Top 10 # Xem Nhiều Nhất Chích Chòe Than Mái Có Hót Không Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Cách Thi Hót Chích Chòe Than

Tùy theo lịch trình sinh hoạt của các Câu Lạc Bộ chơi chim cảnh, hoặc do sự thỏa thuận của các nghệ nhân trong các Hội Nuôi chim của từng địa phương mà tổ chức thi hót, hoặc thi đá các loại chim vào những thời điểm nào trong tháng, trong năm.

Ngày tổ chức thi hót hoặc thi đá thường là ngày lễ như các dịp lễ lớn, hoặc ngày Chủ Nhật để thu hút được đông đảo người tham dự.

Tại nơi tổ chức, trước ngày thi độ vài tuần, Ban Tổ Chức cuộc thi đã có những thông báo công khai cho các Hội Viên hoặc các nghệ nhân bên ngoài hay biết để ghi danh tham dự.

Số người tham dự cuộc thi thường không hạn định và chủ chim có thể tự ý mỗi người tham dự số chim mấy con cũng được.

Trước giờ thi hót, chim tham dự đều được mang số thứ tự của Ban Tổ Chức, số thứ tự này được viết lên giấy và dán trên lồng. Các lồng này được treo trên những cây sào dài, cách khoảng chừng năm tấc một con, trước tầm quan sát của Ban Giám Khảo.

Ban Giám Khảo cuộc thi, tùy nơi, có thể Ban Tổ Chức đề bạt, hoặc do các nghệ nhân bầu lên. Họ là những người nuôi chim có nhiều kinh nghiệm, hoặc có nhiều thành tích trong khâu tổ chức chấm thi, và nhất là tính công bằng của họ được hầu hết mọi người công nhận. Ban Giám Khảo ít nhất là ba người, nhưng đông lắm cũng năm sáu vị là cùng.

Những người tham dự cuộc thi đều kẻ đứng người ngồi vây quanh khu vực “trường thi” để trực tiếp theo dõi cuộc thi, nhưng mọi quyền quyết định thắng thua ra sao chỉ do Ban Giám Khảo.

Chim dự thi có khi chỉ năm mười con, nhưng cũng có kỳ đông đảo đến bốn năm chục con. Nếu số chim ít, Ban Giám Khảo làm việc đỡ vất vả, nhưng nếu số chim dự thi quá nhiều thì tầm quan sát của Ban Giám Khảo phải trải rộng ra. Sự cân nhắc tài nghệ của mỗi chim thí sinh để cho điểm được chuẩn xác tất nhiên phải khó khăn hơn…

Chim dự thi tất nhiên là những con chim đã đủ lửa, nhưng vẫn có nhiều con “khôn nhà dại chợ” (hay Học tài thi phận chăng?). Tới giờ thi mà nó cứ xù lông đầu sợ hãi trước những giọng hót véo von trầm hổng của những đối thủ chung quanh. Thường những con chim nhái này được Ban Giám Khảo cho loại ra sau năm phút thi đấu. Những chim còn lại được dự thi tiếp tục.

Như các bạn đã biết, Chích Chòe Than khi đã chịu đấu hót với nhau chúng cứ… gân cổ lên hàng giờ để thi thố hết tài năng. Con nào chịu hót thì hót say sưa, hót điên dại, trổ hết thần lực ra mà hót với những bài bản điêu luyện nhái mà chúng có. Tất nhiên, những con chim nổi bật đó đều là điểm hội tụ tầm nhìn của tất cả mọi người…

Và dần dần người ta cũng dễ dàng loại ra được những con chim dở và chú ý nhiều đến những con chim hay. Vào cuối cuộc thi, những anh tài chi là con số nhỏ nhoi được gạn lọc lại. Những chim thí sinh khác do bị đè nên chỉ còn hót lai rai hoặc bỏ cuộc hắn. Chúng mang điệu bộ những con chim mái, không ngớt nhảy lồng, với dáng dấp lơ đãng, quên hẳn là mình đang tham dự cuộc thi.

