Top 8 # Xem Nhiều Nhất Chào Mào Bạch Đầu Ông Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Khướu Đầu Trắng Hay Gọi Là Bồ Chao Hoặc Là Bạch Đầu Ông

Danh pháp khoa học: Garrulax leucolophus

Là một loài chim trong họ Họa Mi ( Timaliidae. Có 270 loài trên thế giới, trong đó tại Việt Nam có 91 loài.)Môi trường sống tự nhiên của Chim Khướu đầu trắng là vùng miền núi cao ẩm ướt khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, các vùng đất cây bụi, đồng cỏ và đồn điền trên cao độ lớn với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đớigồm các loài chim rất đa dạng, có cỡ trung bình, Bộ lông Chim khướu Đầu Trắng (Bồ chao) mềm, dày, xốp, thường có màu nâu hung vàng xỉn, phần trên đầu có cái mào, và ngực, bụng màu trắng muốt, hai bên mắt có vệt đen kéo dài, cánh tròn, chân khỏe và cao, thích nghi với việc di chuyển trên mặt đất và trên các cành cây, có tiếng hót vang không trong giọng và ồn ào nói chung giọng hót không thật hay. Dân gian có câu là (Nhao nhao như Bồ chao bể ổ mà). Nhưng được cái nó hót liên tục suốt. Đây là loài chim đặc hữu quý của Việt Nam vừa có giá trị khoa học vừa có giá trị thẩm mỹ. Chim khướu này khi trưởng thành có mỏ dài, không cong, đuôi ngắn, bộ lông nâu hung vàng. sống ở rừng độ cao 1000m.

Phần lớn Khướu đầu trắng (Bồ chao) sống thành đàn nhỏ, trong các tầng cây bụi hay dưới tán rừng, hoặc ngay ở các trang trại cây lâu năm, chủ yếu sống định cư.

Tổ hình chén hoặc tồ có mái che. Phần lớn các loài khướu nói chung và Bồ chao nói riêng, con trống và con mái có bộ lông và vóc dáng giống nhau.Ngoài thiên nhiên chim Khướu nói chung và Khướu đầu trắng (Bồ chao) nói riêng ăn các loại côn trùng, cào cào, ếch nhái và cả các loại trái cây rừng đã chín, mùa sinh sản từ tháng khoảng tháng 3 đến tháng 6 trong năm

còn đây là chú chim mình nuôi đc 4 ngàylàm quen nào:

Kỹ Thuật Nuôi Chào Mào Bạch Sinh Sản

Kỹ thuật nuôi chào mào bạch sinh sản

Chào mào bạch tạng là loại chim đột biến gien có màu lông trắng như tuyết toàn thân, chân hồng, mỏ hồng và mắt hồng. Đây là loại chim hiếm trong thiên nhiên nên rất nhiều người săn tìm. Đặc biệt chúng khá đắt nếu thuộc hàng chim cảnh có những con có giá vài trăm triệu. Tuy nhiên để nuôi và thuần hóa những chú chim Chào mào bình thường đã thấy khá khó khăn, kỹ thuật nuôi chim Chào mào bạch tạng sinh sản lại càng khó.

Thời gian sinh sản và cách phối giống

Chim chào mào mái thường bắt cặp và sinh sản từ tháng 11 đến tháng 6 dương lịch năm sau và cũng có nhiều con đẻ thời gian khác. Để phối giống, trước tiên cho con trống vào sau đó cho chim mái vào, nếu thấy 2 con ve vãn nhau, con đực múa xòe thì coi như đã bắt cặp xong.

Nên làm các loại lồng lớn có kích thước rộng khoảng 1m,cao 1,5m và dài 2m. Trong lồng nên bố trí cây xanh, cầu cho chim nhảy, dưới nền để đất, phía trên cần che mưa và nắng. Đặc biệt là hướng lồng về phía đông để chim đón ánh ban mai và tắm nắng. Lồng phải để nơi yên tĩnh, ít người qua lại và tạo sao cho đẹp như ngoài thiên nhiên thì tỉ lệ sinh sản của Chào mào bạch tạng càng cao.

Kỹ thuật nuôi chim Chào mào bạch tạng sinh sản bạn phải luôn chú ý, nếu thấy chim tha rác làm tổ thì đó là lúc chúng chuẩn bị sinh sản. Thời gian này phải bạn phải chuẩn bị cho quá trình đẻ trứng, vì đây là giai đoạn thành công bước đầu, nếu thức ăn cung cấp cho chim không tốt và môi trường sống không thuận lợi chim sẽ không sinh sản. Bạn cần chuẩn bị tổ đẻ cho chúng một cách kỹ càng, đảm bảo đủ ấm, đủ an toàn để chúng ấp như rơm, giấy báo cắt nhỏ, cành cây khô vv… Tốt nhất là nên thả lúc chạng vạng để tránh làm chim sợ.

