Top 7 # Xem Nhiều Nhất Chào Mào Đầu Bi Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Hội Thi Chim Chào Mào Đầu Xuân Quý Tỵ

Sáng nay 13.2 (mồng 4 tết), đông đảo người dân TP.Huế và du khách đã nô nức kéo về Công viên Nguyễn Văn Trỗi (TP.Huế, Thừa Thiên- Huế) để tham dự Hội thi Chim chào mào đầu xuân Quý Tỵ.

Từ sáng sớm, hơn 200 thành viên của Hội chim cảnh Thành Nội (TP.Huế) đã mang những chú chim ưng ý của mình tập trung tại công viên để tham dự cuộc đấu xảo. Một dãy dàn treo chim kéo dài hơn 100 m đã được dựng lên. Sau khi đã sơ loại hàng trăm chú chim không đạt yêu cầu, 190 chú chào mào chiến đã được lựa chọn để tham dự cuộc thi. Trên dàn đấu, những chú chào mào chiến thi nhau hót rộn rả cả không gian của công viên. Cuộc đấu xảo diễn ra với 6 vòng thi để loại dần những chú chim cụp mào, nhảy lộn, rỉa lông… không chịu trình diễn giọng hót cùng những vũ điệu xòa cánh điệu nghệ.

Đông đảo người dân và du khách đã tập trung đến xem hàng trăm chú chào mào xuất sắc nhất của Huế tranh tài tạo ra dàn hòa ca rộn ràng trong ngày xuân. Sau gần 4 tiếng đồng hồ trình diễn, ban giám khám gồm những nghệ nhân chơi chim có tiếng của cố đô Huế và Đà Nẵng đã chọn ra được 10 chú chim chiến nhất để tranh tài trong vòng loại trực tiếp. Kết quả chung cuộc chú chào mào của anh Trần Quang Vũ (ở số 48 đường Hàn Thuyên, TP.Huế) đã giành giải ba, chú chào mào của anh Ngô Thanh Đại (26A/135 đường Đặng Văn Ngữ, TP.Huế) giành giải nhì và giải nhất đã thuộc về chú chào mào của anh Nguyễn Đức Thạnh (ở số 9 đường Thanh Hương, TP.Huế). Vui mừng nhận được giải nhất, anh Nguyễn Đức Thạnh, cho biết: “Mình chơi chim khá lâu rồi, cũng mười mấy năm rồi, đặc biệt chim chào mào anh em ở Huế chơi rất đông. Người chơi chim ở Huế đầu tư không bằng các tỉnh bạn, nhưng bù lại chúng tôi có nhiều kinh nghiệm hơn nên rất được đồng nghiệp các tỉnh bạn tìm đến học hỏi”. Ở Huế, ngày trước thú chơi chim cảnh không chỉ có trong dân gian mà còn được ưa chuộng trong chốn cung đình nhà Nguyễn. Những năm gần đây, người dân Huế đã đam mê thú chơi chim cảnh như chim họa mi, sáo, chích chòe và đặc biệt là chim chào mào – loài chim cất tiếng hót trong trẻo và vút cao. Mỗi chú chim chào mào bình thường có giá từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng, riêng chú chim hay có giá từ 20-30 triệu đồng. Thế nhưng, người mê chim vẫn săn lùng và sở hữu cho bằng được. Được biết, Câu lạc bộ Chim cảnh Huế ra đời đầu năm 2013 nhằm để giúp những người đam mê chim có dịp giao lưu, học hỏi kinh nghiệm. Đến nay, ở TP.Huế đã có 7 câu lạc bộ chim cảnh, thu hút hàng ngàn người chơi chim tham gia. Ông Mai Bá Lộc, Chủ tịch Hội chim cảnh Thành Nội, cho biết: “Đây cũng là lần đầu tiên Câu lạc bộ chim Thành Nội tổ chức hội thi nhân dịp mừng xuân mới Quý Tỵ. Hiện phong trào chơi chim ở Huế lan rộng, số lượng người tham gia chơi chim lên tới vài ngàn người, chủ yếu là chim chào mào. Hội thi là dịp để những người có đam mê chim cảnh tham gia giao lưu học hỏi và tạo nên một sân chơi bổ ích trong ngày xuân.”

