Top 11 # Xem Nhiều Nhất Chích Chòe Lửa Bị Mất Lửa Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Cách Giúp Chích Chòe Lửa Căng Lửa

Chích chòe lửa căng lửa là điều mà bác nào chơi chòe cũng mong muốn. Để giúp chích chòe lửa căng lửacó nhiều cách, hôm nay Thích Nuôi Chim xin chia sẻ tới các bác cách giúp chòe lửa căng lửa bằng thức ăn bổ sung.

Chích chòe lửa căng lửa

Những thức ăn trong tự nhiên sẽ giúp cho chích chòe lửa căng lửa và có nền tảng sức khỏe tốt hơn. Những loại thức ăn sau đây đều rất dễ kiếm.

Liều lượng dế có thể cho chòe lửa ăn là từ 5 tới 10 con/ lần, thậm chí hơn tùy theo nhu cầu của chú chim. Để bảo quản dế tốt bạn hãy chuẩn bị một thùng xốp to lấy băng dính dán thành phía trong để không cho dế bò lên thành của thùng xốp và ra ngoài, bên trong có thể vứt ít cành cây khô, cỏ các loại, tạo chỗ để cho chúng ấn nấp.

Có thể cho chòe lửa ăn trong thời kỳ chim thay lông, thỉnh thoảng cho chim ăn một vài con để bổ sung dinh dưỡng, lấy con vừa ăn cho chim không nên lấy giun quá to.

Trứng kiến rất mát và nhiều đạm. Muốn chich choe lua cang lua hay bị thay lông thì có thể ăn trứng kiến thoải mái nhưng khi chim gần thay xong thì không nên ăn nhiều, hoặc phải dừng hẳn vì ăn quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng không tốt.

Đây là loại thức ăn để kích thích chim lên lửa và giữ lửa cho chim.Chỉ cho chim ăn loại sâu này khi chim đã xong lông.

Trong thời kỳ chim thay lông mà được ăn nhiều cào cào sẽ cho chim bộ lông óng mượt,đẹp đẽ. Liều lượng từ 5-10 con hoặc hơn tùy từng nhu cầu của chú chim. Loại tốt nhất cho chòe lửa ăn là dùng cào cào non chưa mọc cánh.

Chim Chích Chòe Lửa Ăn Gì? Cách Nuôi Chích Chòe Lửa Hót Hay Nhất

Cách chọn chim chích chòe lửa

Đầu chim chích chòe thì chọn đầu xà. Chim đầu xà thì lì chim và chơi hay, không nên chọn đầu gồ. Anh em bắt chim ra khỏi lồng để kiểm tra bằng cách vuốt nhẹ theo hướng từ đầu đến mỏ chim. Nếu nó bằng phẳng một đường thì anh em đã chọn được con chim có đầu xà.

Mỏ chim cần chọn em mỏ thẳng dài, không có dị tật ở mỏ. Anh em nhìn con nào có mỏ dưới càng mỏng càng tốt.

Họng chim cần phải có màu đen. Nếu em nào có màu trắng nhạt thì đây là những em bị mất lửa rừng hoặc đang yếu, đem về vực rất khó.

Chọn chim chích chòe có mắt méo dài, lõm sâu vào trong. Nếu con nào mà mắt lồi ra thì anh em không nên chọn.

Chim chọn những con ngực to, như thế mới khí thế. Khi hót, chơi mới có thể phát huy mạnh mẽ, có lực.

Về chân chim thì anh em bắt con chim bật ngửa ra. Kiểm tra xem chim có bị dị tật gì không. Nhiều con hay bị dị tật ẩn ở chân, khi đi thì nó bóp chân lại. Ngoài ra thì khi làm thế này anh em có thể kiểm tra được chân chim có khỏe hay không, phản ứng của chim có nhanh nhạy. Con nào mà khỏe, bấu víu mạnh thì chọn. Ngoài ra thì theo một số anh em nghệ nhân thì nên chọn chim có màu trắng, không nên chọn chim có chân màu đen.

Thức ăn cho chích chòe lửa

Thức ăn cho chim chích chòe lửa thì chúng ta vẫn cho chúng ăn thức ăn giống với chim chích chòe đất và chim chích chòe than. Ngoài thức ăn thuần là cám đậu phộng thì chúng ta vẫn bổ xung thường xuyên mồi tươi cho chúng.

