Top 6 # Xem Nhiều Nhất Cách Chọn Chào Mào Dữ Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Cách Chọn Chào Mào Chơi Hay

Để chọn được một chú chim trong lồng tập thể khi mua ở cửa hàng là điều rất khó,vì trong lồng có đến vài chục con,và cũng không biết chim đó được bẫy như thế nào vì có nhiều kiểu bẫy chim chào mào như bẫy đấu hay là người ta bẫy lưới,bẫy keo thậm chí là bẫy điện (thường bầy chào mào xuống nước tắm người ta để điện xuống nước làm chim bất tĩnh).Nên để chọn được chú chim chào mào cần dựa vào các yếu tố như : tướng chim,mào,đầu,mí mắt….Cách chọn chim chào mào thì anh em nên đi vào khoảng thời gian buổi sáng 8h30 – 10,đây là thời gian dễ chọn vì chim đã ăn no ít bay nhảy và giờ này chim siêng hót hơn (trong lồng tập thể chim cũng ít hót lắm)– Mình chim: mình em chim nhìn chung phải thon dài, nhìn như con thoi đan lưới cá thì mới đẹp. Bộ lông chim khỏe là phải bóng như tơ, mượt như nhung, ôm ép gọn vào thân hình.

– Vai: Vai phải nở nang nhìn con chim mới có lực, giúp cho bộ cánh nó linh họat. Vai nở thì nhạy cánh – chim siêng giang, búng. Vai nở mà hơi sếch lên nữa thì tuyệt vời, nó làm cho bộ cánh lúc nào cũng xệ xệ như đang cự nhau – chim đẹp, quý.

– Ngực: nở, ưỡn ra, có lằn giữa ngực mới tốt, nhìn con chim nó lực, đẹp. Ngực to thường phổi bự – giọng chim vang, khỏe, chim bền nước.

– Lưng: hơi gù thì đẹp – chim có dáng đứng chữ C (lưng tôm). Phần thắt lưng, là phần phía trên hai đùi chim, cần thon gọn (chim có eo) – phần này chỉ khi chim đứng giang cánh hoặc là khi … làm thịt nó thì mới thấy, hic!muốn nghe hót thì chúng ta chỉ cần con nào mở miệng nổ đều , mau mỏ là đc . Có thể chọn về để nghe hót .

Về bộ chim thì có 2 kiểu trường bộ và đoản bộ . Thường thì trường bộ đẹp hơn , dáng chim dài đòn , tính cả đuôi cả cổ và thân thon nhỏ , khi căng hót chim rướn người trông sẽ đẹp . Đoản bộ thì chim ngắn hơn , đầu và cổ hơi to , thân ngắn , hót thường đứng thẳng người và lưng quy hơn ( lưng quy có nghĩa là khi hót chim phải đứng hình chữ C , cổ thẳng , hầu ưỡn , lưng gập , đuôi cụp vào trong ) .

http://bonnuocdaithanh.com/bonnuoc/n217/Gia-bon-nuoc-inox-Dai-Thanh.htm

Cách Chọn Chim Chào Mào Mồi

Chào Mào mồi chuẩn cần hội tụ đủ 5 yếu tố sau:

để móc ra là chăm chỉ rao gọi leo lẻo, dù có nghe đáp lời hay không cũng cứ làm, đắt hàng hay ế ẩm, ra là rao gọi cho tới khi zìa, thương chưa …

để đủ sức mà siêng, giọng đủ lớn, đủ vang để gây chú ý. Rao ra rả mà không bị hụt hơi. Có thể nhảy nhót ra cánh cả ngày không xù, đủ sức chinh chiến ít nhất 3 ngày liên tục – ra rừng là chơi. Khi muốn cố thể hiện nếu chim về vào cuối giờ thì chơi sào cuối chiều cũng như sào đầu sáng, thương chưa …

chơi đều đặn, bền bỉ, dẻo dai – không ẻo lả thời tiết, dù có hơi íu trong mình cũng không ảnh hưởng chi; zời nắng đẹp cũng như âm u – cứ đều đều, rền rền mần lo công chuyện – thương chưa …

