Top 5 # Xem Nhiều Nhất Cách Thuần Hóa Chào Mào Bổi Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Cách Chọn Và Thuần Hóa Chào Mào Bổi Nhanh Đứng Lồng

Cách chọn và thuần hóa chào mào bổi nhanh đứng lồng

Khu vực sống của chào mào trải rộng ở Châu Á, có thể dễ dàng bắt gặp chào mào tại những nơi có cây cối rậm rạp trong tự nhiên. Với vẻ đẹp trong hình dáng và phong cách hót đấu, thức ăn dành chủ yếu là hoa quả và sâu bọ, chào mào là loại chim chim được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay tại Việt Nam. Tuy nhiên muốn thuần hóa và tìm ra cách nuôi chào mào căng lửa dường như là vấn đề không chỉ đối với người mới tập chơi chim cảnh.

Chào mào bổi là hay chào mào mộc là chào mào đã đủ lông, lên má đỏ và sống ngoài tự nhiên hơn một mùa. Việc lựa chọn chào mào bổi hay sẽ giúp nghệ nhân tiết kiệm thời gian thuần hóa và huấn luyện chim chào mào.

Chọn chào mào bổi hay dáng đẹp vô cùng quan trọng đối với nghệ nhân

Chào mào bổi già rừng là chào mào bổi có độ tuổi từ 3 năm trở lên, nếu đi bẫy thì dễ phân biệt, chịu khó quan sát và nghe chim xổ bọng là biết. Cách này chỉ dành cho anh em không có điều kiện đi bẫy mà mua chim ở cửa hàng hoặc của người khác bán lại.

Đây là cái nhìn tổng quan đầu tiên khi anh em chọn chim. Chim già lồng có màu lông sẫm đen ở phần đầu, yếm, cánh. Không như chim non khoảng 1 năm lồng có màu lông nhạt, phần cổ và gáy có màu trắng. Vì chim chưa thay hết được toàn bộ lông mẹ (từ lúc sinh). Cách này hơi khó nhận biết, vì nếu chim đã thay hết rồi cũng chịu. Chim già lông không bó vào thân, vì chim nhảy nhiều.

Cách này là dễ phân biệt nhất và cũng quan trọng nhất, nhưng cũng khó cho anh em ra tiệm mua chim và chim chưa tách lồng. Chim già hót giọng đanh và gắt. Giọng có độ vang, nảy và luyến láy 2 hoặc 3 âm tiết cuối khi xổ bọng.

Chim chào mào già rừng thì chân màu rất đen và ống chân hóp lại, khớp giữa ống chân và bàn chân có ngấn to và dày, còn chim non thì chân đen bóng và ống chân tròn.

Mào lân: Có mào dựng cong như sừng lân

Yếm khít: 2 dải yếm đen gần sát hoặc sát nhau

Mí lửa: Trên mí mắt của chào chào có đốm đỏ

Họng bò: Khi hót có hầu phình to

Lưng tôm: Chào mào có lưng cong như hình con tôm.

Đa số đều có hiện tượng nhát và tung đối với chim bổi mới bắt về, để chim đứng lồng cần vài tháng để trấn an nên đòi hỏi bạn phải thực sự kiên nhẫn trong kỹ thuật nuôi. Ban đầu cần sử dụng áo tủ lồng chùm kín lồng, tránh tiếp xúc nhiều nhưng phải để hé 1 khe nhỏ để nó quen dần với môi trường nhốt, sau đó tăng độ hé theo thời gian nuôi khi chim đã dần thích nghi. Có thể nuôi chào mào bổi trong các lồng ép bổi, có nan dày để hạn chế chào mào tung, nhảy làm trầy mỏ, gãy lông

Có thể nuôi chào mào bổi trong lồng ép giúp chim nhanh dạn

Sau khi chim bắt đầu cho chim làm quen với môi trường mới (thường thì 2 – 3 tháng). Bạn cần cho chim tiếp xúc nhiều hơn bằng cách sang chim vào lồng tắm để chúng có thể tắm rửa hoặc treo lồng nhiều chỗ… Mỗi lần cho ăn bạn cho ăn ít thôi, để hết sạch mới cho thêm thức ăn vào. Tạo thói quen mỗi lần cho chim ăn dần dần nó sẽ cảm thấy bạn không nguy hiểm, thậm chí nó có thể còn mừng khi thấy bạn. Nếu làm được điều đó 3 – 5 tháng tiếp theo chào mào bổi sẽ trở nên dạn hơn và bắt đầu cất tiếng hót