Cám thì anh em một số cũng chưa biết rõ lắm nên mình hướng dẫn luôn. Anh em lấy sâu khô trộn với bột đậu phộng trộn trứng với tỉ lệ 30 đến 50%. Đây chính là cách làm cám chích chòe đơn giản nhưng chứa rất nhiều dinh dưỡng cho chích chòe lửa.

Về mồi tươi thì anh em vẫn duy trì các mồi tươi mà chim chích chòe lửa thường ăn:

Dế: Đây là thức ăn có tính mát nên anh em cho chích chòe ăn vào thời kì thay lông. Khi chim căng lửa quá cho ăn dế để điều chỉnh độ căng lửa của chim. Mỗi lần cho chích chòe ăn 5~10 con.

Giun đất: Nguồn thức ăn dinh dưỡng cho chim chích chòe lửa. Ăn trong thời kỳ chim thay lông hoặc thi thoảng cho ăn 1 2 con để bổ xung dinh dưỡng. Giun lấy sạch đất bên ngoài là có thể cho chim ăn không cần rửa sạch.

Sâu quy: Hay còn gọi là sâu gạo, đây là nguồn thức ăn rất dồi dào và anh em hoàn toàn có thể tự nuôi được. Đây là thức ăn giúp chim lên lửa và giữ lửa tốt, không cho ăn khi chim đang thay lông. 1,2 ngày 1 cóng nhỏ.

Cào cào, châu chấu: Đây là thức ăn rất thông dụng cho chim chích chòe lửa và các loài chim khác. Các bạn có thể cho chim ăn ở bất kì thời điểm nào và không lo chim bị tác dụng phụ. Cào cào non chưa mọc cánh là cào cào tốt nhất, rất bổ cho chim.

Thuần hóa và chăm sóc chim chích chòe lửa

Thuần hóa chim chích chòe lửa bổi cũng khá giống với các cách thuần hóa chim chích chòe khác. Chích chòe bổi khi mới đem về sẽ lạ nước lạ cái, không quen với môi trường nuôi nhốt và thức ăn. Chính vì thế anh em cần phải cho chúng học cách cho chúng quen với môi trường và vào cám cho chúng.

Vào cám cho chim chích chè lửa

Để vào cám cho chim chích chòe lửa bổi thì anh em cho vào cóng sâu quy, cào cào một ít cám. Nhớ là cho vào một ít và tăng từ từ dần dần lên sau này. Mục đích là để chích chòe ăn sâu sẽ dính cám và dần dần quen với cám. Dần dần chúng sẽ quen với cám và có thể ăn cám thường xuyên. Mục đích cho chòe lửa bổi ăn cám là vì không thể lúc nào cũng có mồi tươi cho chúng ăn còn cám thì sẵn có. Đặc biệt là khi chích chòe than thay lông thì không thể ăn những thức ăn nóng, mồi tươi như sâu quy, cào cào được.

Làm quen với môi trường nuôi nhốt

Khi chim chích chòe lửa bổi mới bẫy về hoặc mua về thì chúng sẽ lạ và không quen môi trường xung quanh. Đặc biệt những con chích chòe lửa bổi sẽ không quen với môi trường nuôi nhốt và thường sợ hãi, nhảy lung tung. Chính vì thế cho chúng làm quen với môi trường xung quanh là điều rất cần thiết và quan trọng.

Được 2~3 ngày thì anh em mở 1/4 áo lồng ra cho chim quen dần dần với xung quanh. Đến ngày thứ 6~7 thì anh em mở hết áo lồng ra. Sau đó cho chúng vắng người rồi dần dần đến chỗ đông người cho chim quen với môi trường.

Nếu anh em có một em mái dạn dĩ mà cho cặp với em bổi này thì càng tuyệt. Khi chim chích chòe lửa bổi có lửa cặp với chim mái kè thêm một em trống thuộc khác ra đấu thì nó sẽ quên hết mọi thứ xung quanh luôn.

Chế độ tắm táp

Về chế độ tắm táp thì anh em để chim ở nơi ít người qua lại và cho cửa lồng tắm vào cửa lồng nuôi. Bên lồng tắm lúc đầu anh em chưa đổ nước vào mà cho mấy con sâu vào để chim thấy sẽ bay sang ăn. Dần dần thì anh em cho nước vào, chim sẽ tắm sau một vài ngày.

