Top 9 # Xem Nhiều Nhất Cách Cho Chích Chòe Lửa Tắm Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Cách Giúp Chích Chòe Lửa Căng Lửa

Chích chòe lửa căng lửa là điều mà bác nào chơi chòe cũng mong muốn. Để giúp chích chòe lửa căng lửacó nhiều cách, hôm nay Thích Nuôi Chim xin chia sẻ tới các bác cách giúp chòe lửa căng lửa bằng thức ăn bổ sung.

Chích chòe lửa căng lửa

Những thức ăn trong tự nhiên sẽ giúp cho chích chòe lửa căng lửa và có nền tảng sức khỏe tốt hơn. Những loại thức ăn sau đây đều rất dễ kiếm.

Liều lượng dế có thể cho chòe lửa ăn là từ 5 tới 10 con/ lần, thậm chí hơn tùy theo nhu cầu của chú chim. Để bảo quản dế tốt bạn hãy chuẩn bị một thùng xốp to lấy băng dính dán thành phía trong để không cho dế bò lên thành của thùng xốp và ra ngoài, bên trong có thể vứt ít cành cây khô, cỏ các loại, tạo chỗ để cho chúng ấn nấp.

Có thể cho chòe lửa ăn trong thời kỳ chim thay lông, thỉnh thoảng cho chim ăn một vài con để bổ sung dinh dưỡng, lấy con vừa ăn cho chim không nên lấy giun quá to.

Trứng kiến rất mát và nhiều đạm. Muốn chich choe lua cang lua hay bị thay lông thì có thể ăn trứng kiến thoải mái nhưng khi chim gần thay xong thì không nên ăn nhiều, hoặc phải dừng hẳn vì ăn quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng không tốt.

Đây là loại thức ăn để kích thích chim lên lửa và giữ lửa cho chim.Chỉ cho chim ăn loại sâu này khi chim đã xong lông.

Trong thời kỳ chim thay lông mà được ăn nhiều cào cào sẽ cho chim bộ lông óng mượt,đẹp đẽ. Liều lượng từ 5-10 con hoặc hơn tùy từng nhu cầu của chú chim. Loại tốt nhất cho chòe lửa ăn là dùng cào cào non chưa mọc cánh.

Cách Nuôi Chích Chòe Lửa

Ngoài do thiên phú thì giọng hát và màu sắc bộ lông của chim Chích Chòe Lửa có hay, có đẹp không còn phụ thuộc vào cách nuôi của người chơi chim. Vậy cách chăm sóc và nuôi dưỡng Chích Chòe Lửa như thế nào? Làm sao để chim có tiếng hót hay nhất, thân hình đẹp và thanh thoát nhất? chúng tôi sẽ bật mí tất tần tật ở bài viết này!

Bộ lông sặc sỡ. Lông ức trổ nhiều bông vàng vàng, đen đen, càng lớn thì lông càng chuyển sang màu đen đậm. Chim trống từ 5 – 6 tháng tuổi hót tiếng to và dài hơn

Bộ lông thường lợt lạt hơn, lông ức màu xám đậm, xám tro. Chim mái từ 5 – 6 tháng tuổi hót tiếng nhỏ và ngắn hơn, thường đơn điệu, không luyến láy như chim trống.

Cóng ăn cóng uống của chim nên dùng theo bộ, là 2 hoặc 4 cái cùng loại với nhau. Cóng làm bằng sành sứ, có hoa văn sắc sảo, màu sắc bắt mắt.

❖ Về điệu bộ, sẽ có một phần là bẩm sinh, một phần là học được ở những con chim khác. Chim có điệu bộ sau đây sẽ được đánh giá là tốt:

3. Thức ăn cho chích chòe lửa

Vào cám cho chim Chích chòe lửa nhằm mục đích cho chim làm quen với cám viên, khắc phục thời điểm thiếu sâu non, cào cào non, trứng kiến.

Đối với chích chòe lửa bổi thì chủ nuôi để vào cóng một ít sâu tươi, cào cào non và ít cám. Tăng dần lượng cám sau đó cho chúng ăn quen dần cám viên tự ép.

Cách Luyện Chích Chòe Lửa Hót

Ai nuôi chim hót cũng muốn con chim của mình có giọng hót thật hay, vì mang danh là chim hót mà giọng hót không ra gì, thì dù con chim có vóc dáng đẹp đến đâu cũng không gây cho ai sự thích thú để tiếp tục nuôi nữa.