4 – Lỳ: Lạnh lùng như sát thủ, lỳ lợm như đô vật Hà Tây -mặc cho chim trời bu cắn, mặc cho nan lồng mài miết, không biết thối chí là chi; mặc cho chim rừng hù dọa đe nẹt, mặc cho con mái cổ vũ quân kia – riêng ta lạnh lùng dụ khị, thương chưa …

Đối với mình đây là điều kiện quan trọng nhất. Bình tĩnh, tự tin, thong thả dìu em lên cầu – ức chế cỡ nào cũng không nôn nóng, nó dữ cỡ nào cũng không nao núng, cứ thong thả dập dìu, thương chưa …

Về chọn chim sành thì cơ bản là như vậy, hy vọng đã góp thêm thông tin cho các bạn khi chọn mua chim.

2/ Chọn chim bổi già rừng:

Nếu mới bắt đầu chơi CM thì theo tôi là không nên chơi chim bổi jà rừng, vì dễ nản lắm. Lúc mới bắt về còn mướt mát thế mà sau một thời gian ngắn thôi là nhìn em chim nó xác sơ, đầu mào, đuôi cánh toe toét hết. Nhác thấy bóng người là nhẩy thúc tưng bừng. Tuy nhiên nếu bạn thích chọn nuôi bổi jà rừng thì có một số đặc điểm để có thể nâng cao xác xuất chọn được một con chim hay.

Việc chọn được một con ưng ý trong lồng bổi đã khó rồi, việc bắt ra cho đúng là nó là điều khó gấp chục lần – khi mà lồng bổi có cả trăm con, đưa vợt vào là chúng bay tán loạn lên, chủ quầy bắt ra đâu có jì đảm bảo đó đúng là con chim bạn chọn. Vì vậy, khi chọn được chim rồi, bạn phải để ý một đặc điểm nhận dạng đặc biệt nào đó để yêu cầu chủ quầy bắt ra cho đúng con chim bạn chọn (một vệt phân trắng dính trên cánh hoặc là một cọng lông tơ vướng ở ngón chân chẳng hạn). Khi chọn chim thì cần ngồi im mà nhìn, hạn chế cử động. Đi lựa chim trong lồng bổi mà xông xáo quanh lồng thì có mà cả ngày chẳng lựa được con nào. Bạn nên đi chọn vào lúc khoảng 9h30 – 10h sáng hoặc 2h30-3h chiều là tiện nhất, vì lúc này đa phần chim đã no rồi, nó ít bay nhảy nếu không bị động lồng, với lại giờ đó mà có con nào còn mon men đi tìm ăn thì nên bỏ qua đi, con đó yếu quá không tranh lại mấy con khác ngay trong lồng bổi thì còn để ý làm jì!? Hơn nữa đi chọn vào giờ đó thì nắng ấm làm bộ lông của nó ôm vào người hơn dễ chọn dáng hơn.

Chọn bổi già thì bạn cần phải nhìn tướng con chim, thấy nó cân đối, đẹp là được. Mình chim thon, dài, được quả lưng hơi gù thì đẹp. Chim bổi trong lồng tập thể thì không lộ nhiều thông tin cho mình chọn đâu. Chỉ cần xem mào có dài, dầy không. Bộ yếm càng đậm càng tốt. Chọn chim có mặt to nhưng không bị xù lông, mình dài, đuôi, cánh dài là đẹp. Đầu mào, đuôi phải còn nguyên, không toét ra là chim khôn, hoảng bay thúc lồng nhưng biết giữ cho không bị tổn thương (Lồng bổi thì thường được bọc = lưới ruồi nên chim ít bị toác đầu nhưng nếu chim đần thì bộ đuôi vẫn bị xơ). Chân nhỏ, cao, ngón chân to, dài, móng phải còn nguyên (chắc rồi, chứ mà bàn chân 4 ngón cưa 2 còn 2 thì nói chi nữa …!??), móng to, ngắn và cong đều là đẹp. Chọn chim mỏ mảnh, hai mép rộng, xương hàm bạnh ra là tốt. Chọn hai mí đều nhau, gọn. Khi nhắm được một con rồi thì bạn nên so sánh nó với mấy đứa chung quanh, thấy nó có phần nhỉnh hơn thì yên tâm bắt nó ra được rồi.

