Top 8 # Xem Nhiều Nhất Chim Bồ Câu Pháp Mấy Tháng Thì Đẻ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Lamdeppanasonic.com

Bồ Câu Non Mấy Tháng Thì Đẻ, Một Số Thông Tin Cơ Bản

Có nhiều bạn thắc mắc bồ câu non mấy tháng thì đẻ. Theo kỹ thuật nuôi bồ câu thì tùy vào nhiều yếu tố khác nhau từ giống bồ câu, thời tiết và chế độ dinh dưỡng mà thời gian bồ câu non đẻ lứa đầu có thể khác nhau ít nhiều. Thông thường bồ câu non được khoảng 4 – 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu đẻ.

Bồ câu non mấy tháng thì đẻ

Như đã nói bên trên, tùy vào nhiều yếu tố khác nhau từ giống bồ câu, thời tiết và chế độ dinh dưỡng mà thời gian bồ câu non đẻ lứa đầu có thể khác nhau ít nhiều. Thông thường bồ câu non được khoảng 4 – 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu đẻ lứa đầu.

Sau khi bồ câu trống đạp mái khoảng 2 tuần thì bồ câu mái sẽ đẻ trứng. Bồ câu mái thường mỗi lần chỉ đẻ 2 trứng, trứng đầu tiên thường đẻ vào khoảng 5 giờ chiều, trứng thứ hai khoảng 2 ngày sau sẽ đẻ tiếp. 

Bồ câu đẻ bao nhiêu lần một năm

Chim bồ câu sau khi đẻ lứa đầu thì sẽ ấp trứng và nuôi con non. Khi con non ra ràng (khoảng 3 tuần) thì chim mẹ sẽ chuẩn bị đẻ lứa tiếp theo. Như vậy, bồ câu đạp mái khoảng 2 tuần thì đẻ, ấp trứng khoảng 17 ngày trứng sẽ nở và nuôi con trong khoảng 3 tuần sẽ bắt đầu đẻ lứa mới. Thời gian giữa các lần đẻ của bồ câu sẽ vào khoảng trên dưới 50 ngày. Tùy từng giống bồ câu mà thời gian đẻ này có thể khác nhau đôi chút nhưng một năm bồ câu thường chỉ đẻ khoảng 7 – 9 lứa:

Bồ câu ta: đẻ 7 – 8 lứa mỗi năm

Bồ câu gà: đẻ 7 – 8 lứa mỗi năm

Bồ câu Pháp: đẻ 7 – 9 lứa mỗi năm

Chú ý: sau khi bồ câu đẻ trứng sẽ tự ấp. Nếu bồ câu vô tình làm vỡ trứng thì chim sẽ phát hiện được trứng bị vỡ và sẽ đẻ tiếp sau 14 – 16 ngày chứ không phải 50 ngày như bình thường.

Như vậy, với câu hỏi bồ câu non mấy tháng thì đẻ câu trả lời là khoảng 4 – 6 tháng tuổi. Thời gian bồ câu đẻ lứa tiếp theo cách khoảng 50 ngày và mỗi năm đẻ 7 – 9 lần. Tùy vào điều kiện nuôi thực tế mà các con số này có thẻ chênh lệch it nhiều, do đó các bạn cần tìm hiểu về kỹ thuật nuôi chim bồ câu để đảm bảo bồ câu phát triển tốt và đẻ đúng thời gian.

Bồ Câu Đạp Mái Bao Lâu Thì Đẻ? Mỗi Lần Đẻ Mấy Trứng

Tiếp tục trở lại với chuyên mục các câu hỏi thường gặp. Trong bài viết này, Mactech sẽ giải đáp cho các bạn vấn đề bồ câu đạp mái bao lâu thì đẻ. Vấn đề này cũng được rất nhiều bạn thắc mắc gửi câu hỏi về cho Mactech. Theo đặc tính sinh học của chim bồ câu thì sau khi bồ câu đạp mái khoảng 2 tuần sau bồ câu mái sẽ đẻ. Mỗi lần bồ câu thường chỉ đẻ 2 trứng mà thôi.