Tiêu chuẩn chiếm được điểm cao trong cuộc thi hót thường được xét qua ba điểm sau đây:

Giọng hót: Chim dự thi hót hay và hay hót chưa đủ, mà phải hót dài hơi, nhiều giọng, lại biết luyết láy thần tình khiến người nghe phải tấm tắc khen tài. Một con Chích Chòe Than giật được giải quán quân phải là chim hói thật bùi và và tài từ đầi đến cuối cuộc thi, vượt trội hơn những con khác, khiến mọi người, trong đó có Ban Giám Khảo phải say mê theo dõi.

Điệu bộ: Chim hót hay là một chuyện, nhưng còn phải có những điệu hộ vừa hùng dũng vừa tự tin, vừa thanh thản, khoan thai, cứ đứng trên cần mà nót… Những con vừa hót vừa có tật lộn mèo, nhảy lồng tứ tung là những tật xấu, sẽ bị ít điểm.

Vóc dáng: Điểm sau cùng được chú ý là chim thí sinh phải có vóc dáng đẹp. Vóc dáng ở đây được đánh giá qua các điểm: thân hình có cân đói hay không, lông mướt mát hay không. Nói cách khác, con chim gọi là có vóc dáng đẹp phải có bề ngoài thanh tú đẹp đẽ, dễ nhìn. Đây được gọi là phần thưởng đặc hiệt dành cho chủ nuôi, vì đã chịu khó bỏ nhiều công sức ra chăm sóc cho chim.

Mỗi Giám Khảo sẽ dựa vào ba tiêu chuẩn nêu trên để chấm điểm theo ý riêng của mình. Ví dụ:

Chim số 2 có số điểm:

Chim số 37 có số điểm:

Tùy nơi mà số điểm này từ điểm 0 đến 10 điểm hoặc từ 0 đến 100 điểm.

Cuối cùng, căn cứ vào số điểm cao thấp của mỗi con, Ban Giám Khảo dễ dàng phân hạng ra chim đạt giải Nhất, Nhì, Ba và những giải khuyến khích (nếu điều lệ giải có ghi khoảng này).

Việc thi cử có thắng có thua, có may có rủi, đó là chuyện thường tình, ai cũng biết. Ở đây, chúng tôi muốn đề cập đến khía cạnh ý nghĩa tốt đẹp của cuộc thi.

Nuôi chim để nghe hót là chuyện ai cũng thích. Và nghệ nhân nuôi chim nào cùng muốn trổ tài thúc đẩy cho con chim mình sẽ nổi tiếng hót thật hay. Vì vậy, tổ chức các cuộc thi chim hót là chuyện đáng khuyến khích. Chỉ có điều cần tránh là đừng biến những cuộc thi này thành trò cờ bạc trá hình. Nên cấm đoán mọi cuộc cá độ dưới hình thức này hay hình thức khác…

Say Mê Tiếng Hót Chích Chòe Than

Bắt nguồn từ niềm đam mê cá nhân, nhiều năm nay, thú chơi chim cảnh đã dần trở nên thịnh hành. Người thành phố lại càng thích chơi chim bởi loài vật bé nhỏ ấy tượng trưng cho thiên nhiên hoang dã, cho vẻ đẹp của núi rừng mà giữa chốn phồn hoa đô thị náo nhiệt, ồn ào họ không mấy khi được tận hưởng. Nhiều người đam mê những chú chim họa mi đã được ví như “nghệ sĩ của rừng xanh” nhưng không ít nghệ nhân và người nuôi chim cảnh lại bị chinh phục bởi giọng hót thánh thót, véo von và dáng vẻ nhỏ xinh