Tập cho chim chòe lửa hót hay

Để luyện giọng cho chòe lửa thì anh em tìm cho nó một thằng thầy thật tốt. Cho nó học theo giọng thằng thầy nó. Ưu điểm là chim học rất nhanh và giọng duy nhất theo thầy. Nhưng nhược điểm là phải kiếm được thằng thầy tốt.

Đem chim đến khu dợt chim, cách này khiến cho chòe lửa có thể học được nhiều dọng. Có thể cọ sát luôn với những con chòe lửa khác.

Có thể xem giọng hót chim chích chòe lửa trên youtube để chòe lửa có thể học giọng theo. Đây là cách mà nhiều anh em hiện nay áp dụng với cách làm đơn giản và chi phí gần như không có.

Trong vòng 1 năm đầu tiên thì rất khó để tìm được một em chích chòe lửa có giọng hót tốt. Thường thì giọng hót của chích chòe sẽ được hoàn thiện khi chúng 2~4 tuổi. Khi đi thi đấu thì những con giọng hót hay sẽ khó nổi bật trong một môi trường ồn ào. Những con có giọng hót có thể bắt chước giọng của loài khác hay có giọng lớn tông cao hót tự do trong môi trường ồn ào, không sợ đám đông sẽ được đánh giá cao hơn rất nhiều.

<!-

Chích Chòe Lửa Trống, Mái

Chim chích chòe lửa là giống chim quý trên thế giới. Nó được rất nhiều người chơi chim săn lùng vì sức hút mãnh liệt của loài chim này.

Nguồn gốc xuất xứ chích chòe lửa

Nguồn gốc của cái tên này thật ra bắt nguồn từ màu sắc của lông. Mỗi khi loài chim này thay lông thì phần nâu màu nâu ở ức chim sẽ đỏ ửng lên, chính vì thế mà người ta gọi chúng là chích chòe lửa.

Thật chất thì chưa có một tài liệu nào nói rằng loài chim này có nguồn gốc bắt nguồn từ đâu. Nhưng được biết chúng xuất hiện nhiều nhất ở các nước châu Á, đặc biệt là những nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam chẳng hạn

Đặc điểm ngoại hình của chích chòe lửa hót hay

Thú vui chơi chim chích chòe lửa đã và đang là trào lưu rất hót trong cộng đồng yêu chim thời gian vừa qua.

Những người chơi chim cảnh hiện nay đánh giá vào 2 tiêu chí thứ nhất là giọng hót, thứ hai là ngoại hình. Chơi chim cảnh không chỉ để thưởng thức âm điệu do chúng phát ra mà còn chú ý tới vóc dáng, sự linh hoạt, điệu bộ, màu sắc của chúng. Điều này không khác mấy khi ta chơi cây cảnh vậy.

Đây là loài có thân hình tương đối nhỏ, mảnh, đầu nâng cao và đặc biệt có đuôi phượng nên nhìn bề ngoài rất sang, không quê mùa như một số loài chim rừng khác.

Loài này có 3 màu lông nổi bật, đặc điểm này giúp bạn cũng có thể dễ dàng nhận ra loài chích chòe lửa:

Màu trắng: Bạn sẽ nhìn thấy màu này ở phần dưới đuôi của chim

Màu nâu: Màu này xuất hiện ở 2 bộ phận đó là ức và bụng dưới

3 màu sắc bố trí hài hòa trên thân hình bé nhỏ của chú chim sẽ khiến bạn cảm thấy khá ưng với ngoại hình của những chú chim chích chòe lửa này.

Khi nuôi chim chích chòe lửa bạn nên biết chu kỳ thay lông của chúng để chăm sóc được dễ dàng hơn. Thông thường chim chích chòe lửa sẽ thay lông vào khoảng tháng 7 âm lịch, cũng tùy thuộc vào tình hình sức khỏe của chú chim bạn đang nuôi mà điều này sẽ diễn ra sớm hoặc muộn hơn.