Bồ câu đạp mái bao lâu thì đẻ

Căn cứ theo đặc tính sinh học chung của chim bồ câu thì sau khi đạp mái khoảng 2 tuần bồ câu mái sẽ đẻ. Tuy nhiên, tùy vào từng giống bồ câu khác nhau và cả chế độ ăn khác nhau mà thời gian đẻ của chim bồ câu có thể sẽ dài ngắn khác nhau. Thông thường nhất thì bồ câu đạp mái sau 2 tuần sẽ đẻ, một số trường hợp phải sau 3 tuần mới đẻ và lâu nhất là khoảng 4 tuần. Nếu lâu hơn nữa mà vẫn chưa thấy bồ câu đẻ thì bạn nên xem lại quy trình nuôi bồ câu sinh sản để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục.

Mỗi lần bồ câu đẻ mấy trứng

Bồ câu thường đẻ mỗi lần 2 trứng. Cá biệt vẫn có trường hợp bồ câu chỉ đẻ một trứng và trường hợp bồ câu đẻ 3 trứng vẫn có nhưng hiếm hơn cả trường hợp bồ câu đẻ một trứng. Trường hợp bồ câu đẻ 4 trứng thì có nhiều cách giải thích khác nhau nhưng đa phần mọi người đều nghiêng về giả thiết là bồ câu không đẻ 4 trứng mà do có chim khác đẻ nhầm ổ nên mới có 4 trứng.

Nói thêm về trường hợp bồ câu đẻ 1 trứng. Tuy trường hợp bồ câu đẻ 1 trứng cũng khá ít nhưng không phải là không có. Nguyên nhân bồ câu chỉ đẻ 1 trứng có nhiều giả thiết nhưng theo nhiều người chăn nuôi đưa ra ý kiến thì có thể do chim bị sợ nên không đẻ nữa. Khi chim bồ câu đẻ trứng đầu tiên, phải 2 ngày sau chim mới đẻ trứng thứ 2. Trong khoảng thời gian 2 ngày này, nếu nơi chim sống gặp phải vấn đề như có kiến, rắn hay thường xuyên có tiếng ồn lớn thì có thể khiến chim cảm thấy không an toàn nên không đẻ trứng thứ 2 nữa.

Như vậy, thời gian bồ câu đạp mái đến khi đẻ vào khoảng 2 – 4 tuần. Nếu sau khoảng 4 tuần mà vẫn chưa thấy chim mái đẻ thì bạn nên xem lại kỹ thuật nuôi chim bồ câu sinh sản để có hướng khắc phục kịp thời.

Chó Bao Nhiêu Tháng Tuổi Có Thể Đẻ Được? Một Năm Chó Đẻ Mấy Lứa?

Tương tự như các động vật khác, loài chó cũng có một khoảng thời gian nhất định trong vòng đời dành cho việc sinh sản. Nhiều người nuôi chó tiến hành nhân giống những chú chó cái của họ quá sớm khi chúng còn chưa động đực, một số người lại thực hiện quá muộn trong khi chó của họ đã quá tuổi và cần được triệt sản. Việc sinh sản quá sớm hay quá muộn có thể khiến chú chó của bạn gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng.

Chó Bao Nhiêu Tuổi Thì Có Thể Sinh Sản?

Chó cái thường có xu hướng động dục lần đầu tiên từ lúc 7 tháng – 1 năm tuổi, thời gian động dục kéo dài khoảng 2 – 4 tuần và xuất hiện 1 – 2 lần mỗi năm.

Ở một số loài chó có kích thước lớn, lần động dục đầu tiên có thể xuất hiện muộn hơn, từ 18 – 24 tháng tuổi. Độ tuổi động dục phụ thuộc nhiều vào giống chó, trong đó những giống chó nhỏ phát dục sớm hơn những giống chó lớn. Độ tuổi sinh sản của những chú chó nhỏ vì thế cũng ngắn hơn, khoảng sau 5 tuổi là chúng ngừng sinh sản, trong khi những chú chó lớn có thể sinh sản cho đến 8 tuổi.

