Top 11 # Xem Nhiều Nhất Chào Mào Bị Mất Lửa Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Chào Mào Bị Bể, Chào Mào Mất Lửa Cách Nhận Biết Và Phòng Tránh

Nói đến gà bị bể có lẽ anh em chơi gà ai cũng biết. Gà đi đá mà thua trận, gặp con khác không chịu đá nữa,cũng có con đá nhưng lại đá với con khác màu lông với con nó thua trận, chứ giống màu lông cũng không đá. Những con này thường để ăn thịt hoặc giữ lại lấy giống.

Với chào mào bể thì cần chế độ chăm sóc tốt và phải kiên trì mới may ra phục hồi được. Chào mào bể hay còn gọi vỡ chim là chào mào chơi bị thua trận hoặc sợ 1 cái gì đó, có thể mất lửa do chim khác đè nẹt, cho chim cắn nhau, làm chim hoảng sợ.

Chào mào bể người: Do hay hù chim, hoặc chim đang ngủ tới lấy lồng làm chim giật mình, cũng có thể do bắt chim bổi ra cắt móng, nhổ lông làm cho chim sợ. Dẫn đến chim bay loạn xạ khi người tới gần, hoặc đang chơi gặp người là bay tán loạn, sụp mào. Trường hợp này khác với chim chào mào bổi hoặc bổi già nha. Cách này muốn trị thì siêng chăm sóc, gần chim thì sẽ dần hết thôi.

Chào mào bể với chim khác: Nguyên nhân do bị con khác chét ché, nạt nộ giữ quá. Nguyên nhân này thường do chim chưa được căng lửa, kè gần chim căng lửa, chim già mùa, hoặc cho chim ép sát lồng cắn nhau, dẫn đến bể chim.

Nhận biết chim chào mào bị bể

Cách trị chào mào bị bể

Với chim má trắng lên thì cách trị rất khó,còn với chim bổi thì trị thành công cao hơn. Anh em treo chim ở nơi yên tĩnh, không nghe tiếng con chim khác, với chế độc chăm sóc như bình thường nhưng cần bổ sung thêm mồi tươi. Hoặc có chim mái thì ngày cho kè mái khoảng 15 – 30 phút để chim nhanh lấy lại lửa. Cứ chế độ chăm sóc như vậy khoảng 1 – 2 tháng thấy chim sung thì anh em bắt đầu mang chim đi dợt lại nhưng chú ý treo chim ở xa, không kè gần, dợt vậy khoảng 3 lần thì mang kè gần, nhưng chỉ kè với chim yếu lửa và chim ít mùa. Nếu thấy chim bắt đầu chơi lại thì anh em đã thành công,còn chưa chịu chơi thì cứ chế độ chăm sóc, dợt dãi đều đặn như vậy,để lấy lửa lại dần cho chim.

Cách phòng chào mào bị bể

Đừng có chọc hay làm cho chim hoảng sợ. Chơi chim đừng cho cắn nhau,lỡ bị chim người ta cắn thì 90% là bể luôn. Chim mới mang đi cội thì nên treo xa khoảng 2, 3 lần rồi bắt đầu cho lại gần. Không kè với chim già mùa, thấy chim chơi yếu thế thì xách chim ra liền. Đặc biệt là đừng để người ta xúi treo gần làm bể chim.

Đó là những kinh nghiệm của bản thân mình lúc trước đã gặp và may mắn là đã trị thành công. Chúc anh em sức khỏe và có cách nào hay thì chia sẻ cùng anh em nha.

Hạ Lửa Cho Chào Mào

Nuôi chào mào căng lửa đã khó, và khi chim căng lửa quá thì cũng không tốt cho chim. Chim căng lửa quá thường tự cắn lông cánh, lông đuôi, chân. Và chim nhảy điên loạn khi gặp chú chim khác hoặc nghe tiếng hót của con khác.

Dấu hiệu chào mào quá căng lửa

Chim tự cắn vào lông cánh làm hư lông, xơ lông hoặc cắn vào chân vào đuôi làm đuôi bị toe. Mỗi lần kè chim hay nghe tiếng con chim khác hót thì chim nhảy rất mạnh, bu lồng đòi cắn. Cũng có nhiều con căng lửa quá tự cắn vào bố lồng, vỏ trái chuối khô trong lồng.

Ở bài này mình xin hướng dẫn cách hạ lửa cho chào mào do chim quá căng lửa mà cắn cánh. Nếu chim cắn cánh, rỉa lông, cắn đuôi không phải do căng lửa thì vào đây tham khảo bài này : chào mào phá đuôi . Việc hạ lửa cho chào mào là cần thiết nếu không làm chú chim sẽ hư bộ lông, nhảy nhiều cắn nhiều quá sẽ đuối sức. Thậm chí hỏng luôn cả chú chim.