Việc chọn chim bổi jà thì ngoài việc chọn dáng tướng, một số chi tiết cơ bản như trên, bạn còn phải tìm xem nó có những điểm nào làm cho bạn … không thích. Điều này tôi học được của các bạn trên diễn đàn. Theo tôi thì nếu tìm ra được khoảng 3 điểm cố định làm cho mình không thích nó thì nên bỏ qua nó, chọn con khác …

Một cách đơn giản mà lại có xác suất chọn được chim trống (+ gấu) cao là:

– Chọn con mỏ to, gò má cao (chùm lông trắng hai bên má nổi lên), đầu to, chân thô kệch, chùm lông đuôi dầy, yếm đen đậm. Làm sao biết được như thế ? – bạn so sánh nó với mấy con khác trong lồng tập thể.

Cách Chọn Chim Chào Mào Bổi Hay.

Đầu tiên các bạn nên biết về cách chọn trống mái trước đã. xem bài viết hướng dẫn phân biệt chào mào bổi trống, mái chính xác 100%.

Tiếp theo các bạn quan sát tổng quan trong lồng bổi cả hàng trăm con. Xem con nào có dấu hiệu “đầu gấu” nhất (đầu gấu ở đây là nó sẽ đuổi các con khác cắn hoặc nhưng con đó tới gần nó thì sẽ bị ăn đòn…) thường những con chim này bạn thấy được nó rồi thì các bạn chú ý đến nó các bạn sẽ thấy những điều khác biệt của nó với những con khác như: đứng 1 mình, chỉ 1 điểm đó (bay thì bay nhưng vẫn về chỗ cũ đứng). Khi thấy được con chim này thì tiếp theo các bạn quan sát và phân tích về nó theo các tiêu chí sau:

1. Đầu và mào chim: Về mào của chim chào mào theo mình biết thì có 4 loại các bạn ạ.

Là loại nào cong và chỉa về phía trước giống các sừng của con lân. Những con mào lân thường không mất dáng bộ khi thi đấu vì mào khi nào cũng dựng về phía trước. Nếu chọn được những con đầu bi mũ lân thì càng tuyệt vời hơn. Dòng này thì hơi bị hiếm, khi thi đấu rất lỳ và không biết sợ chim.

Là loại mào thẳng đứng, và có chóp mào nhọ. Theo quan điểm của tôi thì rất ít khi chọn dòng mào này, đồng ý rằng nhìn nó rất uy nghi đĩnh đạc nhưng khi nó mất bộ thì mào nó sẻ cụp về phía sau, nhìn không được đẹp lắm. Dòng mào đinh thì theo các anh em nghệ nhân là siêng hót, và mau mỏ.

Là loại mào ngắn, không cao, có gốc mào dày. Chim chào mào có mào cui nhìn tướng chim trông có vẻ rất lì lợm và bản lĩnh. Mà đúng thật, những con mào cui thường rất lì lợm và thi đấu rất bản lĩnh, bền bỉ.

Khi chọn chim các bạn phải chọn những con có đầu thật to, càng to càng tốt, vì những con có đầu to thường là chim khoẻ, dữ chim, thái độ thi đấu bản lỉnh và không biết sợ chim. Với cái tên gọi là chào mào rồi thì tất nhiên cái mào phải là ưu tiên số một.

Nhìn chung khi chọn chim thì anh em nên chọn những con có gốc mào dày, tuyệt đối không nên chọn những con có gốc mào bị gãy và bị khuyết, những con có gốc mào gãy hay khuyết thường nhìn rất xấu tướng và không bền chim.