Phân biệt trống mái

Một điều cơ bản người nuôi chim đều biết chính là, giống đực hầu như sẽ bệ vệ và có vẻ ngoài cuốn hút, đẹp hơn giống cái. Và ở Chích chòe lửa cũng không khác cho lắm. Thường thì giống đực sẽ có bộ lông bắt mát, màu sắc tươi sáng hơn, không u tối, nhợt nhạt như giống cái. Cụ thể:

Chích chòe Lửa trống: Thân chim được bao phủ toàn bộ một màu đen óng mượt.

Chích chòe Lửa mái: Bạn để ý lông ở ức, sẽ thấy nó có màu xám tro đậm.

Nếu bạn mua phải chim chích chòe lửa mái hay trống cũng đừng lo lắng nha, vì cả 2 giống đều có khả năng hót. Lúc nhỏ ta sẽ khó phân biệt được giống đực hay cái, vì giọng hót của con con đang còn nhỏ, chưa đủ dài.

Nhưng đến lúc trưởng thành tầm 5 – 6 tháng, bạn sẽ nhận ra sự thay đổi rõ rệt đó là: Chích chòe lửa mái có giọng hót đơn điệu, khả năng luyến láy sẽ không bằng Chích chòe lửa trống, giống chích chòe lửa trống giọng sẽ cao hơn, cột hơi dài hơn hẳn

Đặc tính, tính cách của chích chòe lửa

Nơi sinh sống

Đây là loại chim rất nhạy cảm, chúng không như người anh em gần là Chích chòe Than – Sống gần gũi với con người, thường làm tổ trên các cành cây. Chích chòe lửa thì chọn những nơi xa con người như rừng sâu, khu vực thác suối, hẻo lánh, yên tĩnh, càng xa khu dân cư càng tốt.

Vì thế việc săn bắt chúng không đơn giản chút nào. Chích chòe lửa làm tổ ở những nơi cao để tránh sự dòm ngó, làm phiền của con người hay những mối nguy hiểm khác của thiên nhiên hoang dã.

Đây là một yếu tố quan trọng mà người nuôi chim cần biết, hãy nắm vững kiến thức này để chăm sóc tốt cho những chú chim chích chòe lửa của bạn nha!

Thường thì hầu hết các loài chim thường chọn mùa Xuân là mùa sinh sản của chúng, bởi khí hậu lúc này tương đối ấm áp, mát mẻ.

Nhưng đối với Chích chòe lửa ở miền Nam lại khác, chúng chọn mùa sinh sản là mùa Mưa (thường là tháng 3 đến tháng 4 âm lịch). Loài chích chòe lửa này tương đối đặc biệt, mùa sinh sản của chúng không giống nhau ở mỗi vùng miền, do sự nóng lên và biến đổi khí hậu của trái đất.

Mỗi lần sinh sản, chích chòe lửa để khoảng 4 – 5 quả trứng, và thời gian ấp trứng diễn ra trong vòng 2 tuần. và nhiệm vụ tìm kiếm thức ăn sẽ do Chích chòe trống đảm nhiệm, còn Chích chòe Cái chỉ việc ở trong tổ và ấp trứng.

Chọn bạn đời

Một đặc điểm khác của loài chích chòe lửa này chính là giống cái sẽ chủ động chọn chồng cho mình. Tiêu chí chọn chồng của chúng chính là giọng hót của chim đực, vóc dáng bệ vụ, lôi cuốn thì mới được để ý. Còn ngược lại thì khó lòng làm cho các cô Chích chòe cái ưng ý lắm ạ!

Cách nuôi, Kinh nghiệm chăm sóc cách nuôi chích chòe lửa

Khi tắm cho chim các anh em để chim ở nơi ít người qua lại và có cửa lồng tắm vào cửa lồng nuôi. Bên lồng tăm thì ban đầu anh em chưa đổ nước vào vội mà cho vào đấy mấy cơn sâu thì chim sẽ bay sang ăn. Dần dần anh em mới cho ước vào. Như vậy chim sẽ tắm sa 1 vài ngày.

Tắm nước xong xuôi thì các anh em cho chim ra tắm nắng chừng 25 tới 30p cho khô lông rồi mới mang vào nơi thoáng mát.

Chế độ ăn uống dinh dưỡng cho chích chòe lửa

Thức ăn của chích chòe lửa không khác so với thức ăn của chính chòe đất hay chính chòe than. Ngoài thức ăn là cám đậu phộng thì bạn cũng nên bổ sung thêm đồ ăn tươi cho chúng.

