Top 4 # Xem Nhiều Nhất Cách Nuôi Chim Khuyên Non Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Cách Nuôi Chim Vành Khuyên Non Khỏe Mạnh Lớn Nhanh Không Bị Chết

Chim Vành Khuyên non thường được bắt trên rừng, khi chúng đang lông ống hoặc tập bay chuyền. Loại chim này về chăm sóc cũng khá đơn giản, chỉ cần hòa cám sột sệt rồi bón thi thoảng thêm sâu dế.

Ưu điểm của nuôi chim Vành Khuyên non là chim sẽ khá thuần, sâu dế thoải mái, nếu được chăm sóc và huấn luyện tốt thì chúng cũng có thể đi thi đấu bình thường.

Khi bắt hoặc mua một ổ chim Vành Khuyên non về bạn cần xác định một số vấn đề khi nuôi như: Thức ăn, nước uống và luyện hót cho chim.

Về thức ăn thì bạn có thể tận dụng cám gà (cám mảnh) hoặc cám số 0 như Thúy Tuấn 0, Hiển 0… Đây là những loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng, ngoài ra bạn cũng cần điểm thêm dế, cào cào non ngày 2-3 bữa. Bởi những chất tươi sẽ giúp cho chim phát triển nhanh và khỏe.

Trộn cám sao cho cám sột sệt, dùng que vót giống như hình chiếc thìa và bón cho chim ăn. Cứ 20 – 30 phút sẽ bón cho chim ăn một lần. Bón cho chim Vành Khuyên non nuốt hết, đợi 5 – 10 giây sau thì bón tiếp. Bón miếng nhỏ, và chậm tránh làm chim nghẹn. Ngày điểm thêm 2- 3 bữa dế hoặc cào cào non vào sáng, trưa, chiều.

Anh em lưu ý thời điểm chim non không nên cho chim ăn sâu quy (sâu gạo). Do đặc tính của loại sâu này rất nóng, có thể làm chết chim nên bị lạm dụng.

Lưu ý: Khi bón cho chim các bạn thường huýt sáo để chim há mồm rồi bón. Tuy nhiên với mình (cách của cá nhân mình) khi bạn cho ăn nên bật file ghi âm hoặc video chim Chích Chòe hót hoặc chim Vành Khuyên lứu chòe hót. Tạo cho chúng cảm giác như tiếng hót của bố mẹ nó và nó sẽ bắt chiếc dần dần. Đây là một trong những yếu tố giúp cho chú chim Vành Khuyên của bạn lứu chòe sau này.

Nhiều bạn thắc mắc có nên cho chim Vành khuyên non uống nước hay không?

Nên cho uống nếu thấy cần thiết, nếu bạn cho chim ăn cám khô hoặc cám pha không được loãng thì cần thiết phải bổ sung thêm nước. Khi ở trên rừng, chim mẹ bón mồi cho chim non bằng cách tiết ra nước dãi theo miếng mồi. Enzim của chim mẹ giúp bổ sung nước và kích thích tiêu hóa cho chim non. Do vậy khi nuôi nhốt, chúng ta nên pha loãng cám để vừa bổ sung nước vừa giúp chim non dễ tiêu hóa hơn.

Nếu bạn cho chim ăn cám khô hoặc pha cám khô thì nên bổ sung nước cho chim non hàng ngày. Bởi cám ăn sẽ rất nóng và háo nước. Bổ sung nước bằng cách lấy ngón tay hoặc lông gà chấm vào chén nước rồi đợi chim há miệng sẽ nhỏ 1 giọt nước vào, mỗi lần cho uống từ 1 – 3 giọt nước.

Có nên tắm cho chim vành khuyên non không? Khi chim vẫn còn nằm tổ thì không nên tắm tát gì cả, nhưng khi chim đã biết đậu hoặc tập mổ thức ăn thì bạn nên cho chim tắm. Thời gian tắm sau 12h trưa, ở nơi thoáng mát, không có nắng trực tiếp. Cho chim tắm 10-15 phút và 2 ngày/ lần.

Khi nuôi chim Vành khuyên non, một vấn đề cũng rất quan trọng, đó là cho chim nghỉ ngơi. Sau khi cho chim ăn xong, nhớ để vào chỗ yên tĩnh để chim non ngủ. Treo cao, tránh gió, mèo chuột.