Cách Chữa Bệnh Rụng Lông Đầu Ở Chim Chào Mào

Ngoài 3 bệnh thường gặp ở chim chào mào và cách trị bệnh thì chào mào bị rụng lông đầu cũng coi là bệnh và phải có phương pháp điều trị thích hợp để không ảnh hưởng tới sức khỏe khi nuôi chim chào mào.

Chim chào mào bị rụng lông đầu không phải do chim thay lông và có dấu hiệu nhận biết như sau thành viên trong hội chim cảnh hải phòng chưa sẻ: đầu tiên chòa mào bị rụng lông quanh mắt và một phần tách đỏ rụng giống như cái họa quanh mắt chim vành khuyên. Mắt chim khi bị loại này hơi mờ và tỏ vẻ chậm chạp hơn nhiều.

Nguyên nhân: Nguyên nhân chính là do cám có nhiều chất kích thích và chất gây nóng, hàm lượng đạm quá cao như: Ớt, táo tàu, kỳ tử, mật ong, tôm…làm cho chú chim luôn nóng và bức rức trong người. cũng có thể chim bị rụng lông do thời tiết vào mùa đông chim ăn cám đó bình thường, giúp giữ ấm cho cơ thể. Nhưng khi sử dụng cám đó vào mùa hè sẽ gây nóng cho chim. Hoặc chim ít được tắm nắng, dợt dãi để xả lửa và điều đặc biệt nữa là chỉ cho ăn cám mà không nhớ rằng bản chất chào mào là loại ăn trái cây. Không phát hiện kịp thời từ lúc rụng lông quanh mắt nên dần chim bị rụng luôn hết đầu.

Cách chữa: Đầu tiên bạn cần đổi cám cho chim đừng vì sợ chim mất lửa mà để cám đó dẫn đến hỏng chú chim. Bổ sung nhiều trái cây giúp chim mát để kích thích ra lông như : Đu đủ, cam, bình bát dây, cà chua, mướp khía… Nên ngày nào cũng cho ăn và thay đổi các loại trái cây. 1 tuần cũng nên bổ sung cào cào non 1 lần để loài chim cảnh hót hay này có sức đề kháng và dinh dưỡng tự nhiên.

Với những chú chim bị rụng lông đầu bạn nên cho chim tắm 4 lần/ tuần và khi tắm bạn pha vào 1 ít muối để diệt khuẩn hoặc cho 1/2 nước xúc miệng Listerine bạc hà, vừa giúp diệt khuẩn và kích thích cho lông tơ phát triển.

Tránh việc trùm kín áo lồng vì chim đang bức bối trong người trùm nhiều quá làm chú chim càng cuồng hơn. Chỉ nên trùm kín vào lúc chim đi ngủ, sáng ra thì mở 1/3 áo lồng ( đối với lồng tròn ) và vén áo lồng hình chữ A đối với lồng vuông và treo chim ở nơi yên tĩnh. Cho chim tắm xong cũng để áo lồng như vậy và treo chim ở nơi yên tĩnh, có ánh sáng để ăn.

Việc chăm sóc bảo vệ chào mào không bị bệnh cực kỳ quan trọng để đảm bảo chim có sức khỏe, tiếng hót và vẻ đẹp thẩm mỹ.

Nguồn: sưu tầm

Lạ Mà Hay: Dùng Chim Chào Mào Đầu Đàn Dụ Chim Rừng Về Hót Quanh Nhà

Sinh ra và lớn lên giữa bốn bề núi rừng bản Chừn, từ nhỏ anh Sâm được theo chân người lớn đi khắp núi rừng, được nghe tiếng chim hót véo von. Khiến anh Sâm rất thích thú và có niềm đam mê đặc biệt với chim, nhất là chim chào mào.

Chào mào là loại chim rừng được rất nhiều người yêu thích vì tiếng hót của chúng rất hay.

Không giống như những kẻ chuyên săn bẫy chim để vụ lợi, mua bán hoặc giết thịt, anh Sâm chỉ bẫy chim đầu đàn làm “chim mồi”, dùng tiếng hót dụ đàn chim rừng về đậu quanh vườn nhà để thưởng thức tiếng hót.

