Top 3 # Xem Nhiều Nhất Chào Mào Dáng Chuẩn Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Cách Chọn Chào Mào Đực Trưởng Thành Dáng Chuẩn Hót Hay

Chọn chào mào qua hình dáng bên ngoài

Để có một con chào mào đẹp, chuẩn và khỏe thì bạn cần chọn gốc mào to, khi nó dựng mào lên phải thẳng cạnh từ giữa mào đến hết cổ, không có hiện tượng gấp ở cổ. Nếu bạn chưa biết đâu là mào chim thì đây là phần lông chim dựng lên ở phía đầu chim. Chim có mào thon gọn, đỉnh mào nhọn và không loe hoe ra thì đây chính là con chim đẹp, rất uy nghi đĩnh đạc. Mào chim cong về phía trước là mào lân, mào thẳng đứng gọi là mào đinh chim có nhiều nước chơi hay và rất hào hoa phong nhã.

Mỏ chào mào: thì chọn chào mào mỏ mảnh, thường thì có bo tròn trịa. Nhưng nếu kiếm được em nào có mỏ cạnh rõ rệt thì vô cùng quý (mỏ ba lá). Chào mào loại này rất sung, to mồm và lắm mồm lắm. Hai bên mép của con chào mào càng rộng thì giọng chim vang to, khi ra đấu rất có uy lực, có thể đàn áp những con chào mào khác.

Mí và má chào mào: Đây là đặc điểm để nhận biết chim đã trưởng thành hay chưa. Ngoài ra nó còn là điểm nhấn, xuyến tô điểm cho nét độc đáo của chim chào mào. Mí chào mào cần phải gọn, nhìn tươi và 2 mí cân đối đều nhau. Về má chào mào thì cần phải cân đối, có hơi phồng phồng ra đều nhau, vệt ngăn cách càng mảnh thì càng đẹp, tốt nhưng không được đứt quãng. Ngoài ra thì lông má cần phải trắng không bị đục, như thế đây là con chào mào có mặt tướng dữ, rất đẹp.

Hầu chim: là bộ phận giúp tạo dáng cho con chim và nhận biết chim bền, dữ, giọng khỏe hay vang. Chim chào mào đẹp hay không thì hầu là một phần rất quan trọng. Nếu như các bạn chưa biết thì phần gốc mỏ xuống dưới cổ, đây chính là hầu chim. Hầu chim chào mào cần phải to, phần lông hầu phồng lên, căng khỏe. Chim có hầu nhỏ thì phần lông hầu sẽ chỉ phùng phùng lên và chim không đẹp.

Chọn chào mào qua giọng hót

Sổ là giọng hót đấu của chào mào, đây cũng là giọng rao nhưng gắt gỏng hơn, ngắn nhưng lại rất đanh so với giọng rao. Giọng sổ của chim cần phải to, gắt, đổi đảo liên tục thì đây mới là chim tốt. Khi con chim chào mào đang rao và có một con khác “chõ mõm” vào thì nó sẽ lập tức chuyển sang giọng sổ, nghe mới tê tái làm sao. Chim này mà mang đi chơi, đi đấu thì đẹp mặt chủ biết bao nhiêu.

Chẻ là giọng khi em chim nó sung tột độ thì nó ré lên. Đây là tiếng sổ quíu của chim chào mào khi nó muốn tuôn ra một tràng âm thật dài trong thời gian thật ngắn. Đây gần như là tiếng gầm của sư tử để thể hiện rằng mình là chúa sơn lâm. Nhiều con chim khi nó ra giọng chẻ thì sẽ khiến lũ chim khác giật mình nhốn nháo, ý là các chú không đủ tuổi đâu. Con nào mà chẻ thì những con khác có con phải nhốn nháo đi trốn thì anh em hãnh diện thế nào rồi đấy. Tiếng chẻ uy lực thì phải gắt, dài, âm phải thanh và vang, chọn những chú chim có tiếng như thế mới tốt.

Rọt là tiếng chim lúc bắt đầu khởi động cho một cuộc “chửi nhau tơi tả” với con chim khác. Đây là tiếng kêu lúc chim phấn khích, xung. Nó sẽ không há mỏ mà chỉ rung 2 mỏ cho âm phát ra và tiếng rọt này có biên độ ngắn, nhanh nhưng dài thì đây là những chú chim hay.