Nuôi chim Vành Khuyên non lên thì việc thuần, sờ gãi sâu dế là việc hết sức bình thường. Tuy nhiên, không phải cứ nuôi non lên là thuần. Chúng ta cần phải chơi với chim, vuốt ve sờ gãi từ bé, thực hiện hàng ngày thì chim mới thuần được. Nhiều con chim bắt về lúc chuyền, nếu không được quan tâm hàng ngày thì một thời gian sau chim vẫn sẽ nhát.

Để có được một chú chim hót, lứu hay thì việc cho chim học hỏi là rất cần thiết. Như đã nói ở trên, mỗi khi cho chim non ăn ( từ khi nằm ổ) chúng ta nên bật video chim Chích Chòe hoặc Khuyên lứu chòe để chim non có thể học hỏi. Video lựa chọn cho chim nghe cũng nên có giọng chuẩn và hay. Bởi trò muốn hay thì phải được học thầy giỏi.

Thời gian cho chim nghe là trước và trong lúc cho chim ăn. Sau này khi chim đã biết tự mổ thì một ngày nên cho chim nghe 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần 20 – 30 phút. Việc học hỏi giúp chim định hình được giọng hót sau này.

Cách Nuôi Chòe Than Non

Nên lựa chim trống là chim có đốm lông trắng ở hai cánh, chim mái không có đốm trắng này. Chọn chim đã mở mắt, mình phủ lông non và đã hết bọng cứt. Chim nở được một tuần tuổi, mép vàng, há mỏ đòi ăn, chứng tỏ chim khỏe mạnh, không sợ chết yểu.

Xem mắt, mỏ, cánh, chân không bị dị tật, các ngón chân còn đầy đủ móng là được. Sắc lông phải đen, trắng rõ ràng thì sau này chim trưởng thành mới đẹp nên là bước quan trọng trong cách nuôi chòe than non. Lựa chim roi roi lông mỏng thì tốt, chim kệch cỡm dầy lông, cụt đòn sẽ không đẹp.

Cho chim ăn các loại sau: trứng kiến, cào cào nhúng nước, dế và ăn dặm thêm bột đậu phộng trộn trứng (trộn với nước cho nhão rồi vo viên đút cho chim ăn). Đừng quên cho chim uống nước, có thể bỏ nước vào lọ thuốc nhỏ mắt đã súc sạch để cho chim non uống.

Mỗi ngày bạn nên cho chòe than non ăn sớm vì qua một đêm chim rất đói. Đút cho chim ăn đến khi chim ngậm mỏ không ăn nữa thì thôi, mỗi giờ nên đút một lần, đến 8 giờ tối thì chùm áo lồng cho chim ngủ, tránh cho chim bị muỗi đốt, kiến cắn và giữ ấm cho chim.

Sau 7 – 10 ngày đút ăn, chim con có thể nhảy đứng lên cầu, nên để cầu thật thấp để chim có thể nhảy lên nhảy xuống dễ dàng. Đến lúc này ta treo thêm cóng nước, cóng sâu cho chim tập tự ăn, vẫn đút thêm cào cào non để chim quen chủ và dạn dĩ.

Tuần thứ ba có thể cho chim ăn bột nhão trộn với ít sâu tươi, bột nhão chỉ cho ăn trong ngày, nếu ăn không hết thì phải đổ bỏ, bột bị chua chim ăn sẽ đau bụng. Đến tuần thứ tư chim có thể tự ăn uống không cần phải bón, đút nữa.

Sau một thời gian nuôi chòe than non, chú chim đã có vóc giáng, lông lá tương đối đầy đủ, lông non đã cứng, biết tự ăn. Khi đấy ta có thể cho tắm nước được để bộ lông chim đẹp hơn và chim khỏe hơn.

