Top 5 # Xem Nhiều Nhất Chào Mào Yếu Lửa Hót Giọng Mái Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Cách Luyện Chích Chòe Lửa Mái Hót Giọng Rừng, Hót Đấu Hay

I. Cách phân biệt chích chòe trống và mái

Lông trên đầu và lông ngực: Chim trống thì lông có màu đỏ đậm, khi thay lông sẽ có màu đen nhiều và đậm. Còn với chích chòe mái thì lông sẽ có màu nhạt hơn.

Hình dáng chim: Chích chòe trống thường có thân hình to, chân cao, râu dài. Còn chích chòe mái thì có thân hình bé hơn và đầu nhỏ.

II. Cách nuôi chích chòe lửa mái hót hay

1. Cách chọn chim chích chòe lửa đẹp, khỏe mạnh

Về vóc dáng

Là chim ngũ trường, tức là có 5 phần đầu, mỏ, chân, mình và đuôi đều dài.

Chim thon mỏ, đầu dài. Chim đầu nhỏ sẽ nhanh nhẹn. Phần mỏ không bị cong quắp

Về điệu bộ

Khi đứng hót chim ngẩng cao đầu, tự tin, hai chân thẳng, dạng chân ra.

Chim đánh đuôi con vật khác mạnh bạo, tiếng đánh đuôi kêu khá đanh thép.

Khi bị nhốt trong lồng không bay loạn xạ như chim chích chòe bổi, chim nhát

Chọn được chích chòe giống tốt quá trình chăm sóc và luyện hót sẽ dễ dàng hơn

2. Chọn lồng nuôi chích chòe lửa hót đấu

Để giúp cho những chú chích chòe hót hay, căng lửa, bạn cần phải đặc biệt quan tâm tới lồng nuôi. Hiện nay có khá nhiều sự lựa chọn về lồng nuôi chim gồm:

Lồng bình dân: Bạn có thể mua ngoài chợ, giá thành tương đối rẻ.

Lồng đặt: Với mức giá sẽ đắt hơn, bạn có thể tùy chỉnh kích thước để phù hợp với chú chích chòe của mình.

Lồng ngoại: Loại lồng này có giá khá đắt, có thể đến cả vài triệu đồng. Được thiết kế và trạm trổ rất cẩn thận.

Yêu cầu khi chọn lồng nuôi chim:

Chim chích chòe ngắn đuôi: Dùng lồng có từ 64 đến 68 nan.

Với chích chòe dài đuôi: Chọn lồng từ 72 đến 80 nan

Cóng ăn và uống của chim nên dùng theo bộ, có thể là 2 hoặc 4 cùng loại với nhau. Ưu tiên chọn cóng làm từ sứ, có hoa văn, màu sắc bắt mắt.

Để chích chòe lửa hót giọng rừng hay bạn cần phải bổ sung cho chúng nguồn dinh dưỡng hợp lý. Nguồn thức ăn chủ yếu nên bổ sung cho chim như sau:

Thức ăn chất đạm: Trứng kiến, cào cào, sâu non, sâu tươi, trứng gà, trứng vịt, nhộng tằm, tôm tép nhỏ.

Bột đậu phộng trộn trứng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm cho chích chòe bột thịt, bột cá, bột ruốc, gạo lứt, bột dinh dưỡng của trẻ em.

Phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý thì chích chòe mới hót được căng lửa

Đối với những chú chim chích chòe muốn hót hay cần được luyện tập và học theo những âm thanh xung quanh, học từ những chú chim thuần thục. Vì vậy, khi chim non từ 5 tới 6 tháng bạn nên cho chích chòe đến những điểm tập hót để luyện giọng. Tuy nhiên, khi đem chim đi tập dượt thì chúng phải khá căng lửa và phải thay lông xong. Những chú chim chích chòe lửa mái có giọng hót luyến láy, nghe rất thú vị.

Chim chích chòe có một biệt tài là bắt chước giọng hót rất nhanh. Một khi đã luyện được thành công bạn sẽ ấn tượng bởi giọng hót của chúng có thể hay như Họa Mi, Khướu.

Ngoài ra, cũng có một cách để luyện chích chòe hót căng lửa, đó là bạn sẽ nuôi thêm những chú chích chòe trưởng thành, để hằng ngày chích chòe non sẽ học hót từ những chú chích chòe trưởng thành.