Bạn cũng cần lưu ý khi tắm cho chim cần thì ngày nào cũng nên cho chim tắm, nếu bận thì cách ngày tắm 1 lần. Mùa Đông 1 tuần tắm 1 đến 2 lần và nhớ pha thêm nước ấm. Nước tắm bạn cho vài hạt muối và cẩn thận vát 1,2 giọt chanh vào để diệt giận mạt trên lông.

Thức ăn chính của chim Chào mào là loài chim ăn trái cây, đặc biệt là các loại chính đó là chuối, đu đủ, cà rốt hấp, dâu tây, xoài.

Chuối chứa các loại vitamin A, B, C … Giúp cho chim tiêu hóa tốt, diệt khuẩn đường ruột. Quả đủ đủ là chất tạo sắc tố đỏ cho chim, giúp chim thay lông nhanh, có bộ lông óng mượt và đặc biệt phần tách đỏ ở má và hậu môn được cải thiện rất nhiều

Táo có chứa hợp chất hydro cacbon, keo táo, và lượng canxi lớn giúp trung hòa muối dư trong cơ thể chim, chất xơ trong táo giúp trị tiêu chảy và chất keo giúp đào thải chất độc hại trong cơ thể chim. Táo giúp cho chim căng lửa nhanh.

Cam là loại quả có nhiều vitamain C giúp tăng cường khả năng miễn dịch, nó còn trị ho cho chào mào rất tốt. Cho Chào mào ăn cam giúp giải nhiệt, thay lông nhanh, giúp cho tỉ lệ nở của trứng cao hơn.

Ngoài những loại trái cây, để chim có thể bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nghệ nhân cần cung cấp thêm các khoáng chất bằng cách cho chào mào ăn cám khoáng.

Cách Thuần Chào Mào Bổi Nhanh Nhất

Chim chào mào ngoài rừng 1- 2 mùa thì đã là nhát rồi. Chim từ 3 mùa rừng trở lên thường là chim có vị trí quan trọng ngoài rừng và trong bầy đàn của nó. Chim từ 4 mùa rừng trở lên thường là những anh chị đầu đàn, chim rất khôn, bẩy được những chim như vậy quả là 1 kỳ tích. Chim rất nhát, nhưng bù lại chim có giọng rừng chuẩn, giọng hay, đanh, rát, nước chơi hay,… mà những chim non mùa khác không thể nào có được.

Cách thuần chim bổi già rừng cũng không đơn giản, chỉ có các nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm nuôi chim bổi hoặc những chàng trai đầy sức trẻ muốn thử sức và lòng kiên nhẫn mới dám nuôi lọai chim này.

Chào mào bổi già rừng với bản chất rất nhát, tùy theo mỗi con mà ta nên chọn giữ nuôi hay không nuôi. Lồng nhốt chim bổi già rừng theo khuyến cáo của cá nhân tôi là nên nhốt chim trong lồng rộng, dễ bay nhảy, đặt nhiều cầu để chim bớt tung lồng và hạn chế làm hỏng bộ lông của chim cũng như hạn chế chim phát sinh các tật lỗi khác. Lồng từ 60 nan đến 76 nan, trong lồng nên đặt ít nhất 2 cầu chính và có thể có cầu phụ để chim tự do bay nhảy, khi chim bị tác động hoảng sợ thì chim còn có không gian bay nhảy. Nếu ta tra tấn chim trong lồng quá nhỏ bé, vì bản chất chim quá nhát nên việc chim tung lồng gây tổn thương và phát sinh các tật ngoái, ngửa, lộn mèo là chuyện thường tình.