Bất kể chú chó của bạn động dục lần đầu tiên vào khi nào, điều quan trọng bạn cần lưu ý chính là phát dục không đồng nghĩa với việc chú chó của bạn đã có thể sinh sản. Cũng tương tự như một bé gái có kinh nguyệt lần đầu vào năm 12 tuổi chắc chắn chưa thể sinh con, một chú chó 6 tháng tuổi cũng chưa sẵn sàng để cho ra đời lứa chó tiếp theo.

Tốt hơn hết bạn nên đợi đến lần động dục thứ hai hoặc thứ ba, trong đó lần thứ ba – lúc chú chó 1 tuổi rưỡi đến 2 tuổi được xem là thời điểm hoàn hảo vì cơ thể của chó lúc này đã phát triển đầy đủ và thỏa mãn các điều kiện thể chất để sinh sản.

Làm Sao Để Chó Mẹ Khỏe Mạnh và Đẻ Nhiều Con?

Một yếu tố bạn cũng cần quan tâm trước khi để chú chó của bạn sinh sản chính là tâm lý. Bởi lẽ dù cho cơ thể của chúng đã sẵn sàng để mang thai không có nghĩa là chúng đã chuẩn bị tâm lý xong xuôi để cho ra đời đàn con mới.

Việc sinh sản quá sớm có thể khiến cho những chú chó còn quá non nớt gặp rắc rối trong việc chăm sóc con của chúng. Do đó, hãy kiên nhẫn đợi tới lần động dục thứ 2 hoặc thứ 3, đừng cho chú chó của bạn sinh sản quá sớm để tránh các biến chứng về sau.

Ngược lại với việc cho chó cái sinh sản quá sớm, sinh sản quá muộn cũng là điều bạn cần phải tránh khi lai tạo chó. Một khi chú chó của bạn đã 7 – 8 năm tuổi, chúng có thể đã quá già để mang thai.

Nhiều chuyên gia nhân giống cho rằng chúng ta nên dừng việc nhân giống càng sớm càng tốt khi chó cái sắp đạt đến 7 năm tuổi, vì ở lứa tuổi này khả năng sinh sản của chúng đã giảm kéo theo cơ hội mang thai cũng giảm đi.

Đối với những chú chó chưa bao giờ sinh sản, chúng phải đối mặt với nguy cơ xảy ra biến chứng rất cao và hiện tượng khó đẻ do tử cung không còn đàn hồi tốt như khi chúng còn ít tuổi.

Một Năm Chó Đẻ Mấy Lứa?

Để trả lời cho câu hỏi, một năm chó “có thể” đẻ được mấy lứa, câu trả lời chính xác là 1 lứa hoặc chưa đến một lứa. Về mặt thể chất, nếu được chăm sóc tốt và khôi phục sức khỏe sau khi sinh con, chó cái có thể động dục trở lại sau 3 tháng mang thai, thêm ít nhất 7 – 8 tuần nghỉ dưỡng và dưới 1 tháng sau khi cún con cai sữa. Sau đó cứ 6 tháng một lần chó cái lại động dục và tất nhiên động dục thì đồng nghĩa với việc có thể sinh sản.

Tuy nhiên, do chó cái sinh nhiều con trong một lứa đẻ nên tử cung của chúng bị dãn rộng. Chúng cần thời gian để tử cung co lại, đồng thời hồi phục các cơ hỗ trợ việc đẩy cún con ra ngoài trong khi sinh. Chúng phải được nghỉ ngơi sau khi sinh và sau thời gian cho con bú.