Khi chim đã rũ bỏ lông cũ để trổ lông trưởng thành. Mới đầu lún phún vài cọng lông đen nhánh trên đầu, trên mình. Lông đen dần dần từ đầu trổ xuống, lông cánh, lông đuôi mọc ra. Lúc này chim đang thay lông, sức khỏe sút gảm nên tẩm bổ cho chim và dành thời gian cho chim nghỉ ngơi, khoảng sau 2 tháng là chim thay lông xong, chim đã đổi mới hoàn toàn, chim có bộ lông mới với hai màu đen trắng rõ rệt. Chim tập hót lớn nhưng còn ngắn chưa thành thục lúc này ta nên đem chim đi dợt là vừa.

Mang chim đến những điểm dợt chim, ở đây chim gặp nhau khoe mẽ trổ giọng ganh đua. Chim non mới trưởng thành nên treo xa xa mà học lỏm. Không nên treo gần chim già hung dữ sẽ làm cho chim mới hót hoảng sợ và ngừng hót luôn.

Tìm Hiểu Cách Nuôi Chim Vành Khuyên

Chim vành khuyên hay còn gọi là chim khuyên là một loại chim cảnh, loài chim nhỏ giống chim sâu. Để nuôi chim vành khuyên được khỏe mạnh, hót hay thì không phải việc đơn giản. Cùng tìm hiểu cách nuôi chim vành khuyên.

Cũng như các loại chim rừng khác, chim khuyên ở rừng mới bắt về rất nhát, chúng cũng bay nhảy để tìm kế thoát thân. Ta phải thật cẩn thận trong việc nuôi chim vành khuyên bổi.

Vài ngày sau ta lại châm thêm cào cào, thay nửa trái chuối tẩm đậu xanh khác…Dần dần, khi chim vành khuyên đã dạn, ta hé áo lồng ra, nếu thấy chim ăn được bột thì ta bớt chuối… Chim khuyên bổi thích tắm, vì vậy, ta vẫn cho chim tắm hàng ngày. Ðôi khi nhờ vào sự tắm táp ðó sẽ giúp cho chim thích nghi với môi trường sống mới, chim mau dạn và mau biết ăn thức ăn mới… Chim bổi không hót cũng không líu, tiếng chim vành khuyên thường là “chip! chíp!”, nên hiểu là chúng sợ hãi và bất ổn tinh thần. Nuôi vài ba tháng, có khi đến năm sáu tháng ta mới bắt đầu nghe chim “nói chuyện”, nghĩa là hót rỉ rả với nhiều âm điệu líu lo, đó là thời kỳ chim đã thuần hóa rồi.

Thức ăn của chim khuyên: Sống ở ngoài trời, chim khuyên ăn sâu bọ và trái cây chín ngọt, chuối là món ăn khoái khẩu nhất của chúng. Nhưng bắt nhốt vào lồng, ta phải tập cho chim ăn thức ăn mới, vừa bổ dưỡng cho chim, vừa tiện lợi cho mình.

Việc cám cho chim vành khuyên ăn các bạn nhớ chỉ cho đúng một loại trong suốt thời gian nuôi chim, chỉ thay đổi chế độ dinh dưỡng trong từng thời kỳ của chim. Tránh việc đổi cám sẽ làm chim bị suy dẫn đến thay lông bất thường, bỏ líu, nặng hơn chim có thể bỏ ăn và chết.

Lồng chim và cách chăm sóc: Người ta nuôi chim vành khuyên trong những chiếc lồng nhỏ. Lồng này thường làm nan nhỏ và khít hơn lồng nhốt chích chòe và họa my. Nói một cách khác, những nơi làm lồng đã đặc chế ra một loại lồng nhỏ dành riêng cho chim khuyên. Lồng nuôi chim vành khuyên thường thì xinh xắn, nan lồng nhỏ nên nhìn con chim nhốt bên trong rất rõ ràng.

Bình thường thì việc chăm sóc chim khuyên không có gì đáng quan tâm: nước và thức ăn đầy đủ là được Cũng như đối với các loại chim khác, mỗi lần cho chim tắm (phải sang lồng tắm) thì chúng ta lo làm vệ sinh lồng chim cho sạch sẽ. tắm xong ta cho chim sang lồng rồi tìm chỗ mát mà treo.