Cách hạ lửa cho chào mào

Đối với chào mào lúc căng lửa là do chim đang đạt thời kỳ sung mãn nhất và trong người luôn nóng. Để hạ lửa chào mào hiệu quả thì cần phải cho chim tắm thường xuyên, hạn chế các loại cám nóng, chim căng lửa thường ăn cám số 2, các bạn trộn cám số 1 và số 2 theo tỉ lệ 50/50 nhằm hạn chế chất nóng và kích thích.

Cho chim ăn trái cây hàng ngày, ăn các loại trái cây có tính mát như cam, cà chua, đu đủ, thanh long, dưa hấu. Sẽ giúp chim hạ lửa, nhưng vẫn còn phong độ và không mất lửa hẳn.

Tuyển cho em nó 1 chú chào mào mái em nó sẽ hạn chế cắn cánh, đuôi.Vì em nó lo ve vãn con mái không còn thời gian để tự làm mình đau nữa đâu.

Hạ lửa cho chào mào bằng cách mang em nó tới địa điểm dợt chim thường xuyên ngày 1 lần, hoặc có thể gửi nhà nào có nuôi nhiều chim. Khoảng 3 ngày do chim chơi nhiều sẽ xuống sức và sẽ hạ lửa.

Cách tiếp theo là chim sau khi tắm xong thì mang trùm áo lồng lại và treo ở nơi yên tĩnh và không nghe những chú chim khác. Nên trùm áo lồng vừa đủ ánh sáng vào để chim thấy đường mà ăn. Cách này khoảng 5 ngày là thấy biểu hiện rõ rệt.

Cách cuối cùng để hạ lửa cho chào mào là cho vào lồng tập lực, một bên để thức ăn,một bên để nước để chim bay qua lại. Chim tập lực nhiều sẽ đuối sức và không còn tự cắn lông cánh hay đuôi nữa.

Hi vọng các cách trên sẽ giúp được bạn trong việc hạ lửa cho chim do chim chào mào tự cắn cánh, cắn đuôi. Chúc vui vẻ.

Cách Chữa Trị Chào Mào Bị Ho

Chào anh em,mình xin chia sẻ kinh nghiệm của mình về chào mào bị ho,hay còn gọi là ho gió.Và mình đã chữa thành công cho nhiều con.

Dấu hiệu nhận biết :

Chào mào thỉnh thoảng kêu tiếng chắt chắt,tùy nặng hay nhẹ mà tiếng kêu dài hay ngắn.Bệnh này làm cho chim khó chịu,chào mào hót ít hơn bình thường.Nếu để lâu sẽ làm cho bệnh nặng hơn và có thể bỏ ăn hoặc chết.

Thường do thay đổi từ vùng này đến vùng khác ,như chuyển từ Bắc vào Nam,hay từ Trung ra Bắc…Nên khí hậu thay đổi.Cũng không loại trừ trường hợp do ăn,uống,hoặc lồng không được dọn vệ sinh.

Cách chữa trị :

Có nhiều cách chữa trị,tùy theo cơ địa của từng con chim mà phục hồi sớm hay muộn.Mình xin nêu ra vài cách cho anh em tham khảo.

+Cách 1 : Cho 1-2 giọt mật ong vào cóng nước,đánh cho mật ong hòa tan vào nước rồi cho chim uống,canh sao cho chim uống hết ngày rồi ngày mai thay cóng khác,cứ làm vậy khoảng 3 ngày là hết.

+Cách 2 : Nếu nhẹ hơn thì anh em có thể pha 1 ít nước chè cho chim uống,cách này cũng đơn gian cho anh em nào không có mật ong.

+Cách 3 : Dùng củ hành tím thái mỏng ra,sau đó dùng vải hoặc tấm mùng ( màn) đặt trên nóc lồng rồi trùm áo lồng lại,treo chim nơi có ánh sáng để chim nghỉ ngơi,tránh để nơi hướng gió lùa.

+Cách 4 : Cách này dùng cho chim mới bắt đầu ho,anh em cắt một nửa trái cam cho chim ăn khoảng 1 ngày là hết.

——————————————————————————————————————————————————-

Thành viên khác chia sẻ:

Nói đến các bệnh của chào mào thì có lẽ bệnh ho là một trong những bệnh phổ biến nhất của dòng chim này. Chào mào được liệt vào danh sách những dòng chim có thể trạng yếu và dễ mắc bệnh nhất. Nguyên nhân dẫn đến bệnh ho này chủ yếu là do thời tiết khí hậu thay đổi. Một số ít là do chủ chim cho ăn cám hạt quá lớn. Về dấu hiệu nhận biết bệnh ho này cũng đơn giản, ví dụ như chào mào hay kêu khẹt khẹt, chét chét.