Việc sinh sản quá dày không chỉ khiến tỉ lệ chó con ra đời thành công thấp, mà còn khiến chó mẹ bị tổn thương vĩnh viễn hoặc thậm chí tử vong. Vậy nên nếu bạn thực sự quan tâm đến chú chó của bạn cũng như sức khỏe về lâu dài của chúng, không bao giờ để chúng sinh sản nhiều hơn một lần một năm.

Tiêu chuẩn của các nhà lai tạo chó chuyên nghiệp đặt ra cho một chú chó cái khỏe mạnh sinh sản được một lứa là từ 18 tháng – 2 năm. Ngay cả những chú chó vô địch trong các cuộc thi trình diễn chó cũng chỉ phải nhân giống tối đa 3 – 4 lần trong cả vòng đời của chúng. Bắt ép chú chó của bạn sinh sản quá thường xuyên để bạn có thể kiếm lời từ việc bán chó con là điều quá tàn nhẫn.

Chim Bồ Câu Pháp. Kỹ Thuật Nuôi Chim Bồ Câu Pháp Sinh Sản

Bồ câu Pháp là loài sinh trưởng nhanh, khả năng sinh sản đều và cao, chúng cũng thích nghi với điều kiện khí hậu của Việt Nam. Việc nuôi chim bồ câu Pháp cũng mang lại lợi nhuận cao nên những năm gần đây nuôi chim bồ câu Pháp để phát triển kinh tế đang là mô hình phát triển mạnh tại nước ta. Tuy nhiên, để nuôi thành công giống chim này, cần thiết phải biết rõ về đặc điểm và tập tính của chúng.

Về hình thái, dòng VN1 có nhiều màu lông khác nhau, thân hình thấp, béo, ức nở, vai rộng, đầu bằng, chân bóng màu đỏ, không có lông. Dòng VN1 thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, dễ nuôi.

Dòng chim Titan (VN2) có đặc điểm hình thái chân ngắn, vai nở. Màu sắc lông đa dạng: trắng, đốm, xám, nâu. Còn dòng chim Mimas (VN3) có đặc điểm hình thái là vai nở, chân ngắn, chân đỏ hồng, lông màu trắng đồng nhất.

Chuồng nuôi và thiết bị trong chuồng

Chuồng nuôi phải có ánh sáng mặt trời, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh gió lùa, tránh ồn ào. Có 2 loại chuồng:

Chuồng nuôi riêng từng cặp (dùng nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi)

Mỗi cặp chim sinh sản cần một ô chuồng riêng. Trong 1 ô chuồng có ổ đẻ, máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung. Một ô chuồng thường có kích thước 40 x 60x 50 cm.

Ổ đẻ dùng để chim đẻ, ấp trứng và nuôi con. Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu là dù đang trong giai đoạn nuôi con nhưng chim mái đã đẻ lại, nên mỗi đôi chim cần hai ổ đẻ, ổ ấp trứng đặt ở trên, ổ để nuôi con đặt ở dưới. Ổ đẻ có thể làm bằng gỗ hoặc nhựa nhưng yêu cầu phải khô ráo, sạch sẽ, tiện cho việc vệ sinh thay rửa thường xuyên, có thể sử dụng rơm lót ổ đẻ. Ổ đẻ có đường kính khoảng 20 – 25cm, cao 7 – 8cm.

Máng ăn cho một đôi chim bố mẹ có kích thước dài 10-15cm và rộng 5-7cm. Máng nước được đặt bên cạnh máng thức ăn vì chim bồ câu luôn uống nước sau khi ăn. Kích thước máng có thể bằng hoặc nhỏ hơn máng ăn. Máng ăn và máng uống nên làm bằng nhựa dẻo hoặc vật liệu mềm để tránh gây tổn thương cho chim

Chuồng nuôi nhốt chung: được chia làm 2 loại

Chuồng nuôi chim hậu bị sinh sản (từ 2-6 tháng tuổi):

Một gian chuồng thường có chiều dài khoảng 6m; Chiều rộng: 3,5m; Chiều cao: 5,5m (cả mái). Máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung được thiết kế riêng cho kiểu chuồng này.