Tuy nhiên, cám một số anh em chưa rõ lắm thì nhân đây mình cũng hướng dẫn luôn. Các anh em lấy bột đậu phộng trộn với trứng theo tỷ lệ 30% và 50%. Cách làm cám này đơn giản nhưng đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho chích chòe lửa đấy!

Mồi tươi cho chích chòe lửa

Dế: Loại thức ăn này có tính mát nên anh em cho chích chòe ăn trong thời kỳ thay lông. Nếu chim bị căng lửa quá thì anh em cho chích chòe lửa ăn dế để điều chỉnh. Mỗi lần ăn từ 5 tới 10 con.

Giun đất: Nguồn thực ăn vo cùng dinh dưỡng cho chích chòe lửa của bạn. Loại thức ăn này nên cho chim ăn trong thời kỳ thay lông. Thỉnh thoảng cho ăn từ 1 đến 2 con để bổ sung dinh dưỡng. Giun chỉ cần lấy sạch đất bên ngoài là có thể cho chim ăn được rồi. Không cần rửa sạch.

Sâu quy: Hay còn được gọi với cái tên khác là sâu gạo. Loại thức ăn này rất dồi dào và được cái có thể tụ nuôi được. Đây là loại thức ăn giúp chim lên lửa và giữ lửa tốt. Và thức ăn này không cho chim ăn trong thời kỳ thay lông. Mỗi lần cho ăn thì bạn lấy 1 tới 2 cóng nhỏ là được.

Cào cào, châu chấu: Thức ăn này rất thông dụng cho chim chích chòe lửa cũng như các loại chim khác. Các bạn có thể cho chim ăn vào bất cứ thời kỳ nào mà không lo chim bị tác dụng phụ. Cào cào non chưa mọc cánh là thức ăn bổ nhất dành cho chim đấy!

Các bệnh – Vấn đề sức khỏe thường gặp ở chích chòe lửa

Nguyên nhân: Do chim chích chòe lửa ăn quá nhiều thức ăn tươi, thức ăn bị hỏng, ôi thiu, thực phẩm để qua đêm đã bị lên mem

Điều trị: Ngưng không cho chích chòe lửa ăn thức ăn tươi, loại bỏ hết thức ăn bị ôi thiu, lên mem tiến hành rửa sạch cóng đựng thức ăn và nước uống, vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ. Mua thuốc điều trị tiêu chảy cho chim tại các cửa hàng thuốc thú y, cho chim uống theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Bệnh đau mắt

Nguyên nhân: Do trong khẩu phần thức ăn của chim chích chòe thiếu vitamin A, chuồng nuôi không được sạch sẽ lau dọn thường xuyên, treo chim tại nơi có nhiều khói, thời tiết quá nóng.

Điều trị: Cho chim uống bổ sung vitamin A hoặc có thể sử dụng thuốc nhỏ của người dành cho chim một ngày nhỏ từ 1-2 lần, sau 4 ngày chim sẽ khỏi.

Bệnh kí sinh trùng

Nguyên nhân: Do môi trường sống của chim có xuất hiện những con rận chó, ve, bọ nhảy, muỗi từ các vật nuôi khác như chó, mèo khiến chim chích chòe bị nhiễm ký sinh trùng.

Điều trị: Để điều trị ký sinh trùng ở chim hiệu quả nhất chỉ cần ra cửa hàng thuốc thú ý mua chai xịt thuốc rận chó về xịt cho chim. Hãy nhớ xịt xung quanh toàn bộ lông không xịt vào mắt, mũi, miệng tránh thuốc làm ảnh hưởng đến chim. Hàng ngày pha nước muối loãng cho chim tắm, khi tắm xong nên lau sơ qua cho chim. Chùm kín lồng nuôi bằng lớp vải mỏng hoặc vải màn tránh chim chị muỗi đốt.

