Top 5 # Xem Nhiều Nhất Cách Ép Giọng Chào Mào Non Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Cách Ép Giọng Cho Chào Mào Má Trắng

Có nhiều phương pháp để ép giọng chào mào má trắng cũng như huấn luận chúng kỹ thuật đấu đá trở thành chim mồi để đi bẩy và đấu đá. Ta nên ép giọng chim má trắng từ lúc đã biết ăn thành thạo, lông đuôi ra 80% tức gần đầy đủ.

1/ Dùng chim mồi hay (có thể là mồi nuôi từ nhỏ hoặc chim bổi hót đấu đá hay) :

Chào Mào má trắng bẫy về hoặc mua từ tiệm được tuyển chọn dáng vóc kỹ càng rồi tống mỗi ông vào một lồng, treo tập trung một góc, rồi thỉnh “thầy” về, khi ép giọng chú ý phải có ít nhất 2 thầy trong phạm vi ép giọng. Cứ treo như thế cho mấy thầy đấu với nhau, lũ kia lẩm nhẩm đọc theo. Chứ chim thầy có 1 ông, khi vui thì ông hót, khi bùn thì ông rỉa lông, ăn uống thử hỏi “bọn con nít” lấy đâu ra mà học, ép giọng như thế thì lâu lắm .Tiếp tục cho đến khi bung hết mí, trổ mã ra má đỏ, biết sổ to là cơ bản coi như xong. Lũ “sinh viên mới ra trường” mới biết hót nên thường siêng lắm, chơi cả ngày. Thường thì mỗi con nó bắt chước giọng của một con thầy nào đó, có khi lai lai giữa thầy nọ với thầy kia – chọn lại con nào lai tào lao, hót không tròn giọng, không nối giọng lại được là thải ra ngay. Con nào nổi lên là bắt đầu cho đi đấu dợt nhưng dợt ít thôi, không thì rất dễ bị lai giọng bậy.

Giọng hót chim non học được ở đây là âm điệu (cách ngân nga luyến láy, khoảng cách nhả âm), số âm tiết của tiếng sổ (điều này ít con bắt chước được lắm, nhưng nó vẫn cố theo) – chứ còn giọng to – nhỏ – đanh – trầm là do bẩm sinh, không học được. Thời gian này có thể cho ăn nhiều quýt ngọt, cam, mật ong để cải thiện giọng hót cho chim ngay trước giai đoạn thanh quản của nó phát triển hoàn toàn (trưởng thành).

Chào mào non chưa thể hót, nhưng nếu tiếp xúc chim thầy sớm thì càng tốt ​

Chim chào mào má trắng ở giai đoạn này có thể ép giọng ​

Chào mào má trắng đang thay lông để lên má đỏ, lúc này đã biết hót khá thành thạo nên việc ép hơi khó, (tức hơi chậm trễ). ​

2/ Dùng máy phát âm cho chào mào nghe:

Nếu không có chim thầy mà muốn ép giọng cho chim non/má trắng thì chỉ còn nước dùng cách này. Đi thu giọng sổ của một (một con thôi) con chim có giọng thật hay, phải thu gần, thu thật chuẩn, thu khi thầy đứng sổ 1 mình, thời lượng khoảng 15 phút là vừa. rồi phải xử lý âm sao cho khi mở ra nghe thật ưng ý (có thể nhờ người có chuyên môn nếu quen biết, nếu không thì chỉnh bass – trebb của file đã thu, rồi thu đi thu lại khi nào đạt thì thôi.

Nếu nhà có internet thì chịu khó lên diễn đàn chào mào hoặc trang web có video về chào mào, tải file chào mào hót về máy. Chọn lọc file có chất lượng âm thanh tốt, giọng hót bạn ưng ý dự định ép giọng cho chim của mình.

Tiếp theo là làm như ở trên, thay vì xài thầy thì xài máy phát, cho autorevert khoảng 30 phút/lần. Hoặc mở file trên máy tính. Mở từ 8h sáng đến khoảng 2h chiều thì ngưng cho lũ nhỏ “ôn bài”. Tốt nhất nên mở tầm chập choạng tối, lúc con chim chuẩn bị ngủ – cho nghe chừng 5-10 phút mỗi tối là hiệu quả nhất. Lúc con chim nó gần ngủ, cho nghe nhỏ thôi, vừa lọt tai nó như lời hát ru thôi, cho nghe nhiều rồi thì tiếng hót đó đi vào tiềm thức của nó, trở thành giọng hót tiềm ẩn trong nó. Sáng ra nó sẽ phát ra cái giọng mà hồi tối nó nghe được, đi vào giấc ngủ của nó – tự nó luyện. Chứ cho nghe lúc nó đang sung thì nó chỉ bắt chước chứ không phải là học. Đây là điểm khác biệt giữa học và bắt chước.

