Top 8 # Xem Nhiều Nhất Chào Mào Miền Bắc Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Tuyệt Chiêu Chọn Chim Chào Mào Miền Bắc

Hiện nay, thú chơi chim cảnh đang rất được nhiều người ưa thích nhưng để chọn một chú chim chào mào hay đặc biệt là chim chào mào bắc thì không hề dễ dàng.Trong giới nuôi chim cảnh thì mong muốn nhất của người nuôi là có thể sở hữu được một chú chim chào mào trong tình trạng sung và căng lửa nhất. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu nhất là đối với những người mới vào nghề, chính vì vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ mang đến cho bạn tất cả những gì bạn cần để chọn cho mình một chú chim chào mào bắc chính hiệu.

Tuyệt chiêu chọn chim chào mào miền Bắc: Đầu và mào chim

Đối với một chú chim chào mào thì 2 bộ phận trên chính là những bộ phận quan trọng nhất đối với 1 chú chim chào mào miền bắc. Do đó, khi chọn chim thì bạn nên chọn những em có đầu thật to bởi những chú chim này thường là chim dữ, chim khỏe do đó, thái độ thi đấu rất là máu và không biết sợ chim. Còn về mào thì theo kinh nghiệm của chúng tôi thì bạn nên chọn những em có mào lân hay mào cui và không nên chọn những em mào đinh. Tuy nhiên, khi chọn chim chào mào miền bắc thì bạn nên chọn những chú có mào dày và không nên chọn những em mào đã bị biến dạng.

Tuyệt chiêu chọn chim chào mào miền Bắc: Tách chim

Tách chim là một điểm nhấn trên khuôn mặt chim, bởi đây cũng có thể là một trong những điểm giúp ích cho chim khi thi đấu. Để lấy tác chim là tiêu chí chọn thì bạn nên chọn những em có vẻ mặt dữ tợn, tách sệ xuống và tác to.

Tuyệt chiêu chọn chim chào mào miền Bắc: Mỏ chim

Bạn nên chọn những em chào mào miền bắc có vỏ mỏ mỏng, ngắn bởi đây thường là những em chào mào hót rất hay và hay hót. Còn nếu bạn chọn được những em có gốc mỏ to thì điều nay lại càng tuyệt vời bởi đây là những em không những hót hay mà lại thi đấu cũng rất tốt.

Tuyệt chiêu chọn chim chào mào miền Bắc: Hầu chim

Hầu chim còn có 1 tên gọi khác chính là yếm chim, với một em chim hay hót thì đây chính là một trong những tiêu chí quan trọng để chọn lựa. Ngoài ra, có một số luồn ý kiến cho rằng những em có hầu to thì chỉ có tác dụng làm đẹp chứ không quyết định được khả năng của chúng.

Tuyệt chiêu chọn chim chào mào miền Bắc: Mình chim

Bạn nên chọn những em chào mào miền bắc có mình thon gọn, những em có mình ống thường rất nhanh nhẹn, thích thi đấu và hay lăng xưng. Ngoài ra, những em này thường được đánh giá là rất nhanh.

Tuyệt chiêu chọn chim chào mào miền Bắc: Cánh chim

Cánh là một trong những bộ phận rất quan trọng của chim vì khi thi đấu thì cánh chính là một vũ khí để hăm dọa đối phương. Do đó, bạn nên chọn những em có cặp cánh chắc khỏe.

Trên là một số tuyệt chiêu chọn chim chào mào miền bắc mà chúng tôi tổng hợp, rất mong những thông tin trên có thể giúp ích cho quý vị và các bạn trong việc chọn mua cho mình một chú chim chào mào ưng ý. Nhất là những ai mới nuôi chim cảnh sẽ có một lựa chọn hoàn toàn chính xác nhất.

Sôi Nổi “Đấu Trường” Chim Chào Mào Các Tỉnh Miền Bắc

“Đấu trường 128” – nơi hội tụ những chú chim chào mào xuất sắc. Ảnh: Ngọc Phương

Đấu trường 128, là nơi hội tụ của 128 chú chim xuất sắc được chọn từ hàng ngàn chú chim qua các cuộc thi CLB Chào mào của rất nhiều câu lạc bộ Chào mào các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.

