Top 11 # Xem Nhiều Nhất Chào Mào Ăn Sâu Quy Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Hướng Dẫn Cách Nuôi Sâu Quy (Sâu Gạo) Thức Ăn Dành Cho Chim Cảnh

Những hiểu biết cơ bản về loài sâu quy

Sâu quy là một loài sâu có gốc gác thuần Việt Nam. Các bạn ấy lâu nay còn được biết đến với cái tên là sâu gạo. Sâu quy ở Việt Nam có 3 loại phổ biến nhất chính là superworm, sâu mealworm và mini worm. Ba loại sâu này có kích thước giảm dần theo thứ tự. Trong đó loại sâu mà những người chơi chim thường nuôi là sâu mini worm. Những bạn mini worm đúng như tên gọi của mình có thân hình nhỏ nhắn trong cả 3 loại. Các bạn ấy chỉ to bằng hoặc lớn hơn đầu que tăm một chút thôi. Nhưng nhỏ mà có võ, các bạn ấy là nguồn thức ăn phù hợp với nhiều loại chim cảnh từ to đến nhỏ bé.

Sâu quy – Nguồn thức ăn tuyệt vời cho chim cảnh

Chỉ mới kể vậy thôi mà đã thấy những bạn sâu quy phù hợp với vai trò làm thức ăn đến thế nào rồi nhỉ. Vậy những người yêu chim còn chần chừ gì mà không tìm hiểu ngay cách nuôi sâu quy để cho những bạn sâu nguồn dinh dưỡng tốt nhất chứ.

Những điều cần chú ý trước khi quyết định nuôi sâu quy

Các bạn phải che chắn cẩn thận, không để những bé sau gao vượt rào ra môi trường tự nhiên. Vì nếu sâu quy lọt ra ngoài sẽ sinh sản nhanh và phá hoại mùa màng gây ra nhiều thiệt hại. Khi đó việc bạn nuôi sâu quy có thể là lý do khiến bạn bị xử phạt và gây tổn thất cho nhiều người đấy.

Bước chuẩn bị cho việc nuôi sâu quy

Những dụng cụ cần thiết

Dụng cụ đầu tiên cũng như thiết yếu nhất trong kỹ thuật nuôi sâu gạo mà bạn cần chuẩn bị là một chiếc khay nhựa. Chiếc khay nhựa này phải có nhiều lỗ nhỏ để tạo môi trường sống cho sâu quy. Tuy nhiên trong trường hợp bạn không thể tìm được khay nhựa lỗ nhỏ. Thì theo tài liệu nuôi sâu gạo, bạn có thể linh hoạt sử dụng một chiếc khay bình thường. Sau đó bạn có thể linh hoạt lót một lớp lưới. Chú ý chọn loại lưới có lỗ nhỏ và đặt cách khay khoảng tầm 2-3 cm là được.

ky thuat nuoi sau gao dùng khay có lỗ nhỏ này sẽ hạn chế số lượng sâu bị chết. Bởi đôi khi bạn cho sâu ăn mà lượng thức ăn lớn không hết ứ đọng sẽ khiến sâu sẽ chết do lội cám. Nhiều người nuôi sâu không thực hiện đúng theo chỉ dẫn này khiến cho sâu chết mà không tìm được nguyên nhân. Việc cẩn thận sử dụng những chiếc khay đặc biệt sẽ tăng tỷ lệ nuôi sâu thành công của bạn lên rất cao.

Hơn nữa trong ky thuat nuoi sau gao sinh san, sâu con sau sinh sẽ rơi xuống dưới đáy khay nhựa qua lỗ nhỏ. Điều này sẽ tiện đáng kể cho việc nuôi sâu gạo sinh sản, bởi bạn không phải sàng lọc thủ công. Đồng thời bạn có thể tích hợp đáy khay thành nơi cho sâu con ăn. Bạn chỉ cần đựng 1 lớp cám vàng để làm thức ăn cho sâu con.