1: Dùng tỏi, gừng và muối sống

2: Dùng mật ong và nước ấm

3: Sử dụng gừng ta để trị ho

4: Trị bằng thuốc Nam

chúng tôi

Tại Sao Chào Mào Bị Yếu Chân?

Những nguyên nhân khiến chào mào bị yếu chân

#1. Do va đập

Chim bổi hoặc chim thuộc, khi bay nhảy hoảng sợ sẽ vô tình làm chân va đập vào nan lồng, vào cậu hay kẹt móng vào lồng. Những nguyên nhân này sẽ khiến chim bị đau chân, bay nhảy và đậu khó khăn hơn.

Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà trị khác nhau. Tuy nhiên khi bị vậy thì các bạn nên bắt chim ra và bôi dầu vào vết sưng. Còn nếu là vết thương chảy máu thì ra tiệm thuốc mua chai nước rửa có thuốc trong đó rồi nhỏ cho chim.

Ngày làm 2 lần trong khoảng 3 – 5 ngày là khỏi. Cần bổ sung thêm mồi tươi và trái cây để chim ăn sẽ bình phục nhanh hơn. Nếu chim không đậu được trên cầu thì cho thức ăn và nước xuống dưới đáy lồng cho chim ăn uống.

Trùm áo lồng và treo chim ở nơi yên tĩnh để chim nghĩ ngơi, bạn chế bay nhảy.

Lời Khuyên : Nếu chim bổi thì nên thuần từ từ, không nên treo nơi quá đông người làm chim hoảng sợ. Tối ngủ thì nên trùm áo lồng cho chim nghĩ ngơi, treo nơi yên tĩnh không có con vật nào có thể tới được làm chim hoảng sợ

#2. Do móng chân dài và bốt quá dày.

Chim sống trong lồng lâu năm sẽ làm cho vảy chân và móng dài hơn do ăn thức ăn chứa nhiều canxi và đạm. Khi nó mọc dày ra thì sẽ bảy nhảy khó khăn, cảm giác chân chim bị yếu và không tự tin khi đậu.

Khi gặp các trường hợp này thì cần phải bắt ra cắt mỏng và lột vảy cho chim bằng cách :

Đối với lột vảy : Trước khi lột nên cho chim tắm nước, tắm xong bắt chim ra và dùng chanh chà nhẹ vào vảy của 2 chân. Mục đích là để vảy mềm và dễ lột hơn. Các bạn chỉ cần dùng móng tay khảy nhẹ là lớp vảy sẽ bung ra thôi. Lưu ý : Không lột quá dày làm chim bị chảy máu và nhiễm trùng ở chân

Đối với cắt móng : Để cắt móng không bị ngắn quá, dài quá làm chim chảy máu thì các bạn dùng 1 cái đèn soi vào móng của chim. Chỗ nào có vệt đen thì cắt, còn chỗ nào nhìn vào thấy màu hồng thì nó là đường máu. Cắt vào chim sẽ chảy máu ngay. Dùng bấm móng tay và bấm từng móng cho chim.

Lời Khuyên : Nên định kỳ 4 tháng lột vảy và cắt móng cho chim 1 lần để chim bay nhảy dễ dàng hơn. Ở ngoài thiên nhiên chim biết cách mài móng và ở vảy ra, trong lồng thì mình cần phải làm. Không nên sử dụng cầu quá to hay nhỏ, và cầu gồ ghề làm móng nhanh dài và mọc ra bị cong vẹo.

#3. Do chim bị thiếu chất

Phương pháp 1 : Sử dụng cầu thầu đâu

Gỗ thầu đâu ( sầu đông, xoan ) là loại gỗ giúp trị yếu chân rất tốt. Ngoài ra nó còn giúp diệt các loại rận mạt trong lồng chim.

Các bạn thay cầu cho chim đậu bằng cầu thầu đâu. Chọn cành tròn vừa chim đậu, không chọn cành gồ ghề làm móng chim bị cong vẹo. Để cho chim đậu khoảng vài tháng là chân sẽ khỏe hơn.

Phương pháp 2 : Tiếp đất kết hợp thầu đâu

Có nhiều con sử dụng cầu thầu đâu nhưng vẫn không hết thì chúng ta cần kết hợp thêm tiếp đất bằng cách:

Cho chim vào lồng lớn, bên trong bố trí cầu, thức ăn để dưới đất. Khi chim ăn bắt buộc phải đậu dưới đất để ăn. Hơi đất sẽ giúp chữa yếu chân cho chào mào, và chim còn tự tìm khoáng trong đất để bổ sung chất còn thiếu trong cơ thể. Chịu khó để vậy khoảng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Lời khuyên : Nên cung cấp thức ăn cho chào mào đầy đủ chất như canxi, khoáng, đạm, các loại vitamin…. Như vậy chim sẽ khỏe mạnh và không bị yếu chân