Khi chim đã sổ tốt rồi, kể cả một vài mùa sau nếu không cẩn thận, chim vẫn bị lai giọng bậy (chim bổi già còn bị lai chứ nói gì đến lũ này – rất dễ bị). Vì vậy, lâu lâu phải “thỉnh thầy” hoặc phải mở file cho nghe để nhắc nhở bài vở cho chúng.

Nguồn: Sưu tầm kỹ thuật nuôi chào mào trên internet ( Diễn đàn chim cảnh – Thiên Đường Cá Cảnh )

Kỹ Thuật Ép Giọng Cho Chim Chào Mào Hiệu Quả

AE xem hết video chắc sẽ có nhiều kiến thức hay cho ae. Chúc ae có buổi tối thật tuyệt vời. KỸ THUẬT ÉP GIỌNG CHO CHIM CHÀO MÀO HIỆU QUẢ KHOA HỌC NHẤT. Biết và chia sẻ ae làm và thành công là Dũng cảm thấy rất vui. Mong rằng ae xem video hãy ĐĂNG KÝ VÀ CHIA SẺ VIDEO NHÉ.ĐĂNG KÝ BẤM VÀO ĐÂY 👉 👉CÁCH THUẦN CHÀO MÀO HIỆU QUẢ NHẤT:

👉CÁCH CHỌN LỒNG CHÀO HIỆU QUẢ:

👉CHĂM CHÀO MÀO CĂNG LỬA:

👉CÁCH CHỌN CHÀO MÀO HAY:

Anh Em và các Bạn nhớ ADD FanPage của Kênh nha. **Fanpage của Kênh Chào Mào Đam Mê**: Kênh: Chào Mào Đam Mê – Kênh của người yêu chào mào hót đấu ——————————————————————————————————– Mọi thắc mắc về Bản Quyền vui lòng liên hệ Gmail: nadungtt@gmail.com Bản quyền thuộc về Kênh Chào Mào Đam Mê cấm sao lưu với mọi hình thức

Tag: chào mào đam mê, chao mao dam me, chaomaodamme, KỸ THUẬT ÉP GIỌNG CHO CHIM CHÀO MÀO HIỆU QUẢ KHOA HỌC NHẤT, cách ép giọng chim,ép giọng chào mào khoa học hiểu quả,ép giọng chào mào má trắng, cách ép giọng chào mào non,ép giọng chim cảnh

Nguồn: http://trâm.vn

Rate this post

Cách Ép Chào Mào Rụng Lông

Tình hình là lúc trước có bỏ tiền ra để cho mấy cửa hàng làm cho chào mào rụng lông. Mỗi lần mất 500k/ 1 con. Sau 1 thời gian bỏ tiền ngu ra thì mình cũng đã biết cách ép cho chào mào rụng lông.

Chú ý: không khuyến khích ép cho chim rụng lông nha, cách này chỉ dành cho ai muốn cho chào mào thay lông vì lông xấu quá hay vì lí do nào đó. Cứ để tự nhiên đến mùa chim cũng sẽ thay lông thôi.

Đây là 3 cách mà mình đã làm thành công.

Cách thứ 1 :

Cách này là tốt nhất, không ảnh hưởng gì nhiều đến chim. Anh em cho thêm vài cóng nước, thức ăn vào lồng cho chim ăn. Làm sao cho chim ăn đủ 1 tuần nha. Sau khi cho cám và nước vào đầy đủ thì anh em treo chim ở nơi yên tĩnh, rồi trùm kín áo lồng lại để hở 1 tí cho chim thấy đường ăn thức ăn. Trùm vậy nguyên 1 tuần luôn nha. 1 tuần sau anh em mở áo lồng ra bảo đảm rụng gần hết rồi. Đưa chim ra cho tắm, thay thức ăn, nước rồi trùm áo lồng lại cứ 2 ngày mở áo lồng ra cho chim tắm rồi trùm lại. Làm vậy cho chim thay lông nhanh và đẹp.

Cách này mình làm thì hầu như thành công 100% vì nhiều lần mình đi xa, hay về quê thì mỗi lần lên là chim rụng hết lông. Anh em chú ý làm đúng 7 ngày không mở áo lồng.