Con giống

Ngoài những dụng cụ thì bạn còn cần chuẩn bị sâu quy giống nữa. Việc tìm mua giống này không quá khó. Bạn chỉ cần ra các hàng bán thức ăn cho chim cảnh là có thể tìm mua. giá sâu gạo giống cũng không quá cao khi mua số lượng nhỏ.

Cách nuôi sâu quy

Sau khi đã chuẩn bị hết dụng cụ và sâu quy giống thì cùng tìm hiểu Hướng dẫn cách nuôi sâu quy (sâu gạo) thức ăn dành cho chim cảnh thôi. Việc nuôi sâu quy không quá phức tạp nên chỉ cần phân làm ba giai đoạn chính. Từ nuôi sâu quy con thành nhộng. Sau đó nhộng sẽ phát triển thành bọ cánh cứng. Và những bạn bọ cánh cứng này sẽ có khả năng sinh sản ra những chú sâu quy con mới.

Nuôi sâu quy con

Những chú sâu quy giống khác nhau sẽ có kích thước khác nhau. Với kỹ thuật nuôi sâu superworm thì sâu giống mua về là phải là sâu trưởng thành dài tầm 6-7cm. Tuy có kích thước và ngoại hình khác nhau chút ít nhưng cách nuôi sâu superworm cũng giống như cach nuoi sau gao khác.

Việc đầu tiên khi nuôi sâu quy, là tìm nơi dịu mát và không bị ánh sáng chiếu trực tiếp cho những chú sâu quy. Trong ki thuat nuoi sau gao có chỉ rõ, chỉ khi được sống trong môi trường lí tưởng thì chúng mới lớn nhanh.

Với chế độ nuôi thích hợp thì chỉ sau khoảng 1 tuần những chú sâu quy sẽ bắt đầu hóa nhộng. Sau đó thay vì nuoi sau, bạn sẽ phải chăm sóc những chú nhộng này. Bạn nên chú ý phân loại để những chú nhộng vào để riêng một nơi cùng với thức ăn.

Nuôi sâu con thành bọ cánh cứng

Với chế độ nuôi thích hợp thì chỉ sau khoảng 1 tuần những chú sâu quy sẽ bắt đầu hóa nhộng. Sau đó thay vì nuoi sau, bạn sẽ phải chăm sóc những chú nhộng này. Bạn nên để những chú nhộng vào để riêng một nơi cùng với thức ăn.

Chỉ cần đợi thêm khoảng từ 7 – 9 ngày nữa là những chú nhộng sẽ trở thành bọ cánh cứng. Để chăm sóc cho những chú bọ cánh cứng bạn chỉ cần cho chúng ăn thức ăn như sâu quy. Nhưng người nuôi phải nhớ bổ sung thêm cho các bạn bọ cánh cứng thật nhiều rau củ quả mọng nước cho chúng sớm lớn. Bởi bọ cánh cứng cần rất nhiều nước để phát triển.

Sâu quy sinh sản

Chỉ cần nuôi được sâu quy thành bọ cánh cứng là bạn có thể chuyển sang cách nuôi sâu gạo sinh sản. Bọ cánh cứng sống trong môi trường đủ nước và thức ăn sẽ bắt đầu quá trình sinh sản. Chúng sẽ bắt cặp với bọ cánh cứng khác. Và sau khoảng 1 tuần thực hiện cho bọ cánh cứng ăn uống và chăm sóc đúng theo cách nuôi sâu quy thì chúng bắt đầu sinh sản.

Bọ cánh cứng dù đã hoàn thành một lứa sâu con rồi vẫn còn có khả năng đẻ trứng. Và chúng sẽ dành hết thời gian còn lại để đẻ hết trứng để sản sinh ra những chú sâu gạo con. Vậy sau khi áp dụng kỹ thuật nuôi sâu superworm sinh sản khoảng 1 tháng. Chúng ta có thể thu hoạch được lứa sâu gạo cho chim ăn đầu tiên. Nếu chim cảnh nhà bạn không ăn hết những chú sâu gạo trong đợt nuôi này thì bạn có thể tiếp tục sử dụng sâu gạo cho mục đích nhân giống.