Đây là một số kinh nghiệm chọn chim chào mào đực trưởng thành hót hay. Giúp các bạn có những chú chim chào mào đực đẹp, để khi đem đi thi chim thì cảm thấy hãnh diện và có thứ hạng cao. Chúc các anh em có thể chọn được chú chim chào mào tốt và cách nuôi chim chào mào hót hay để phục vụ cho niềm đam mê của mình.

Kinh Nghiệm Chọn Dáng Chim Chào Mào Đẹp

Kinh nghiệm chọn dáng chi tiết cho chào mào (Dành cho người mới bắt đầu tìm hiểu chào mào và cách chơi chim)

Mòng chim đẹp là mòng chim thể hiện được tốt chức năng của nó

Mòng chim dùng để biểu cảm tâm lý của nó , khi nhát , sợ ….thì mòng cụp chúng tôi tâm lý ổn định thì mòng đứng thẳng chót vót , lúc sung tột độ trong thời gian dài mòng có khuynh hướng chồm về phía trước như một cái sừng ….những biểu hiện đó giúp nó giao tiếp với đồng loại mà không cần dùng lời hay tiếng hót .

Mòng Đinh:

Các kiểu mòng thường gặp :

Mòng lân , loại chim có mòng này khá hung dữ , phong cách chơi lăng xăng sung mãn , được ví như võ tướng . Thường thì chiếm rất nhiều cảm tình đối với người chơi chim chào mào …và được xem là loại mòng đẹp nhất

Mòng đinh là loại chim có loại mòng thể hiện tính phong độ ổn định quanh năm, phong cách chơi đầm tính, thanh thoát… nếu mòng lân là quan võ thì mòng đinh ắt hẳn là quan văn

Mòng dê:

Mắt và chức năng của mắt.

Một chú chim có kiềng dầy và sâu hiếm có – gọi là Liên Kiềng . Mắt chim dùng để nhìn sự vật… cho nên khi lựa chim bao giờ ta cũng cận thận ở khâu này và tự hỏi rằng… nó có thấy đường không?

Thử phản ứng nheo mắt: đưa ngón tay cho chim mổ… nếu chim thấy đường thì mổ trúng… bằng ko thì… hic hic

Sở dĩ mà mình hơi nghiêm trọng vấn đề này vì kinh nghiệm đã từng trải qua với một con có đôi mắt sáng ngời tinh anh, nhưng bị mù… chẳng hiểu sao mắt không hư nhưng không thấy được sự vật…?

Với một con chim có mắt đẹp đòi hỏi hình dáng của mắt phải sếch ngược lên trên, đặc điểm này cũng có thể phân biệt chim trống chim mái… khiến khuôn mặt chim trở nên cộc cằn, hung tàn hơn…

Hốc mắt và con người nên nằm sâu trong hộp sọ , gọi là mắt sâu……vì chim thường hay mổ , cào xé nhau trong khi đấu đá ….khả năng đuôi mắt cũng rất cao …..những chim có hốc mắt sâu thường hạn chế được rủi ro này

Mí mắt cần mỏng, phản ứng nheo mắt nhanh

Nhân tiện xem trên mí mắt có cọng lông màu đỏ nào không , nếu có hàng mi màu đỏ là chim rất quí hiếm …loại chim đột biến màu này gọi là MI HÔNG , hay Mây Hồng….giá trị rất nhiều

Hầu chim chào mào

Thông thường người thường chọn chim có hầu to , hầu co giản lúc xẹp lúc phồng ….lúc trử âm ở miệng , hầu nở to tròn …..nên hầu hết ngừoi chơi cho rằng hầu càng to thì chim hót càng lớn tiếng.

Để phân biệt hầu to người ta thường căn cứ vào kiềng , kiềng càng sâu thì khả năng hầu chim càng to……..Vì kiềng là nơi phân chia giửa ngực và hầu ….kiềng càng lấn sâu xuống bụng ( trể ) thì khả năng hầu càng to

Ngực chim chào mào và chức năng

Ngực chim chào mào rất bình thường và giản dị, người chơi thường lướt nhanh qua bộ phận này… tuy nhiên, chúng ta cũng nên nêu lên ở đây để lần mò tìm được cái ngực tốt… cái ngực đẹp

Cũng như những loài chim khác, chào mào có khung ngực của che chở cho nội tạng bên trong như buồng phổi…v.v Chọn thế nào để ngực làm tốt chức năng của nó là ổn.