Chim bổi già rừng thường là đã biết ăn các lọai trái cây trong đó có chuối cho nên không cần tập cho chim ăn chuối. Chỉ cần tập cho chim ăn cám, việc làm này cũng lắm gian nan, vất vả. Tùy theo bản chất từng con chim mà việc tập cho ăn cám nhanh hay chậm. Có con tập vài ngày là ăn cám nhưng cũng có con tập cả 1 thời gian dài, có con khi bẩy về thì tuyệt thực và không chịu ăn gì, lúc này đòi hỏi ta phải mất thời gian để đút chuối và thức ăn cho chim. Những ngày mới về nên cho chim ăn nhiều chuối nhằm tránh thay đổi chế độ dinh dưỡng 1 cách đột ngột, khi chim đã biết ăn cám thì cho chim ăn trái cây ít lại.

Chào mào bổi già rừng khi về lồng mà không tung tóe nhiều thì đã là may mắn lắm rồi, khi chim đã yên vị với nơi ở mới với thức ăn và nước uống đầy đủ thì cần cho chim 1 khỏang không gian và thời gian yên tĩnh để cho chim tập làm quen dần với kiếp sống tù chung thân (nhưng không tử hình).

Nên treo chim nơi ít hoặc vắng người qua lại, ít bị các tác động làm cho chim bị hoảng sợ. Tốt nhất nên treo chim vào 1 góc nào đó trong vòng 1 tuần đầu khi chim mới về nhà. Ngày ngày ta vẫn theo dõi thức ăn, nước uống cho chim nhưng nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với chim.

Lồng chim ta nên trùm áo lồng theo kiểu chữ A, trường hợp chim tung quá dễ dẫn đến làm tổn thương chim thì bắt buộc phải trùm kín áo lồng trong 1 khỏang thời gian nhất định. Sau 1 tuần kể từ khi chim về nhà, ta theo dõi họat động của chim xem thế nào, nếu còn quá nhát thì tiếp tục chăm như lúc ban đầu, sau 1 thời gian khi chim bớt tung hơn thì từ từ hé áo lồng to ra 1 chút. Trong gian đọan này nếu có thể thì cũng nên cho chim tắm nước và phơi nắng để chim dần dạn dĩ hơn.

Chim bổi già rừng thì cũng tùy theo con mà khi về nhà nó có chịu mở miệng hay không. Có con khi bẩy về cầm trên tay là nó đã hót ầm trời, có con khi về nhà thả vào lồng là chim hót đấu với chim thuộc ở nhà, đó là do nó còn lửa rừng. Cũng có con nuôi mấy tháng trời chỉ lo ăn, uống và nhảy hip hop, thường những con này hay khó chịu, nếu giữ nuôi thì cũng hên xui. vì nhiều khi nuôi hòai mà nó vẫn cứ nhát, khi nó không chịu dạn thì nó sẽ không hót, ít hót hoặc có hót thì nó sẽ không tự tin vì bản chất nó là “thỏ đế”, nó quá nhát. Hoặc có con quá nhát nhưng ta vẫn cứ giữ nuôi, tiêu tốn biết bao nhiêu thời gian, khi nó chịu hót thì lại không được như yêu cầu. Vì vậy việc chọn nuôi Chào mào bổi già rừng cũng là 1 thử thách cần phải vượt qua đầu tiên.

– Chim bị dị tật do thời gian đầu nhảy hoảng dễ bị thương tật, có thể chim bi chết do sốc.

– Chim bị đơ do luôn hoảng loạn. Khi ta ép được con chim đến dạn người, ta tưởng chim đã thuần nhưng thực ra đó là sự khuất phục, cam chịu, chim đã quen và chấp nhận sự o ép đó, nhưng chim vẫn chưa từ bỏ hẳn bản tính nhát người. Việc này cần có nhiều thời gian sau này thì chim mới quen với người.

– Tốn thời gian của ta, khi ta dùng mọi phương pháp để ép cho chim dạn người thì ta sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian ở bên chim, suốt ngày quyến luyến bên chim với đủ mọi phương pháp.

Vì vậy khi chim đã hót rồi thì ta nên để tự nhiên cho nó hót, không nên tìm cách ép cho dạn. Cứ để thoáng cho nó, treo chỗ vắng người, tránh tiếp xúc nhiều với chim (mỗi lần đến là chỉ để cho ăn hoặc dọn lồng). Làm vậy thì chim lâu dạn nhưng đó là cách tốt nhất ta có thể làm. Con chim tự nó thích nghi với từng cái lạ lẫm và tự thuần, chim giữ được bản tính, nết chơi vốn có ngòai rừng của nó.

