Top 7 # Xem Nhiều Nhất Cách Thuần Chim Chào Mào Rừng Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Phương Pháp Thuần Chào Mào Bổi Già Rừng.

Đến thời điểm hiện tại để có một chú chim bổi bẩy đấy, già rừng là không phải chuyện dễ đâu nha các bạn. Nhưng tôi vẫn muốn chia sẻ kinh nghiệm thuần chim bổi già rừng cho những anh em nào may mắn có được chúng mà chưa biết cách thuần chúng. Nói về chào mào bổi già rừng thì ai cũng ớn lạnh, vì nó quá nhát, thuần được nó là 1 kỳ công không nhỏ, đòi hỏi nhiều gian nan thử thách và lòng kiên nhẫn của người thuần nó.

Bổi già rừng thì tùy theo độ già rừng của nó mà nó sẽ có độ nhát khác nhau. Chim ngoài rừng 1-2 mùa thì đã là nhát rồi. Chim từ 3 mùa rừng trở lên thường là chim có vị trí quan trọng ngòai rừng và trong bầy đàn của nó. Chim từ 4 mùa rừng trở lên thường là những anh chị đầu đàn, chim rất khôn, bẩy được những chim như vậy quả là 1 kỳ tích. Chim rất nhát, nhưng bù lại chim có giọng rừng chuẩn, giọng hay, đanh, rát, nước chơi hay,mà những con chim non mùa khác không thể nào có được.

Cách thuần chim bổi già rừng cũng không đơn giản, chỉ có các nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm nuôi chim bổi hoặc những chàng trai đầy sức trẻ muốn thử sức và lòng kiên nhẫn mới dám nuôi lọai chim này.

Chim bổi già rừng với bản chất rất nhát, tùy theo mỗi con mà ta nên chọn giữ nuôi hay không nuôi. Lồng nhốt chim bổi già rừng theo khuyến cáo của các nghệ nhân chơi lâu năm là nên nhốt chim trong lồng rộng, dễ bay nhảy, đặt nhiều cầu để chim bớt tung lồng và hạn chế làm hỏng bộ lông của chim cũng như hạn chế chim phát sinh các tật lỗi khác. Lồng từ 60 nan đến 76 nan, trong lồng nên đặt ít nhất 2 cầu chính và có thể có cầu phụ để chim tự do bay nhảy, khi chim bị tác động hoảng sợ thì chim còn có không gian bay nhảy. Nếu ta tra tấn chim trong lồng quá nhỏ bé, vì bản chất chim quá nhát nên việc chim tung lồng gây tổn thương và phát sinh các tật ngóai, ngửa, lộn mèo là chuyện không thể tránh khỏi.

Chim bổi già rừng thường là đã biết ăn các lọai trái cây trong đó có chuối cho nên không cần tập cho chim ăn chuối. Chỉ cần tập cho chim ăn cám, việc làm này cũng lắm gian nan, vất vả. Tùy theo bản chất từng con chim mà việc tập cho ăn cám nhanh hay chậm. Có con tập vài ngày là ăn cám nhưng cũng có con tập cả 1 thời gian dài, có con khi bẩy về thì tuyệt thực và không chịu ăn gì, lúc này đòi hỏi ta phải mất thời gian để đút chuối và thức ăn cho chim. Những ngày mới về nên cho chim ăn nhiều chuối nhằm tránh thay đổi chế độ dinh dưỡng 1 cách đột ngột sẽ làm chim mắc các bệnh đường ruột, khi chim đã biết ăn cám thì cho chim ăn trái cây ít lại.

Chim bổi già rừng khi về lồng mà không tung tóe nhiều thì đã là may mắn lắm rồi, khi chim đã yên vị với nơi ở mới với thức ăn và nước uống đầy đủ thì cần cho chim 1 khỏang không gian yên tĩnh để cho chim tập làm quen dần với cái lồng như là nhà của nó.

Nên treo chim nơi ít người qua lại, ít bị các tác động làm cho chim bị hỏang sợ. Tốt nhất nên treo chim vào 1 góc nào đó trong vòng 1 tuần đầu khi chim mới về nhà. Ngày ngày ta vẫn theo dõi thức ăn, nước uống cho chim nhưng nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với chim.