Chăm sóc chim vành khuyên thay lông

Ðối với những con chim tới thời kỳ thay lông, thì ta phải để tâm chăm sóc kỹ hơn. Chim thay lông thì có hiện tượng lông vương vãi ở đấy lồng, hoặc khi tắm thì lông rớt vào khay nước tắm. Chim thường thay lông từ vùng mặt, vùng đầu, kế tới vùng cổ, vùng ức bụng rồi mới đến phần cánh và sau cùng là phần đuôi. Lông cũng không rơi rớt từng chùm, mà là từ từ, cái nào rơi trước thì ra lông mới trước.

Nhờ vào cách thay lông đó, nên trong thiên nhiên, chim vẫn bay đi kiếm ăn được.Tuy nhiên trong thời gian thay lông chim bị suy yếu về sức khoẻ, do đó ta phải cho chim ăn cào cào nhiều hơn ngày thường, để giữ cho chim được mập mạnh. Chim mạnh thì rút ngắn thời gian thay lông, ngược lại chim suy thì thời gian thay lông kéo dài.

Trong thời gian chim khuyên thay lông, ta nên treo chim vào nơi yên tĩnh, thường xuyên trùm kín áo lồng, để chim tĩnh dưỡng, và cũng để tránh gió độc. Việc cho vành khuyên tắm trong thời gian thay lông vẫn bình thường, không sao cả.

Ðiều chắc quý vị cũng thừa biết là trong suốt thời gian chim thay lông, chim sẽ không hót vì…”mất lửa”. Khi chim đã bắt đầu hót lai rai, là việc thay lông đã gần xong, “lửa” đã có trở lại. Chỉ khi nào lớp lông đã thực sự mượt mà, mình chim thon nhỏ, là lúc chim đủ lửa để hót to. Có loại dày lông có loại mỏng lông, vì con khuyên mỏng lông trông gọn gàng hơn, còn con dày lông thì trông có vẻ sồ sề một tí. Thực tế cũng cho thấy, con mỏng lông sung hơn con dày lông.

Trong phần chăm sóc chim cũng không thể không bàn đến việc…luyện giọng cho chim. Các nghệ nhân thường treo chim mình gần các lồng chim lạ, trước hết là để chim sung hơn, thích “líu” hơn, và bắt chước giọng chim khác mà líu hay hơn.

Ðiều cần là nên cáp hai con có cùng độ sung như nhau, nếu chim yếu lửa mà treo gần chim mạnh lửa thì chim yếu sẽ sợ sệt và không dám líu và có khi là “rớt” luôn. Vì như chúng ta đã biết, giọng hót của chim, dù là loại chim gì, cũng được coi là sự biểu tượng sức mạnh, để giữ gìn lãnh địa của mình, và để rủ rê chim mái.

Cách Nuôi Chim Bồ Câu Non Lớn Nhanh Và Không Bị Chết

Lúc bồ câu con mới nở là khi mà chim non yêu nhất. Lúc này chim chưa mở mắt, có rất ít lông nên việc chăm sóc chim non phải dựa hoàn toàn vào chim bố mẹ. Vì vậy bạn phải bổ sung dưỡng chất đầy đủ để chim bố mẹ có thể chăm chim con một cách tốt nhất.

Trong thời kỳ này, bạn nên cho chim non ăn cám gà. Cám gà không chỉ giàu chất dinh dưỡng để giúp chim nhanh tăng trưởng mà nó còn dễ tiêu hóa, rất tốt cho chim non.

Bên cạnh đó bạn nên sử dụng vắc xin ngừa bệnh cho bồ câu non tại thời điểm này. Loại vắc xin nên dùng cho chim non lúc này là Newcastle loại Lasota hệ 1. Chỉ cần nhỏ 2 giọt vào miệng và thêm một giọt vào mũi là được. Vắc xin này sẽ ngăn ngừa được một số bệnh hay gặp ở chim bồ câu.

Hai mươi ngày tuổi đầu là lúc quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của chim non. Trong thời kỳ này chim non khá yếu nên bạn phải chú ý cẩn thận lúc chăm chim bồ câu non.

Trong thời kỳ này thì chim đã mọc đầy đủ lông hơn rồi. Tuy nhiên lúc này dạ dày chim cũng chưa được tốt nên bạn nên cho chim ăn những loại thức ăn mềm. Đây cũng là một thời kỳ khá quan trọng, bạn nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bồ câu non để nó chuẩn bị tách mẹ.

