Top 4 # Xem Nhiều Nhất Chăm Chào Mào Mùa Lạnh Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Cách Chăm Sóc Chào Mào Mùa Lạnh

Mùa đông cũng đã gần đến và đây là thời điểm chú chim dễ bị mắc bệnh nhất.Trước mùa đông từ tháng 8 – 11 cũng là lúc những chú chim rũ bỏ bộ lông cũ và thay thế bộ lông mới giúp giữ ấm cho chim vào mùa đông.

Cũng có nhiều trường hợp chào mào thay lông trái mùa,đa số do chim nuôi trong lồng do cách chăm sóc hay chế độ dinh dưỡng làm cho chim thay lông vào mùa đông,chính vì thế cần phải có chế độ chăm sóc chào mào mùa lạnh thật tốt để phòng tránh bệnh tật cho chú chim yêu quý của mình.

*Thức ăn cho chim:

Đây là điều quan trọng nhất để giữ ấm cho chim.Nếu cám tự làm thì thêm các thành phần giúp làm nóng cho chim : ớt,kỳ tử,nghệ tươi,mật ong.Hoặc có thể mua cám Công Minh dành cho chim vào mùa đông.Hàng ngày nên cho vào cóng chim khoảng 2o con sâu quy (khoảng 1 muỗng cafe) để tăng cường đạm nóng cho chim.Chú ý chỉ cho chim đã thay xong lông ăn thôi nha (chim đang thay lông ăn sâu quy sẽ làm xoắn lông),lâu lâu có thể dùng cào cào thay thế cho chim.Trái cây vẫn đều đặn nhưng hạn chế trái cây có tính chất mát như cà chua,cam…Khoảng 1 tuần cho chim ăn 3 trái ớt chỉ thiên (ớt nhỏ,cay) hoặc dùng ớt Đà Lạt ít cay hơn để giữ ấm cho chúng tôi 2 giọt mật ong vào cóng nước mỗi 2 lần / 1 tuần cũng giúp giữ nhiệt cho chim rất tốt,và nên luân phiên nếu hôm nay ăn ớt thì ngày mai cho uống nước pha mật ong.

*Giữ ấm cho chim :

*Phòng bệnh cho chim vào mùa đông :

Để phòng bệnh thì cần giữ ấm kết hợp với thức ăn như trên.Đồng thời phải thường xuyên vệ sinh cóng nước,cóng thức ăn,thay bố lồng thường ,vì mùa đông là nhiệt độ lý tưởng để ký sinh trùng phát triển.Nên 2 ngày thì nhỏ 1 giọt dầu xanh ( dầu gió ) dưới đáy lồng giúp phòng chim bị trúng gió,giữ nhiệt cho cơ thể,tốt cho hệ hô hấp của chim,dầu gió còn có tác dụng trị rận cho chào mào rất tốt.

Việc tập lực,dợt dãi giúp chim căng lửa cũng là cách giữ ấm cho chim và ngăn ngừa các bệnh của chào mào vào mùa đông.Chúc cho anh em chăm sóc chào mào mùa lạnh tốt để chú chim luôn được khỏe mạnh.

Nguồn: http://chaomaohot.net/

Chăm Sóc Trâu Bò Mùa Lạnh

1. Chuẩn bị tốt thức ăn cho trâu bò

Gần đây, giá thức ăn cho trâu bò tăng đột biến, ảnh hưởng trựuc tiếp đến chăn nuôi, đến sức khoẻ của đàn trâu bò và để tăng sức đề kháng thì ngoài thức ăn như cỏ, rơm rạ, các hộ chăn nuôi trâu bò cần mua sẵn thức ăn khi giá cả ổn định. Rất đa dạng như rơm, cám gạo, bột ngô, bột sắn, thức ăn ủ chua như rơm rạ, dây khoai lang, lá ngô, lá chuối, cây lạc… Chuẩn bị thức ăn trước không nên gần đến mùa đông mới mua hoặc mua từng ngày, từng bữa.

Ở những nước phát triển người ta tiến hành phân tích thành phần dưỡng chất cho trâu bò nhưng nếu không có điều kiện thì có thể chuẩn bị thức ăn cho trâu bò bằng kinh nghiệm, nhất là nhóm thức ăn giàu dưỡng chất. Ví dụ, có thể trông qua hình thức, trọng lượng cơ thể, kiểu dáng ăn uống của động vật để đoán được chất lượng thức ăn. Bò sữa, bò thịt, bò đang giai đoạn mang thai cần cung cấp thêm thức ăn gì. Riêng thức ăn cho trâu bò mùa đông cần đảm bảo đủ hàm lượng calo, dưỡng chất giúp chúng chống chọi với thời tiết giá lạnh.