Phần này mình có nói ở bài viết phân biệt chào chào trống, mái rồi. Ở bài viết này mình nói rõ thêm về cái tách của con chim chào mào trống sao cho đẹp và hay. Nhiều người bảo tách không quan trọng cho lắm nhưng mình thì ngược lại. Tách là một điểm nhấn rất mạnh trên khuôn mặt của chim. Nếu các bạn để ý kỹ sẻ thấy có rất nhiều con chim nó chỉ nhìn mặt đối thủ thì đối thủ đả lơ đi và bỏ đấu rồi. Khi chọn các bạn cố gắng chọn những con tách to, tách sệ xuống, nhìn trông rất dữ tướng.

Cái này chắc nhiều bạn biết rồi, một con chim siêng mỏ luôn là tiêu chí được rất nhiều anh em quan tâm và thích. Khi ra thi đấu nếu lọt vào top, khi đó nước đấu chim đã đều hết rồi thì trọng trài họ sẽ chấm tới giọng hót của con chim chào mào. Thường thì những con mỏ mỏng, mỏ ngắn, thường là những con chào mào hót rất siêng và nhặm mỏ. Chọn được con có gốc mỏ to nữa thì càng tuyệt vời luôn. Những con có gốc mỏ to, rộng khi thi đấu thì thường cố tỏ ra to mồm hơn, giọt hót gắt hơn, uy lực hơn.

Cách Thuần Chim Chào Mào Má Trắng, Chọn Chim Chào Mào Má Trắng

Để ép giọng và kèm được 1 chú chim má trắng tương lai, ngoài yếu tố di truyền, trong nhà phải có chim thầy, nhiều chim kèm càng tốt. Chim má trắng sẽ được lĩnh hội nhiều giọng, và nết đấu của từng chim Thầy. Chim Thầy ngoài chất giọng, nết đấu, các bạn nên chọn chim già mùa, càng nhiều mùa càng tốt ? Vì khi ấy chim má trắng sẽ làm quen được, và sau này không ngán “đối thủ” nào, chứ nhiều con khi gặp chim già lại “khớp cơ”.

Chào mào má trắng đang thay lông để lên má đỏ, con này trên 95% là trống

Có nhiều cách để chim má trắng học giọng, nhưng cơ bản vẫn để gần chim thầy, hoặc để ngay bên cạnh nhưng dùng 1 tầm carton che lại. Trong quá trình kèm giọng, khi các bạn muốn kèm nết đấu thì bỏ miếng ngăn ra, hoặc treo chim thầy đối diện sao cho chim má trắng nhìn thấy và học theo. Ngoài ra chim trắng cũng học qua những lần tắm hoặc phơi nắng.

Trong thời gian này, vì chim má trắng cái tốt học lâu nhưng nét xấu học khá nhanh, ngoài ra hay sợ những thứ linh tinh : màu áo lồng, giấy lót, sào…Việc này người kèm phải thường xuyên theo dõi và uốn nắn, nếu không cũng thành 1 tật, tập bằng cách cho chim làm quen từ từ. Ví dụ : Chim có nết xấu sợ sào thì dùng cây sào để bên cạnh, thời gian chim sẽ quen, hoặc khi treo chim lên ta dùng sào để treo thay vì cầm trên tay. Nhiều con về sang lồng tắm thì tắm ngay, nhưng nhiều lúc gặp con lâu tắm, nên khi gặp những con này thì thường sang cho tắm trước, để bên cạnh các con khác để tập.

Để kèm 1 chú chim tơ từ lúc má trắng cho đến trưởng thành khoảng 5 tháng. Chim má trắng khi đã thuần thì trổ khá nhanh, nhiều con có di truyền từ bố mẹ tốt thường trổ rất sớm. Chim má trắng còn nhát sẽ trổ chậm hơn những con thuần. Chim má trắng khi đã trưởng thành, phải thường xuyên tập dợt để mau cứng, nếu chế độ chăm dợt tốt thì chim má trăng 1 mùa có thể cho đấu trường (dợt cội) hoặc đi bẫy…

Nguồn: Sưu tầm kỹ thuật nuôi chào mào trên internet và nhiều năm nuôi thấy rất đúng