Được khoảng 28 ngày tuổi thì bạn có thể tách chim non khỏi mẹ của nó. Trong thời gian này bạn nên bổ sung thêm cho chim non một số kháng thể để phòng bệnh. Chim non có thể mắc 1 số bệnh như IB, Gumboro, Newcastle và một số bệnh khác về hệ tiêu hóa. Vì vậy kháng thể cho chim non lúc này là rất cần thiết.

Dù đã có vẻ “cứng cáp” hơn nhiều so với lúc mới nở nhưng chim non lúc này cũng khá yếu. Bạn vẫn nên cho chim ăn các loại thức ăn mềm như cám gà. Hoặc để tốt cho chim non bạn cũng có thể dùng loại cám chuyên dụng cho chim bồ câu non hoặc cám của gà con.

Khi chim đã được 40 đến 60 ngày tuổi thì nó đã tách mẹ nên có thể tự ăn được rồi. Lúc này là thời kỳ phát triển của chim, bạn nên cho chim ăn thêm thức ăn bổ sung. Bạn có thể cho chim ăn thêm các thực phẩm như ngô, gạo xay nhỏ. Lúc cho chim ăn bạn nên bổ sung thêm ít muối cho chim, khoảng 5% muối trên khẩu phần ăn.

Thời kỳ này chim rất dễ bị nhiễm nhiều bệnh như: E.COLI, thương hàn, tụ huyết trùng, Newcastle, bệnh đậu gà. Vì vậy chăm sóc chăm sóc chim trong thời gian này bạn nên để ý chim non kỹ hơn.

Nên tiếp tục cho chim bồ câu non dùng vắc xin Lasota hệ 2. Vẫn như cũ, 2 giọt vào miệng và 1 giọt vào mũi. Khi cho chim uống nước, bạn phải chú ý cho chim uống nước sạch, vì khi uống nước bẩn chim dễ bị tiêu chảy. Vẫn bổ sung cho chim các loại kháng thể (bổ sung kháng thể cho chim 1 tháng 2 lần).

Bạn cần nắm rõ các biểu hiện bệnh của chim bồ câu non. Đặc biệt, bạn có thể dùng các loại thuốc phòng cho gia cầm gà, vịt, ngan, chim,… hay thuốc phòng bệnh của một số loài chim khác cho chim ăn. Phát hiện bệnh sớm và chữa kịp thời sẽ giúp chim phát triển khỏe mạnh.

Bồ câu là một trong những loài chim có sức đề kháng khá tốt, vì vậy nuôi chim không quá vất vả. Tuy nhiên nếu bạn nuôi chim bồ câu non với số lượng lớn trong một không gian chật hẹp thì nguy cơ mắc bệnh của chim lại khá cao. Để nuôi chim khỏe mạnh, sức đề kháng tốt thì bạn nên nuôi chim trong 1 môi trường sống tốt.

Lồng chim cũng chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh cho chim. Vì vậy nếu nuôi chim con ở 1 cái lồng cũ thì nên khử trùng cẩn thận trước khi cho chim sang ở. Đối với bồ câu non thì bạn có thể dọn vệ sinh lồng cho chim 1 tháng 2 lần. Sau khi dọn sạch sẽ chuồng trại của chim thì bạn nên phun 1 lớp thuốc kháng sinh lên.

Đối với máng ăn và máng uống của chim thì tốt nhất bạn nên vệ sinh hàng ngày cho chúng. Việc vệ sinh hàng ngày không chỉ giúp chim tránh uống nước bẩn, thức ăn sẽ ngon hơn mà nó còn làm sạch những vi khuẩn đã lên men do thức ăn sót lại.

Tốt nhất là bạn không nên cho những con chim lạ vào lồng của chim bồ câu non. Bên cạnh đó bạn hãy treo lồng chim nơi thoáng mát, tránh các con vật như chó, mèo, chuột phá hoại đến giấc ngủ của chim. Khi chim đã được trên 60 ngày tuổi thì đã đến thời kỳ phát triển của chim, lúc này chăm sóc chim dễ hơn rất nhiều.