Chinh phục bởi giọng hót điêu luyệnTrong nhà sở hữu tới 6 lồng chim chích chòe than ở mọi độ tuổi, thời gian đầu, chị Nguyễn Thị Thu, làm nghề chăm sóc tóc ở phường Lê Hồng Phong (thành phố Thái Bình) không hài lòng với thú chơi chim cảnh của chồng mình. Chị Thu chia sẻ: Có lẽ thời gian chồng chị dành cho việc chăm sóc chim cảnh còn nhiều hơn cả việc chăm sóc các con nhỏ, đồng thời thấy mệt mỏi vì tiếng chim hót suốt cả ngày. Đã có lúc, chị bàn với chồng về mong muốn có thể cho hoặc bán bớt các lồng chim cảnh trong nhà. Vậy nhưng, chồng chị không đồng ý, bởi đó đều là những chú chim mà anh đã dày công luyện tập và có giọng hót điêu luyện. Nhiều nghệ nhân đã tìm tới trả giá khá cao nhưng anh không có ý định bán, bởi với người nuôi chim cảnh lâu năm như anh, những chú chim giờ đây đã trở thành những người bạn thân thiết để trò chuyện, tâm tình khi vui buồn.

Lâu dần, chị Thu nhận ra rằng, rất nhiều khách hàng quay trở lại chăm sóc tóc tại cửa hàng của chị bởi họ cảm thấy được thư giãn, thảnh thơi khi nghe tiếng hót véo von và được ngắm nhìn những chú chim nhỏ xinh, nhanh nhẹn trong bộ lông mượt mà. Giờ đây, các lồng chim chích chòe than đã được đặt ở những vị trí trang trọng xung quanh khu chăm sóc tóc. Tiếng chim hót thánh thót giúp mọi người tạm quên đi bao căng thẳng, mỏi mệt của cuộc sống thường ngày, mang tới cảm giác nhẹ nhàng, thư thái.

Là khách hàng thường xuyên chăm sóc tóc tại cửa hàng của chị Thu, bà Mai chia sẻ: Một điều độc đáo là thông thường các Spa tóc thường bật những bài hát nhạc trẻ sôi động, nhưng ở đây lại được thay thế bằng tiếng chim hót rất dân dã để khách hàng có thể thư giãn trong thời gian chăm sóc tóc, cảm thấy rất gần gũi và giúp mình như trở về với thiên nhiên. Bất chấp âm thanh ồn ào của xe cộ, của phố phường đông đúc, tiếng hót của những chú chim chích chòe cứ vang lên thánh thót cả không gian, mang đến cho những ai có dịp lắng nghe một cảm giác thanh bình giữa nơi thành thị náo nhiệt.

Các hội thi giúp chích chòe than có thể bắt chước giọng hót của nhau để làm giàu âm điệu.

Thú chơi tao nhãCó thể nói, so với thú chơi cây cảnh hay cá cảnh thì thú chơi chim cảnh dù mới xuất hiện nhưng đã nhanh chóng nhân rộng khắp các huyện, thành phố trong tỉnh. Quy tụ các hội viên ở mọi lứa tuổi, ngành nghề, thú chơi chim chích chòe than dần khẳng định vị thế của mình trong đời sống văn hóa tinh thần. Bởi thế mà ngay từ lần tổ chức đầu tiên, hội thi chim chích chòe than hót múa tỉnh Thái Bình mở rộng đã quy tụ hơn 100 nghệ nhân và người chơi chim cảnh đến từ các câu lạc bộ trên toàn miền Bắc trở về tham dự.

Đến từ Câu lạc bộ chim chích chòe than hót múa Hải Phòng, ông Bùi Đức Hải chia sẻ: Đã có niềm đam mê với loài chim này từ gần 20 năm nay, ông thấy chích chòe than đòi hỏi ở người nuôi sự nhẫn nại, cầu kỳ. Ra cửa hàng mua một con chim biết hót có giá trị vài ba triệu đồng rất dễ nhưng muốn huấn luyện được con chim điêu luyện thì phải biết chọn chim bổi, có tướng mạo, có tố chất nổi trội. Đồng thời trong quá trình nuôi cần phải cho chim phơi nắng và tắm rửa đều đặn bởi loài chim này ưa sạch sẽ. Ngoài ra, yếu tố quan trọng nhất chính là khâu cho ăn và kỹ thuật chăm sóc chu đáo, khi đã thuần phục được chúng thành một kỳ điểu hội tụ đủ các yếu tố thanh, sắc, bộ, bền sẽ vô cùng đáng quý. Ngược lại, những con chim trái tính, trái nết, nhảy nhót lăng xăng trong lồng xem như mất giá trị.