Sâu gạo ăn gì

Trong ky thuat nuoi sau quy thì phần quan trọng nhất là chế độ dinh dưỡng. Người nuoi sau chủ yếu cho chúng ăn cám của gà con hoặc bột ngô. Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung cho chúng rau củ quả thái mỏng như táo, khoai tây, rau xà lách, dưa hấu, rau muống.

Một số điều cần lưu ý khi nuôi sâu quy

Hướng dẫn cách nuôi sâu quy (sâu gạo) thức ăn dành cho chim cảnh còn một số lưu ý nhỏ. Về nhiệt độ sống thích hợp cho sâu quy thì tầm 21-26 độ C là thích hợp nhất. Các bạn cần lưu ý giữ cho nhiệt độ trong thùng luôn giao động trong khoảng này. Nếu bạn lỡ để quên cho sâu sống trong môi trường dưới 17 độ C thì các bé sâu quy sẽ chết rất nhanh.

Ngoài ra một số lưu ý về môi trường sống của sâu bạn cũng cần chú ý. Sâu cần môi trường tối, tránh ánh sáng trực tiếp và thoáng đãng để phát triển tốt. Bởi khi phải sống trong môi trường thiếu không khí sâu quy sẽ chậm phát triển và dễ chết hơn.

Một chút về tuổi đời của những bạn sâu này. Các bạn sâu gạo có thể được coi là sống “khá thọ”. Chúng có thể sống từ 6-7 tháng tùy thuộc vào chế độ nuôi dưỡng của bạn. Và việc bạn nuôi những chú sâu quy béo mầm cũng có tác dụng rất tốt đấy. Bởi khi những chú sâu quy ăn uống đầy đủ dinh dưỡng thì chúng sẽ chính là nguồn cung cấp đạm cực đảm bảo cho những chú chim cảnh của bạn.

Sau khi tìm hiểu về Hướng dẫn cách nuôi sâu quy (sâu gạo) thức ăn dành cho chim cảnh. Bây giờ những người có thú nuôi chim cảnh có thể vừa nuôi chim khỏe mạnh. Vừa tiết kiệm được chi phí thức ăn đắt đỏ nhờ nguồn thức ăn tự cung tự cấp. Chỉ cần thực hiện theo đúng hướng dẫn và những lưu ý thì chắc chắn việc nuôi sâu quy của bạn sẽ thành công đấy.

Cách Nuôi Sâu Quy (Sâu Gạo) Cho Chim Cảnh Đúng Cách

Chuẩn bị dụng cụ, con giống để nuôi sâu quy

Trong cách này mình chỉ hướng dẫn anh em cách làm dễ làm nhất (nuôi số lượng nhỏ). Khi sâu quy ăn thức ăn và sinh sản sẽ cho sâu con rơi xuống dưới đáy khay nhựa. Dưới đáy này đựng 1 lớp cám vàng thường dùng để làm thức ăn cho gà con (đây cũng là thức ăn cho sâu con).

À còn nữa! Cần phải chuẩn bị sâu quy giống nữa chứ nhỉ. Cái này anh em chịu khó chạy ra các hàng bán thức ăn cho chim cảnh là có liền à.

Nuôi sâu quy thành bọ cánh cứng

Sâu quy giống mua về là sâu trưởng thành và có kích thước tầm 6~7cm. Anh em chủ yếu cho chúng ăn cám của gà con, bột ngô. Ngoài ra thì rau của quả thái mỏng như táo, khoai tây, rau xà lách, dưa hấu, bí đao, rau muống cũng là thức ăn và cung cấp nước cho sâu quy khá tốt.

Chú ý: Khoảng 3 4 ngày anh em cần cung cấp đủ thức ăn chứa nước cho sâu quy. Nếu anh em không cung cấp đủ rau củ quả cho sâu thì chúng sẽ quay ra ăn thịt lẫn nhau để cung cấp đủ nguồn nước đó.