Thể lệ hội thi bao gồm: hót và đấu giữa các chú chim chào mào. Chim bị loại là những chú chim bỏ đấu, xỉa lông, xù lông, ngoái, lộn. Đối với những chú chim được lọt vào vòng kế tiếp là những chú có màn sàn cầu, hót, bung cánh, dọa nạt đối thủ bằng biểu hiện: hót tiếng ché, bung cánh, xòe đuôi.

Ban tổ chức trao giải Nhất, Nhì, Ba . Ảnh: Ngọc Phương

Trải qua 25 vòng thi đấu quyết liệt, mỗi vòng đấu kéo dài bình quân 7 phút, dưới sự giám sát chặt chẽ của tổ trọng tài thuộc Hiệp hội chim Chào mào Miền Bắc, ban tổ chức đã chọn ra 34 chú chim xuất sắc nhất để trao giải. 

Kết quả chung cuộc, ban tổ chức đã trao 10 giải Top 20, trị giá mỗi giải là 1 quạt điện; 6 giải Top 10, trị giá mỗi giải là 1 chiếc tivi 32 inch. Nghệ nhân Lam Nguyễn thuộc CLB chào mào Đô Lương – chủ chim Chào mào số 122 đạt giải Nhất với 1 chiếc xe máy trị giá 21 triệu đồng./.

Hiểu Biết Về Giọng Chim Chào Mào Miền Nam

Chào mào chơi theo lối thưởng thức giọng ở Vùng Hóc Môn mà anh em trong nước thường biết đến với cái tên rất Nam bộ ” Mòng giọng Hóc MÔn” Xin được chia sẻ Lược sử mòng giọng Hm: Mòng giọng Hm theo cá nhân X là một thành ngữ nhằm chỉ những chú chào mào đã được ép giọng Bàu Công ( Long An ) Thái Mỹ ( Củ Chi ) …còn giọng Hm tương đối giống giọng Bàu Công nhưng đã lâu lắm rồi ít người được thưởng thức …có lẽ đã tuyêt chủng. Xưa kia ở HM và các vùng lân cận khu vực HM là Bàu Công và Thái Mỹ chim hót rất to , dài hơi , thanh và độ vang rất xa , đặc biêt chim càng già mùa giọng càng đanh lại …. Người dân HM phát hiện chỉ có ỏ các vùng trên chim mới có chất giọng như vậy nên đã duy trì và bào tồn giọng bằng nghệ thuật ép ( dạy) giọng , nên nghệ thuật chơi mòng giọng ở Hóc Môn càng ngày càng phát triển và luôn được giử gìn Theo lời các bác lớn tuổi thì thời trước con nào cũng chơi như thế ……( tạm gọi là không lẹo giọng ) , không hiểu vì lý do gì số chim ấy càng ngày càng ít đi …có thể do họ đánh bắt ráo riết , chim già không còn nữa để dạy chim con chơi chất giọng đặc trưng để tre già măng mọc …. hay chim ở các vùng khác đến lây ,, do đấu giọng lâu ngày với chim vùng khác nên chim bản địa không còn chơi theo tông của mình nữa…..mà thỉnh thoảng lại hót giọng của chim kia ( vướng lẹo) Thấy được nguy cơ mất giọng đặc trưng , người dân HM đã giử các chim già lại nuôi dưỡng ở một mức cao hơn ( cách ly với chim vùng khác và hạn chế nuôi các chim khác loại ) và phát triển kỷ thuật ép giọng đặt trưng ấy Vì sao chim mòng ở Hm lại bị tuyêt chủng giọng HM trong khi vùng Bàu Công vẫn còn ? Theo suy luân của X thì do tốc độ phát triển đô thị , rừng thưa đi nhà cửa mọc nhiều hơn , khu đô thị phát triển mạnh chim bỏ xứ đi vùng khác sinh sống , còn Bàu CÔng và Thái Mỹ do tốc độ phát triển chậm hơn nên vẫn còn rải rác giọng đặc trưng .. Cho nên nói là mòng giọng HM thật ra chỉ là hư danh mà thôi , mà đúng hơn vẫn là : mòng giọng bàu công ( Long An )+ mòng giọng Củ chi ( Thái Mỹ)…Nhưng vì tự hào với cái tên đó nên người thời nay vẫn gọi là : Mòng Giọng HM hay là MÒng Giọng.Như tôi đã từng tao đổi , do vị trí địa lý của mỗi quốc gia , vùng miền mà chim có lối chơi và bản sắc riêng Như trường hợp của bạn là chào mào ép giọng Bình Dương. Cũng như mòng giọng Hóc MÔn ( Bàu Công , Thái Mỹ , Ba làng , Bến long , Bò Con , Suối Sâu , Tây Ninh , Gò Dầu….v.v) chim ở Vùng BD cũng có nhiều giọng cùng gu thưởng thức như ( Cây khế , Lèo Nhà Đỏ , Khánh Bình… ) được biết như là không còn tồn tại ngoài thiên nhiên . Muốn chơi giọng theo gu ở đia phương mình thì phải ép ( dạy giọng), mua từ những ngừoi nuôi ép giọng ở vùng Qua trình ép giọng đòi hỏi nhiều công phu , thời gian , tiền bạc và xác xuất có được chim ưng ý thì rất thấp. Chim được gọi là thành phẩm đòi hỏi phaỉ mất thời gian khaong từ 1-2 năm nuôi dưỡng , chim thuần người , nết chơi hay , giọng gắt và nhiều lắm những tiêu chuẩn…. Cho nên giá một chim mòng giọng rất đắt .Gấp mấy chục , thậm chí hơn cả vài trăm lần chim bán ngoài vựa vài chục ngàn đồng một con…mà có khi thừa tiền không mua được chim ưng ý …Nguyên nhân vì ngoài sở thích sở hưu chim đẳng cấp ngừoi chơi còn thu lợi từ cách dạy chim con như một nghề tay trái…mõi chim học trò giá bán cũng được 2 . 3 triẹu đồng Tên giọng của chim thường xuất phát từ nơi có chim ấy sinh sống và chơi giọng đặc biệt vùng khác không có , thường là nơi bẩy được ..v..vtìm hiểu cách chơi giọng của chim Mòng giọng Hóc Môn. Âm tiết mòng giọng có thể được gói gọn trong 2 tiêu chuẩn sau: 1/ Âm lực : khi chim ra giọng phải to như người khi người ta thét , miệng thường mở hết khẩu độ …để đạt độ phóng thanh cao nhất…. tuyệt đố không hót trong miệng ( trừ khi chim nói gió ) 2/ Âm tiết : theo tiêu chuẩn trên … thì ra 2 âm ( 1 giọng ) trở lên âm phải rời , không chồng chất khiến người nghe không theo kip là lý tưởng nhất. người ta thường mô tả : ra giọng dứt khoát theo cá nhân tôi chim ra giọng dứt khoát là khi quan sát có thể thấy