Chim Cảnh Bạch Vương Chào Mào Giá Tiền Tỷ

Không chỉ sở hữu bộ lông trắng hiếm có, chú chim này còn được coi là “bạch vương chào mào” bởi đôi mắt đỏ, chân hồng, mỏ hồng và giọng hót thánh thót vạn người mê.

Nhiều người có ý định mua lại, trả giá 500 triệu đồng để về làm giống nhưng anh nhất định không bán.

Vừa nhẹ nhàng nâng chiếc lồng trạm trổ khá tinh xảo để lên bàn, anh Dương Văn Chương (trú tại 28 Cửa Bắc, Ba Đình, Hà Nội) vừa cho biết với anh, mỗi chú chim giống như một người bạn tâm giao, gắn bó với từng kỷ niệm riêng nên có đắt đến mấy cũng sẽ không bán bất kỳ con nào.

Được biết, niềm đam mê chơi chim cảnh của anh bị “lây” từ bố khi còn bé xíu. “Trước đây, bố tôi cũng có sở thích nuôi và huấn luyện các loại chim như cu gáy, chào mào, chim khuyên… nên từ khi còn rất nhỏ, tôi đã rất thích ngắm nhìn những chú chim nhảy múa, hót thánh thót bên hiên nhà. Sau này lớn lên, khi công việc kinh doanh với nhiều áp lực, căng thẳng tôi tìm đến thú chơi chim như một cách để giải tỏa và thư giãn tinh thần”, anh Chương bộc bạch.

Từ niềm đam mê với những chú chim “đột biến gen” có màu sắc đẹp, hót hay và cực kỳ quý hiếm, anh Chương đã bỏ thời gian, tiền bạc và công sức để theo đuổi đam mê, đi khắp nơi tìm cho mình những loài chim độc lạ.

“Để có được con chào mào bạch tạng mắt đỏ quý hiếm này, tôi đã phải mất rất nhiều thời gian đi từ Hà Nội về Bắc Giang tìm gặp, theo đuổi, thương thảo mới thuyết phục họ bán bởi đây là loại chim đột biến không phải ai cũng có may mắn sở hữu. Một chú chim chào mào bạch hội tụ đủ các yếu tố như mắt đỏ, chân hồng, mỏ hồng, giọng hót hay và thi đấu giàn hay thì nó là vô giá”, anh Chương nói.

Chỉ vào chú chim có màu lông trắng, đôi mắt xanh, chân hồng và mỏ hồng đang hót líu lo, anh Chương kể: “Tôi đã phải lặn lội sang Singapore 3 lần để mua con họa mi bạch tạng quý kiếm có 1 không 2 này với giá 350 triệu đồng. Trong hàng nghìn con mới có một con họa mi đẳng cấp và hội tụ đủ các tiêu chí đẹp như thế”.

Năm 2016, anh lặn lội sang tận Indonesia 2 lần để tìm mua một chú chim hoàng khuyên mắt đỏ ruby với giá 300 triệu đồng. “Sở dĩ hoàng khuyên có giá đắt đỏ như thế bởi đây là loại chim quý, hót rất hay và tượng trưng cho sự giàu có và may mắn”, anh Chương bộc bạch.

Trải qua 10 năm chơi chim cảnh, đến nay, anh được coi là ông vua chim màu tại Việt Nam, sở hữu bộ sưu tập gồm 75 con chim màu cực kỳ quý hiếm được mua từ khắp nơi trên thế giới có giá trị trên 10 tỷ đồng. Trong đó, chim hoàng khuyên chiếm số lượng nhiều nhất với 21 con; 15 con chào mào bạch, còn lại là họa mi bạch, chích choè than bạch, chích chòe lửa bông, chích chòe lửa bạch, chim hoàng sâu, chim hút mật…

Chơi chim độc và đắt nên lồng chim của anh Chương cũng thuộc dạng đẳng cấp, đắt đỏ bậc nhất được làm hoàn toàn bằng tay, chạm khắc tinh xảo từ gỗ quý có giá từ 50 – 250 triệu đồng. Tính cả bộ sưu tập lồng của anh Chương cũng lên tới hàng chục tỷ đồng.

Để chăm sóc đàn chim cảnh quý giá một cách chu đáo nhất, anh trang bị điều hòa 2 chiều và thuê riêng 2 người giúp việc cho chim ăn đúng giờ quy định và dọn dẹp lồng chim cẩn thận hàng ngày với số tiền 15 triệu đồng/ tháng.

Chế độ ăn của đàn chim bạc tỷ cũng rất đặc biệt với các loại cám được đặt riêng cho từng loại, hoa quả theo mùa được chọn lựa cẩn thận tại siêu thị. Các loại côn trùng như châu chấu cốm, trứng kiến, sâu lột cũng được anh chọn lựa nhà cung cấp uy tín và an toàn. Sáng sớm những chú chim được “bảo mẫu riêng” vệ sinh lồng, cho ăn uống và phơi nắng đầy đủ.