Một số tiêu chí nhìn, chọn ngực chim chào mào

Công Thức Cám Chuẩn Nhất Cho Chào Mào

Những năm gần đây, nhất là sau khi dịch cúm gia cầm đã lắng xuống, phong trào nuôi chim Chào mào tăng đột biến ở các tỉnh Miền trung – Tây nguyên, nơi sản sinh ra những chú chim Chào mào có tố chất và giọng hót rất hay, đặc biệt khi ra đấu trường. Phong trào đi lên cũng là lúc người chơi mỗi lúc một đông lên bao gồm già có, trẻ có. Sự đam mê tiếng hót chim Chào mào đã kết nối tình cảm của những con người lại gần nhau hơn, không phân biệt giai cấp, địa vị, nghành nghề, hèn sang để các buổi sáng cuối tuần tựu chung lại 1 điểm. Với mong muốn được giao lưu, học hỏi, nâng cao trình độ, kỹ thuật chơi với những người cùng sở thích. Nâng cao khả năng cọ sát và chứng tỏ bản lĩnh của những chiến binh Chào mào.

Những người nuôi chim lâu năm có thể nhận ra rằng chú chim đó đang khỏe mạnh hay đau ốm, đang căng lửa hay chẳng có tí lửa nào. Mà yếu tố quan trọng nhất đó là nhìn phân chim mình nuôi để đoán bệnh tật, để biết thức ăn có thích hợp với nó hay không. Như vậy để chúng ta biết cái thời khó khăn nhưng các cụ nuôi chim cũng đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm dân gian mà chỉ có qua thời gian mới có được. Nói vậy đủ để các bạn biết được rằng hệ tiêu hóa của những chú chim khá nhạy cảm so với thể trạng và trọng lượng của chúng. Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý khiến những chú chim được liệt vào danh sách các chú chim chất lượng, hung dữ, có tuổi lồng vẫn không bứt lên được. Nước chơi vật vờ, thất thường là điều rất dễ nhận ra. Lúc thì như điên loạn, lúc lại cụp mào mà chủ nhân của chúng chẳng hiểu lý do vì sao. Xin nêu lên 1 số biểu hiện thường gặp khi nuôi chim Chào Mào để các anh em nghệ nhân chơi lâu nắm cũng như các bạn mới chơi chiêm nghiệm và tìm cách khắc phục:

– Chim thường mổ vào tai cóng, áo lồng và đặc biệt là xuống bố lồng xé ăn giấy báo ( giấy lót lồng ). Thậm chí ăn cả phân của chúng ị ra.

Gặp những biểu hiện như trên nghĩa là chim chưa đạt yêu cầu về chế độ dinh dưỡng trong thức ăn hàng ngày và chế độ tắm táp, phơi nắng. Điều đó chứng minh rằng những chú chim này chưa đạt được phong độ đỉnh cao mà ta mong muốn. Vì thế chúng ta cần bổ sung và cân bằng các chất cần thiết trong thành phần cám nuôi để giúp chim thích nghi được với thời tiết nhằm thúc đẩy và giúp chúng đạt được phong độ đỉnh cao. Nguyên liệu làm cám cho Chào mào từ trước tới nay người nuôi chim vẫn dựa chủ yếu vào các thành phần trong Ngũ Cốc Thực. Nhưng cái khó nhất chính là sự kết hợp hài hòa giữa các thành phần nhằm phát huy được công dụng của các chất. Ngoài ra, khâu chế biến cũng hết sức quan trọng, giúp sản phẩm khi hoàn thành không bị biến chất và mất đi công hiệu của nó. Qua trải nghiệm thực tế nhiều năm tôi xin gửi tới anh em 2 công thức cám cho Chào Mào đang rất được ưu chuộng đã mang lại những bước đột phá về sự thành công và làm hài lòng các nghệ nhân khó tính nhất.

