên lắm mới tìm thấy.

Để làm nổi bật dàn chim quý, những chiếc lồng chim cũng được anh Chương lửa chọn cẩn thận, tỉ mỉ, hầu hết thuộc dạng đẳng cấp, đắt đỏ.

Mỗi chiếc lồng được làm thủ công, chạm khắc tinh xảo có giá từ 50 – 250 triệu đồng. Tính cả bộ sưu tập lồng của anh Chương có giá cả tỷ đồng.

Chim Chào Mào Hay Gặp Các Loại Bệnh Gì Và Cách Phòng Tránh

Không thể phủ nhận là một trong những loại chim cảnh dễ nuôi, dễ thuần nhưng do một số nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan mà chim vẫn bị bệnh. Cùng tìm hiểu về một số loại bênh phổ biển mà Chào mào hay mắc phải và đưa ra những phương pháp cứu chữa kịp thời cho chim.

1.1 Nguyên nhân của bệnh tiêu chảy cấp

Chim Chào mào nhiễm phải 1 số loại vi rút gây hại đường ruột do ngộ độc thức ăn. Hoặc để hoa quả, trái cây bị ôi thiu là điều kiện để sản sinh ra những loại vi khuẩn này, thay đổi cám và cho ăn những loại thức ăn có tính nóng cao. Chim ăn vào bị rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy.

Dấu hiệu nhận biết: chim ủ rũ, run rẩy, bỏ ăn, ra phân màu trắng hoặc màu xanh, đôi khi có máu, chim dễ chết chỉ qua 1 đêm.

1.2 Cách chữa trị bệnh tiêu chảy cấp ở Chào mào

Nếu bệnh nhẹ cho chim uống trà xanh. Dấu hiệu nhận biết bệnh nhẹ chim vẫn khỏe, ăn uống và hoạt động linh hoạt chỉ đi phân lỏng. Ngoài việc cho uống trà thì có thể nghiền 1 viên Berberin trộn vào thức ăn cho chim ăn liên tục từ 2-3 ngày.

Nếu bệnh có xu hướng nặng hơn thì có thể dùng 1 số loại kháng sinh sau đây: Chloramphenicol dùng 10 mlg/ 100 g trọng lượng chim. Cách pha thuốc: 1 thuốc, 10 nước có nghĩa là dùng theo tỉ lệ 1g thuốc thì dùng 10g nước. Pha tầm 1 li uống nước trà. Cho chim dùng từ 3-5 ngày. Có thể cho chim dùng 1 số loại kháng sinh khác như Tactracyclin cộng với Biseptol cách pha chế y như vậy. Cho chim dùng từ 3-5 ngày.

Cách hiệu quả nhất là dung vitamin: dùng vitamin B1, nghiền 1 viên thuốc ra trộn với cám cho chim ăn.

Nguyên nhân: nhiễm khuẩn vi rút do chim hít phải hơi độc, cũng có thể do hút phải khói thuốc lá hoặc do thay đổi thời tiết.

Chim có động tác vẩy mỏ qua lại liên tục kèm theo tiếng thở giống như hắt hơi rồi chảy nước mắt nước mũi.

Chim hót ít hơn nhưng nhảy nhót linh hoạt. Biểu hiện nặng là khi chim đứng ủ rũ, bỏ ăn, thở gấp, thân hình run lên theo nhịp thở kèm theo việc chim đi ngoài, phân còn nước màu trắng hoặc xanh, phân có mùi tanh.

Nhỏ 1- 2 giọt mật ong vào nước để chim uống qua ngày thì đổi nước cho chim uống trà xanh hoặc ăn cam.

Nặng hơn thì dùng số kháng sinh sau đây: Amoxicillin, Erythromycin, dùng các loại kháng sinh này hòa vào trong nước theo tỉ lệ 10mlg/ 100g cho chim uống liên tục trong ngày.

Lưu ý: Vào mùa mưa hoặc thời tiết lạnh, treo chim ở chỗ kín gió, hạn chế việc tắm cho chim đi.

Thời tiết lạnh, thiếu vitamin B1, có thể do 1 số loại vi rút. (nhưng chưa chắc chắn) hoặc do bẩm sinh. (không chữa được với trường hợp này).

Dấu hiệu nhận biết: Khi bị bệnh, 1 hoặc 2 chân của Chào mào duỗi thẳng, cứng, chim di chuyển khó khăn, chân bị bại không thể bám được vào cầu, 1 số còn kèm theo cứng cổ, đầu không ngóc lên được. Bệnh này rất nguy hiểm.

Cho chim trước đó ăn tầm 2-3 tiếng sau đó bỏ đói chim rồi bỏ vào trong cóng đựng cám chim khoảng 1 thìa cà phê cơm nóng. Tác dụng của cơm là bổ sung thêm vitamin B1 cho chim. Nếu không có thể cho uống trực tiếp vitamin B1 để phòng bệnh, tăng cường dinh dưỡng cho chim. Vitamin B1 dạng viên nén nghiền1 viên ra trộn cùng thức ăn. Dùng 1 đợt khoảng 1 đến 10 ngày liên tiếp.

Có câu phòng bệnh hơn chữa bênh, đừng để chim mắc bệnh rồi mới trị bệnh. Tham khảo cách phòng bệnh sau đây:

Thường xuyên vệ sinh lồng chim sạch sẽ, áo lồng, cóng thức ăn và cóng nước cho chim…

Nếu nuôi chim với số lượng nhiều thì nên cách ly chim nếu thấy có dấu hiệu bị bệnh với những chim còn đang khỏe mạnh và điều trị.

Vào mùa bệnh của chim có thể cho chim uống kháng sinh.

Tăng cường dinh dưỡng bằng các vitamin trong trái cây tươi.