Anh Chương cho biết thêm: “Với tôi, đàn chim này như một gia tài, mỗi con chim là một người bạn tâm giao có nhiều kỷ niệm, chỉ có thêm chứ không bớt nên nhiều người trả giá nửa tỷ đồng cho một con hoàng khuyên hay một con chào mào bạch tạng nhưng tôi không bao giờ bán. Sau những chuyến công tác, những giờ làm việc căng thẳng, chỉ với một tách trà nhỏ và ngồi ngắm chúng nhảy nhót, lắng nghe chúng hót với những âm thanh không nơi nào có, đó là những giây phút tuyệt vời nhất”.

(Theo Dân Việt)

Hội Thi Chim Chào Mào Đầu Xuân Quý Tỵ

Sáng nay 13.2 (mồng 4 tết), đông đảo người dân TP.Huế và du khách đã nô nức kéo về Công viên Nguyễn Văn Trỗi (TP.Huế, Thừa Thiên- Huế) để tham dự Hội thi Chim chào mào đầu xuân Quý Tỵ.

Từ sáng sớm, hơn 200 thành viên của Hội chim cảnh Thành Nội (TP.Huế) đã mang những chú chim ưng ý của mình tập trung tại công viên để tham dự cuộc đấu xảo. Một dãy dàn treo chim kéo dài hơn 100 m đã được dựng lên. Sau khi đã sơ loại hàng trăm chú chim không đạt yêu cầu, 190 chú chào mào chiến đã được lựa chọn để tham dự cuộc thi. Trên dàn đấu, những chú chào mào chiến thi nhau hót rộn rả cả không gian của công viên. Cuộc đấu xảo diễn ra với 6 vòng thi để loại dần những chú chim cụp mào, nhảy lộn, rỉa lông… không chịu trình diễn giọng hót cùng những vũ điệu xòa cánh điệu nghệ.

Đông đảo người dân và du khách đã tập trung đến xem hàng trăm chú chào mào xuất sắc nhất của Huế tranh tài tạo ra dàn hòa ca rộn ràng trong ngày xuân. Sau gần 4 tiếng đồng hồ trình diễn, ban giám khám gồm những nghệ nhân chơi chim có tiếng của cố đô Huế và Đà Nẵng đã chọn ra được 10 chú chim chiến nhất để tranh tài trong vòng loại trực tiếp. Kết quả chung cuộc chú chào mào của anh Trần Quang Vũ (ở số 48 đường Hàn Thuyên, TP.Huế) đã giành giải ba, chú chào mào của anh Ngô Thanh Đại (26A/135 đường Đặng Văn Ngữ, TP.Huế) giành giải nhì và giải nhất đã thuộc về chú chào mào của anh Nguyễn Đức Thạnh (ở số 9 đường Thanh Hương, TP.Huế). Vui mừng nhận được giải nhất, anh Nguyễn Đức Thạnh, cho biết: “Mình chơi chim khá lâu rồi, cũng mười mấy năm rồi, đặc biệt chim chào mào anh em ở Huế chơi rất đông. Người chơi chim ở Huế đầu tư không bằng các tỉnh bạn, nhưng bù lại chúng tôi có nhiều kinh nghiệm hơn nên rất được đồng nghiệp các tỉnh bạn tìm đến học hỏi”. Ở Huế, ngày trước thú chơi chim cảnh không chỉ có trong dân gian mà còn được ưa chuộng trong chốn cung đình nhà Nguyễn. Những năm gần đây, người dân Huế đã đam mê thú chơi chim cảnh như chim họa mi, sáo, chích chòe và đặc biệt là chim chào mào – loài chim cất tiếng hót trong trẻo và vút cao. Mỗi chú chim chào mào bình thường có giá từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng, riêng chú chim hay có giá từ 20-30 triệu đồng. Thế nhưng, người mê chim vẫn săn lùng và sở hữu cho bằng được. Được biết, Câu lạc bộ Chim cảnh Huế ra đời đầu năm 2013 nhằm để giúp những người đam mê chim có dịp giao lưu, học hỏi kinh nghiệm. Đến nay, ở TP.Huế đã có 7 câu lạc bộ chim cảnh, thu hút hàng ngàn người chơi chim tham gia. Ông Mai Bá Lộc, Chủ tịch Hội chim cảnh Thành Nội, cho biết: “Đây cũng là lần đầu tiên Câu lạc bộ chim Thành Nội tổ chức hội thi nhân dịp mừng xuân mới Quý Tỵ. Hiện phong trào chơi chim ở Huế lan rộng, số lượng người tham gia chơi chim lên tới vài ngàn người, chủ yếu là chim chào mào. Hội thi là dịp để những người có đam mê chim cảnh tham gia giao lưu học hỏi và tạo nên một sân chơi bổ ích trong ngày xuân.”