Con chim cảnh có vóc dáng đẹp mà hót không hay thì chẳng khác nào người đàn bà đẹp mà vô duyên, như hoa tươi tắn mà nhụy lại không thơm…

Như quí vị đã biết, không phải con chim nào cũng có giọng hót hay, vì vậy ngay từ khi nuôi chim con lớn lên, cũng như nuôi chim bổi, ta phải luôn luôn khắt khe với chính mình trong việc chọn lựa những con chim vừa ý mà nuôi, trong đó chú ý nhiều đến giọng hót. Những chim nào lộ nét “vô tài bất tướng” thì nên loại dần, thả vào rừng đừng tiếc. Nhiều người có tính ôm đồm, tiếc rẻ cuối cùng nên phải nuôi “báo cô” những con chim xâu, giá trị chẳng đáng là bao.

Chích Chòe Lửa sở dĩ có giọng hót đầy vẻ rừng rú là vì giống chim này có khả năng bắt chước nhanh được giọng hót của các loài chim khác, cùng những âm thanh đặc biệt mà nó nghe được. Chính vì vậy, trong tiếng hót của Chích Chòe Lửa mới có giọng Hòa Mi, Khướu, Hoành Hoạch, gà mái cục tác, gà con, rồi tiếng mưa rơi, tiếng suối chảy, tiếng thác đổ ầm ầm… Những âm thanh đó qua giọng hót của con chim, có khi tách bạch rõ ràng ra từng tiếng, có khi trộn lẫn vào nhau chẳng khác gì tiếng dương cầm dồn dập…

Vì vậy, nghe tiếng chim hót, ta có thể hiểu được những vùng chim đã đi qua, đã sống lại ở đó nhiều hay ít thời gian. Nếu đây là con người, thì đây là tay lịch lãm, “cơm nem đã trải, tay tranh đã từng”, tức là đã đi nhiều nơi, lưu lạc nhiều chỗ…

Chim có khả năng bắt chước cũng nhanh mà trí nhớ cũng dai. Có những con chim được nuôi gần trại gà công nghiệp, tất nhiên ngày nào nó cùng nghe tiếng gà mái cục tác tìm ổ đẻ, đem về nuôi ở thành phố đến vài năm sau, chúng ta vẫn nghe được tiếng cục tác rõ mồn một trong giọng hót của chim!

Vì vậy, chúng ta đừng ngạc nhiên khi thấy các nghệ nhân nuôi chim nhiều kinh nghiệm thỉnh thoảng “rước” con chim hót bậc thầy về dạy cho chim nhà. Hoặc là thâu băng giọng chim hót bậc thầy về phát lại cho chim nhà học giọng.

Ở các nước Tây phương, các nhà điểu học còn dùng cả kèn đồng, đờn violon, hoặc piano dạo lên cho chim nghe để bắt chước hót theo tiếng kèn, hay tiếng đờn mà chúng nghe được.

Chính vì con chim hót có khả năng bắt chước được âm thanh lạ, nhất là âm thanh đặc trưng nổi bật chung quanh mội trường sống của nó, lại có trí nhớ dai, nên các nghệ nhân mới nghĩ đến việc tập luyện cho chim hót hay hơn.

Tất nhiên, nếu việc làm này không đem lại kết quả tốt, thì không ai lại mất công sáng nào cũng đem lồng chim đến các tụ điểm chơi chim mà tập dượt cho mất thì giờ.

Khổ nỗi con chim mà, không được đi dượt, nghĩa là chỉ nuôi ở nhà, không có dịp nghe giọng những chim khác lạ thì giọng nó chẳng khác nào một điệp khúc nghe chán ngấy. Tệ hại hơn nữa là chim trở nên biếng hót hơn.

Dượt chim có nghĩa là hằng ngày hoặc đôi ba ngày một lần ta đem chim nhà đến các tụ điểm chơi chim hay Câu Lạc Bộ chơi chim (hoặc gởi chim tại nhà một người bạn có nuôi cùng giống chim như mình, để chúng có dịp đấu hót với nhau. Thời gian dượt như vậy khoảng vài giờ là quá đủ).

Có điều xin lưu ý quí vị là đem chim đi dượt phải là chim đã thay lông xong, và chim đã thực sự căng lửa thì đi dượt mới có lợi. Ngược lại, nếu chim còn đang thay lông dang dở, sức khỏe như người đau mới mạnh thì gặp chim lạ hót căng, nó sẽ sợ hãi và “rót” luôn! Có nhiều trường hợp do sợ quá, thời gian thay lông của chim kéo dài thêm khiến sức lực con chim bị suy kiệt thảm hại!