Những nghệ nhân cho biết, giống chim hót thích bắt chước những âm thanh lạ ở chung quanh nên mỗi khi có thời gian rảnh rỗi, họ thường tụ họp tại nơi có không gian rộng, thoáng đãng và để các lồng chim cạnh nhau để chúng có thể bắt chước giọng hót của nhau mà làm giàu cho âm điệu. Cũng chính bởi vậy mà ngay khi nắm bắt thông tin về những cuộc thi được tổ chức, các nghệ nhân và người nuôi chim cảnh thường gác lại bao bộn bề của cuộc sống thường nhật, vượt cả quãng đường hàng trăm ki-lô-mét để đưa những chú chim đi tranh tài ở khắp mọi miền Tổ quốc. Và thành quả từ những cuộc thi ấy, giải thưởng tuy có giá trị nhỏ về vật chất nhưng đó chính là sự ghi nhận, thể hiện đẳng cấp của người chơi chim thông qua kỹ năng luyện tập cho chim cảnh.

Giờ đây, thú chơi chim cảnh không chỉ dừng lại ở nét đẹp nghệ thuật dân gian, làm giàu có thêm đời sống tinh thần mà còn là tình yêu của con người với những giá trị của thiên nhiên, góp phần làm cho cuộc sống thêm hài hòa.

Ông Bùi Đức Hải, Câu lạc bộ chích chòe than hót múa Hải Phòng

Đam mê loài chim chích chòe than từ 20 năm nay, tôi thấy thú chơi này đòi hỏi sự kiên trì và có sự tìm hiểu sâu sắc, kỹ lưỡng bởi mỗi con lại có tính nết khác nhau. Thú chơi chim chích chòe than này khó nên rất nhiều người theo đuổi và cảm thấy phấn khích vô cùng khi mà con chim sau một quá trình được chăm sóc, huấn luyện có thể mang đi thi đấu, tranh tài tại các hội thi.

Ông Giang Văn Tuấn, quận Ba Đình, Hà Nội

Đam mê với thú chơi chim chích chòe than đã từ lâu, chúng tôi không quản đường xá xa xôi, đưa những chú chim có giọng hót hay nhất, đẹp nhất đến với các hội thi không chỉ để tranh tài mà đó còn là nơi các nghệ nhân và người chơi chim cảnh không còn khoảng cách về tuổi tác, về địa vị xã hội, có thể cùng hàn huyên, tâm sự, tận hưởng những thi vị của cuộc sống.

Chị Lương Thị Ngoan, huyện Vũ Thư

Chồng tôi có niềm đam mê với thú chơi chim chích chòe than từ vài năm nay. Dù không có cùng niềm đam mê này nhưng tôi thấy đây là thú chơi rất lành mạnh bởi sau một ngày làm việc bận mải, trở về nhà được nghe tiếng hót thánh thót, véo von, cảm thấy có thể quên đi bao lo toan của cuộc sống, cảm giác rất nhẹ nhàng, thư thái.

Anh Tú

Tiếng Chim Chích Chòe Than (Chìa Vôi) Chuẩn Ko Tạp Âm. Tiếng Chim Chòe Than Hót Gọi Mái, Kích Trống