Bọ cánh cứng vẫn tiếp tục đẻ trứng và khi nó đẻ hết trứng thì nó sẽ chết. Sâu con thì chúng ta cho ra khay khác và tiếp tục nuôi chúng. Sau khoảng 1 tháng là chúng ta có thể thu hoạch được rồi. Nếu không dùng hết thì chúng sẽ tiếp tục biến thành nhộng rồi thành bọ và lặp lại vòng đời tiếp theo.

Một số điều cần lưu ý khi nuôi sâu quy

Sâu quy sẽ sống tốt ở nhiệt độ 21-26 độ C, các bạn cần giữ nhiệt độ trong thùng khoảng này. Nếu nhiệt độ xuống dưới 17 độ C thì sâu quy sẽ chết rất nhanh.

Sâu quy rất cần ăn rau củ quả để cung cấp nước nếu không chúng sẽ tự tiêu diệt lẫn nhau.

Sâu cần môi trường tối, thoáng mát để phát triển tốt. Thiếu không khí sâu quy cũng phát triển chậm và nhanh chết.

Sâu gạo có thể sống từ 6~7 tháng nên là nguồn thức ăn rất dồi dào cho thú cưng của bạn.

Cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho sâu quy nếu bạn muốn những thú cưng của mình có đầy đủ chất dinh dưỡng.

Thức Ăn Của Chim Chào Mào Không Phải Chỉ Sâu Non, Cám Bã

Đúng như tiêu đề của bài viết ” Thức ăn của chim chào mào không chỉ có sâu non, cám bã”. Ngoài các loại cám được bán trên thị trường thì bạn hoàn toàn có thể cung cấp cho chúng những loại trái cây tự nhiên. Điều này giúp chúng có được sức khỏe cũng như thể trạng tốt hơn bình thường.

Đủ đủ: Đu đủ chín chứa khoảng 70% nước, 13% đường, không có tinh bột, có nhiều carotenoit, axit hữu cơ, vitamin A, B, C, Protit, 0,9% chất béo, xenlulôzơ (0,5%), canxi, photpho, magiê, sắt, thiamin, riboflavin…Lượng beta caroten trong đu đủ có nhiều hơn trong các rau quả khác. Beta caroten trong quả đu đủ là một tiền chất của vitamin A, khi vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành vitamin A. Ngoài ra trong đu đủ còn chứa nhiều vitamin quan trọng hác. Có thể cung cấp cho cơ thể các loại vitamin thiết yếu như vitamin A và vitamin C, trong 100g đu đủ có 74-80 mg vitamin C. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý là loại hoa quả này sẽ khiến phân chim bị mềm, khó vệ sinh hơn nên nhiều người rất ngại cho chim ăn đủ đủ.

Cam: là một trong những loại trái cây có chứa tinh dầu mang mùi thơm và chứa nhiều vitamin C, bổ dưỡng cho cơ thể. Cam bổ sung chất dinh dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp nhanh phục hồi sức khỏe, nhanh lành vết thương. Ngoài ra Cam cũng chứa vitamin A, canxi và chất xơ rất tốt cho tiêu hóa. Chào mào ăn cam vào những ngày nắng nóng để cơ thể chúng được thanh nhiệt và giúp chim mau phục hồi sức khỏe.

Chuối là loại quả yêu thích của chim chào mào, trong chuối có 1 lượng kali rất lớn, giúp cung cấp trở lại các chất điện phân cơ thể đang cần. Nhưng với chim chào mào mới mọc lông thì không nên cho ăn nhiều chuối vì chúng sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng lông mọc ra.

Xoài: Xoài có chứa đường, đạm, cellulose, flavine, acid folic, calci, phosphor, sắt, beta caroten, vitamin B1, B2… Còn có các acid, saponin. Những chất này rất tốt cho cơ thể chim nhưng điểm yếu của loại quả này là khiến chim đi ngoài ra phân lỏng.