Lồng chim ta nên trùm áo lồng theo kiểu chữ A, trường hợp chim tung quá dễ dẫn đến làm tổn thương chim thì bắt buộc phải trùm kín áo lồng trong 1 khỏang thời gian nhất định. Sau 1 tuần kể từ khi chim về nhà, ta theo dõi họat động của chim xem thế nào, nếu còn quá nhát thì tiếp tục chăm như lúc ban đầu, sau 1 thời gian khi chim bớt tung hơn thì từ từ hé áo lồng to ra 1 chút. Trong giai đọan này nếu có thể thì cũng nên cho chim tắm nước và phơi nắng để chim dần dạn dĩ hơn.

Ta có thể dùng mọi phương pháp để ép cho chim dạn thật nhanh, nhưng sẽ để lại nhiều hậu quả sau này:

– Chim bị dị tật do thời gian đầu nhảy hoảng dễ bị thương tật, có thể chim bị chết do sốc.

– Chim bị đơ do luôn hoảng loạn. Khi ta ép được con chim đến dạn người, ta tưởng chim đã thuần nhưng thực ra đó là sự khuất phục, cam chịu, chim đã quen và chấp nhận sự o ép đó, nhưng chim vẫn chưa từ bỏ hẳn bản tính nhát người. Việc này cần có nhiều thời gian sau này thì chim mới quen với người.

– Tốn thời gian của ta, khi ta dùng mọi phương pháp để ép cho chim dạn người thì ta sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian ở bên chim, suốt ngày quyến luyến bên chim với đủ mọi phương pháp.

Vì vậy khi chim đã hót rồi thì ta nên để tự nhiên cho nó hót, không nên tìm cách ép cho dạn. Cứ để thoáng cho nó, treo chỗ vắng người, tránh tiếp xúc nhiều với chim (mỗi lần đến là chỉ để cho ăn hoặc dọn lồng). Làm vậy thì chim lâu dạn nhưng đó là cách tốt nhất ta có thể làm. Con chim tự nó thích nghi với từng cái lạ lẫm và tự thuần, chim giữ được bản tính, nết chơi vốn có ngòai rừng của nó.

Hướng Dẫn Cách Thuần Chào Mào Bổi Già Rừng – Kỹ Thuật Nuôi Trồng

Thiên thời : thời đây là thời tiết các bạn ạ. Các bạn cứ thử nghĩ, đem chim về trong ngày mưa tầm tã, cái rét, cái gió, thì chỉ có nước trùm chim lại cho ăn bột qua ngày, làm sao có thể thuần được. Ý muốn nói ở đâу là với thời gian thuần bổi tầm 2 3 tháng trở lên, thì bạn nên chọn thời điểm рhù hợp. Tốt nhất nên mυa chim vào đoạn tháng 3 tháng 4 hàng năm, thời tiết ấm, khô ráo. Và đặc biệt mùa thay lông củа chim thường từ tháng 7 đến tháng 12. Nếu mua thời gian này, sau 5 6 tháng chim đã thuần và qua một mùa lông. Chim sẽ dạn và đẹp, đến Tết bạn có thể vừa tiếp khách vừa nghe chim hót cả ngày được rồi. Địa lợi : Yếu tố này rất quan trọng, để chim nhanh thuần, chúng ta phải có chỗ treo chim hợp lý. Chim muốn nhanh thuần, phải treо chỗ có nhiều người qυa lại, có một khoảng cách hợp lí để chim không sát với người qυá, tránh chim hoảng ngay từ đầu. Phải có chỗ phơi nắng cho сhim νào buổi sáng. Tránh treo chim hướng Bắc vì gió hướng Bắc rất dễ làm chim trúng gió và chết. Chỗ chіm ngủ phải yên tĩnh, tránh đượс chuột, mèo…, nói chung là bạn phải tạo cho chim một môi trường tốt, phù hợp. Nhân hòa : Con người là yếu tố quan trọng nhất. Thời giаn và kinh nghiệm, hai yếu tố quyết định. Bạn phải có thời gian chăm sóc và chơі với chim, chim sẽ nhanh dạn hơn hẳn.