3. Chú ý tiêm phòng vắc xin

Theo khuyến cáo của các chuyên gia thú y thì nên tiêm phòng những loại vắcxin mới nhất cho trâu bò. Đối với bò sữa sau khi cai sữa được hai tuần nên tiêm phòng vắcxin chống bệnh đường hô hấp. Nếu là bò sinh sản nên tiêm mũi trước và sau khi sinh. Tốt nhất là tiêm phòng vắc xin MLV, nó không chỉ có tác dụng bảo vệ cho bò mẹ mà còn tác dụng cả cho bê con.

4. Kiểm soát ký sinh trùng

Theo nghiên cứu, vào những tháng mùa đông ký sinh trùng, giun sán ở trâu bò phát triển mạnh vì vậy cho động vật dùng thuốc tẩy giun sán trong giai đoạn này sẽ phát huy tác dụng cao nhất. Cũng theo nghiên cứu, tẩy giun còn có tác dụng tăng cường lượng sữa của trâu bò trong vụ tiếp theo, tuy nhiên để phát huy hiệu quả cao nhất cần tư vấn bác sĩ thú y các loại thuốc, liều lượng, quy cách tẩy giun cho trâu bò, nhất là trâu bò sinh sản và lấy sữa.

5. Kiểm tra việc mang thai

Theo kinh nghiệm, phát hiện sớm việc mang thai ở trêu bò sẽ mang lại giá trị kinh tế, nhất là vào mùa đông để có phương án bảo vệ sức khoẻ cho động vật, hạn chế nguy cơ xảy thai, cũng như chăm sóc con của nó sau này.

6. Vệ sinh chuồng trại, giữ ấm cho trâu bò

Mùa đông giá lạnh nên nhốt trâu bò ở nơi kín gió, nếu cần có thể đeo bao tải, chăn ấm, cho trâu bò uống nước nóng, ăn uống đủ chất, chuồng trại vệ sinh sạch sẽ không nên để trâu bò ở trong chuồng đầy phân, giá lạnh ngoài trời. Chuồng trại nên xây dựng theo hướng đông nam tránh gió lùa, mưa trong mùa đông, có hệ thống thoát thải phân và nước giải.

7. Chăm sóc bê, nghé con

Những con bê, nghé con sinh trong mùa đông là tài sản lớn của nhà nông, của các trang trại vì vậy để khỏi bị thiệt hại do giá rét thì việc chăm sóc cả mẹ lẫn con đóng vai trò quan trọng. Nên duy trì chuồng trại sạch sẽ, ấm, không có gió lùa và nên cho bê, nghé và trâu, bò mẹ ăn uống đầy đủ. Nếu cần có thể tăng cường các phương tiện chống rét cho bê, nghé con.

Không được để chúng cách xa mẹ và để đói trong những ngày đông giá lạnh. Thường xuyên kiểm tra sức khoẻ đàn bê, nghé con, nếu có thể tư vấn bác sĩ thú y, tiêm phòng vắcxin hoặc những phương pháp phòng bệnh cần thiết.

Về thức nên cung cấp thức ăn đủ chất đạm, có thể cho bê, nghe con ăn thêm cháo muối, cháo ngũ cốc hoà đường. Khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 10oC thì không nên thả trâu bò ra ngoài, nên nuôi nhốt trong chuồng, có thể ủ trấu đốt, thắp điện, dùng máy sưởi ấm cho bê, nghé con và trâu, bò mẹ.

Cho trâu bò ăn ngay tại chuồng, nếu rét quá có thể mặc áo, như bao tải, chăn bông hỏng rách. Đối với các loại bê, nghé mới sinh nên tiêm phòng vắcxin chống các loại bệnh truyền nhiễm, bệnh lở mồm long móng, bệnh đường hô hấp và bệnh nhiệt thán…

Mùa Thay Lông Chim Chào Mào (2019)

Mùa thay lông cho các chú chim yêu đã đến, với bộ sản phẩm giúp chim thay lông điều hoà tốt nhất về dinh dưỡng và khoáng chất giúp chim trút bỏ lông cũ và mọc lông mới một cách hiệu quả nhất với sự hỗ trợ của khoáng tái tạo sắc tố màu lông, bột tắm sẽ giúp các chú chim yêu một bộ lông mới khoẻ, sắc lông đẹp như chim trời mang lại niềm vui và giải thưởng cho nghệ nhân.