Chào Mào Non

Lồng Ép Chào Mào Bổi Mau Thuần.

Để thuần một chú chim trời mới đưa về, chúng ta đã có nhiều biện pháp để chim quen dần dần với cuộc sống mới. Đã có rất nhiều bài viết về các cách thuần chim cho mau dạn rất hay, áp dụng rất hiệu quả.

Nhưng………… có một vấn đề nan giải thường không tránh được: chỉ sau một thời gian nuôi nhốt để thuần, thì chim đã bị trầy xước đầu mỏ, gãy lông đuôi, dập lông cánh, lông lá xơ xác. Những chú chim nhát, hoặc chim già trời, hoặc giống chim dữ lâu thuần như Họa mi…. thì tình hình suy sụp hình thức và sức khỏe càng nặng nề hơn.

Nhiều chú chim trời khi mới bẫy được trông thật đẹp đẽ, oai vệ. Vậy mà mới nhốt vài ngày, thì đầu và mỏ bị tróc da lông, máu mê đầm đìa, trông thật thảm hại. Cũng đã có những chú chim phải lìa đời vì những tai nạn xảy ra trong quá trình nuôi thuần dưỡng ban đầu.

Hu……………… Hu…………………..

“những điều trông thấy mà đau đớn lòng”………….

Đĩabay tui lòng vẫn không khỏi áy náy vì thương xót cho những chú chim mới về ở cùng chúng ta. Băn khoăn không biết có cách nào giảm nhẹ được những tổn thất về sức khỏe và hình thức cho những chú chim này không.

Có những lúc, Đĩabay tui ngồi hàng giờ để quan sát tập tính, phản xạ của các chú chim bổi trong lồng, rồi làm các thí nghiệm quan trắc, thì cũng dần sáng ra nhiều vấn đề, mà sự suy luận của con người nhiều khi không đạt tới kết quả.

Một điều mâu thuẫn không thể tránh khỏi: để chim mau thuần, ta thường cố gắng để chim tiếp cận gần người thì thời gian thuần càng nhanh. Nhưng ngược lại, càng sớm đưa gần người, thì chim càng hay tông rúc lồng mạnh hơn. Hậu quả là đầu, mỏ bị nhiều thương tích, lông lá sớm bị xơ xác, gãy hỏng, sức khỏe của chim cũng vì vậy mà bị giảm sút nghiêm trọng.

Quan sát những chú chim bổi bắt đầu thuần dưỡng, chúng ta thấy các vết thương phổ biến và nguyên nhân, thường là:

– Tróc lông da ở cuối mỏ và phần đầu gần mỏ: do rúc tông vào khe nan lồng hoặc ở nóc lồng gây nên… – Sứt lông da trên đỉnh đầu: do giật mình nhảy ngược lên cao, va đầu vào nóc lồng…. – Gãy lông đuôi, lông cánh: do bám thành lồng, chim dùng lông đuôi, lông cánh ép vào thành lồng, và do va kẹt lông vào các nan lồng…. – Gãy móng, què chân: do móc mắc móng vào khe lồng, hoặc sợi vải áo lồng….

Như vậy, với đa số các loài chim, thì kích thước lồng thuần và các biện pháp ngăn chặn hiểm họa cho chim có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng giữ cho chim vẫn khỏe đẹp khi ép thuần nhanh.1- Chọn kích thước lồng thuần ép:

Khi chim bổi mới nhốt, do hoảng sợ và tìm cách thoát thân, nên chúng thường nhảy, lao rúc ra liên tục. Nếu lồng càng rộng, thì cường độ hoạt động của chim càng lớn, tổn hao năng lượng càng nhiều. Trong lúc đó chim lại ăn được ít, một phần do sợ sệt, một phần do lạ thức ăn. Do đó càng hao chim nhanh.