– muối trắng: 10g – Cà rốt: 0,5 kg – Gạo: 0,4 kg (có thể dùng gạo đỏ của người đồng bào càng tốt)

Cám dùng từ tháng 09 đến tháng 01 (dương lịch)

– Nghệ tươi: 20g (chỉ cho vào 3 tháng mùa đông)

Cám dùng từ tháng 01 đến tháng 09 (dương lịch)

Cám dùng từ tháng 09 đến tháng 01 (dương lịch)

– Nghệ tươi : 20g (Chỉ dùng vào 3 tháng mùa đông)

Sau khi làm chín hoàn toàn các thực phẩm cần thiết các bạn chế như sau : Ta trộn: Gạo + Đậu nành + Đậu xanh + Mè hoặc đậu phộng + Kỳ tử. Rồi cho vào cối xay khô (bột càng mịn càng tốt ). Cái này giúp cho hệ tiêu hóa của chim hấp thụ được chất dinh dưỡng tốt. Vì như chúng ta đã biết hệ tiêu hóa của giống chim chào mào là rất nhanh, chúng chỉ có thể tiêu hóa và hấp thụ trong thời gian tối đa là 3 phút, do vậy nếu chúng ta xay bột chưa nhuyễn khiến chim ăn nhưng không hấp thụ được hết các thành phần dinh dưỡng thì thức ăn có tốt đến mấy cũng như không và dẫn tới tình trạng: phân sống

Chúc toàn thể quý anh em có cách lựa chọn hợp lý, theo đuổi lâu dài, hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình để có được chất lượng về nguồn dinh dưỡng cần thiết hàng ngày cho những chiến binh của mình. Cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết. Chúc các anh em đam mê chim chào chào có được những chú chim ưng ý. Mọi ý kiến xin được để lại lời bình dưới bài viết.

Cách Bố Trí Cầu Cho Chào Mào Chuẩn Nhất

Chọn cầu với kích cỡ phù hợp với chân chim

Nếu cầu có kích thước lớn thì các ngón chân của chim không bám được hết vào cầu. Chúng chỉ có thể bám được một phần của cầu dẫn đến dần dần các ngón chân của chim sẽ cong về 1 bên. Chim chào mào sẽ bị tật một thời gian sau đó, rất nguy hiểm.

Ngược lại nếu cầu có kích thước nhỏ thì móng của chim sẽ không bám được vào cầu. Móng chim mà dài ra thì sẽ bị gãy, gây khó khăn cho chim khi di chuyển. Anh em sẽ tốn công, tốn thời gian để cắt tỉa móng cho chúng.

Cách đặt cầu cho chào mào

Đặt cầu chúng ta đặt cầu cao hơn đáy lồng ít nhất 3~4cm. Điều này sẽ giúp đuôi chim không chạm vào đáy lồng dẫn đến lông quẹt vào phân ở đáy lồng. Đồng thời anh em cũng đặt cầu sao cho nóc lồng đến đầu chào mào 5~6cm. Khi chim bay nhảy sẽ không bị chạm vào nóc lồng, giúp chim thoải mái hơn.

Khi đặt cầu thì anh em cũng đặt cầu sao cho 2/3 đoạn từ cầu đến thành lồng. Khi nhảy chim sẽ không chạm vào thành lồng gây rụng lông, rụng đuôi. Tốt nhất anh em nên đặt ở giữa lồng và ngang với cửa để tiện lấy chim ra tắm rửa…

Đối với anh em chơi nhiều cầu thì chú ý khoảng cách giữa 2 cầu. Khoảng cách cố gắng để trên 12cm là đẹp. Ngoài ra thì mặt phẳng chứa 2 cầu phải cách nhau từ 10~12cm. Điều này giúp tránh việc phân chim có thể rơi xuống cầu dưới. Đây là điều mà tuyệt đối anh em cần tránh.

Còn một phần là anh em thích sử dụng rễ cây để làm cầu thì chọn rễ cây không cong queo quá. Chào mào có tập tính là thích đậu ở trên cao nên sẽ chủ yếu đậu ở bên trên. Nếu đặt ngang thì chào mào sẽ bị dính đuôi ở cầu dẫn đến rụng lông…

<!-