Nếu chim chưa đủ lửa mà đem đi dượt thì phải treo lồng gần vào những chim yếu lửa hơn nó, như vậy mới có lợi. Giống chim ưa đè nhau bằng giọng hót. Con nào tỏ ra thắng thế thì hót căng hơn, mà chim nào đã tỏ ra yếu thế thì cuối cùng cũng phải… tắt giọng không dám hó hé chi nữa.

Vì vậy, khi đi dượt chim, chủ chim phải lân la gần đó để theo dõi tình trạng con chim của mình mạnh yếu ra sao. Nếu thấy nó vẫn đấu hót thì yên tâm, còn nếu thấy nó đứng trơ ra như tượng gỗ hoặc nhảy lồng loạn xạ thì phải kịp thời treo chim sang sào khác, gần những con kém lửa hơn.

Luật rừng mạnh được yếu thua, không hề có sự tương nhượng. Thú rừng lớn nhỏ nào cũng biết điều đó. Con mạnh thì cứ hiếp đáp mãi con yếu, còn con yếu thì chỉ còn cách chạy trốn để giữ mạng sống mà thôi.

Luyện cho chim hót hay cũng có nghĩa là phải biết cách cho chim ăn uống bổ dưỡng và chăm sóc chim đúng phương pháp mới được.

Muốn cho chim căng lửa thì thức ăn phải có chất'”nóng”: bột đậu phộng phải rang vàng hơn và tăng lượng sâu khô lên khoảng năm mươi phần trăm, hoặc hơn càng tốt. Sâu tươi, nhất là cào cào ngày nào cũng phải có. Được ăn bổ dưỡng như vậy con chim mới sung sức và hót hay hơn, siêng hơn.

Giống chim rất thích “ăn no tắm mát”, vì vậy, khoảng gần trưa ta nên cho chim tắm nước, một hay vài ngày một lần, để chim mát mẻ khỏe mạnh hơn. Kinh nghiệm cho thấy Chích Chòe Lửa và những chim hót khác, lâu ngày không được tắm dễ bị suỳ, và có thể dẫn đến đợt thay iông bất thường vô cùng nguy hại.

Tắm nắng cũng rất cần thiết, nhất là nắng ban mai, nhờ đó trừ được ký sinh trùng rận mạt, đồng thời giúp chim hấp thụ được sinh tố D, tránh bệnh còi xương. Nhưng tắm nắng cũng ở mức độ vừa phải mới tốt, độ 45 phút là vừa, nếu để lâu ngoài nắng chim sẽ bị hóc nắng, và cũng có thể từ đó mà suy kiệt sức lực, dẫn đến việc thay lông bất thường… Đó là những điều ta nên tránh.

Cách Thuần Chích Chòe Lửa Bổi Nhanh

Cách thuần chích chòe lửa bổi để trở thành một chú chim hót hay và đẹp dáng được rất nhiều dân chơi chim quan tâm. Hôm nay chúng tôi xin chia sẻ với các bạn vấn đề này.

Cách thuần chích chòe lửa bổi

Chích chòe lửa là loài chim được nuôi rất nhiều trong các loại chim cảnh. Chúng có dáng vẻ bề ngoài bắt mắt với hai màu lông rất đẹp. Điểm thêm chiếc đuôi dài cong vút rất đẹp. Bên cạnh đó giọng hót líu lo rất vui tai của chúng mới là lý do chính khiến chúng được yêu thích nhiều.

Chích chòe lửa khi mới bắt về bạn phải nhốt chim trong lồng tre hoặc mây lớn, cao, bên trong có cóng nước, một cóng sâu tươi hay trứng kiến, cóng châu chấu, cóng đựng đậu phộng trộn lòng đỏ trứng. Sau đó xem chim ăn nào thì cho ăn tiếp.

Ngoài lồng phủ áo kín rồi treo nơi yên tĩnh vài ngày. Đến khi nào chim bớt nhát thì bạn có thể hé áo lồng và treo chim nơi có người qua lại để chim quen dần.

Một điều quan trọng trong cách thuần chích chòe lửa mới bẫy là luyện cho chúng hót. Đem chim của bạn đi tập dợt với những chú chim khác để nó nhanh dạn và học hỏi được nhiều tiếng hót hay. Cũng có thể cho chim nghe nhạc có tiếng sáo, đàn vĩ cầm,…