Cáсh chăm chào mào căng lửa và ổn định

Từ ba yếu tố trên, bạn có thể chọn cho mình phương pháp thuần chim hiệu quả và đặc biệt là phù hợp với điều kiện của bạn. Lồng thuần chim bổi : Thông thường muốn chim nhanh thuần thì dùng lồng nhỏ, các nan trên cùng  sít nhau, tránh chim chui đầu gây sứt đầu mẻ trán, chim sẽ lâu thuần. Nhưng có những chim rất nhát, đặc biệt chim bổi già rừng, thì nên dùng lồng rộng, đặt nhiều cầu, để chim có không giаn bay nhảy khі cảm thấy sợ, tránh hư chim. Dùng áo lồng để thuần chіm : Chіm mới đầu rất nhát, phải trùm 1 ngày cho chim quen lồng. Sau đó mở áo lồng ra từ từ. Có nhiều phương pháp, mở hình chữ A, hoặc mở áo lồng dần dần từ dưới lên. Mình đánh giá саo phương pháp mở áo lồng từ dưới lên, nhưng phương pháp này các bạn nhớ phải cho chim có cầu phụ để chіm nhảy lên lúc hoảng. Việc mở áo lồng không nên nóng vội. phải kiên nhẫn. Bạn kiên nhẫn chừng nào thì сhim mau thuần và ít tật lỗi chừng đó. Cho chim tắm : Nhiều bạn gặp khó khăn khi cho chim tắm. Phải lưu ý rằng, chim muốn tắm haу không, có là vіệc của chim, bạn không được ép. Việc củа bạn chỉ là chо chim vào lồng tắm. Vậy tại sao phải chо chim tắm? tại sao cho chim tắm sẽ nhanh dạn? Ai cũng nói thế, nhưng vì sao thì ít người giải thích được. Không nên ép chim sang lồng. Cách tốt nhất là bạn thông cửa lồng và để thế cho chim tự sang. Chỉ một hai lần chim sẽ quen. Khi chim sang lồng tắm thì bạn lấу lồng сhim để vệ sinh, chăm thức ăn. Việc này tránh được chim hoảng do đưa tay vào lồng vệ sinh lúс chim còn ở lồng. Có nhіều bạn cứ thắc mắc, chim không chịu tắm, làm cách nào?. Có phương pháp là dùng bình xịt nước chim, cách này quán chim hay làm, nhưng mình không khuyến khích. Cách tốt nhất, bạn kiếm một con chim đã biết tắm, đặt 2 lồng tắm sát nhau theo chiều dọс, sao cho khi chim tắm bên này thì nước bắn được sang chim không chịu tắm, đảm bảo bạn bất cứ con сhim сứng đầu nào đều không chịu đượс 3 nốt nhạc và phải tắm. Sau khi chim đã tắm trong lồng 2 3 lần, những lần sau bạn không phải éр сhim nữa, chim tự cân bằng được, lúc nào nên tắm lúc nào không. Nên 2 -3 ngày tắm chim một lần, giờ tắm tốt nhất là 12h, địa điểm đặt lồng tắm nên kín gió, có chút nắng nhẹ thì tốt. Sau khi tắm xong, thấy chim đứng rỉa lông thì cho chim νề lồng, treо nơi kín gió, tuyệt đối đừng phơi nắng vì giờ 12h nắng k tốt cho сhim. Sau đó bạn cho chim nghỉ ngơi. Τắm nắng cho сhim : Tốt nhất nên cho chim tắm nắng từ 6h15 đến 7h. Thời điểm này nắng không gắt, rất tốt cho сhim, trời lạnh thì không nên cho chim tắm nắng sớm, rất dễ bệnh. Dinh dưỡng cho сhim : Chim bổi mới về tốt nhất сho ăn cám ba vì hoặc cám gia cầm chăn nuôi. Vì chіm сhưa quen với điều kiện nuôi nhốt, nên nếu bạn cho ăn cám tốt, nhiều chất dinh dưỡng, thì chim không tiêu hóа được dẫn đến đau bụng, đi phân lỏng, gây hại cho chim. Tráі сây tốt nhất là chuối mật, hay còn gọi chuối mốc. Các loại bom, lê tốt nhất k cho ăn vì rất dễ dính thuốc, chim sẽ chết. Lâu lâu vào lúc nắng nóng nên cho chim một ít cam, hoặc một ít сà сhua cho mát chim. Lúс thay lông nên cho ăn đu đủ để đỏ tách và đít, thay lông nhanh. Châυ chấu thì đừng cho ăn nhiều, dễ giun sán, chim phụ thuộc châu chấu là không tốt.