Nhưng nếu lồng có kích thước quá nhỏ, thì tần xuất va chạm cơ thể, lông đuôi – cánh của chim càng lớn, càng dễ hỏng lông, cánh. (Trừ trường hợp cắt lông đuôi như Cu gáy…)

Qua quan sát thực tế, mình thấy rằng kích thước ngang của lồng nên chọn là vừa đủ cho sải cánh chim, hoặc hơn gấp đôi chiều dài từ chân ở cầu đậu đến quá chót lông đuôi ( sẽ gọi tắt là Mcđ) một chút. Ví dụ như với Chào mào, thì kích thước ngang của lồng thuần ép rộng khoảng 30 – 35 cm là được.

Chiều cao từ sàn tới cầu không nên cao quá, vì bổi hay nhảy sa xuống sàn, chỉ nên đủ cho lông đuôi không chạm xuống sàn là được, vừa tránh bị dính phân vào lông đuôi.

Chiều cao từ cầu lên tới nóc (trần) là vấn đề cần quan tâm, vì xu hướng của bổi là nhảy chéo lên, vì vậy nếu thấy vướng trên đầu, nó sẽ ít nhảy lên hơn. Chiều cao này nên chọn cao hơn đầu chim thường đứng độ 5 – 7 cm là đủ.

Các lồng thông thường có chiều cao dư thừa, bạn sẽ làm một tấm trần để hạn chế chiều cao xuống theo ý mình cũng được. ( xem cụ thể ở phần tiếp theo)

Bạn có thể dùng các loại lồng hình hộp như lồng tắm để làm lồng thuần ép cũng thuận lợi. (Làm thêm khay hứng phân ở dưới)

Các lồng nhốt chim bổi này nên dùng loại có song ở sàn, cách khay hứng phân một khoảng, vì chim bổi hay nhảy sa xuống sàn, dễ đạp vào phân, và bị dính vào lông đuôi, cánh. Nếu song đáy quá thưa, bạn có thể buộc thêm song ngang, hoặc lót thêm lưới để chim dễ đứng hơn.

Cách Thuần Chào Mào Bổi Bẫy Đấu Già Rừng Không Tật Lỗi

Giờ đây để thuần một chú chào mào bổi nhanh thuần thì rất dễ và nhiều cách thế nhưng để thuần được một chú chim chào mào già rừng không bị tật lỗi thì đòi hỏi các nghệ nhân phải rất công phu và tỷ mỉ. để thuần một con chim thì cần cả thiên thời địa lợi nhân hòa. Bài viết này sẽ giúp các bạn cảm thấy công việc thuần chim không còn khó khăn nữa, thêm vào đó rất là thú vị.Thiên thời : thời đây là thời tiết các bạn ạ. Các bạn cứ thử nghĩ, đem chim về trong ngày mưa tầm tã, cái rét, cái gió, thì chỉ có nước trùm chim lại cho ăn bột qua ngày, làm sao có thể thuần được. Ý muốn nói ở đây là với thời gian thuần bổi tầm 2 3 tháng trở lên, thì bạn nên chọn thời điểm phù hợp. Tốt nhất nên mua chim vào đoạn tháng 3 tháng 4 hàng năm, thời tiết ấm, khô ráo. Và đặc biệt mùa thay lông của chim thường từ tháng 7 đến tháng 12. Nếu mua thời gian này, sau 5 6 tháng chim đã thuần và qua một mùa lông. Chim sẽ dạn và đẹp, đến Tết bạn có thể vừa tiếp khách vừa nghe chim hót cả ngày được rồi. Địa lợi : Yếu tố này rất quan trọng, để chim nhanh thuần, chúng ta phải có chỗ treo chim hợp lý. Chim muốn nhanh thuần, phải treo chỗ có nhiều người qua lại, có một khoảng cách hợp lí để chim không sát với người quá, tránh chim hoảng ngay từ đầu. Phải có chỗ phơi nắng cho chim vào buổi sáng. Tránh treo chim hướng Bắc vì gió hướng Bắc rất dễ làm chim trúng gió và chết. Chỗ chim ngủ phải yên tĩnh, tránh được chuột, mèo…, nói chung là bạn phải tạo cho chim một môi trường tốt, phù hợp. Nhân hòa : Con người là yếu tố quan trọng nhất. Thời gian và kinh nghiệm, hai yếu tố quyết định. Bạn phải có thời gian chăm sóc và chơi với chim, chim sẽ nhanh dạn hơn hẳn.