Để luyện được chích chòe lửa mái hót hay cần phải kiên trì

Hiện nay ở Việt Nam, giống chim chích chòe được phân thành hai loại là chích chòe lửa miền Bắc và chích chòe lửa miền Nam. Giá bán của chích chòe miền Bắc sẽ khoảng từ 400.000 VNĐ/con, còn chích chòe miền Nam sẽ có giá khoảng 500.000 VNĐ/con.

Cách Phân Biệt Chim Chào Mào Trống Mái Bằng Ngoại Hình Và Giọng Hót

Chào mào là một loại chim dễ nuôi, lại có giọng hót hay nên được nhiều người chơi chim cảnh rất ưa chuộng. Tùy vào mục đích nuôi chơi hay nuôi sinh sản mà người ta lựa chọn chim trống hay chim mái. Bài viết sau sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm phân biệt chim chào mào trống với chào mào mái. Đây cũng là những đặc điểm mà những người sành về chim cảnh thường chú ý phân biệt được giới tính của chim chào mào.

1. Về hình dáng

Chào mào mái thường có thân hình nhỏ, đầu nhỏ, mào thấp, không nhọn đỉnh. Bàn chân chim mái thường nhỏ nhắn, móng mảnh mai. Bộ lông thường mềm và mịn hơn chim trống. Cặp mắt chim mái tròn vành vạnh. Chim mái ít nhảy nhót, hay đứng một chỗ nhìn ngơ ngác chứ không linh hoạt như chim trống.

Chào mào trống thường có tướng to hơn, cánh dài, đuôi thẳng và hơi chốc về phía trước. Mào của chim trống cao, nhọn với gốc mào to. Mắt to, hơi méo chứ không tròn vành vạnh như chim mái. Đặc biệt, chỉ con trống mới có những cọng lông dài sau gáy. Những chú chim chào mào trống thì có 1 đến 3 cọng lông và trong 3 cọng lông này sẽ có 1 sợi dài hơn mọc thẳng lên trước. Còn chim mái thì 99% là không có.

Ngoài ra người ta còn phân biệt bằng cách xem lưỡi chào mào. Đoạn cuối lưỡi có 2 chấm đen trở lên thì là chim trống. Tuy nhiên cũng có trường hợp chim mái cũng có đến 2, 3 chấm đen nên cách này không chính xác lắm. Hoặc dựa vào tách đỏ của chào mào, con nào tách đỏ to và nhiều lông hơn thì khả năng cao là con trống.

2. Về Giọng hót

Bạn có thể lắng nghe tiếng hót của chim chào mào để phân biệt trống-mái.

Chim trống sổ giọng dài, khoảng 6-9 âm, giọng to và rõ, có thể đảo giọng và ché xung.

Chim mái hót được những âm ngắn hơn, đơn giản hơn, chỉ chừng 3-4 âm lặp đi lặp lại.

3. Về phản ứng với tác động bên ngoài

Bạn cầm chim chào mào trong lòng bàn tay, hướng bụng chim xuống đất. Sau đó các bạn thả lỏng tay rồi bất ngờ lật ngửa bụng nó lên. Lúc này các bạn sẽ nhận biết được chim trống và chim cái khá chính xác dựa vào phản ứng của nó.

Nếu là chào mào mái thì khi bạn bất ngờ lật ngửa bụng nó lên, nó sẽ rụt đầu vào một chút, bộ lông đuôi vẫn xếp gọn và không phản ứng.

Nếu là chim trống nó sẽ rướn đầu ra, đồng thời khi đó lông đuôi sẽ xòe rộng ra như để lấy thăng bằng.

Tiếng Chào Mào Mái Hót Kích Trống

Rate this post

Channel youtube : Chim Cảnh Việt của người yêu chim Kênh chim chuyên nghiệp về các loại chim trên thế giới , đặc biệt là chào mào, chích chòe, họa mi, cu gáy , vành khuyên Kênh cũng là nơi cung cấp các âm thanh về luyện giọng cho chim bổi, chim con, luyện cho chim mới nỗi đặc biệt là chào mào, chích chòe, họa mi, cu gáy , vành khuyên. Kênh cũng là nơi giao lưu của anh em hội đam mê yêu chim cảnh mội miền của đất nước từ nam ra bác . Kênh là tập hợp những chú chim chào mào, chích chòe, họa mi, cu gáy , vành khuyên có giọng hót hay nhất đẹp nhất của các nghệ nhân chơi chim…. Mong rằng kênh sẽ là người đồng hành cùng những người , những nghệ nhân yêu chim cảnh -chim cu gay không những thế chúng tôi còn chia sẽ các kinh nghiệm và thông tin về : -chào mào hót hay nhất, chào mào luyện giọng, chim thầy chào mào, cách kích sung chào mào, cách tập dạng chào mào, cách nuôi chim chào mào, chim cảnh đẹp, cách nuôi chim cảnh, mua chim cảnh nào , chim cảnh chơi dễ , chim cảnh cho người mới bắt đầu. Tiếng chim cu gáy giọng thổ, giọng đồng, giọng kim, giọng thổ pha đồng ,, giọng lạ hay… cung cấp tiếng chim chích chòe, họa mi, vành khuyên hay bạn chưa gặp …….. -Nơi cung cấp file mp3 luyện giọng chim cu gáy, chào mào , và clip bẫy chim cu gáy và chào mào , chich chèo than chich chè lủa,, vàng khuyên Có mội thắc mắt hay đóng góp clip chim chào mào, chích chòe, họa mi, cu gáy , vành khuyên để đưa lên cho a e mội miền được thưởng thức thì liên hệ… Email: [email protected]