Anh Sâm nói rằng: Để bắt được con chim đầu đàn không hề đơn giản chút nào, bởi chúng là những con chim tinh ranh nhất, khôn nhất trong đàn. Để bẫy được chúng, đầu tiên phải nhận biết được mùa, thời kỳ chim sinh trưởng, điều quan trọng là phải có chim đầu đàn khác làm mồi nhử, dẫn dụ chim đầu đàn trên rừng về. Người xưa thường nói “chim tức nhau tiếng gáy”, khi chim đầu đàn bị con chim khác khiêu khích bằng tiếng hót, sẽ rất phấn khích, tức giận, lập tức bay đến để chọi, rồi bị mắc bẫy.

Chim chào mào đầu đàn của anh Quàng Văn Sâm.

Theo anh Sâm, tháng 3 đến tháng 5 là thời điểm thích hợp nhất để bẫy chim đầu đàn, bởi thời gian này là mùa chim giao phối, những con chim chào mào đực đầu đàn rất hung hăng, dễ bị khiêu khích khi có con chim khác hót quấy nhiễu. Ngoài ra, vào những tháng khác thường chỉ bắt được các loại chim mới lớn, chim non, tiếng hót chưa hay. Khi bẫy chim phải chọn nơi vắng vẻ, bụi rậm hoặc bóng cây to đặt bẫy, dụ chim.

Dụng cụ bẫy chim đầu đàn của anh Sâm.

Tuy có sở thích chơi chim nhiều năm nhưng trong nhà anh Sâm lúc nào cũng chỉ lác đác 2 – 3 lồng nuôi chim, những con chim này đều tự tay anh bẫy được, chúng hót rất hay. Ngày nào cũng hót dụ cả đàn chim rừng bay về đậu quanh vườn nhà, nhìn thích mắt, nghe vui tai, không biết chán.

Chim chào mào đầu đàn của anh Sâm.

“Không như trước đây nuôi chim là để nghe chúng hót, bây giờ nhiều người bẫy chim để để bán, để thịt, khiến chim chào mào rừng giảm đi rất nhiều. Mấy năm trước, Nhà nước đã cấm sử dụng súng kíp, súng tự chế, trong bản nhà nào cũng giao nộp súng không còn ai sử dụng nữa. Nhưng bây giờ lại xuất hiện lưới bẫy chim, bán la liệt ngoài chợ với giá rất rẻ, tác hại của chúng còn hơn cả dùng súng săn, cả đàn chim bị sa bẫy chỉ trong chốc lát. Nếu tình trạng này tiếp diễn thì rừng sẽ chẳng còn chim hót nữa”, anh Sâm tâm sự.

Sự Tích Chim Khướu Bạc Đầu

Sự tích chim khướu bạc đầu – Truyện cổ tích loài vật

Vợ chồng nhà nọ sinh hẳn mười đứa con. Nhà nghèo nợ nần chồng chất người mẹ chịu không nỗi đâm ra ốm nằm liệt. Sau người mẹ chết đi mười đứa con vì khóc thương mẹ mà trở nên gầy gò, tàn tạ rồi cũng chết hóa thành những con chim khướu đầu bạc…

Xưa kia, có cặp vợ chồng nhà nọ sinh ra hẳn những mười đứa con. Cảnh con đông, sức hai vợ chồng thì có hạn, vì thế cho nên gia đình họ quanh năm suốt tháng bị thiếu đói, bữa thì nõn chuối rừng rau dại, bữa thì canh củ mài củ nâu, bữa thì măng rừng rêu suối,… Nói chung là cả nhà họ chưa từng bao giờ kiếm được đủ một bữa ăn no.

Để có thể nuôi được các con sống sót, ông bố và bà mẹ đã phải lần lượt đi vay mượn thóc gạo xoay vòng khắp cả bản. Và họ hứa rằng, đến bao giờ các con đủ lớn thì sẽ cho chúng nó đến ở đợ, làm thuê để trả nợ cho mọi người.