Nguyên nhân: Do thời tiết chuyển giao mùa hoặc do miền bắc thường sẽ có không khí lạnh của gió bấc khiến cho chim bị các bệnh về đường hô hấp như ho, chảy nước mũi. Khi mắc bệnh chim sẽ xù lông để chống lại cái lạnh, những con sức khỏe yếu sẽ thở khò rít khi thở, vươn cổ ra thở, ho, viêm kết mạc, chảy nước mắt, chảy nước mũi, đứng ủ rũ trên cầu

Điều trị: Dùng 2 tép tỏi khô lột sạch vỏ giã thật nhuyễn cho vào cóng đựng nước dùng đũa khấy đều gạn sạch bã tỏi lấy nước cho chim uống hàng ngày cho chim uống từ 3-5 ngày chim sẽ khỏi.

Chọn lồng nuôi

Do chim Chích chòe lửa có đuôi khá dài nên để tạo cho chim có một không gian thoải mái nhảy nhót cần phải chọn lồng nuôi khoảng 72 nan tới 90 nan tùy theo đuôi của chim dài hay ngắn và cao từ 60 – 80cm.

Cách huấn luyện chích chòe lửa đuôi dài thẳng

Cách tập cho chim Chích chòe siêng hót

Vì vốn có giọng hót cực hay ngoài thiên nhiên nhưng do chim thuần hóa ở trong nhà nên cũng có phần bị hạn chế do đó muốn chim Chích chòe hót căng, ta có thể nuôi thêm một con chim mái, nhưng tránh cho chúng nhìn thấy nhau. Chim trống chỉ cần nghe tiếng khẹt khẹt cạch cạch xùy của chim mái là nó sẽ hót ngay.

Ngoài ra chế độ ăn uống của chim đúng tiêu chuẩn và đầy đủ cũng khiến chim sung căng lửa và siêng hót. Do Chích chỏe lửa có tính hay bắt chước tiếng chim khác mà nó nghe được vì vậy cần siêng cho chim nghe băng tiếng sáo, âm nhạc, tốt nhất là đem chim đến những nơi có hội chim hoặc câu lạc bộ nuôi chim để làm giàu âm điệu cho giọng hót của nó.

Muốn giọng hót của chích chòe lửa hay thì em em phải tìm cho nó được thằng thấy tốt và cho nó học theo giọng thắng thầy ấy! Ưu điểm của em nó là học rất nhanh và chỉ học theo giọng thầy. Tuy nhiên nhược điểm là bạn phải kiếm được cho nó người thầy tốt.

Anh em mang chim đến khi dợt chim. Cách này sẽ khiến chim của bạn học được nhiều giọng và tiện thể có sát luôn với những con chích chòe lửa khác.

Hoặc các anh em cũng có thể cho chim của mình học theo giọng hót của chim chích chòe lửa trên mạng. Cách này hiện nay được nhiều anh em áp dụng. Bởi nó rất đơn giản và chi phí gần như l à 0 đồng.

Đương nhiên trong vòng 1 năm đầu thì bạn khó lòng tìm được 1 con chim chích chòe có giọng hót tốt. Thường thì giọng hót của chim đạt đến độ chín là khi chúng từ 2 đến 4 tuổi. Và khi thi đấu giọng hót của con nào hay thường rất khó nổi bật ở môi trường ồn ào.

Như vậy thì những con có thể bắt chước giọng của loài khác hay có tông giọng cao và tự do ngay cả trong môi trường ồn ào thì được đánh giá cao hơn nhiều.

Cách nhận biết chim chích chòe lửa thuần chủng hay không

Hiện tại chưa có thông tin về cách nhận biết chim chích chờ lửa thuần chủng.

Cách chọn giống chim Chích chòe lửa bổi

Giống là một yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại trong quá trình nuôi chim Chích chòe lửa nên cần phải cực kỳ kỹ tính trong khâu chọn lựa. Thứ nhất phải chọn chim có mỏ dưới càng mỏng càng tốt, nhìn nó và so sánh với những chú kế bên. Mỏ phải thẳng dài, không được dị tật hoặc mỏ nhỏ dài ra.

Họng chim bắt buộc phải đen, màu trắng nhạt. Chú ý khi mua chim Chích chòe lửa về cần bắt chim ra, lấy tay vuốt nhẹ xuôi theo hướng từ đầu đến mỏ của chim cảm thấy bằng phẳng 1 đường thì lấy, đầu xà chứng tỏ chim lì còn đầu gồ cũng không nên lấy. Nên chọn chim mắt méo dài và mắt phải lõm sâu vào trong. Cũng cần phải chọn những chú chim có ngực to, khi đứng ngực ưởng ra ngoài.