CÁM KHOÁNG THẮNG MẸO* Cám Khoáng là 1 bài cám mát được làm từ ngũ cốc sạch, trứng gà, Vitamin và khoáng tăng sắc tố màu lông. Khoáng chất với hàm lượng cao giúp chim bù đắp khoáng chất vào cơ thể trong thời gian ở môi trường nuôi nhốt lâu năm. (Gói cám màu trắng trọng lượng 200gr giá in niêm yết 70.000vnđ ) *Công dụng trên thực tế :* Giúp những chú chim bị bó lông, sâu lông, khô lông , xoắn lông, xỉa lông nhiều do không thay được lông cũ hoặc lông thay bị xót , bị dừng thay lông nữa chừng . Hãy trút bỏ bộ lông cũ xấu xí ấy đi với chế độ chăm chim độ ẩm cao mát mẻ, quý khách hàng có thể gọi điện cho Thắng Mẹo 0905585898 hoặc 0935799552 để được tư vấn tốt nhất* Qua quá trình nuôi tắm táp nhiều ủ trùm treo nơi yên tĩnh thoáng mát có độ ẩm cao, dùng cám kết hợp đu đủ, mướp khía, cà chua, phèn trắng sẽ giúp chim trút lông cũ 1 cách hiệu quả nhất. *Cách dùng hiệu quả nhất:* Đối với chim đang muốn trút bỏ lông cũ thì ta đổi ngay sang Cám Khoáng cùng chế độ ( chăm chim mát mẻ ) như trên thì sẽ rất hiệu quả. Sau khí trút hết lông cũ và chim bắt đầu mọc lông mới 50% nên pha trộn Cám Khoáng kèm Cám Dưỡng theo tỉ lệ 50/50% cho chim dùng kèm trái cây cào cào tươi sẽ giúp chim có bộ lông bóng mượt tách đít đỏ đẹp.​* Cách dùng với bộ lông mới và không muốn chim bị sốc tiêu hoá và rụng lông dặm do sốc thì ta hãy pha trộn với Cám chim đang sử dụng với tỉ lể từ ít tăng dần theo hàng tuần pha Cám theo tỉ lệ tuần thứ nhất 20% Cám Khoáng +80 % Cám chim đang dùng, tuần thứ hai 40% Cám Khoáng + 60% Cám chim đang dùng, tuần thứ ba 60% Cám Khoáng + 40% Cám chim đang dùng thì dừng không pha trộn tăng thêm Cám Khoáng nữa đến khi chim hết các hiện tượng bệnh về vấn đề thiếu khoáng như: ủ rũ , lười vận động , cắn xé báo giấy, ăn lá cây non , chim suy yếu, cắn lông, vuốt lông… thời gian này nên cho ăn cùng trái cây như chuối, táo mỹ, ổi chín và cào cào tươi vẫn chăm tắm táp phơi nắng dợt dãi bình thường để chim vẫn giữ lữa.

Bí Quyết Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Chim Yến Qua Mùa Đông Lạnh

Nghề nuôi chim yến đang phát triển khá mạnh ở miền Bắc, nhưng đang lại gặp vấn đề rất lớn khi vào mùa đông. Những đợt lạnh kéo dài và nền nhiệt giảm sâu trong những ngày mùa đông khiến chim yến bị chết, đó đang là những trở ngại chính của nghề nuôi yến ở miền Bắc.

Anh Nguyễn Văn Chiến chủ một nhà yến khá thành công ở xóm 9, xã Kim Mỹ, huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đẫ chia sẻ với PV Dân Việt những bí quyết giúp đàn chim yến vượt qua mùa đông.

Nhờ có những bí quyết riêng mà đàn chim yến của gia đình anh Chiến không những sống sót qua mùa đông mà còn vẫn cho thu hoạch tổ.

Anh Chiến cho biết, tôi nuôi chim yến đến nay đã được gần 3 năm và cũng đã trải qua 2 mùa đông, đặc biệt vào mùa đông năm 2018 rất lạnh giá nhưng đàn chim yến của tôi vẫn vượt qua, lượng chim yến bị chết không đáng kể. Năm 2018, đàn chim yến của gia đình tôi chỉ bị chết khoảng 10% và những con chết chủ yếu là con chim non và già yếu, điều này chứng tỏ miền Bắc hoàn toàn có thể nuôi được chim yến bền vững.

Hotboy nông dân nuôi chim tiền tỷ cho biết. con chim yến chịu lạnh khá kém nên để có được kết quả đó thì cũng cần có những bí quyết riêng. Con chim yến phát triển tốt từ 14 độ C trở lên, nếu nhiệt độ từ 14 độ trở xuống và kèm theo mưa dầm, mưa phùn dài ngày sẽ khiến chim yến trong quá trình kiếm ăn sẽ bị chết rét. Vì vậy vào những ngày đó cần phải đóng cửa để nhốt chim tiền tỷ trong nhà.