Cách thứ 2 :

Thay đổi cám cho chim chào mào, cách này thường chỉ áp dụng cho chim chào mào đã thuần, hoặc chim bổi đã nuôi được 1 năm lồng. Tỉ lệ thành công cũng không cao, tùy theo cơ địa của mỗi con chim. Ăn khoảng 20 ngày thì chim sẽ rụng lông.

Nếu chim đang ăn cám thường thì anh em đổi cám có hàm lượng canxi, đạm, chất nóng cao hơn. Một số cám mình cho ăn và đã rụng lông như : @CADN (nên cho ăn cám này), Công Minh, Hiển bảo Khánh…Giá khoảng 40 – 55k.

Nếu chim đang ăn cám Công Minh thì anh em đổi sang cám @CADN, thường thì kiểu này khó rụng hơn là chim ăn cám ít đạm, chất nóng.

Cách thứ 3 :

Cách này cửa hàng chim cảnh hay làm nè.

Trước tiên lấy cám ra hết cho chim ăn 1 trái cà chua rồi trùm áo lồng lại. Qua ngày hôm sau cho 1 ít cám vào và cho 1/2 trái cam cho chim ăn rồi lại trùm áo lông. Đến ngày thứ 3 mang chim ra cho tắm với nước dấm pha loãng, nếu có mưa thì cho tắm mưa, lông sẽ nhanh rụng hơn. Mục đích là để cho chim rớt lửa.

Sau đó anh em cho khoảng 3 bịch cào cào chết đã hôi bỏ dưới đáy lồng. Treo chim vào nơi yên tĩnh để vậy khoảng 3 ngày cho tắm, thay thức ăn. Làm vậy khoảng 2 tuần chim rụng hết lông luôn.

Lúc chim thay lông thì đừng đổi lồng và cho 1 ít vỏ cam, quýt vào, để vậy cho có hơi bốc lên để chào mào thay lông nhanh hơn.

chúng tôi

Luyện Chào Mào Hót Giọng Hay Chuẩn, Giọng Rừng 15 Âm Kép, Luyện Giọng Chim Chào Mào Giọng Rừng

Đang xem: Luyện chào mào hót giọng hay chuẩn, giọng rừng 15 âm kép

Cách luyện chim chào mào hót hayKhi chim cất tiếng hót nghĩa là nó đã cảm thấy được bình yên trong cuộc sống, lấy lại được sự tự chủ, không còn sợ hãi gì nữa.Chào mào (chóp mào) là một loài chim thông dụng nuôi hót ở Việt NamNhư bạn đã biết giọng hót của chim (tất nhiên là chim trống) biểu tỏ sức mạnh của nó trước kẻ thù. Mỗi con chim hùng cứ một vùng, theo kiểu “rừng nào cọp nấy”. Nó chiếm cứ một vùng rừng núi nào đó, trọn quyền kiếm ăn trong lãnh địa của mình, không cho một đồng loại nào tranh cướp. Vì vậy, chim dùng tiếng hót làm một lợi khí để dọa nạt kẻ thù. Do đó, chỉ khi nào chim thật dạn dĩ, lấy lại được sự tự chủ nó mới siêng hót và hót hay. Giọng hót của chim cũng nhằm mục đích “chọc gái” trong mùa sinh sản. Trong mùa sinh sản, chim mái thường chọn cho mình những anh chàng hót hay để “gá nghĩa” một mùa. Vì vậy, để được người yêu ghé mắt xanh đến, chim trống chỉ còn cách cố hót thật hay để quyến rũ.Loài chim có khả năng bắt chước những âm thanh vừa lạ vừa hay để làm giàu cho âm điệu làn hơi của mình, do đó, chim càng sống lâu năm càng có giọng hót hay. Vì vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy giọng hót của chim ảnh hưởng sâu đậm từ môi trường sống của chúng. Một con Chích Chòe Lửa sống ở rừng rậm cây cao bóng cả, có giọng hót véo von như gió ngàn xào xạc. Trong khi đó những con Chích Chòe Lửa sống cạnh vùng có núi cao thác lớn, giọng của chúng lại hơi nhặt rồi thôi thúc như tiếng nước réo gọi ầm ầm…Lợi dụng chim biết bắt chước mọi thứ âm thanh lạ quanh môi trường sống của chúng, nên từ xa xưa các nhà điểu học châu Âu đã dùng nhiều nhạc cụ như kèn đồng, đàn sáo thổi lên cho chim bắt chước, và họ đã thành công.Ngày nay, chúng ta có nhiều cách để tập cho chim có giọng hót vừa hay, vừa giàu âm điệu, siêng hót :- Năng tập dượt: Mỗi tuần vài lần, ta nên đem chim đến các câu lạc bộ nuôi chim hót, hoặc có các tụ điểm nuôi chim do một số nghệ nhân tổ chức… để chim được dịp “học hỏi” những âm điệu của chim khác mà làm giàu cho giọng hót trầm bổng của mình. Nếu gặp được tay “kỳ phùng địch thủ”, chim sẽ hăng say đấu giọng hàng giờ, khiến chim sung sức lên, về nhà hót mãi…- Nuôi chim “giáo sư”: Hầu hết các loại chim hót như Họa Mi, Chích Chòe, Sơn Ca … nếu có chim “giáo sư” dẫn dắt sẽ siêng hót và hót hay. Chim “giáo sư”, con chim hót bậc thầy (maitre de chante) khi cất tiếng hót lên sẽ khiến cho cả đàn chim chú ý bắt chước.