Gía bán chim chích chòe lửa hiện nay

Giá chim chích chòe lửa miền bắc: chim mộc khoảng 300.000 – 400.000 đồng; chim thuộc khoảng 800.000 – 1.000.000 đồng.

Giá chim chích chòe lửa miền nam: chim mộc khoảng 400.000 – 500.000 đồng; giá bán chim thuộc phụ thuộc vào người cung cấp.

Mua ở đâu uy tín tại TPHCM HN

Liên hệ Duys Pets 097.6666.156 Để được tư vấn miễn phí

chích choè lửa thay lông cho ăn gì chích chòe lửa ăn trái cây gì chích chòe lửa thay lông vào tháng mấy cách nuôi chích chòe lửa căng lửa cách nuôi chích chòe lửa đuôi dài kinh nghiệm nuôi chòe lửa cách chọn chòe lửa siêng hót

Cách Nuôi Chích Chòe Lửa Bổi

Chim bổi là chim đã trưởng thành, là chim già đã sống lâu năm trong rừng, đã quen với cuộc sống tự do, và rất nhát người. Có nhiều con chim bổi nhát đến độ vừa gỡ ra khỏi bẫy rập nó đã chết khiếp ngay trên tay!

Người ta bắt chim bổi bằng lục. Bắt chim này được quanh năm (trừ mùa chúng thay lông bắt được ít) vì chúng rất háu đá. Hễ gặp chim mồi hót lên là Chích Chòe Lửa rừng trong thung đã có mặt sau đó.

Lục đánh bắt Chích Chòe Lửa cũng như lục đánh bắt chim Chích Chòe Than, có điều phải làm rộng hơn một chút, vì tránh cho lông đuôi dài khỏi bị gãy.

Khi bẫy được hay mua chim bổi, nên lựa chọn những con bọng đen (mép và khoag miệng đen thui) tức là những chim đang còn “lửa rừng” mà nuôi. Vì chim này dạn hơn chim bổi họng trắng (hết lửa, chim suy), nuôi dễ sống và mau thuộc.

Gặp con còn căng lửa rừng, đem về nhốt lồng độ vài ba ngày nó đã chịu hót. Nếu nuôi dưỡng đúng phương pháp độ sung của chim sẽ kéo dài thêm nhiều tháng nữa. Và đến chừng đó thì nó đã thích ứng được với môi trường sống mới rồi!

Nếu nuôi chim hết lửa (họng trắng) nuôi dễ chết mà có sống được cũng lâu thuận thuộc.

Nuôi chim bổi người nuôi chỉ ngại hai điều:

– Nuôi cách nào cho chim sống được.

– Thuần dưỡng cho chim mau trở thành chim thuộc.

Hai công việc này thực hiện rất khó khăn. Nhưng, nếu thực hiện được thì đó là điều mừng vì ta đã có con chim quí. Chim bổi tất nhiên là có giọng rừng. Giọng nó hay hơn giọng chim con nhiều, dù là chim con nuôi được vài mùa. Khi chim bổi đã chịu đứng lồng mà hót, tập dượt thêm, giọng nó sẽ hay hơn gấp bội. Chính vì vậy nhiều người thích nuôi chim nhưng vẫn không thể không nuôi chim bổi. Nhất là ai cũng biết chim bổi Chích Chòe Lửa nuôi mau dạn hơn, và dễ nuôi hơn Chích Chòe Than bổi nhiều lần.

– Nuôi cho chim sống: Chim bổi nào mà nhốt vô lồng chịu ăn mồi là chim đó nuôi sống được. Thường thì những con còn lửa rừng như đề cập ở đoạn trên đều chịu ăn mồi trong môi trường sống chật hẹp cả. Những chim bổi không chịu ăn mồi, chỉ đứng ở dưới bố lồng (không dám đậu trên cầu) là những chim quá nhát. Chúng biết mồi để trước mặt nhưng không dám lại ăn uống nên sức khỏe suy kiệt dần mà chết. Chim chỉ cần nhịn khát một ngày, nhịn đói hai ngày là đủ kiệt sức rồi.

Muốn cho chim ăn mồi thì phải tìm loại mồi thích khẩu với nó để kích thích cơn thèm:

– Mấy hôm đầu cho ăn trứng kiến.