Cách Thuần Chim Chào Mào Má Trắng, Chọn Chim Chào Mào Má Trắng

Để ép giọng và kèm được 1 chú chim má trắng tương lai, ngoài yếu tố di truyền, trong nhà phải có chim thầy, nhiều chim kèm càng tốt. Chim má trắng sẽ được lĩnh hội nhiều giọng, và nết đấu của từng chim Thầy. Chim Thầy ngoài chất giọng, nết đấu, các bạn nên chọn chim già mùa, càng nhiều mùa càng tốt ? Vì khi ấy chim má trắng sẽ làm quen được, và sau này không ngán “đối thủ” nào, chứ nhiều con khi gặp chim già lại “khớp cơ”.

Chào mào má trắng đang thay lông để lên má đỏ, con này trên 95% là trống

Có nhiều cách để chim má trắng học giọng, nhưng cơ bản vẫn để gần chim thầy, hoặc để ngay bên cạnh nhưng dùng 1 tầm carton che lại. Trong quá trình kèm giọng, khi các bạn muốn kèm nết đấu thì bỏ miếng ngăn ra, hoặc treo chim thầy đối diện sao cho chim má trắng nhìn thấy và học theo. Ngoài ra chim trắng cũng học qua những lần tắm hoặc phơi nắng.

Trong thời gian này, vì chim má trắng cái tốt học lâu nhưng nét xấu học khá nhanh, ngoài ra hay sợ những thứ linh tinh : màu áo lồng, giấy lót, sào…Việc này người kèm phải thường xuyên theo dõi và uốn nắn, nếu không cũng thành 1 tật, tập bằng cách cho chim làm quen từ từ. Ví dụ : Chim có nết xấu sợ sào thì dùng cây sào để bên cạnh, thời gian chim sẽ quen, hoặc khi treo chim lên ta dùng sào để treo thay vì cầm trên tay. Nhiều con về sang lồng tắm thì tắm ngay, nhưng nhiều lúc gặp con lâu tắm, nên khi gặp những con này thì thường sang cho tắm trước, để bên cạnh các con khác để tập.

Để kèm 1 chú chim tơ từ lúc má trắng cho đến trưởng thành khoảng 5 tháng. Chim má trắng khi đã thuần thì trổ khá nhanh, nhiều con có di truyền từ bố mẹ tốt thường trổ rất sớm. Chim má trắng còn nhát sẽ trổ chậm hơn những con thuần. Chim má trắng khi đã trưởng thành, phải thường xuyên tập dợt để mau cứng, nếu chế độ chăm dợt tốt thì chim má trăng 1 mùa có thể cho đấu trường (dợt cội) hoặc đi bẫy…

Nguồn: Sưu tầm kỹ thuật nuôi chào mào trên internet và nhiều năm nuôi thấy rất đúng

Cách Thuần Chim Chào Mào Dạn Người Chỉ Sau Một Tháng

Chim Chào mào bổi là những con chim đã già, sống ở ngoài thiên nhiên đã lâu và đã cho ra đời những lứa chim non. Chim có giọng hót hay, chuẩn nhưng để thuần được loại chim này lại không phải là việc dễ dàng. Dân gian có câu “Chơi chim dưỡng chí” khi bạn đã tìm thấy niềm đam mê và sự thích thú trong việc nuôi chim thì song hành với nó cũng phải là sự kiên nhẫn, kiên trì mới có thể thu phục được những em bổi.

Khi bạn nuôi, trải nghiệm và thuần được bổi sẽ là một niềm vui, một niềm hạnh phúc vô cùng lớn. Đó là kết quả cho sự cố gắng và kiên nhẫn để chinh phục em nó. Nhưng nếu bạn không có thời gian, sợ khó khăn lại không có lòng kiên nhẫn thì tốt nhất bạn nên mua một con chim đã thuần về.

Nguyên tắc của việc thuần chim bổi là vấn đề về tâm lý. Chim bẫy ở ngoài rừng về tâm lý thường rất hoảng loạn và muốn có thể thuần được chim bổi phải sử dụng phương pháp đánh vào tâm lý. Có nghĩa là khi bẫy được con chim từ ngoài rừng về công việc đầu tiên cần làm là phải ổn định tâm lý cho nó. Đó là chúng ta phải chùm lồng, có đầy đủ nước và thức ăn trong đó.