Chỉ có những con chim đủ lửa mới “cả gan” đấu tay đôi với chim bậc thầy, còn những chim khác thì bị “đe” không dám mở mồm hó hé. Thế nhưng, dẫu sợ chúng vẫn lắng tai học hỏi những âm điệu mới lạ để bắt chước sau này. Việc tập luyện này không nên kéo dài quá lâu, vì những con còn non lửa sẽ bị “đè” mãi sinh nhát, khó “nổi” lên được ! Sau thời gian luyện tập, ta có thể gửi chim “giáo sư” đến một nơi khác, hoặc treo thật xa để giọng hót của nó không làm cho bầy chim non “yếu lửa” khiếp sợ.- Băng cassette: Thay vì nuôi con chim “giáo sư” tốn kém, ta có thể thâu giọng nói của chim bậc thầy này vào băng cassette, để thỉnh thoảng chạy băng phát cho chim nghe. Phương pháp này đôi khi lại hiệu nghiệm nếu ta biết điều chỉnh volume xuống mức thấp, để chim non lửa khỏi khiếp sợ.- Nuôi chim mái : Chim mái không biết hót, nó có giọng “sùy nhè nhẹ, nhưng có tác dụng lớn là kích thích sự hăng say của chim trống.Một chim mái có thể kích thích được bốn năm con trống. Cứ mỗi lần nghe tiếng mái sùy là chim trống cất cao giọng hót.Chim mái rẻ tiền, nhưng cũng ít người chịu nuôi. Vì cứ nuôi mái mãi trong nhà thì con trống sẽ có thói quen tệ hại là nghe mái sùy nó mới hót. Đó là một sự phiền phức.Chim mái khôn bao giờ nên để gần chim trống, và nên treo chỗ khuất, tuyệt đối không cho trống thấy mặt, như vậy trống mới sung và chịu hót.Thường, gặp những con trống suy ta mới cho mái sùy độ một tuần để “vực” lên. Còn trống đã đủ lửa thì không cần đến chim mái.Vì vậy, chim mái chỉ dùng trong một giai đoạn, đúng ra, mỗi tháng chỉ cần có mặt vài ba ngày, sau đó tìm cách gửi nơi khác hoặc treo thật xa, như nhà trước nhà sau, hoặc dưới nhà trên lầu chẳng hạn.Với nhà chật chội, người ta ngại nuôi thêm chim mái, cũng vì lẽ này.Nhưng, với chim đá, nhất là Họa Mi, chim mái đóng vai trò quan trọng trong sự thắng bại của chim trống. Có con mái hay đến độ khi cất giọng “sùy” thúc giục con trống điên tiết lên, chỉ còn biết lăn xả vào kẻ thù mà đấu đá. Đấu chim Họa Mi mà thiếu lồng chim mái kèm theo thì khó lòng thắng được địch thủ.Tóm lại, mỗi con chim đều có giọng hót rừng tự nhiên của nó. Nhưng để cho giọng hót đó giàu âm điệu hơn, ta phải tập luyện cho chim có giọng hót hay hơn, ta phải tập luyện cho chim có giọng hót hay hơn. Cách tập luyện cơ bản như đã trình bày, có nhiều cách và không khó khăn vất vả gì. Chỉ cần chúng ta áp dụng do đúng phương pháp là sẽ đạt được kết quả như ý.