Rồi thời gian lần hồi trôi qua, những đứa con lớn lên theo ngày tháng và rồi từng đứa cứ thế phải đi ở đợ, làm thuê cho nhà người để trả nợ. Nhưng trong khi những món nợ chồng chất vẫn chưa trả hết được thì ông bố lại bị lâm trọng bệnh rồi mất. Bà mẹ dường như không còn chịu đựng được nữa, tinh thần suy sụp rồi đâm ra ốm nằm liệt. Cảnh tình gia đình đã khốn khổ nay lại càng thêm muôn phần khốn khổ.

Không còn cách nào khác, người con trai cả mới bàn với mẹ rằng hãy đem bán đứa em gái út cho nhà tạo, để lấy tiền bạc đem về mua thuốc thang chữa trị bệnh cho mẹ.

Bà mẹ ứa nước mắt, bảo:

– Con là anh trai cả, từ nay hãy thay mẹ cố gắng đứng ra gánh vác mọi công việc trong nhà. Cho dù gặp phải cảnh khốn khổ, khốn nạn đến mấy cũng không được bán em. Mẹ đã già rồi, có chết cũng chẳng sao, không cần phải lo lắng thuốc thang chữa trị cho mẹ nữa.

Người con trai cả không chịu, anh tìm cách nhắn các em về để cùng bàn cách kiếm tiền mua thuốc đem về chữa trị bệnh cứu mẹ.

Nhưng cảnh ở đợ, mỗi đứa một nơi phụ thuộc vào nhà chủ, vì thế người anh không gặp được đủ mặt tất cả, mà chỉ gặp được mỗi đứa em thứ hai.

Người anh cả nói với em trai:

– Anh đã quyết định bán thân cho tạo mường để lấy tiền mua thuốc chữa trị bệnh cứu mẹ rồi. Vậy từ nay, mọi việc lớn nhỏ ở trong nhà anh giao cho em đứng ra lo liệu.

Nói là làm, người anh cả đi đến nhà tạo bán thân và được trả cho một nén bạc. Người em thứ hai liền đem số bạc đó đi mua thuốc về chữa trị bệnh cho mẹ. Mua được thuốc về, mười đứa con đều thầm hy vọng rằng rồi mẹ sẽ mau chóng khỏi bệnh, và cho dù mẹ không còn làm được công việc gì nữa nhưng cũng vẫn sẽ là chỗ dựa tinh thần cho họ. Tuy nhiên, một nén bạc đã không thể cứu được người mẹ xấu số. Chỉ được vài ngày sau đấy, bà mẹ đã tắt thở, khuất núi quy tiên theo chồng.

Mẹ mất, nên tất cả mười anh em đều có mặt đầy đủ để lo liệu ma chay. Những đứa con tội nghiệp, người nào cũng mang một vòng khăn trắng được quấn cao vượt hẳn lên trên đỉnh đầu để chịu tang. Nghĩ tủi phận nghèo, cha mẹ chết đi mà mắt nhắm không được yên bởi món nợ vẫn còn để lại cho con cái, nên những đứa con cứ thế ôm lấy nhau mà khóc lóc thảm thiết. Họ khóc mãi, khóc mãi cho tới khi thân xác gầy rạc, tàn tạ, lả đi rồi chết, mang theo cả nợ vào trong đất (pạ nỉ khảu đin). Sau khi chết đi rồi, mười anh em nhà họ hoá thành loài nôộc khộ hô hó (chim khướu đầu bạc), con nào con nấy đều có một chòm lông trắng dựng ở trên đỉnh đầu. Người ta bảo, chòm lông trắng đó chính là do chim khướu đầu bạc ở kiếp trước chết mà vẫn chưa trả hết nợ nên kiếp này phải mang theo.

Và vì cùng chung là anh em ruột thịt một nhà, nên loài chim khướu đầu bạc này luôn quấn quít bên nhau, không bao giờ bay lẻ loi từng con. Chúng bay đi đến đâu kéo theo cả bầy đàn đến đó. Cho nên vào tầm khoảng tháng mười một, mười hai, là khi chim khướu kéo nhau bay ra đồng, người ta đi đánh bẫy thì thường đánh bẫy được cả đàn là vậy.

Nguồn: Sưu tầm

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website chúng tôi – Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại chúng tôi luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh – Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…