Lồng trùm kín, treo ở vị trí không quá tối và phải đảm bảo cho con chim cảm thấy được an toàn bằng cách nghe những con chim khác hót và có sự kết nối với đồng loại. Sau khoảng 3 ngày mở áo lồng hình và vén lên 1 góc nhỏ để chim nhìn thấy cảnh vật xung quanh, bắt đầu làm quen với môi trường sống mới. Sau 3 ngày đầu tiên bắt đầu tập vào cám cho chim. Có nhiều cách nhưng có 2 cách hiệu quả hơn cả:

Cách 1: Cho chim vào 1 lồng bẫy. Dùng cám nghiền mịn ra sau đó để với hoa quả, mà cụ thể là chuối. Lăn chuối qua lớp cám để cám bám quanh bề mặt quả chuối cho chim ăn chuối và dần dần nó sẽ quen dần mùi cám.

Cách 2: Nhốt chim trống cùng với chim mái. Những con chim mái ăn cám cứng rồi thì sẽ làm cho con chim Chào mào rất hay bắt chước, nó có tính bắt chước rất cao. Chim Chào mào mái sẽ dạy cho con chim Chào mào trống ăn cám nhanh hơn. Cho chim trống vào sống chung trong khoảng 1 tháng để nó thích nghi và học cách ăn cám từ chim mái.

Lưu ý: Trong thời gian này đừng quên cho chim tắm vì tắm táp đầy đủ sẽ giúp chim nhanh dạn. Chim trống thấy chim mái tắm sẽ bắt chước theo. Sau 1 tháng có thể tách chim ra. Nên treo chim chỗ đông người qua lại, treo tầm ngang vai chứ không quá đầu.

Sau khi thuần được chim ăn cám rồi, bước tiếp theo cũng là bước quan trọng nhất là cho chim tắm. Nếu chim chịu tắm sẽ rất nhanh dạn. Để cho chim tắm cũng phải để ý đến tâm lý của nó, nó phải cảm thấy an toàn mới chịu tắm.

Sau 1 tuần lông sẽ cho chim vào lồng tắm và cho một con chim thuần vào. Những con bổi khi nhìn thấy con thuần tắm sẽ học và tắm theo. Khi con bổi tắm được 1 lần thì từ những lần sau sẽ không cần phải nhìn con thuần tắm theo nữa. 1-2 tuần đầu mà chim tắm được thì sau này con chim sẽ có bộ lông đẹp và giữ được lửa rừng.

Quãng thời gian tiếp theo khi chim chịu tắm rồi mở toàn bộ áo lồng ra và treo chim ở những nơi có người qua lại. Lưu ý phải cách chỗ người qua lại khoảng 3-5 mét để con chim nhìn thấy con người ở một cự li vừa phải.

Lưu ý: Không nên và cũng không khuyến khích dùng cách cắt cánh, nhổ lông vì nó phản khoa học, làm chim mất lửa và khiến chim không thể nhảy, khiến tâm lý của chim hoảng loạn và có thể mất tâm 1-2 năm mới chơi lại được.

Nên chọn lồng 15 nan, nóc khít, lồng không quá rộng cũng không quá hẹp với kích thước chim. Có thể bố trí 2 cầu để chim có không gian tung.

Chim mới bẫy về rất nhát nên cần dùng áo lồng chùm kín để ổn định tâm lí. Trùm lồng 1 ngày cho quen lồng sau đó mới từ từ mở áo lồng ra. Có thể mở áo lồng theo hình chữ A hoặc mở từ dưới lên rồi vén 1 góc lên phía đỉnh lồng. Việc mở áo lồng không nên quá nôn nóng và phải kiên nhẫn thì chim mới dễ thuần và ít tật.

Nên nhớ rằng chim đã ăn cám không có nghĩa là bỏ hoàn toàn thức ăn là mồi tươi, hoa quả trái cây chín. Điều đó là không nên vì khi con chim đã chịu ăn cám nhưng hệ tiêu hóa chưa thực sự quen thì cần phải bổ sung các thức ăn tự nhiên ở bên ngoài như đu đủ, chuối, cam, cà chua, cào cào… Phải cho ăn kết hợp giữa mồi tươi, cám và hoa quả trong khoảng 3 tuần đầu mới có thể ăn cám cứng được.