Tính đến thời điểm hiện tại, nhà yến của anh Chiến có khoảng hơn 700 đôi chim bố mẹ.

Theo anh Chiến, người nuôi cần tăng nhiệt độ trong nhà yến và tăng độ ẩm bằng cách đun nước sôi lấy hơi nước nóng dẫn qua hệ thống ống dẫn để vào từng phòng nuôi yến. Nhờ cách làm này mà trong nhà yến luôn ấm áp và có độ ẩm phù hợp cho con chim phát triển. Ngoài ra, nếu cảm thấy nhiệt độ chưa đủ thì cần bổ sung thêm máy sưởi điện làm sao cho trong nhà yến nhiệt độ vẫn luôn dao động từ 25 -27 độ C.

Cũng theo anh Chiến, bản thân trong nhà yến vẫn có côn trùng do có mùi phân chim thu hút côn trùng bay vào và sinh sôi nảy nở trong nhà yến. Vì vậy khi chim yến bị nhốt trong nhà chúng vẫn có chút ít thức ăn là những con côn trùng này và có thể cầm cự trong 7 ngày liên tục.

Theo hotboy Nguyễn Văn Chiến, nếu mà nhiệt độ mưa rét kéo dài trên 7 ngày liên tục thì việc cầm cự cho đàn chim yến qua mùa đông là rất khó. Còn nếu mà cứ mưa rét tầm 3-4 hôm, xong lại có nắng ấm vào buổi trưa thì hoàn toàn có thể mở cửa cho chim ra ngoài đi kiếm ăn, chim vẫn sống khỏe và phát triển rất tốt.

Tổ yến được xếp vào hàng cao lương mỹ vị, là một trong tám món ăn bổ dưỡng nên có giá khá cao. Trong ảnh là những tổ yến quý giá thu hoạch được trong nhà nuôi yến của hotboy nông dân Nguyễn Văn Chiến.

“Nhờ cách làm này mà 2 mùa đông vừa qua, đàn chim yến của tôi không những vượt qua mà còn tăng theo từng năm, ước tính nhà yến rộng 75m2 của tôi hiện tại có khoảng 700 đôi. Trung bình mỗi tháng cho thu hoạch được gần 1,5 kg tổ yến” anh Chiến vui vẻ nói.

Anh Nguyễn Văn Chiến cho hay, vào mùa đông chim yến vẫn làm tổ nhưng lại không đẻ trứng vì không có mồi nuôi con. Vì vậy, vào mùa đông gia đình anh vẫn thu hoạch được tổ yến bình thường nhưng sản lượng lại thấp hơn so với các mùa khác, chỉ rơi vào khoảng 0.9 kg/tháng.

“Trước khi có ý định nuôi chim yến ngoài đất Bắc thì nhiều bạn bè nuôi chim yến khác còn cho rằng không thể nuôi yến ở ngoài Bắc được và nếu có nuôi được thì mùa đông chúng sẽ bị chết hoặc sẽ bay đi hết. Sau 2 mùa đông vừa qua, tôi chứng minh cho họ là miền Bắc hoàn toàn có thể nuôi được và cũng chẳng thua kém gì miền Nam”

Anh Nguyễn Văn Chiến đang kiểm tra lại nồi đun nước sôi và hệ thống dẫn hơi nước nóng để chuẩn bị cho đợt không khí lạnh sắp tới.

Nói thêm về nghề nuôi chim yến, anh Chiến chia sẻ, trong miền Nam tuy khí hậu phù hợp với cho con chim yến phát triển quanh năm nhưng do nhà yến tăng lên từng ngày, mà lượng thức ăn ngày càng kém đi.

Do đó, con chim yến trong Nam không thể nào phát triển bằng được so với ngoài Bắc, vì lượng thức ăn ở ngoài tự nhiên ở miền Bắc vẫn dồi dào vượt trội hơn hẳn nên chỉ sau có gần 3 năm nhà yến của anh không còn chỗ trống cho chim đậu.

“Sắp tới tôi sẽ xây dựng thêm một nhà yến nữa để có đủ chỗ ở cho chim yến, nếu bà con có dự định nuôi chim yến ở ngoài Bắc mà còn chút lo ngại về mùa đông thì cứ yên tâm mà nuôi” anh Chiến tâm sự.

Độc giả báo điện tử chúng tôi nếu quan tâm tới mô hình nuôi chim yến, kỹ thuật nuôi chim yến có thể tham khảo qua anh Nguyễn Văn Chiến, số điện thoại: 0981587229