ĐĂNG KÝ ĐỂ ỦNG HỘ KÊNH VÀ XEM VIDEO SỚM NHẤT NHÉ CÁM ƠN RẤT NHIỀU ZALO và ĐT: 0979779773 ĐC: Thôn 4 xã bom bo huyện bù đăng tỉnh bình phước Tiếng chim chích chòe than ( chìa vôi) hay nhất năm, dùng để đánh bẫy, kích mái, kích trống âm thanh to rõ không tạp âm chúc anh em thành công Chích chòe than (danh pháp hai phần: Copsychus saularis) là một loài chim dạng sẻ nhỏ trước đây là phân loại như là một thành viên của họ Hoét, nhưng nay được xem là thuộc họ Đớp ruồi cựu thế giới nó là các loài chim đặc biệt màu đen và trắng với một cái đuôi dài được giữ thẳng đứng khi kiếm thức ăn trên mặt đất. Phân bố ở nhiều vùng nhiệt đới Nam và Đông Nam Á, chúng là các loài chim phổ biến trong các vườn đô thị cũng như rừng. Chúng đặc biệt nổi tiếng với những giọng hót hay đã từng phổ biến như các loài chim nuôi. Chích chòe than có chiều dài khoảng 19 cm (7,5 in), bao gồm cả các đuôi dài thường hay dựng thẳng̣. Một tổ chích chòe than có thể có nhiều nhất là 7 con.Nó tương tự như loài chích chòe châu Âu nhỏ hơn, nhưng có đuôi dài hơn. chim trống trên lưng màu đen, đầu và cổ họng ngoài một mảng trắng trên vai. Các phần dưới và các bên của đuôi dài màu trắng. Con mái có màu xám đen ở trên và màu xám trắng. Chim non có màu nâu xếp như vảy trên lưng và đầu. Phân loài chỉ định được tìm thấy trên tiểu lục địa Ấn Độ và các con mái giống này có màu nhợt nhất. Các con mái của giống Andamans andamanensis có màu tối hơn, bụng nặng hơn và đuôi ngắn hơn. Một số loài Sri Lanka ceylonensis (trước đây là bao gồm các quần thể bán đảo Ấn Độ ở phía Nam sông Kaveri[2]) và các cá thể chỉ định miền Nam thì chim mái gần giống với những con trống về sắc thái. Một số loài phía đông (Bhutan và Bangladesh) có nhiều màu đen trên đuôi và được đặt tên trước đây là erimelas.[3]. Quần thể tại Myanma và xa hơn về phía nam là giống musicus.[4] Một số giống khác được đặt tên gồm prosthopellus (Hong Kong), nesiotes, zacnecus, nesiarchus, masculus, pagiensis, javensis, problematicus, amoenus, adamsi, pluto, deuteronymus and mindanensis.[5]. Tuy nhiên nhiều tên trong số này không rõ rệt và một số tên gây tranh cãi.[6] Có sự biến thể địa lý trong bộ lông của con cái hơn so với những con đực.[7] Chích chòe than chủ yếu là thấy gần mặt đất, tìm kiếm thức ăn trong rác xả trên mặt đất với đuôi dựng đứng̣. Chim trống hót to từ trên ngọn cây trong mùa sinh sản. Loài chim này cư trú ở vùng nhiệt đới miền nam châu Á từ Bangladesh, Ấn Độ, Sri Lanka và miền đông Pakistan đông sang Indonesia, Thái Lan, phía nam Trung Quốc, Singapore và Philippines, Việt Nam. Chúng được du nhập vào Úc. Chích chòe than được tìm thấy trong rừng thưa, các khu vực canh tác thường gần các vườn tược gần con người và được con người nuôi như loài chim cảnh với tiếng hót to, dễ gần với người.

Cách Luyện Chích Chòe Lửa Mái Hót Giọng Rừng, Hót Đấu Hay

I. Cách phân biệt chích chòe trống và mái

Lông trên đầu và lông ngực: Chim trống thì lông có màu đỏ đậm, khi thay lông sẽ có màu đen nhiều và đậm. Còn với chích chòe mái thì lông sẽ có màu nhạt hơn.

Hình dáng chim: Chích chòe trống thường có thân hình to, chân cao, râu dài. Còn chích chòe mái thì có thân hình bé hơn và đầu nhỏ.