– Mấy hôm kế tiếp, trộn ít bột đậu phộng trộn trứng vào trứng kiến để chim tập ăn quen dần thức ăn bột. Thức ăn bột là thức ăn lạ đối với các loại chim rừng.

– Những ngày tiếp theo chim sẽ biết ăn bột, và lúc đó bớt dần trứng kiên và sâu tươi (chỉ cho ăn với lượng vừa phải).

Trong trường hợp không có trứng kiến thì thế vào cào cào non. Nuôi Chích Chòe Lửa nên chọn cào tào nhỏ con, thứ cào cào lớn chim nuốt không được, nó chỉ ngậm vào mỏ rồi rảy qua rảy lại, kết cuộc là văng tuốt ra khỏi lồng khiến chim bị đói.

Tóm lại, nuôi chim bổi, bước đầu là phải dụ cho con chim ăn đúng loại mồi mà nó thích. Nếu chim chịu ăn là nó sống được.

– Thuần dưỡng chim bổi: Chim bổi là chim quen sống tự đo giữa trời cao đất rộng, nay bị nhốt vào chiếc lồng tù túng chật hẹp, lại phải sống gần người nên chúng không tránh được sự lo âu sợ hãi. Chính vì vậy, nuôi chim bổi phải có phương pháp riêng:

– Phủ kín áo lồng trong suốt tuần lễ đầu. Những ngày sau đó, hé áo lồng rộng ra từ từ để cho chim tập quen dần với quang cảnh chung quanh.

– Treo lồng vào nơi thật yên tĩnh, khỏng có tiếng người cười nói ồn ào quá mức, tránh tiếng động cơ nổ ầm ĩ, tránh chó mèo lui tới làm cho chim sợ…

– Thức ăn nước uống thật đầy đù.

Trong trường hợp chim quá dơ bẩn mới cho tắm sớm, nêu không phải chờ qua tuần đầu cho chim bớt sự hãi mới tắm được. Khi cho chim bổi tắm, ta nên tìm cách lánh mặt để chim bớt sự, và khi sang lồng phái cố gắng làm nhanh gọn để chim khỏi hốt hoảng.

Phải nuôi cách nào cho con chim bổi nhận ra được một điều: chủ nuôi chính là ân nhân của nổ, là kẻ không mang dà tâm hại chết nó, tức là ta đã thành công. Vì con chim thuộc là con chim đã dạn người, đã coi chủ nuôi là bạn của nó.

Cách trình bày này mới nghe qua có vẻ… cường điệu, nhưng sự thật nó là vậy.

Chích Chòe Lửa bổi tuy là con chim ở miệt rừng, sống xa người thường với khoảng cách năm bảy cây số trở lên, thế nhưng nuôi nó mau thuộc hơn Chích Chòe Than bổi. Nếu con Chích Chòe Than bổi nuôi một hai năm mới thuộc (dạn dĩ) thì Chích Chòe Lửa chỉ mất nửa thời gian đó là nhiều. Chính vì lẽ đó nên nhiều nghệ nhân thích nuôi chim bổi hơn là chim con. Chim bổi khi đã thuộc thì hổt căng không thua chim con nuôi lên. Nó cũng ngẩng cao đầu, xệ cánh, giựt đuôi, miệng kêu pặc pặc trông rất oai hùng…

Chích Chòe Lửa bổi (thường được gọi tắt là Lửa bổi) giá bán cao gấp đôi, có khi gấp ba Chích Chòe Than bổi (thường gọi tắt là Than bổi), và nhiều người nuôi Lửa bổi lâu năm kinh nghiệm thấy rằng giống Lửa bổi vùng Tân Uyên (Biên Hòa) hót hay nhất.

Nuôi chim bổi nên chọn những chim có vóc dáng đẹp ít ra phải đúng với ý thích của mình. Thường thì những chim đầu nhỏ, mình thon, đuôi dài, chân cao là chim đẹp.

Khi mua chim bổi nên lựa những chim mạnh, mập, dáng vóc đẹp. Những chim cảnh có dáng khù khờ không phải là chim dạn mà là chim suy, do đã bắt về lâu ngày lại nuôi thiếu thốn nên sức lực suy kiệt. Chim này mua về mười con nuôi khéo lắm cũng sống được phán nửa là may.