Hải Dương: Sôi Động Hội Thi Chim Họa Mi Chiến Miền Bắc

09/07/2018 – 09:52:00

Trong số các loài chim cảnh, họa mi được ví là “nghệ sĩ của rừng xanh” bởi giọng hót lanh lảnh, luyến láy, lên bổng xuống trầm như tiếng suối reo, tiếng gió thổi vi vu. Không những thế, họa mi còn là những đấu sĩ không khoan nhượng khi lâm trận. Mặt khác, tính cách của chim họa mi cũng khác biệt so với nhiều loại chim rừng khác, đó là sự cao sang, cầu kỳ và trau chuốt. Trong những năm qua, phong trào chơi các loại chim cảnh phát triển mạnh trên phạm vi cả nước. Hoạt động giao lưu, hội thi chim cảnh đã trở thành một nét đẹp văn hóa ở nhiều địa phương. Hải Dương là một trong những tỉnh có phong trào Sinh Vật Cảnh nói chung, thú chơi chim cảnh nói riêng rất phát triển.

Phát biểu tại buổi lễ khai mạc Hội thi và buổi giao lưu giữa các nghệ nhân, ông Ngô Văn Hanh, Chủ tịch Hội Sinh Vật Cảnh tỉnh Hải Dương cho rằng, thú nuôi chim hoạ mi và chọi chim đã trở thành một trong những ngón nghề của thú chơi bậc nhất của các vương tôn công tử. Nghe nói thú chơi này bắt đầu từ các vùng sơn cước, miền trung du và được tiến cống vào cung ở thời Lý, bởi tiếng hót tuyệt vời và sức chiến đấu đến một mất một còn của chim họa mi. Thú chơi này ngày càng được nâng cấp, nhiều bài bản hơn và trở thành một nghệ thuật tinh tế. Dần dà người ta còn soạn thảo ra những luật lệ riêng về phép chơi hoạ mi chiến nào là cuộc đấu phải ra sao, lồng chiến như thế nào cùng hàng loạt quy định về xem tướng chim, cách vỗ béo chim, quy cách của từng loại chuồng, nào chuồng nuôi, chuồng chiến, chuồng phóng…