Cà chua: cà chua có tính mát nên hầu như người chăm chim chỉ cho chúng ăn vào thời điểm mọc lông, cà chua rất tốt nhưng nếu ngày thường mà cho chim ăn cà chua, chúng sẽ đi ngoài phân rất lỏng, ảnh hưởng đến vệ sinh lồng chim.

Chim Chào Mào Ăn Gì? Cách Nuôi Chim Chào Mào. Thức Ăn Cho Chào Mào

1. Tập cho chim quen với môi trường mới

Nếu là chào mào bổi (chào mào mới bắt về từ tự nhiên): Trong 3 tháng đầu mới bắt về, bạn nên che lồng kín, chỉ để khe hở thật nhỏ, hạn chế việc di chuyển lồng, hạn chế tiếp xúc với chim, để nó tự thích nghi và mở áo lồng từ từ mỗi ngày. Khi cho chim ăn, bạn cho một lượng thức ăn ít, hết thức ăn thì mới cho thêm vào. Mục đích của việc này là để chim quen với bạn, nhận ra bạn không phải mối nguy hiểm của nó.

Nếu là chào mào đã quen lồng, bạn có thể bỏ qua giai đoạn che kín áo lồng này. Bạn chỉ cần gần gũi chim nhiều hơn, thường xuyên cho ăn, tắm chim… thì chim sẽ dạn.

2. Tắm cho chim chào mào

Mỗi lần tắm, ta nên sang chim qua một lồng tắm. Trong khi chim tắm, bạn tranh thủ làm vệ sinh lồng nuôi cho thật sạch sẽ, để khi tắm chim xong bạn có thể sang chim trở lại lồng. Tắm nước một tuần ít nhất là 2 lần hoặc 3 lần và chia đều ngày ra để tắm. Nếu tắm nhiều quá làm chim lâu lên lửa, tắm ít quá làm chim ngứa lông. Chim tắm xong cho phơi nắng khoảng 5 phút cho khô lông rồi mang vào.

Ngoài việc tắm nước ra, mỗi ngày còn phải cho chim tắm nắng. Treo lồng chim ra chỗ có ánh nắng buổi sớm, mỗi ngày độ nửa giờ để chim hấp thụ vitamin D, nhờ đó bộ xương chim mới cứng cáp, tinh thần chim hưng phấn, và làm ung trứng rận mạt trong lớp lông vũ… Chim không được tắm nắng mỗi ngày sẽ còi cọc, suy yếu, biếng hót.

3. Tập dợt cho chim

Tuần 1 -2 lần, bạn mang chim đến các câu lạc bộ nuôi chim, để chim giao lưu học hỏi từ những chim chào mào khác. Việc này giúp chào mào nhanh lên lửa hơn, chim siêng hót hơn và hót hay hơn.

1. Cám: bạn có thể mua cám bán sẵn trên thị trường hoặc tự làm cám cho chim.

2. Trái cây: những trái cây chín, có vị ngọt như chuối, cam, táo, dưa hấu, nho… trái cây giúp cung cấp vitamin, tốt cho hệ tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho chim.

3. Các loại củ luộc lên như khoai lang, khoai tây, khoai mỳ, cà rốt luộc…

4. Côn trùng: Cào cào non, sâu tươi, trứng kiến… Đây là nguồn cung cấp protein rất tốt cho chào mào.

Bạn cần cho chào mào ăn thức ăn phù hợp theo từng độ tuổi.

Đối với chào mào non, tốt nhất là trộn cám chung với nước cho vừa nhão rồi đút cho chim ăn, cũng có thể cho chim ăn cơm, bơ, đu đủ… Có thể cho ăn cào cào non đã cắt chân và đầu để chim dễ nuốt.

Đối với chào mào đang giai đoạn thay lông: nên dùng loại cám dành riêng cho chào mào thay lông, cám này có chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Trái cây nên chọn những loại có tính mát và tạo sắc tố như đu đủ, cà chua, chuối, gấc, cà rốt luộc… bổ sung thêm mồi tươi như cào cào non, trứng kiến. Giai đoạn này không nên cho ăn sâu tươi vì làm lông bị xoắn, hỏng lông.