II. Cách nuôi chích chòe lửa mái hót hay

1. Cách chọn chim chích chòe lửa đẹp, khỏe mạnh

Về vóc dáng

Là chim ngũ trường, tức là có 5 phần đầu, mỏ, chân, mình và đuôi đều dài.

Chim thon mỏ, đầu dài. Chim đầu nhỏ sẽ nhanh nhẹn. Phần mỏ không bị cong quắp

Về điệu bộ

Khi đứng hót chim ngẩng cao đầu, tự tin, hai chân thẳng, dạng chân ra.

Chim đánh đuôi con vật khác mạnh bạo, tiếng đánh đuôi kêu khá đanh thép.

Khi bị nhốt trong lồng không bay loạn xạ như chim chích chòe bổi, chim nhát

Chọn được chích chòe giống tốt quá trình chăm sóc và luyện hót sẽ dễ dàng hơn

2. Chọn lồng nuôi chích chòe lửa hót đấu

Để giúp cho những chú chích chòe hót hay, căng lửa, bạn cần phải đặc biệt quan tâm tới lồng nuôi. Hiện nay có khá nhiều sự lựa chọn về lồng nuôi chim gồm:

Lồng bình dân: Bạn có thể mua ngoài chợ, giá thành tương đối rẻ.

Lồng đặt: Với mức giá sẽ đắt hơn, bạn có thể tùy chỉnh kích thước để phù hợp với chú chích chòe của mình.

Lồng ngoại: Loại lồng này có giá khá đắt, có thể đến cả vài triệu đồng. Được thiết kế và trạm trổ rất cẩn thận.

Yêu cầu khi chọn lồng nuôi chim:

Chim chích chòe ngắn đuôi: Dùng lồng có từ 64 đến 68 nan.

Với chích chòe dài đuôi: Chọn lồng từ 72 đến 80 nan

Cóng ăn và uống của chim nên dùng theo bộ, có thể là 2 hoặc 4 cùng loại với nhau. Ưu tiên chọn cóng làm từ sứ, có hoa văn, màu sắc bắt mắt.

Để chích chòe lửa hót giọng rừng hay bạn cần phải bổ sung cho chúng nguồn dinh dưỡng hợp lý. Nguồn thức ăn chủ yếu nên bổ sung cho chim như sau:

Thức ăn chất đạm: Trứng kiến, cào cào, sâu non, sâu tươi, trứng gà, trứng vịt, nhộng tằm, tôm tép nhỏ.

Bột đậu phộng trộn trứng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm cho chích chòe bột thịt, bột cá, bột ruốc, gạo lứt, bột dinh dưỡng của trẻ em.

Phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý thì chích chòe mới hót được căng lửa

Đối với những chú chim chích chòe muốn hót hay cần được luyện tập và học theo những âm thanh xung quanh, học từ những chú chim thuần thục. Vì vậy, khi chim non từ 5 tới 6 tháng bạn nên cho chích chòe đến những điểm tập hót để luyện giọng. Tuy nhiên, khi đem chim đi tập dượt thì chúng phải khá căng lửa và phải thay lông xong. Những chú chim chích chòe lửa mái có giọng hót luyến láy, nghe rất thú vị.

Chim chích chòe có một biệt tài là bắt chước giọng hót rất nhanh. Một khi đã luyện được thành công bạn sẽ ấn tượng bởi giọng hót của chúng có thể hay như Họa Mi, Khướu.

Ngoài ra, cũng có một cách để luyện chích chòe hót căng lửa, đó là bạn sẽ nuôi thêm những chú chích chòe trưởng thành, để hằng ngày chích chòe non sẽ học hót từ những chú chích chòe trưởng thành.

Để luyện được chích chòe lửa mái hót hay cần phải kiên trì

Hiện nay ở Việt Nam, giống chim chích chòe được phân thành hai loại là chích chòe lửa miền Bắc và chích chòe lửa miền Nam. Giá bán của chích chòe miền Bắc sẽ khoảng từ 400.000 VNĐ/con, còn chích chòe miền Nam sẽ có giá khoảng 500.000 VNĐ/con.