“Hội Sinh Vật Cảnh tỉnh Hải Dương trong những năm qua đã thường xuyên quan tâm phát triển các chuyên ngành Sinh Vật Cảnh, trong đó hoạt động nuôi dưỡng và thi chim Họa mi chiến. Thông qua những cuộc thi như thế này nhằm tăng cường giao lưu liên kết, trao đổi kinh nghiệm giữa các nghệ nhân chơi chim khắp các vùng miền trong cả nước, định hướng và giáo dục tình yêu thiên nhiên cho thế hệ trẻ, thanh thiếu niên. Đây còn là một hoạt động văn hóa giải trí lành mạnh hướng còn người tới lối sống Chân – Thiện – Mỹ. Hội cũng tăng cường giám sát kết hợp với tuyên truyền cán bộ, hội viên bài trừ việc lạm dụng các cuộc thi chim Họa mi nhỏ lẻ tự phát có thể gắn với hoạt động cá độ đỏ đen, cờ bạc trá hình…”, ông Ngô Văn Hanh nhấn mạnh.

Các cuộc thi chim Họa mi chiến luôn thu hút đông thanh niên tham gia

Quan sát các cuộc thi chim Họa mi chiến người xem sẽ bị cuốn hút vào những vũ điệu của loài chim Họa mi được dân gian liệt vào hàng “Tứ đại danh ca”. Bắt đầu vào trận, hai người chơi từ từ đặt lồng chim vào sới. Bốn lồng chim đặt sát nhau. Lồng chim đực đặt cạnh lồng chim mái. Áo phủ lồng được mở. Chim mái cất tiếng lảnh lót cổ vũ cho “chàng”. Hai đối thủ bắt đầu sốt ruột, búng cánh liên hồi. Khi giám khảo ra lệnh tháo cũi. Vách ngăn bằng gỗ nhẹ nhàng biến mất. Hai đấu sĩ vừa nhìn thấy nhau đã muốn giở võ. Cửa lồng của hai đối thủ áp sát nhau, được ngăn cách bởi một cửa nhỏ gọi là cửa công để hai đối thủ vào được lãnh thổ của nhau mà chỉ có thể “giáp lá cà” ở nơi hai chiếc lồng giáp nhau. Thông thường, để giành được vinh quang, mỗi đấu sĩ có thân hình nhỏ chưa đầy nắm xôi phải chiến đấu giáp lá cà từ 10 đến 30 phút liên tục không nghỉ. Góp phần đưa các “người hùng” đến danh hiệu vô địch chính là những “bóng hồng” luôn ở sát bên cổ vũ các đấu sĩ. Được biết, trước khi thi đấu, chim chọi được chăm sóc đặc biệt với thức ăn nhiều chất đạm, được chuyển sang ở lồng cao để bay nhảy tập thể dục cho chân cẳng khỏe khoắn. Sau đó chim được chuyển sang lồng thấp, phủ áo lồng yên tĩnh khoảng một tuần trước khi vào sới.

Video hình ảnh hội thi chim Họa mi chiến miền Bắc

Nói thêm về ý nghĩa của Hội thi chim Họa mi chiến, anh Vũ Đức Hưng, Chủ nhiệm CLB chim Họa mi chiến tỉnh Hải Dương chia sẻ: “Đây là cuộc hội ngộ những người có chung niềm đam mê chim Họa mi chiến của nhiều tỉnh thành. Mọi người gặp nhau không chỉ để trao đổi kinh nghiệm về thuần dưỡng, nuôi, chăm sóc chim mà còn trao đổi về kinh nghiệm lựa chọn lồng, cóng, thức ăn, thuốc chữa bệnh và cả những bí quyết huấn luyện chim riêng của mình cho mọi người cùng tham khảo…Cùng nhau đoàn kết, kết nối đam mê không chỉ kiến tạo một sân chơi văn hóa bổ ích cho thanh thiếu niên mà còn góp phần quảng bá hình ảnh du lịch văn hóa của từng vùng miền. Thông qua thú chơi chim gắn bó với chú chim qua từng ngày sẽ góp phần giáo dưỡng ý thức bảo vệ môi trường, sống có trách nhiệm với cộng đồng và xa rời các tệ nạn xã hội”.