Chuồng nuôi dưỡng chim thịt (nuôi vỗ béo chim thương phẩm từ 21-30 ngày tuổi): mật độ nuôi từ 45-50 con/m2, không có máng ăn, ánh sáng dịu.

Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh sản.

Nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6-8 con/m2 chuồng. Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ, lúc này nuôi với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10-14 con/m2).

Chọn giống chim bồ câu

Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu: khỏe mạnh, lông mượt, lanh lợi, không có bệnh tật và dị tật.

Do bồ câu là loài đơn phối, khi nuôi chim nên mua loại chim từ 4 – 5 tháng tuổi. Có thể phân biệt trống mái dựa trên ngoại hình: con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng.

Thức ăn cho bồ câu Pháp sinh sản

Thức ăn chính: gồm các loại ngũ cốc như lúa, bắp, các loại đậu, cao lương… và cám viên. Thức ăn có thể được phối trộn theo nhiều tỉ lệ khác nhau. Công thức phổ biến là 3 phần lúa, 3 phần bắp, 1 phần đậu và 3 phần cám gạo.

Thức ăn bổ sung: gồm khoáng Premix – Muối ăn – Sạn sỏi nhỏ trộn theo tỉ lệ 85 – 5- 10. Yêu cầu của thức ăn phải đảm bảo sạch, chất lượng tốt, không mốc, mọt.

Mỗi ngày chim bồ câu ăn 2 lần, nên tập thói quen cho chim ăn đúng giờ. Thông thường sẽ là 7-8h sáng và 2-3 giờ chiều. Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của chim mà cho ăn với số lượng thức ăn khác nhau, thông thường lượng thức ăn= 1/10 trọng lượng cơ thể.

Phải cung cấp đầy đủ nước sạch cho chim uống. Mỗi cá thể bồ câu Pháp trong giai đoạn sinh sản có thể uống từ 60 – 80ml nước/ngày. Có thể pha thêm vitamin và khoáng chất bổ sung vào nước để tăng năng suất sinh sản cũng như cải thiện sức khỏe cho chim..

Chim 2-5 tháng tuổi: 40-50g thức ăn/con/ngày.

Chim sinh sản (6 tháng tuổi trở đi): Khi nuôi con: 125-130g thức ăn/đôi/ngày; Không nuôi con: 90-100g thức ăn/đôi/ngày.

Chăm sóc bồ câu pháp trong quá trình sinh sản

Sau khi được nuôi tập trung ở giai đoạn chim dò đến 5 tháng tuổi và đã ghép đôi tự nhiên, mỗi đôi được chuyển sang 1 ô chuồng riêng để chăm sóc, nuôi dưỡng riêng.

Khi ghép đôi xong, quen với chuồng và ổ, chim sẽ đẻ. Trước khi chim đẻ, chuẩn bị ổ (chỉ dùng 1 ổ). Dùng rơm khô, sạch sẽ và dài để lót ổ. Chim ấp được 18-20 ngày chim non sẽ nở. Trong thời kỳ nuôi con (từ khi nở đến 28 ngày tuổi), cần thay lót ổ thường xuyên (2-3 ngày/lần hoặc có thể 1 tuần/lần). Khi chim non được 7-10 ngày mới tiến hành cho ổ đẻ thứ hai vào. Sau khi được 28 – 30 ngày tuổi tiến hành tách chim non khỏi mẹ.

Chim dò được nuôi thả ở chuồng quần thể với lứa tuổi tương đương nhau. Sau khi rời ổ, chim non chuyển sang một giai đoạn mới phải tự đi lại, tự ăn. Giai đoạn này chim còn yếu, khả năng đề kháng và khả năng tiêu hoá kém dễ sinh bệnh. Do đó cần chú ý công tác chăm sóc nuôi dưỡng. Giai đoạn này nên bổ sung Vitamin A, B, D, chất khoáng, các chất kháng sinh… vào nước uống để chống mềm xương, trợ giúp tiêu hoá và chống các bệnh khác.