tiếng chào mào mái hót kích trống, tiếng chào mào mái, chào mào mái, chào mào mái hót, chào mào mái hót kích trống, chào mào mái hót kích trống căn lửa, chao mao hot đấu, tieng chao mao mat hot, tieng chao mao mai hot kich trong, chao mao mai, chao mao mai hot, chao mao hot dau

Xem Thêm Bài Viết Âm Nhạc Khác: https://missionreadyat-6.com/am-nhac

Nguồn: https://missionreadyat-6.com/

Tiêu Chuẩn Chọn Chào Mào Hót Đấu Nhiều Giọng

Chào mào có nhiều giọng hót khác nhau, ngoài các giọng cơ bản như giọng đơn , giọng kép, nhưng đi sâu về giọng chào mào thì có thêm giọng chuông, giọng thổ, giọng chuông pha thổ (hay còn gọi là chuông chạm thổ).

Chào mào hót đấu giọng đơn

Chào mào hót đấu giọng kép

Giọng kép thì hay hơn, có điệu ngân và đảo liên tục, rất luyến láy, và hay, thường thì chào mào Bắc không đổ dài giọng như chào mào trong Nam, chào mào Nam thì phân chia giọng hót theo nhiều vùng khác nhau như: Quảng Bình, giọng Huế, Camly, Trung Mang, Sông Kôn…

Chào mào hót đấu giọng thổ và chuông

Riêng về giọng thổ và giọng chuông thì đi sâu vào chơi chào mào đấu bạn sẽ tự phân biệt được.

Tiêu chuẩn chọn chim chào mào hót đấu hay

Đầu tiên chim đấu là chim thường trên 1 năm tuổi lồng, chim phải đứng lồng thì mới đem đị đấu dợt tốt được, chim đấu nên là chim bẫy già rừng thuộc lên, tướng chim phải dữ, mắt sắc bén, tròn to, lông đỏ trên má mọc hướng lên trên,dáng bộ đều đặn, chân ngắn, mào cao, to, mỏ dài mỏng mỏ, đầu to, hầu mở lớn, nếu chim Bắc thì phải chọn con có bộ to con, yếm dài , nếu có con nào yếm dài gần chạm nhau thì quá tốt, chim không giới hạn về trường bộ hay đoản bộ, nhưng thường chim đoản bộ đấu bền và gấu đánh hơn, viền đen kẻ trên má phải sắc rõ, chim nổ ra chuông giọng đanh, hót lớn giọng, vang xa, thường đè được chim đối thủ qua giọng, khi hót chim phải ra được tiếng ché to, thường thì ché 6,9,12,15, thường là ché 6, nếu có con ché được 12 tiếng thì là quá xuất sắc.

Nếu đạt tiêu chí trên thì hoàn toàn bạn có được một chú chim đấu thi tốt về dáng bộ, thế đấu và khả năng của nó thì là do đi dợt nhiều chim sẽ căng và xung lên, học được nhiều giọng và đấu đảo giọng rất hay, chim phải đảo giọng liên tục nhằm đè chim đối thủ,

Tiêu chí chọn chim thì là vậy, nhưng chọn được một con chơi hay và tiềm năng thì cực khó, thường thì chim bẫy bán ở ngoài cửa tiệm tất cả đều là chim loại 3, chim loại 1 và 2 đều được các tay săn và chủ cửa hàng tách ra bán riêng cho các tay chơi chuyên,hoặc hội của chúng tôi nghiệp dư thì chỉ chọn được chim bình thường bán nhan nhản ngoài chợ, nên tôi khuyên bạn nên kiếm lại của người chơi rồi về nuôi lên, như thế tốt hơn mà đỡ phí công.